1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect.DOC

75 1,2K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 707 KB

Nội dung

Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần I: Thực trạng của hoạt động tự doanh chứng khoán tại VNDIRECT 1

Phần II: Giải pháp hoàn thiện hoạt động tự doanh của công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT 1

Phần I: Thực trạng của hoạt động tự doanh chứng khoán tại VNDIRECT 2

I Quá trình phát triển của công ty 2

1 Khái quát chung 2

2 Sơ đồ tổ chức của VNDIRECT: 3

3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây: 5

II Thực trạng của hoạt động tự doanh tại VNDIRECT 10

1 Giới thiệu chung về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán 10

1.1 Khái niệm 10

1.2 Yêu cầu của hoạt động tự doanh 11

1.3 Mục đích của hoạt động tự doanh 12

2 Quy trình thực hiện đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại VNDIRECT 13

2.1 Xác định mục tiêu đầu tư 13

2.2 Phân tích cơ hội đầu tư 14

2.2.1 Phân tích cơ bản: 14

2.2.2 Phân tích kỹ thuật 16

2.2.3 Định giá chứng khoán 31

2.3 Thực hiện phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư 32

2.4 Quản lý và đánh giá danh mục đầu tư 36

2.5 Điều chỉnh danh mục đầu 37

3 Phương pháp thực hiện đầu tư theo nghiệp vụ tự doanh 39

4 Kết quả và hiệu quả thực hiện đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại VNDIRECT 43

4.1 Vốn đầu tư thực hiện 43

4.2 Tốc độ tăng trưởng của Danh mục đầu tư chứng khoán 45

5 Đánh giá hoạt động tự doanh của VNDIRECT 46

5.1.Những thành tựu 46

5.2.Những hạn chế và nguyên nhân 47

5.2.1 Những hạn chế 47

5.2.2.Nguyên nhân 49

Phần II: Giải pháp hoàn thiện hoạt động tự doanh của công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT 53

I Định hướng phát triển của công ty 53

Trang 2

II Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư chứng khoán thông

qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty chứng khoán VNDIRECT 58

1.Nhóm giải pháp đối với công ty 58

1.1 Hoàn thiện quy trình tự doanh tại VNDIRECT 58

1.2 Nâng cao chất lượng và số lượng cán bộ tự doanh 60

1.3 Hoàn thiện công tác nghiên cứu và phân tích 61

1.4 Hoàn thiện việc xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán và đa dạng hóa danh mục đầu tư 64

1.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của ban kiểm soát 65

1.6 Mở rộng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư thông qua nghiệp vụ tự doanh 66

1.7 Bổ sung thêm công tác quản lý rủi ro đối với hoạt động tự doanh 66

2 Nhóm giải pháp đối với các cơ quản quản lý nhà nước 69

3 Kiến nghị đối với công ty chứng khoán VNDIRECT về hoạt động của nghiệp vụ tự doanh 70

KẾT LUẬN 72

PHỤ LỤC: TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường chứng khoán Việt Nam khai trương vào ngày 20/07/2000 vàchính thức động từ ngày 28/07/2000 sau nhiều năm chuẩn bị Cho đến nay, thịtrường chứng khoán đã trở thành một kênh huy động vốn trung dài hạn trongnền kinh tế thị trường, bổ sung cho các kênh huy động vốn khác Thị trườngchứng khoán ngày càng được hoàn thiện phù hợp với thực tế phát triển kinh tế

và nhu cầu kinh doanh của các nhà đầu tư.Cùng với sự phát triển của thịtrường chứng khoán thì các công ty chứng khoán cũng được thành lập và thựchiện nhiều nghiệp vụ cơ bản về chứng khoán Từ trước đến nay ta vẫn thườnghay đề cập đến nghiệp vụ môi giới mà không quan tâm nhiều đến nghiệp vụ

tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán Đây là một nghiệp vụchiếm phần lớn trong tổng doanh thu của đa số các công ty chứng khoán Tuynhiên, do trình độ chuyên môn, năng lực thực hiện của các công ty chứngkhoán cũng như các yếu tố khách quan dẫn đến việc thực hiện nghiệp vụ này

ở các công ty chứng khoán còn nhiều bất cập Chính vì thế trong quá trìnhthực tập tại công ty chứng khoán VNDirect em đã quyết định lựa chọn đề tài:

“Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect” làm chuyên đề thực tập nhằm

hiểu rõ hơn về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán trên cơ sở đó đưa ra các giảipháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc đầu tư chứng khoán thông quanghiệp vụ tự doanh

Đề tài của em được chia làm 2 phần:

Phần I: Thực trạng của hoạt động tự doanh chứng khoán tại

VNDIRECT

Phần II: Giải pháp hoàn thiện hoạt động tự doanh của công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT

Trang 4

Phần I: Thực trạng của hoạt động tự doanh chứng khoán tại

VNDIRECT

I Quá trình phát triển của công ty

1 Khái quát chung

Tên giao dịch tiếng việt: Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT

Tên giao dịch tiếng anh: VNDIRECT SECURITIES

Tổng số nhân viên : 178 người trong đó nhân viên quản lý: 31 người

VNDirect là công ty thành viên của Tập đoàn Đầu tư IPA, một tập đoàn hoạtđộng trong lĩnh vực dịch vụ tài vụ kinh doanh, bao gồm hoạt động môi giới,lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tự doanh, bảo lãnh pháthành và quản lý danh mục đầu tư Công ty được thành lập và điều hành bởimột nhóm các chuyên gia tài chính và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giàukinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau Với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng,

Trang 5

hệ thống hạ tầng công nghệ hiện đại, mạng lưới chi nhánh và đại lý nhận lệnhtrên toàn quốc, cùng với đội ngũ cán bộ điều hành và hơn 180 chuyên viên cónền tảng kiến thức tài chính chuyên sâu, bề dày kinh nghiệm về môi trườngkinh doanh chính và đầu tư bất động sản Công ty hoạt động theo giấy phépcủa Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp năm 2006 với đầy đủ nghiệp vàmạng lưới quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, VNDirect đãkhẳng định được vị thế là một trong những công ty chứng khoán trẻ có dịch

vụ uy tín nhất trên thị trường

2 Sơ đồ tổ chức của VNDIRECT:

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VNDIRECT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT RỦI RO

BAN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG VÀ TUÂN THỦ

BAN QUẢN LÝ TÀI SẢN

GĐ KHỐI Phân tích Trưởng

phòng

Bảo lãnh Phát hành

Trưởng phòng

Thị trường

KHỐI DỊCH VỤ MÔI GIỚI BÁN LẺ

GĐ KHỐI Quản lý mạng lưới

Trưởng phòng

KHỐI VẬN HÀNH

GĐ KHỐI Phòng nghiệp

vụ

Trưởng phòng

Phòng Nguồn Trưởng

phòng

KHỐI IT - BS

GĐ KHỐI Software Develop

Trưởng phòng

IT Infrastructure Trưởng

phòng

Business solution

Trưởng phòng

TT GIAO DỊCH NTH

GĐ Giao Dịch Môi giới Trưởng

TT GIAO DỊCH LTT

GĐ Trung Tâm

CHI NHÁNH

Tp HCM

GĐ Chi Nhánh

Trang 6

3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây:

