- Nguồn vốn Messenger
2.4. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect:
Với những chiến lược phát triển đúng đắn như vậy mà chỉ với 2 năm thành lập và phát triển, VNDirect đã tạo dựng đuợc vị thế của mình trên trường chứng khoán Việt Nam, trở thành một trong 15 công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam và lọt vào tốp 500 doanh nghiệp hàng đầu trong năm 2008.
2.4. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect: VNDirect:
2.4.1. Về vốn:
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động của mình nên ngay từ khi thành lập cũng như trong quá trình hoạt động của mình, VNDirect luôn cố gắng tăng thêm vốn sở hữu và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được. Năm 2007, vốn chủ sở hữu của VNDirect là 445.877 triệu đồng, trong đó VNDirect dành 13.440 triệu đồng cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm 3% vốn chủ sở hữu. Năm 2008, vốn chủ sở hữu của VNDirect đã giảm xuống còn 359.710 triệu đồng, nguyên nhân chính là do phần lợi nhuận chưa phân phối đã giảm từ 95.877 triệu đồng xuống còn 9.710 triệu đồng, trong đó VNDirect dành 14.705 triệu đồng cho việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm 3,6% vốn chủ sở hữu, tỷ lệ này được xem là hợp lý đối với một công ty chứng khoán. Năm 2007 là năm đầu tiên mà VNDirect gia nhập thị trường do vậy khoản tiền hơn 13 tỷ dành cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh so với các công ty chứng khoán khác là lớn hơn khá nhiều, điều này thể hiện tham vọng và khả năng cạnh tranh của VNDirect. Năm 2008 là năm mà các công ty chứng khoán gặp khó khăn do thị trường chứng khoán Việt Nam suy giảm, mặc dù vốn chủ sở hữu giảm nhưng vốn mà VNDirect dành cho đầu tư vẫn tăng thêm 1.250 triệu đồng.
Bảng 2.8. Vốn đầu tư của VNDirect qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2007 Năm 2008
Vốn chủ sở hữu 445.877 359.710
Vốn đầu tư - CSHT, MMTB,CN - Nguồn nhân lực - Marketing, sản phẩm - Đầu tư khác 13.440 12.311 624 209 296 14.705 13.547 6352 323 203 Vốn đầu tư/ VCSH 3% 4%
Vốn đầu tư/ Nguồn vốn 0.71% 2.39%
Nguồn: Báo cáo thường niên của VNDirect
Vốn đầu tư dành cho nâng cao năng lực cạnh tranh bao gồm vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho máy móc thiết bị, marketing, sản phẩm dịch vụ và các khoản đầu tư khác. Các yếu tố trên sẽ quyết định năng lực cạnh tranh tổng thể của công ty, do vậy việc phân bổ vốn hiệu quả cho từng yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng. Biểu đồ dưới đây thể hiện cơ cấu phân bổ vốn đầu tư cho đầu tư vào máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, marketing, sản phẩm dịch vụ và đầu tư khác của công ty trong hai năm 2007 và 2008:
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư qua các năm
5% 2% 2% 91% 91% MMTB,CN Nhân lực Marketing Khác 93% 4% 2% 1%
Nguồn: Báo cáo thường niên VNDirect
Với việc nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang gặp nhiều khó khăn do cơn bão tài chính năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng gặp vô vàn khó khăn, các công ty chứng khoán đối mặt với tình trạng thua lỗ thậm chí có nguy cơ phá sản. Vì thế VNDirect đã chuyển hướng từ việc đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu để phù hợp hơn với tình hình thị trường hiện tại. Năm 2008 số vốn
dành cho đầu tư chỉ tăng nhẹ so với năm 2007, trong đó tỷ lệ vốn đầu tư cho nhân sự và các khoản đầu tư khác đã giảm, thế vào đó công ty đã nâng cao chất lượng bằng việc dành nguồn vốn đầu tư cho đầu tư vào máy móc thiết bị cơ sở hạ tầng và công nghệ, vốn đầu tư dành cho nó chiếm đến 93% vốn đầu tư. Điều này là tất yếu đối với các công ty trong thời kỳ khủng hoảng, tuy nhiên so với các công ty chứng khoán khác thì khoản đầu tư này của VNDirect vẫn là khá lớn, đặc biệt là khoản đầu tư cho tài sản cố định.