CNTBNN là hình thức tốt nhất để kết hợp ngoại lực với nội lực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả thành phần kinh tế TBNN docx (Trang 25 - 27)

I/ Lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên

3. CNTBNN trong nhà nước vô sản

4.3 CNTBNN là hình thức tốt nhất để kết hợp ngoại lực với nội lực

Thứ nhất: Tranh thủ nguồn vốn từ nứơc ngoàI .

Thông thường , trong quá trình CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân ,nhu cầu vốn ngày càng tăng lên , trong khi tích thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân còn thấp . Bởi vậy ,nếu không thu hút được vốn đầu tư từ nước ngoàI thì sẽ không đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Thứ hai: Tiếp nhận công nghệ mới.

Trong xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế và trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ diễn ra sôI động các nước lạc hậu về kinh tế đứng trước thử thách và thời cơ , tức là giữa có nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế kỹ thuật lại vừa có đIều kiện thuận lợi đón nhận việc chuyển giao công nghệ từ nươc ngoàI . Vệc thu hút vốn từ nước ngoàI thường kèm theo việc chuyển giao công nghệ mới. Bởi vậy phảI biết thông qua các hình thức của CNTBNN mà tiếp thu công nghệ mới , học tập công nghệ quản lý tiên tiến .

Thứ ba: Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu:

Các doanh nghiệp nhà nước ,nhất là tô nhượng và liên doanh thường chủ yếu hướng vào xuất khẩu hoặc qui định tỷ lệ hàng hoá bắt buộc hay chí ít là sản xuất thay thế nhập khẩu . Vì thế ,phát triển CNTBNN là một giảI pháp để tận dụng các lợi thế trong nước nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, giảm bớt nhập siêu.

5.ĐIều kiện cần có để sử dụng tư bảnnước ngoài.

Đề cập đến vấn dề này, Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh đến những đIều kiện đảm bảo vận dụng thành công CNTBNN ở một nước có nền kinh tế chậm phát triển . Từ đó chúng ta có thể nêu nên một số đIểm đáng chú ý để sủ dụng có hiệu quả CNTBNN trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta.

Trước hết , xây dựng đựơc một nhà nước vững mạnh, đặt dưới sự lãnh đạo không chia sẻ của đảng cộng sản , thực sự dân chủ và biết quản lý có hiệu quả các quá trình kinh tế xã hội.Muốn sử dụng CNTBNN – như Lênin thường nhắc nhở – phảI có chính sách thật mềm dẻo , khi chính sách mềm dẻo thì bộ máy nhà nước phảI thật vững mạnh. Sự vững mạnh ấy được tạo nên từ sức mạnh kinh tế ,nhà nước nắm và sử dụng hiệu quả các đàI chỉ huy kinh tế , các khối lượng vật tư , hàng hoá , các cơ sở kinh tế thuộc sở hữu công cộng , công nghiệp và giao thông vận tảI …Trong nền kinh tế hàng hoá có sự hiện diện của CNTBNN , sức mạnh của nhà nước biểu hiện tập trung ở sức mạnh tàI chính ngân hàng, cơ sở công nghiệp lớn , các tư liệu sản xuất cơ bản của xã hội . không những thế nhà nước còn phảI biết sử dụng thành thạo các công cụ quản lý vĩ mô để đIều tiết có hiệu quả quá trình kinh

tế, kiểm soát có hiệu lực mọi hoạt động của các khu vực kinh tế tư nhân theo định hướng của nhà nước vô sản.

Thứ hai: Cần có quan niệm đúng về CNTBNN đối với một nước tiểu nông đI lên CNXH đó là “chiếc cầu phảI bắc”. Không có nó , không thể tiến thêm được bước nào trên con đường XHCN .

Thứ ba: Cần phảI phát triển mạnh kinh tế hàng hoá nhiều thành phần , theo mục tiêu XHCN.ĐIều quan trọng ở đây là có chính sách hợp lý để giảI phóng và phát triển ở mức độ cần thiết những hình thức kinh tế tư nhân nói chung , tư bản tư nhân nội địa nỏi riêng , vừa để phát triển lực lượng sản xuất ,vừa tạo vốn đầu tư bên ngoài.

Thứ tư: Cần có chính sách xã hộivà công tác chính trị, tư tưởng tương ứng với nền tiến trình thực hiện CNTBNN ở nước ta , mà cáI nút cuả vấn đề là giảI quyết hợp lý sự chênh lệch về thu nhập giữa người làm trong các cơ sở kinh tế TBNN với người làm trong các xí nghiệp còn lại.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả thành phần kinh tế TBNN docx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)