Trong năm 2008, VNDirect đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ vàđưa ra các sản phẩm mới để phục vụ Quý khách hàng Những kết quả màVNDirect đã đạt được trong năm vừa qua bao gồm:

Về công nghệ và dịch vụ :

 Tháng 3 năm 2008, VNDirect đã hoàn tất đầu tư và đưa vào hoạt độngtrung tâm dữ liệu (Data Center) Với trung tâm dữ liệu hiện đại vào bậc

Trang 7

nhất của Việt nam hiện nay, VNDirect đã khẳng định rõ ràng chất lượngdịch vụ, bảo đảm hệ thống hoạt động với sự ổn định tuyệt đối (99,9%) và

độ an toàn cao cho các nhà đầu tư giao dịch trực tuyến với công ty

Triển khai thành công giao dịch từ xa với HOSE, và HASTC Qua

đó,VNDirect đã có thể tăng được số lương đại diện sàn cần thiết để nhậplệnh vào hệ thống của 2 sàn

Ra mắt bảng giá DirectBoard với ưu điểm vượt trội về tốc độ cập nhật

giá, và những tính năng ưu việt như thân thiện, dễ sử dụng, giúp kháchhàng có thể chọn lựa được các danh mục cổ phiếu cần theo dõi theo yêucầu của mình

Liên tục nâng cấp giải pháp Giao dịch trực tuyến VNDirect Online để

mang lại các tiện ích mới cho khách hàng như huỷ sửa lệnh trực tuyến,ứng trước tiền bán trực tuyến và đặc biệt là chuyển tiền trực tuyến.VNDirect là công ty chứng khoán đầu tiên cho phép khách hàng thựchiện tất cả các giao dịch cần thiết qua internet

 Đưa các công cụ hỗ trợ đầu tư vào website như: Quản lý Danh mục theogiá vốn và giá trị thị trường; tính năng gửi cảnh báo về giá chứng khoáncho khách hàng; đồ thị phân tích kỹ thuật Ngoài ra, VNDirect đã xâydựng bộ chỉ số nghành giúp Nhà đầu tư có thể dễ dàng phân tích công tymình quan tâm hoạt động trong lĩnh vực nào và so sánh với các công tykhác trong cùng lĩnh vực để phát hiện cơ hội đầu tư vào doanh nghiệpnào có lợi nhất trong các doanh nghiệp cùng ngành

 Tháng 12-2008, VNDirect là một trong những công ty chứng khoán đầu

tiên được chọn giao dịch không sàn với HOSE và đạt tốc độ xử lý lệnh vào HOSE nhanh nhất là 83 lệnh/ giây trong khi phần lớn các công ty

chứng khoán khác chỉ đạt tốc độ xử lý ở mức dưới 50 lệnh/ giây Đây làmột thành tích vượt bậc, chứng tỏ hướng đi đúng đắn và cam kết đầu tư

Trang 8

dài hạn của công ty vào nền tảng công nghệ Với tốc độ xử lý lệnh trên,các khách hàng của VNDirect sẽ có cơ hội gửi lệnh vào sàn trực tiếp vớikhả năng khớp lệnh cao nhất hiện nay trên thị trường.

Về mạng lưới :

 Công ty đã mở rộng và phát triển mạng lưới đại lý rộng khắp trên toànquốc Riêng trong năm 2008, công ty khai trương thêm 2 đại lý nhậnlệnh ở TPHCM và Vĩnh phúc nâng tổng số đại lý nhận lệnh lên 8 đại lý ởcác tỉnh và thành phố lớn

 VNDirect đã xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược với rất nhiều Ngânhàng bao gồm BIDV,Ngân hàng Nông Nghiệp, Việt Á, VP bank, LiênViệt để kết hợp cung cấp giải pháp hỗ trợ vốn đầu tư và dịch vụ tài chínhtrọn gói cho nhà đầu tư bao gồm: dịch vụ uỷ thác đầu tư có hỗ trợ vốncho các đợt đấu giá IPO, dịch vụ cầm cố các cổ phiếu niêm yêt với lãisuất hợp lý và tỷ lệ hỗ trợ cao, dịch vụ repo cho một số cổ phiếu chưaniêm yết

Về đội ngũ cán bộ :

 Ban lãnh đạo VNDirect là một đội ngũ chuyên gia gắn bó và tận tâm vìquyền lợi của khách hàng, luôn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thửthách để xứng đáng với sự tin cậy của các nhà đầu tư sử dụng dịch vụcủa công ty

 Công ty đã không ngừng xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên viênmôi giới với những kiến thức chuyên sâu về thị trường để hỗ trợ nhà đầu

tư có thêm thông tin và nhận định khi đưa ra các quyết định đầu tư

 Nhóm chuyên gia nghiên cứu và phân tích thị trường của VNDirectcũng rất thành công trong việc đưa ra các báo cáo ngày, báo cáo giớithiệu về các cổ phiếu đáng được quan tâm và có những buổi thảo luậntrực tiếp với nhà đầu tư về diễn biến cũng như xu hướng của thị trường

Trang 9

 Với đội ngũ nhân viên trên 120 người, VNDiect sẽ tiếp tục cam kếtkhông ngừng cải tiến và nâng cao trình độ tri thức để xứng đáng với sựtin cậy của Quý Khách hàng Sau hai năm hoạt động, với số vốn chủ sởhữu 300 tỷ đồng VNDirect đã khẳng định là một trong những công tychứng khoán có uy tín nhất hiện nay trên thị trường 2008 là một nămkhó khăn cho thị trường tài chính Việt nam VNDirect cũng không thểtránh khỏi những rủi ro biến động bất thường của thị trường

Cụ thể kết quả kinh doanh của công ty trong những năm qua được thể hiệnnhư sau:

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn:Báo cáo tài chính của VNDIRECT

Nhận xét: Doanh thu và lãi đầu tư của VNDIRECT năm 2007 là rất tốt, mặc

dù đây là năm đầu công ty đi vào hoạt động nhưng rõ ràng VNDIRECT đã cóchỗ đứng trên thị trường và đạt hiểu quả kinh doanh tốt Trong đó doanh thucủa từng nghiệp vụ tính trên tổng doanh thu như sau

Trang 10

Hoạt động mang lại doanh thu cao nhất cho công ty vẫn là hoạt động tự doanhchứng khoán, tiếp đến là hoạt động môi giới chứng khoán Hiện nay, khi cáccông ty đang cạnh tranh gay gắt với nhau thì nghiệp vụ môi giới chứng khoánđòi hỏi phải được đầu tư để nâng cao hiệu quả của mình Hoạt động tư vấncủa công ty chỉ mới chiếm chưa đầy 1% tổng doanh thu điều đó chứng tỏcông ty chưa tận dụng được hết những ưu thế của mình.Nghiệp vụ môi giớicũng đóng góp đáng kể vào doanh thu của công ty Trong tình hình hiện naynghiệp vụ môi giới sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnhtranh của các công ty chứng khoán.

