- Nguồn vốn Messenger
3.1.1. Triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam:
Như chúng ta đã biết, năm vừa qua là năm tồi tệ nhất đối với thị trường chứng khoán Việt Nam và thế thế giới. Nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, kéo theo đó là sự sụt giảm mạnh mẽ của các chỉ số chứng khoán nổi tiếng thế giới như Dow Jone, Nasdas, S&P 500, Hangsheng, Dax.…… Chỉ số VN-Index hàn thử biểu của nền kinh tế Việt Nam cũng theo đó mà đi xuống nhanh chóng, đến cuối năm 2008, chỉ số VN- Index chỉ còn hơn 300 điểm, mất 66% giá trị so với đầu năm 2008 và mất hơn 75% giá trị so với đỉnh điểm 1167 điểm của VN-Index xác lập vào ngày 28/03/2007. Nền kinh tế thế giới và trong nước lâm vào cuộc khủng hoảng kéo theo đó là sự khó khăn, thua lỗ về tài chính của các công ty, tập đoàn tài chính hàng đầu ở trong và ngoài nước. Đó là CityGroup, Chrysler, GM, Ford,…..của Mỹ đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam như BVSC, KLS, Tribeco, Bông bạch Tuyết, nhiệt điện Phả Lại, …..Năm 2008, cả 2 sàn HOSE và HASTC có khoảng hơn 20 doanh nghiệp niêm yết công bố báo cáo tài chính năm 2008 bị thua lỗ, trong đó có những công ty thua lỗ hàng trăm tỷ như chứng khoán Bảo Việt, Chứng khoán Kim Long,……thậm chí có công ty thua lỗ vượt quá cả vốn chủ sở hữu như trường hợp của Tribeco. VN-Index từ 921 điểm ngày 2/1/2008 đã bị tụt xuống còn 315 điểm ngày 31/12/2008 cho thấy sự mất điểm rất lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam, 75% nhà đầu tư thua lỗ, 80% các công ty chứng khoán công bố lợi nhuận âm, vốn hoá thị trường giảm một nửa từ chỗ chiếm 40% GDP xuống còn 20% GDP, từ 6 cổ phiếu có vốn hoá trên 1tỷ USD xuống còn duy nhất 1 cổ phiếu có vốn hoá trên 1 tỷ USD (ACB), hầu hết các
đợt IPO không bán hết cổ phần như Sabeco, Habeco,…. tất cả điều đó nói lên bức tranh buồn tẻ của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008.
Trong thời gian tới, theo đánh giá của các chuyên gia dự báo, đặc biệt là theo báo cáo của các tổ chức có uy tín như WB và HSBC thì nền kinh tế thế giới phải mất ít nhất 5 năm nữa để có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng này. Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường chứng khoán giảm mạnh nhất trong năm 2008 và năm 2009 vẫn sẽ là một năm khó khăn của thị trường chứng khoán Việt Nam. Với những dự báo đó và tình hình không máy sáng sủa của nền kinh tế đã khiến cho chỉ số VN-Index tiếp tục giảm giá trị xuống còn 250 điểm vào tháng 3/2009. Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế thì các nhà đầu tư nên giảm giá trị danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, điều này đã khiến cho các nhà đầu tư và các tổ chức nước ngoài đã rút một phần vốn khá lớn tại thị trường Việt Nam.
Với những khó khăn trên, trong thời gian tới vẫn sẽ có nhiều khó khăn cho các công ty chứng khoán. Hầu hết các nghiệp vụ kinh doanh của các công ty chứng khoán đều bị rơi vào tình trạng cầm cự và bù lỗ, một số công ty chứng khoán đã xin rút bớt một số nghiệp vụ do không đủ khả năng duy trì. Nghiệp vụ tự doanh của các công ty chứng khoán hầu hết đều rơi vào tình trạng thua lỗ, các công ty đều giảm mạnh giá trị danh mục đầu tư khi mà VN-Index vẫn tiếp tục ở trong đà giảm giá trị. Một số công ty chứng khoán đầu tư trái phiếu năm 2008 thì tình hình còn có chút khả quan, các công ty đã đầu tư cổ phiếu thì rơi vào tình trạng thua lỗ mà vẫn không bán được cổ phiếu vì sức cầu trên thị trường là quá yếu.
Về các nghiệp vụ khác như tư vấn và bảo lãnh phát hành thì gần như đóng băng, có rất ít các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá và phát hành tăng vốn, chỉ trừ có các công ty, tổng công ty cổ phần hoá theo chủ trương của nhà nước, tuy nhiên số cổ phần mà họ phát hành cũng rất thấp và tỷ lệ thành công không cao. Về nghiệp vụ môi giới, các công ty gặp nhiều khó khăn, nhiều công ty đã phải đóng cửa các đại lý nhận lệnh do thu không bù nổi chi phí, một số công ty sống nhờ có mạng lưới đại lý nhận lệnh rộng khắp thì đang đứng trước khó khăn do quy định bắt buộc đóng cửa
các đại lý nhận lệnh của Bộ tài chính. Tính thanh khoản của thị trường thấp, mỗi phiên chỉ có khoảng 15 triệu cổ phiếu được giao dịch trên cả 2 sàn với tổng giá trị khoảng 300 tỷ đồng, điều này khiến cho các công ty chứng khoán hầu hết đều rơi vào tình trạng phí thu được không bù nổi chi phí bỏ ra, trừ các công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn.
Với những khó khăn như vậy, hầu hết các công ty chứng khoán đều phải thực hiện tái cấu trúc lại doanh nghiệp để phù hợp hơn với tình hình của thị trường, với mục tiêu là phải giảm mọi chi phí không cần thiết nhằm hạn chế tối đa khả năng thua lỗ dẫn đến phá sản. Về nhân sự, các công ty chứng khoán đều phải cắt giảm tối đa số lượng nhân viên để giảm chi phí nhân sự, các nhân viên còn lại thì hầu hết phải kiêm nhiệm và đảm đương khá nhiều công việc khác nhau. Theo một số công ty chứng khoán thì trong thời gian vừa qua, họ đã giảm số nhân viên từ 150 nhân viên xuống còn 50 nhân viên, qua đó đã giảm chi phí nhân viên từ 50-60%. Về chi phí văn phòng, các công ty thực hiện việc tái cơ cấu lại, các phòng ban được điều chuyển nhằm giảm thấp nhất chi phí thuê văn phòng, đóng cửa các đại lý nhận lệnh, các chi nhánh hoạt động không hiệu quả. Một số công ty chứng khoán có quy mô nhỏ thì thừa nhận hiện tại họ đang cầm cự trong cơn bão và nếu tình hình thị trường không khả quan hơn thì nguy cơ họ bị phá sản là có thể. Với tình hình hiện nay, việc đưa ra các chiến lược phù hợp hơn, linh hoạt và chủ động hơn trong thời điểm khó khăn có thể giúp công ty vượt qua cuộc khủng hoảng, thậm chí khẳng định được năng lực của mình.