Tuy nhiên, ta có thể thấy sự biến động về doanh thu của công ty trong năm

2008 Nguyên nhân của sự giảm sút này chính là do cuộc khủng hoảng kinh tế

đã dẫn đến sự suy giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm2008

Các chỉ tiêu tài chính cơ bản:

tính (%)

Năm 2007

Trang 11

Nguồn vốn CSH/ Tổng nguồn vốn % 54% 58.40%

-Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài

Nguồn: Báo cáo tài chính VNDIRECT

Ta có thể sự biến động về lợi nhuận trong năm 2008 Trong năm 2007 lợi

nhuận của công ty là khá cao nhưng trong năm 2008 thì có sự sụt giảm Đó

cũng là tình hình chung của các công ty chứng khoán trong giai đoạn hiện

nay Việc công ty duy trì được hoạt động của mình cũng là một thành công

lớn

II Thực trạng của hoạt động tự doanh tại VNDIRECT

1 Giới thiệu chung về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

1.1 Khái niệm

Giao dịch tự doanh là các giao dịch bằng chính nguồn vốn kinh doanh của

công ty chứng khoán nhằm phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh thu lợi của

chính mình Đó là hoạt động mua đi bán lại chứng khoán, nói cách khác là

hoạt động kinh doanh nhằm thu chênh lệch giá ( mua thấp bán cao) để thu

chênh lệch giá Ở Việt Nam, theo Luật chứng khoán ngày 29/6/2006 thì

nghiệp vụ tự doanh là việc công ty chứng khoán mua và bán chứng khoán cho

chính mình

Trang 12

Hoạt động tự doanh được thực hiện theo hai phương thức là giao dịch trựctiếp hoặc gián tiếp:

Giao dịch trực tiếp là các giao dịch “ trao tay” giữa khách hàng và công ty

chứng khoán theo giá thỏa thuận trực tiếp ( giao dịch tại quầy) Các đối tácgiao dịch do các tổ chức tự “ đấu mối”, họ có thể là cá nhân hay tổ chức (chủyếu là các công ty chứng khoán)

Giao dịch gián tiếp là các giao dịch mà công ty chứng khoán không thể thực

hiện được bằng giao dịch trực tiếp để đảm bảo an toàn khi thị giá có biếnđộng lớn và dôi khhi có thể vì mục đích can thiệp vào giá thị trường

Nghiệp vụ tự doanh của CTCK có thể chia thành 2 lĩnh vực:

Thứ nhất, các công ty chứng khoán thực hiện việc mua bán chứng khoán niêmyết cho chính công ty mình Tuy nhiên, hiện nay do số lượng các chứngkhoán niêm yết còn ít nên nghiệp vụ này hầu như chưa được triển khai

Thứ hai, các CTCK thực hiện hoạt động tự doanh bằng hình thức như muachứng khoán không niêm yết lô lẻ, sau đó công ty chứng khoán sẽ gộp lạithành lô chẵn để niêm yết và có thể bán lại trên Trung tâm giao dịch chứngkhoán,

Tác dụng của hoạt động tự doanh:

- Khối lượng mua bán chứng khoán tăng lên tạo điều kiện cho thị trườngsôi động

- Tăng tính thanh khoản cho thị trường: Tiêu cực của hoạt động tự doanh

là các công ty chứng khoán có thể sử dụng các hoạt động bị cấm nhưthao túng thị trường thông đồng với nhau nhằm tăng giá hoặc giảm giáchứng khoán để kiếm chênh lệch giá, gây tổn hại cho đông đảo các nhàđầu tư nhỏ

1.2 Yêu cầu của hoạt động tự doanh

Đối với công ty chứng khoán, yêu cầu khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh là:

Trang 13

- Tách biệt quản lý: Khi công ty chứng khoán đồng thời thực hiện cả 2nghiệp vụ môi giới và tự doanh thì phải tách biệt quản lý để đảm bảo tínhminh bạch trong hoạt động, bao gồm tách bạch về yếu tố con người, quy trìnhnghiệp vụ, vốn và tài sản Nhân viên làm nghiệp vụ tự doanh không quan hệvới bộ phận môi giới, không trao đổi với các khu vực làm việc khác.

- Ưu tiên khách hàng: Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh củakhách hàng trước lệnh của chính mình Điều này đảm bảo tính công bằngtrong giao dịch chứng khoán khi mà các công ty chứng khoán có nhiều lợi thếhơn khách hàng về tìm kiếm thông tin và phân tích thị trường

- Góp phần bình ổn thị trường: Để góp phần bình ổn thị trường, công tychứng khoán phải thực hiện giao dịch theo luật định trong giới hạn cho phép,tức mua vào bán ra chứng khoán trong giới hạn quy định của luật pháp nhằmgóp phần bình ổn thị trường Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền vàchứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch cho tài khoản của chính mình

- Hoạt động tạo ra thị trường: Các công ty chứng khoán thực hiện tự doanhđối với chứng khoán mới phát hành và chưa có thị trường giao dịch nhằm tạo

ra thị trường cấp hai cho chúng

1.3 Mục đích của hoạt động tự doanh

Đối với các công ty chứng khoán, mục đích của hoạt động tự doanh là thuchênh lệch giá chứng khoán cho chính mình

- Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán: đối với công ty chứng khoánnguồn chứng khoán dự trữ là cơ sở để : vay vốn từ các trung tâm thanhtoán bù trừ và lưu ký chứng khoán

- Kinh doanh đầu tư: Việc đầu tư chứng khoán đem lại cho các công tychúng khoán các khoản lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán ( như lợi tức,trái tức, cổ phần quỹ đầu tư…) và chênh lệch giá Ngược lại, khi thị giá

bị tụt giảm thì các khoản lãi tức khó có thể bù đắp được phần mất giá

Trang 14

Chính vì vậy, các công ty hay ngân hàng rất thận trọng trong việchoach định chiến lược đầu tư và đầu cơ chứng khoán.

- Kinh doanh hùn vốn: Bằng việc mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổihay kèm quyền chuyển đổi, các công ty chứng khoán đầu tư vào cáccông ty cổ phần sẽ là các cổ đông Vì vậy, công ty chứng khoán phảituân thủ các quy định pháp lý đối với các cổ đông lớn và hạn mức đượcphép đầu tư hùn vốn vào một công ty cổ phần

- Can thiệp bảo vệ giá chứng khoán: Khi giá chứng khoán bị biến độngbất lợi do tình hình hoạt động chung của thị trường các công ty chứngkhoán thực hiện các giao dịch mua bán nhằm bình ổn lại thị trườngtheo yêu cầu can thiệp của cơ quan hữu trách và tự bảo vệ mình haykhách hàng của mình khi thực hiện các đợt phát hành hay bảo lãnh pháthành

- Thu lợi: Về bản chất mục đích của hoạt động kinh doanh chứng khoáncủa các công ty chứng khoán là nhằm thu lợi tức và chênh lệch thị giákhi mua vào và bán ra ( tức mua rẻ bán đắt) Với lợi thế thông tin và sởtrường phân tích ngoài mục đích tích lũy chứng khoán phục vụ kháchhàng, hoạt động đầu tư chứng khoán của công ty chứng khoán thường

là đầu cơ chờ chênh lệch giá

2 Quy trình thực hiện đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự

doanh tại VNDIRECT

* VNDIRECT thực hiện đầu tư chứng khoán theo quy trình sau:

Trang 15

2.1 Xác định mục tiêu đầu tư

Đối với VNDIRECT thì Hội đồng đầu tư sẽ là người đề ra mục tiêu hoạtđộng tự doanh và phòng tự doanh có trách nhiệm thực hiện mục tiêu đó Tùyvào từng thời điểm và tùy vào tình hình thực tế của thị trường chứng khoán

mà công ty VNDIRECT có thể sử dụng kết hợp các mục tiêu như sau:

 Quyết định đầu tư hay thanh lý được căn cứ vào những đánh giá về rủi rođầu tư, chiến lược thoát vốn và khả năng sinh lợi;

 Đầu tư vào các doanh nghiệp có lợi nhuận cao trong những ngành tiềmnăng với kỳ vọng đạt được sự tăng trưởng mạnh trong định giá và cổ tức hàngnăm;

 Đầu tư và các công ty có thương hiệu mạnh;

 Đầu tư vào các doanh nghiệp cổ phần hóa có qui mô lớn;

Quản lý và đánh giá danh mục đầu tư

Điều chỉnh danh mục đầu tư

Trang 16

 Đầu tư và các chứng khoán có chọn lọc với tính thanh khoản cao;

 Các quỹ đầu tư của VNDIRECT sẽ ưu tiên cho việc đầu tư vào các công ty

mà VNDIRECT đã tư vấn về việc cổ phần hóa, tái cấu trúc, quản lý tài chính,niêm yết, v.v;

 Bảo toàn số vốn so với số lượng vốn ban đầu và sức mua của nó khôngthay đổi nếu thị trường có biến động

 Phải đảm bảo cắt lỗ giá một chứng khoán nào giảm theo tỷ lệ là 15% sovới giá mua bình quân

Trong năm 2007 công ty VNDIRECT thường đầu tư vào các chứng khoán cótính thanh khoản cao và có tỷ suất lợi nhuận của danh mục là lớn nhất Đây làmục tiêu đã giúp cho VNDIRECT đảm bảo được nguồn cốn cũng như đạtđược tỷ suất lợi nhuận nhất định

2.2 Phân tích cơ hội đầu tư

2.2.1 Phân tích cơ bản:

Phân tích cơ bản theo nghĩa rộng là viêch phân tích tác động của các yếu tố vàchu kỳ kinh doanh vào thị giá chứng khoán và phản ứng của thị trường trướcbiến động của các yếu tố này Phân tích cơ bản đánh giá chứng khoán để biếtgiá trị thực chất hoặc khả năng mang lại thu nhập của một chứng khoán trên

cơ sở phân tích tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và vi mô.Phân tích cơbản là phương pháp phân tích mà sẽ đi từ phân tích tình hình kinh tế vĩ mô,sau đó dẫn đến phân tích kỹ thuật để tìm ra các chứng khoán tốt, tiềm năng và

dự đoán xu thế để có chiến lược đầu tư đúng đắn

Phương pháp phân tích:

+ Phân tích tình hình vĩ mô của nền kinh tế như tình hình kinh tế thế giới, tốc

độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, tình hình đầu tư trong nên kinh tế,đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu…

Trang 17

+ Phân tích ngành như xem tốc độ tăng trưởng của các ngành như tài chínhngân hàng, viễn thông, năng lượng hàng tiêu dùng, công nghiệp, thực phẩm,vận tải…

+ Phân tích công ty: VNDIRECT thường tập trung phân tích nhưng công ty

có tốc độ tăng trưởng cao như: REE, SAM, BMC… với tốc độ tăng trưởngvào khoảng 30%/năm

 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự

 Vị thế của công ty

 Khả năng cạnh tranh trên thị trường như chất lượng sản phẩm-dịch vụ, thịtrường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu

 Chiến lược kinh doanh

 Phân tích tài chính của công ty như chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉtiêu về cơ cấu vốn, chỉ tiêu về năng lực hoạt động, chỉ tiêu về khả năng sinhlời

 Đánh giá chung về công ty, điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức

Công tác tổ chức phân tích và xử lý số liệu:

VNDIRECT thực hiện theo quy trình sau:

Bước1: Nhân viên phòng phân tích đầu tư thu thập só liệu, đảm nhận việc

phân tích một công ty cụ thể theo yêu cầu của khách hàng nội bộ hoặc kháchhàng bên ngoài

Bước 2: Nhân viên phân tích tổng hợp số liệu bằng phương pháp tổng hợp,

tóm lược sau đó đánh giá xem số liệu có chính xác và đầy đủ không Ở giaiđoạn này nhân viên phân tích phải xử lý số liệu

Bước 3: Nhân viên phân tích đưa ra một báo cáo tổng hợp số liệu đầy đủ và

ngắn gọn nhất về công ty đang phân tích

Bước 4: Trình báo cáo cho trưởng phòng phân tích đầu tư.

Trang 18

Bước 5: Trưởng phòng cho ý kiến, nhận xét sau đó trả lại cho nhân viên phân

tích

Bước 6: Trên cơ sở nhận xét của trưởng phòng, nhân viên phân tích hoàn

thành báo cáo phân tích về công ty đó

Bước 7: Trưởng phòng họp phòng phân tích , tổ chức đánh giá các báo cáo

của nhân viên phân tích

Bước 8: Nhân viên phân tích hoàn thiện và đưa ra sản phẩm cuối cùng là báo

cáo phân tích công ty đó

Bước 9: Nhân viên của phòng tự doanh sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu các

báo cáo phân tích công ty đó và cùng tham khảo ý kiến của trưởng phòng tựdoanh để ra quyết định đầu tư

2.2.2 Phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật sử dụng các mô hình toán học (đồ thị, biến đổi miền, xácsuất thống kê, …) dựa trên dữ liệu thu thập về thị trường trong quá khứ vàhiện tại để chỉ ra trạng thái của thị trường tại thời điểm xác định, thôngthường là nhận định xu hướng thị trường đang lên, xuống hay “dập dềnh”hoặc nhận định tương quan lực lượng giữa sự tăng và sự giảm giá Phân tích

kỹ thuật không để ý đến các chỉ số tài chính, tình hình phát triển hay cácthông tin về thị trường về doanh nghiệp mà chỉ chú trọng vào tập các dữ liệu

về giá cả, khối lượng,… của cổ phiếu thu thập được tại các phiên giao dịchtrong quá khứ

Chính vì chỉ dựa vào tập dữ liệu đã tồn tại trên thị trường – tức là các thôngtin trong quá khứ - phân tích kỹ thuật không phải là công cụ để dự đoán tươnglai giá cả của cổ phiếu Những kết luận thu được từ các biện pháp phân tích

kỹ thuật chỉ thị trạng thái của thị trường đã xảy ra trong quá khứ; thời điểmrút ra kết luận về trạng thái của thị trường luôn luôn đi sau so với sự kiện đãxảy ra Khoảng thời gian chênh lệch đó gọi là độ trễ

Trang 19

Vai trò của phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với ba chứcnăng chính: báo động, xác thực và dự đoán

Với vai trò là công cụ báo động, phân tích kỹ thuật cảnh báo sự xuyên phá cácngưỡng an toàn (resistance và support: chúng ta sẽ tìm hiểu về hai khái niệmnày trong các bài viết khác) và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nóicách khác là thiết lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh một mứcgiá cũ Đối với nhà đầu tư việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giácàng sớm càng tốt giúp cho họ sớm có hành động mua vào hoặc bán ra kịpthời

Với vai trò là công cụ xác nhận, mỗi phương pháp phân tích kỹ thuật được sửdụng kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khác hoặc các phương pháp phi

kỹ thuật để xác nhận về xu thế của giá Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữacác phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp nhà đầu tư có được kết luận chínhxác và tối ưu hơn

Với vai trò là công cụ dự đoán, nhà đầu tư sử dụng các kết luận của phân tích

kỹ thuật để dự đoán giá cả của tương lai với kỳ vọng về khả năng đoán tốthơn Tuy nhiên như trên đã nói, bản chất của phân tích kỹ thuật không phải là

dự báo tương lai mà là chỉ thị trạng thái thị trường trong quá khứ với một độtrễ; do đó nếu sử dụng như một công cụ dự đoán nhà đầu tư cần phải tính đếnmột xác suất an toàn và chấp nhận rủi ro khi dự đoán là không phù hợp.Không ai có thể nói trước tương lai chỉ bằng thông tin trong quá khứ Tuynhiên nhờ có phân tích kỹ thuật, khả năng đoán sai do đoán mò hoặc a duađám đông được hạn chế rất nhiều

Mỗi phương pháp kỹ thuật được áp dụng sẽ thể hiện các vai trò trên với các

ưu nhược điểm khác nhau Chi tiết về các vai trò sẽ được nêu trong các bàiviết trình bày cụ thể về từng phương pháp

Trang 20

VNDIRECT sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật để xác định thời điểmmua, bán chứng khoán trên thị trường niêm yết Cụ thể:

Phòng tự doanh sẽ là phòng thực hiện phân tích kỹ thuật:

-Nhân viên phòng tự doanh sẽ theo dõi và phân tích cổ phiếu bằng phần mềm

kỹ thuật của hãng truyền thông Bloomberg, của hãng truyền thồn Reuter đểxác định thời điểm mua bán chứng khoán Khi đã phân tích cơ bản để xácđịnh cổ phiếu định tiến hành đầu tư, thì công việc của phân tích kỹ thuật sẽ làquyết định thời điểm mua và bán cổ phiếu

* Phương pháp phân tích và công cụ phân tích

+ Xác định xu hướng giá của cổ phiếu định mua bán Dựa vào tình hình cungcầu trên thị trường để quyết định mua bán

Công cụ phân tích:

VNDIRECT thường sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật sau:

+ Phần mềm phân tích kỹ thuật của hãng truyền thông Bloomberg, của hãngReuter

+ Phần mềm phân tích kỹ thuật của Megastock

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này:

*Ưu điểm:

+ Việc mua bán chứng khoán không phụ thuộc vào báo cáo tài chính

Trang 21

+ Cho phép nhanh chóng phát hiện ra xu thế dịch chuyển giá sang một mứccân bằng mới.

+ Có thể xác định được thời điểm đầu tư lý tưởng

* Nhược điểm ;

+ Mang tính chủ quan dễ dẫn đến sai sót

+ Đầu tư theo phương pháp này chỉ mang tính dự báo xác suất, không phảichắc chắn

+ Vẫn bị chậm trễ vì đến khi phát hiện ra xu thế thì giá đã chuyển động mạnh

Dưới đây là tình hình phân tích kỹ thuật diễn biến thị trường chứng khoán trên cả 2 sàn trong giai đoạn 3 tháng đầu năm

Diễn biến trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ( HOSE)

Theo như dự đoán của VNDirect thì quý 1 của năm 2009 thị trường chứngkhoán chưa thể phục hồi điều đó được biểu hiện cụ thể từ sự giảm điểm hầuhết trong các phiên giao dịch

Trong tháng 2 chỉ số Vn-index giảm xuống còn 235,5 điểm, với mức giảmđiểm như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định đầu tư của bộ phận

tự doanh chứng khoán

Biểu đồ 1.1 : diễn biến Vn-index 3 tháng đầu năm 2009

Trang 22

(Nguồn: Phòng phân tích kỹ thuật của VNDirect)

Diễn biến trên sàn HASTC: Cũng như trên sàn HOSE thì chỉ số

HASTC-index cũng giảm điểm mạnh mẽ Đỉnh điểm của sự sụt giảm là vào tháng 2,chỉ số HASTC giảm còn 78,06 điểm

Có thể nói sau thời điểm nghỉ tết nguyên đán thị trường chứng khoán ViệtNam diễn biến theo chiều hướng xấu, sự sụt giảm mạnh trên cả hai sàn giaodịch đã dẫn đến những quyết định mua bán của VNDirect như sau:

VNDirect thực hiện mua vào các cổ phiếu: PVI, HNM, FPT, REE, STB,LBM, ACB Và bán ra các cổ phiếu: BVS, VSP, SDT, PPC, KDC

Biểu đồ1.2: Diễn biến HASTC-Index 3 tháng đầu năm 2009

Trang 23

(Nguồn: Phòng phân tích kỹ thuật của VNDirect)

Nhận biết các tín hiệu mua và bán

Để đưa ra các quyết định mua và bán hợp lý, cần có một số tín hiệu khácnhau bổ trợ lẫn nhau nhằm tăng cường độ chính xác của các tín hiệu và giảmthiểu rủi ro đối mới mỗi quyết định Các dấu hiệu sau được sử dụng để báohiện việc mua hoặc bán:

 Nếu giá trị của máy dao động từ dưới vượt qua ngưỡng siêu mua rồiquay trở lại xuống dưới ngưỡng này, đồng thời xu thế giá là đi xuốnghoặc biến động dập dềnh Điều đó cảnh báo thị trường sẽ chuyển sang

xu thế giảm giá hoặc đang ở giai đoạn đầu của xu thế giảm giá Đây làtín hiệu bán ra

 Nếu giá trị của máy dao động từ dưới vượt qua ngưỡng siêu bán rồiquay trở lại lên trên ngưỡng này, đồng thời xu thế giá là đi lên hoặc

Trang 24

biến động dập dềnh Điều đó cảnh báo thị trường sẽ chuyển sang xuthế tăng giá hoặc đang ở giai đoạn đầu của xu thế tăng giá Đây là tínhiệu mua vào.

 Nếu xu thế giá đang tăng mạnh, khi giá trị của máy dao động vượt quangưỡng siêu mua có nghĩa là đang ở giai đoạn đầu của xu thế tăng giá

và sẽ tiếp tục tăng Đây là tín hiệu mua vào

 Nếu xu thế giá đang giảm mạnh, khi giá trị của máy dao động vượt quangưỡng siêu bán có nghĩa là đang ở giai đoạn đầu của xu thế giảm giá

và sẽ tiếp tục giảm, Đây là tín hiệu bán ra

 Nếu giá trị máy dao động đang ở dưới ngưỡng siêu bán nhưng có sựxuất hiện của phân kỳ dương thì đó là tín hiệu mua vào Chú ý tínhthuận theo xu thế: nếu thị trường ở trạng thái dập dềnh hoặc xu thế làtăng hoặc giảm nhẹ thì có thể mua, nếu thị trường ở trạng thai giảmmạnh thì tín hiệu này không đáng tin

 Nếu giá trị máy dao động đang ở trên ngưỡng siêu mua nhưng có sựxuất hiện của phân kỳ âm thì đó là tín hiệu bán ra Chú ý tính thuậntheo xu thế: nếu thị trường ở trạng thái dập dềnh hoặc xu thế là giảmhoặc tăng nhẹ thì có thể bán, nếu thị trường ở trạng thái tăng mạnh thìtín hiệu này không đáng tin

 Nếu giá trị máy dao động tăng vượt qua giá trị trung bình và có sự xuấthiện của phân kỳ dương và xu thế giá đi lên thì đó là tín hiệu mua vào

 Nếu giá trị máy dao động giảm xuống xuyên qua giá trị trung bình và

có sự xuất hiện của phân kỳ âm và xu thế giá đi xuống thì đó là tín hiệubán ra

Vai trò của phân tích kỹ thuật

Trang 25

Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với ba chứcnăng chính: báo động, xác thực và dự đoán

Với vai trò là công cụ báo động, phân tích kỹ thuật cảnh báo sự xuyên phá cácngưỡng an toàn (resistance và support: chúng ta sẽ tìm hiểu về hai khái niệmnày trong các bài viết khác) và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nóicách khác là thiết lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh một mứcgiá cũ Đối với nhà đầu tư việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giácàng sớm càng tốt giúp cho họ sớm có hành động mua vào hoặc bán ra kịpthời

Với vai trò là công cụ xác nhận, mỗi phương pháp phân tích kỹ thuật được sửdụng kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khác hoặc các phương pháp phi

kỹ thuật để xác nhận về xu thế của giá Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữacác phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp nhà đầu tư có được kết luận chínhxác và tối ưu hơn

Với vai trò là công cụ dự đoán, nhà đầu tư sử dụng các kết luận của phân tích

kỹ thuật để dự đoán giá cả của tương lai với kỳ vọng về khả năng đoán tốthơn Tuy nhiên như trên đã nói, bản chất của phân tích kỹ thuật không phải là

dự báo tương lai mà là chỉ thị trạng thái thị trường trong quá khứ với một độtrễ; do đó nếu sử dụng như một công cụ dự đoán nhà đầu tư cần phải tính đếnmột xác suất an toàn và chấp nhận rủi ro khi dự đoán là không phù hợp.Không ai có thể nói trước tương lai chỉ bằng thông tin trong quá khứ Tuynhiên nhờ có phân tích kỹ thuật, khả năng đoán sai do đoán mò hoặc a duađám đông được hạn chế rất nhiều

Sau đây là ví dụ minh họa về phân tích cơ hội đầu tư để đi đến quyết định đầu tư mà phòng tự doanh đã thực hiện đối với cổ phiếu của công ty Cơ Điện Lạnh (REE).

Giới thiệu công ty: Công ty Cơ điện Quy mô:

Trang 26

Quá trình phát triển:

Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh

được thành lập từ năm 1977, tên

gọi ban đầu là Xí Nghiệp quốc

doanh cơ điện lạnh thuộc sở hữu

Nhà nước

Với sự năng động của ban lãnh đạo

Công ty và tập thể cán bộ công

nhân viên, Công ty luôn được đánh

giá là người đi tiên phong trong

việc thực hiện các chính sách đổi

mới của Nhà nước Là doanh

nghiệp đầu tiên tiến hành cổ phần

hóa vào năm 1993, Công ty cũng là

một trong hai doanh nghiệp đầu

tiên niêm yết cổ phiếu tại Trung

tâm Giao dịch Chứng khoán Thành

phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm

2000 Tại thời điểm niêm yết, vốn

điều lệ của Công ty là 150 tỷ đồng

Vốn điều lệ hiện tại là

1,915,649,181,689.50 -Doanh thu thuần 1,154,393,374,000.00 -Th giá v n 2,927,139,633,600.00 ị giá vốn 2,927,139,633,600.00 ốn 2,927,139,633,600.00

Cơ cấu cổ đông

Sở hữu nhà nước 6.85%

Sở hữu của nhà đầu tư

nước ngoài 48.24%

Sở hữu khác 44.91%

Trang 27

- Kinh doanh thương mại, xuấtnhập khẩu các loại hàng tư liệu sảnxuất, tư liệu tiêu dùng, các thiết bị

lẻ, thiết bị hoàn chỉnh của ngành

cơ điện lạnh

- Mua bán và dịch vụ bảo trì máymóc cơ giới nông nghiệp gồm: xemáy thiết bị làm đường, thiết bịđào, san lấp, thiết bị xây dựng,thiết bị công nông lâm nghiệp, máyphát điện và động cơ điện

- Đại lý ký gởi hàng hóa

- Xây dựng dân dụng và côngnghiệp - kinh doanh nhà ở (xâydựng, sửa chữa nhà để bán hoặccho thuê)

- Phát triển và khai thác bất độngsản

- Hoạt động đầu tư tài chính vàocác ngân hàng, công ty cổ phần

- Dịch vụ cơ điện cho các côngtrình công nghiệp, thương mại vàdân dụng Sản xuất máy điều hoàkhông khí Reetech, sản phẩm giadụng, tủ điện và các sản phẩm cơkhí công nghiệp

Thành tích: - Là công ty đầu

Trang 28

tiên của Việt Nam được cấp

chứng chỉ ISO 9002

 Phân tích tình hình t i chính c a công ty:ài chính của công ty: ủa công ty:

Bảng Cân đối Kế toán

Bảng kết quả kinh doanh

Khả năng tài chính

Trang 29

- Dựa vào phân tích tài chính có thể thấy rằng trong thời gian qua thì công ty

đã hoạt động kinh doanh thua lỗ Tuy nhiên việc thua lỗ đó được xác định là

do REE đã trích lập quỹ dự phòng Mặc dù kết quả kinh doanh bị ảnh hưởngnghiêm trọng do hoạt động từ đầu tư tài chính thua lỗ, nhưng dòng tiền thuầntrong năm vẫn khá tốt so với năm 2007 Số dư tiền và các khoản tương đươngtiền tại thời điểm cuối năm 2008 hơn 352 tỷ đồng, nhiều hơn so với năm 2006

và năm 2007 Với số tiền này, kết hợp với việc sử dụng đòn bẩy tài chính,REE hoàn toàn đủ năng lực tài chính để đầu tư vào các dự án đã có sẵn từtrước đó của mình

- Mảng dịch vụ cho thuê cao ốc văn phòng nhiều khả năng sẽ giảm sút trong

năm 2009 Tuy nhiên, các hợp đồng cho thuê văn phòng thường dài hạn,trong khi đó REE đã hoàn thành 2 dự án Etown 3 và Etown 4 trong nhữngtháng cuối năm 2008 Vì vậy, doanh thu từ dịch vụ này sẽ được bổ sung một

Trang 30

phần từ hai dự án mới hoàn thành, có thể đảm bảo một mức tăng trưởng tương

đối so với năm 2008

- Thị trường xây dựng và bất động sản sẽ khó sôi nổi trong năm nay Vì vậy,

lĩnh vực thi công cơ điện lạnh sẽ bị ảnh hưởng theo Tuy nhiên, hiện REE vẫn

còn nhiều dự án lớn được chuyển sang từ năm trước Theo kế hoạch, những

dự án này sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010 Do vậy,

REE vẫn có thể duy trì nguồn thu từ các dự án này

Phân tích ngành:

Bằng việc tính toán các chỉ số ngành, VNDIRECT đã có những đánh giá

nhận định về cơ hội, cũng như thách thức của từng ngành dưới đây là bảng

chỉ số ngành của ngành kỹ thuật công nghiệp đã được các cán bộ phân tích

thực hiện một cách tỉ mỉ và chi tiết:

Chỉ số

ngành Valuation Quy mô Tăng trưởng Lợi nhuận Các chỉ tiêu

P/E P/B

Vốn hóa TT (tỷ VNĐ)

Tổng

Tài sản (%)

Doanh thu (%)

ROA (%)

ROE (%)

LN biên

Nợ /VCSH

KNTT Nợ NH

Lĩnh

vực

CN

10.52 1.2 35,213.2 97,505.7 29,438.7 -14.71 24.1 3.43 11.3 0.14 2.2 1.41

Trang 31

Đây là những cơ sở để chúng ta kỳ vọng doanh thu từ hoạt động kinh doanh

chính trong năm 2009 sẽ được duy trì, không bị sụt giảm do ảnh hưởng của

suy thoái kinh tế Hơn nữa, với quá trình kiểm soát tốt chi phí trong những

năm qua, chúng ta có thể kỳ vọng vào khoản lợi nhuận khả quan trong năm

2009 này

Thêm vào đó, theo dự báo của nhiều chuyên gia và các tổ chức quốc tế, các

nền kinh tế sẽ có thể phục hồi chậm nhất là trong năm 2010 Do vậy, nếu vượt

qua được giai đoạn khó khăn của năm 2009, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội

tăng trưởng tốt trong thời gian tới Theo các phân tích ở trên, nhận thấy năm

2009 có thể không phải là một năm quá nhiều khó khăn đối với REE Do vậy,

khả năng công ty duy trì hoạt động ổn định trong năm nay để tạo tiền để phát

triển trong thời gian tới không phải quá “xa vời”

Phân tích kỹ thuật :

Biểu đồ 1.3: Phân tích kỹ thuật của công ty Cơ điện lạnh (REE)

Trang 32

Đánh giá chuyên môn:

Từ sự phân tích cơ bản về công ty, ngành cũng như nhận định về mặt vĩ môcủa nền kinh tế VNDIRECT đã quyết định: Không mua cổ phiếu REE trongngắn hạn và trung hạn mà đầu tư REE trong dài hạn Với việc đầu tư trong dàihạn cần theo dõi việc cơ cấu lại các hoạt động kinh doanh trong tổng doanhthu đặc biệt là hoạt động M&E( Cơ điện công trình)

Nhận xét :

Với sự phân tích của phòng tư vấn theo tôi thì các bước phân tích là khá

đầy đủ: Từ việc phân tích về công ty đến phân tích ngành và có sự nhìnnhận về nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian tới đã giúp chonhân viên tự doanh có một cái nhìn tổng quát nhất về cổ phiếu mà mìnhquyết định mua bán Đồng thời bằng việc phân tích kỹ thuật có thể giúp chocác nhân viên tự doanh xác định thời điểm mua bán nào là mang lại lợi

Trang 33

nhuận cao nhất Tuy nhiên, trong quá trình phân tích thì nhân viên phân tích

có thể xây dựng thêm mô hình SWOT để nhân viên tự doanh có thể nhìn rõhơn, khái quát hơn những cơ hội, điểm mạnh, khó khăn và thách thức màcông ty có thể gặp phải để góp phần cho việc ra quyết định được chính xáchơn

Trong đó: P : Giá trị hiện tại của dòng cổ tức

It: là cổ tức của cổ phiếu phổ thông tại năm t

r: tỷ suất chiết khấu

Việc định giá theo mô hình giúp cho nhân viên tự doanh xác định được mứcgiá hiện tại của chứng khoán là bao nhiêu sau khi tính đến thu nhập tương laicủa doanh nghiệp đó Nếu mức giá của cổ phiếu đó ở mức hiện tại lớn hơnmức giá được xác định qua phương pháp định giá chứng khoán thì nghĩa là cổphiếu đó đã vượt qua giá trị thực của nó thì nhân viên tự doanh sẽ quyết địnhbán cổ phiếu Còn nếu mức giá của cổ phiếu đó ở hiện tại nhỏ hơn mức giáđược xác định qua phương pháp định giá chứng khoán thì có nghĩa là cổ

Trang 34

phiếu đó đã thấp hơn giá trị thực của nó thì nhân viên tự doanh sẽ quyết địnhmua cổ phiếu đó.

Việc áp dụng công thức này của VNDIRECT được đánh giá là tương đối tincậy vì giá cổ phiếu tính theo phương pháp này phản ánh được đầy đủ mọi mặtbản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương phápkhác Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức dễ sử dụng và đem lại độ chínhxác cao, tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm đó là thường hạ thấp giá trịcủa những công ty đang tăng trưởng, không chia cổ tức hoặc chia cổ tức với

tỷ lệ thấp so với lợi nhuận Mô hình này cũng xác định hết giá trị của cáccông ty có nhiều tài sản không hoạt động – nghĩa là tài sản không đóng gópvào việc tạo ra cổ tức

2.3 Thực hiện phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư

Thực hiện phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư là bước rất quantrọng của hoạt động tự doanh Nó sẽ cho biết công ty nên đầu tư theo tỷ lệvốn như thế nào, ngành nào nên đầu tư nhiều hơn, ngành nào đầu tư với tỷ lệvốn là ít hơn Thông thường những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh thìthường được đầu tư một lượng vốn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các ngànhkhác Sau đó xây dựng danh mục đầu tư theo từng ngành Nghĩa là cổ phiếucủa những công ty thuộc ngành tăng trưởng tốt sẽ được đầu tư nhiều hơn.Dưới đây là tình hình phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư củaVNDIRECT

* Việc phân bổ tài sản vào danh mục đầu tư trước tiên được công ty phân bổtheo ngành nghề trong nền kinh tế

Nguyên tắc phân bổ:

+ Phân bổ vốn đầu tư vào một cổ phiếu khi đã có phân tích đầy đủ và rõ ràngnhất về cổ phiếu đó

Trang 35

+ Phân bổ vốn đầu tư với tỷ trọng cao với ngành có tốc độ tăng trưởng nhanhnhư ngân hàng, tài chính, viễn thông, năng lượng.

+ Không phân bổ quá 15% vốn đầu tư cổ phiếu của một tổ chức niêm yết,không phân bổ quá 10% vốn đầu tư vào cổ phiếu của một tổ chức niêm yết

Phương pháp phân bổ tài sản:

+ Phân bổ vốn đầu tư làm nhiều lần

+ Đối với từng cổ phiếu cũng mua làm nhiều lần Khi thị trường có dấu hiệuđáy thì bắt đầu mua dần và đây tư hết khi thị trường tăng giá trở lại

+ Phân bổ hạn mức vốn cho từng cán bộ tự doanh, mỗi cán bộ tự doanh đượcnắm giữ một lượng tiền nhất định để đầu tư, thường thị khoảng 5-10 tỷ đồngtrên một người trong một khoảng thời gian nhất định

Dưới đây là ví dụ về tình hình phân chia vốn đầu tư theo các ngành của công ty VNDIRECT:

Đơn vị: triệu đồngn v : tri u ị giá vốn 2,927,139,633,600.00 ệu đồng đồngng

đầu tưNgân hàng-tài

Trang 36

Cộng 95,000 40,663 54,157

Nguồn: Phòng tự doanh của công ty chứng khoán VNDIRECT

* Xây dựng danh mục đầu tư:

Danh mục đầu tư là một tập hợp ít nhất hai loại chứng khoán trở lên Mụcđích cơ bản nhất của việc xây dựng và quản lý doanh mục đầu tư là đa dạnghóa nhằm trách các khoản thua lỗ quá lớn

Sau khi tiến hành phân tích từng loại cổ phiếu, tiến hành định giá cổ phiếu thìbước tiếp theo là xây dựng danh mục đầu tư theo mô hình CAMP, thôngthường thì phương pháp này cán bộ tự doanh sẽ tìm ra danh mục đầu tư tối

ưu Mà mỗi loại chứng khoán chiếm một tỷ trọng nhất định làm sao đảm bảosao cho danh mục đầu tư đấy chiếm tỷ trọng lớn nhất định Để xây dựng danhmục đầu tư ngoài việc căn cứ vào việc tiến hành định giá cổ phiếu thì bộ phận

tự doanh sẽ căn cứ vào những nhận định thị trường của phòng phân tích.Nhận định thị trường trong thời gian qua của VNDirect như sau:

- Thị trường chứng khoán Việt Nam kết thúc tuần giao dịch ngắn với chỉ

3 phiên giao dịch trước đợt nghỉ lễ kéo dài Diễn biến giao dịch 3 phiênvừa qua đã khiến cho không ít nhà đầu tư bất ngờ khi chỉ số VN-index

có 3 phiên tăng đierm trọn vẹn, HaSTC-Index chỉ có giảm phiên đầutuần còn lại các phiên đều tăng Như vậy, dự đoán về khả năng “ xảhàng” của một bộ phận nhà đầu tư trước kỳ nghỉ lễ đã không xảy ra

- Nhóm cổ phiếu có tính dẫn dắt thị trường khá mạnh là nhóm cổ phiếucác công ty như BCC, PVI, BMI, đã thoát khỏi đà giảm điểm và thậmchí còn tăng trần ở hai phiên cuối tuần Như thường lệ sự đảo chiều củanhóm này ngay lập tức tác động đến tâm lý nhà đầu tư

- Sự tác động của thông tin xấu trong tuần qua không lớn Minh chứng rõnhất là những cổ phiếu có kết quả kinh doanh xấu trong quý 1 chỉ bị tácđộng nhẹ sau khi thông tin được công bố

Trang 37

Từ những nhận định về thị trường trong thời gian qua như trên VNDriect đãtiến hành xây dựng danh mục đầu tư.

Sau đây là ví dụ minh họa về việc xây dựng danh mục của phòng tự doanh VNDIRECT trong năm 2007:

Giỏ hàng hóa: REE,VSG,SAM,STB, CII

Trong giỏ hàng hóa trên, REE và SAM là hai cổ phiếu gạo cội nhất có mặttrên sàn từ những phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán ViệtNam Các cổ phiếu VSG,CII,STB cũng là cổ phiếu blu-chip có vai trò dẫn dắtthị trường

Áp dụng mô hình CAMP cho ta công thức sau:

E(Rj) = Rf +βj[ E(RM) - Rf]

Trong đó:

E(Rj): tỉ suất lợi nhuận ước tính của danh mục j

Rf: lãi suất phi rủi ro trong một giai đoạn

βj: mức độ rủi ro hệ thống của chứng khoán hay của một danh mục j

E(RM): Lợi nhuận ước tính củ danh mục thị trường

Phương trình trên thể hiện mối tương quan cân bằng giữa mức lợi suất kỳvọng của danh mục thị trường, E(RM) với mức lợi suất kỳ vọng của danh mục

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Cân đối Kế toán - Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect.DOC
ng Cân đối Kế toán (Trang 27)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w