1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển các nghiệp vụ kinh doanh tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thái Bình Dương

93 498 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ tháng 7/2000. Trong những năm đầu phát triển, quy mô thị trường chưa lớn, chưa phát triển. Doanh nghiệp chưa coi

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC NGHIỆP VỤ KINHDOANH CÔNG TY CH ỨNG KHOÁN .

7

1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 7

1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán 7

1.1.2 Chức năng công ty chứng khoán……… 7

1.1.3 Vai trò công ty chứng khoán 7

1.1.4 Mô hình công ty chứng khoán

101.2 CÁC NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 17

1.2.1 Khái niệm chức năng và những nét đặc trưng của Cty chứng khoán 18

1.3 PHÁT TRIỂN CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH TẠI CÔNG TYCHỨNG KHOÁN 26

1.3.1 Quan niệm phát triển 26

1.3.2 Các chỉ tiêu p ánh sự phát triển các n.vụ kd c.ty chứng khoán 27

1.3.2.1 Chỉ tiêu Số lượng các dịch vụ trong các nghiệp vụ kinh doanh chứngkhoán 27

1.3.2.2 Chỉ tiêu hiệu quả 30

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CHỨNGKHOÁN 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH TẠI CÔNGTY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÁI BÌNH DƯƠNG 38

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÁI BÌNHDƯƠNG 40

Trang 2

2.1.2 Giới thiệu công ty 40

2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật tại công ty cổ phần CK Thái Bình Dương 41

2.2 THỰC TRẠNG CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔPHẦN CHỨNG KHOÁN THÁI BÌNH DƯƠNG 43

2.2.1 Thực trạng các nghiệp vụ kinh doanh tại Công ty cổ phần Chứng khoánThái Bình Dương 43

2.2.1.1 Nghiệp vụ môi giới 43

2.3.2.1 Hạn chế và nguyên nhân khách quan 60

2.3.2.2 Hạn chế và nguyên nhân chủ quan 62

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỌAT ĐỘNG KINH DOANH TẠICÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÁI BÌNH DƯƠNG

663.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY 69

3.1.1 Định hướng phát triển công ty giai đoạn 2008-2009……… …………69

3.1.2 Kế hoạch phát triển công ty năm 2008……… ………….70

3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH TẠICÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÁI BÌNH DƯƠNG…… 71

3.2.1 Hoàn thiện các nghiệp vụ đã có 71

3.2.1.1 Nghiệp vụ Môi giới 71

3.2.1.2 Nghiệp vụ Tự doanh 78

Trang 3

3.2.1.3 Nghiệp vụ Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp 83

3.2.2 Triển khai các nghiệp vụ mới 85

3.2.3 Tạo lập môi trường và điều kiện nhằm phát triển họat động kinh doanhtại Công ty chứng khoán Thái Bình Dương 86

3.2.3.1 Kiến nghị Hội Đồng Quản Trị……… 86

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ tháng 7/2000 Trong nhữngnăm đầu phát triển, quy mô thị trường chưa lớn, chưa phát triển Doanhnghiệp chưa coi đây là một thị trường tiềm năng để huy động vốn, nhà đầu tưchưa đánh giá đây là môi trường đầu tư hấp dẫn vì vậy các công ty chứngkhoán mở ra trong thời điểm này cũng hoạt động cầm chừng, chưa có điềukiện phát triển Nguồn thu chủ yếu của các công ty chứng khoán trong khoảngthời gian này (giai đoạn 2000 – 2003) là phát triển dịch vụ tư vấn cổ phần hoátheo chính sách cổ phần hoá mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước của Chínhphủ, thu phí từ hoạt động môi giới – giao dịch.

Các công ty chứng khoán ra đời vào thời điểm này hầu hết dưới hìnhthức Công ty TNHH một thành viên trực thuộc các Ngân hàng Thương Mạiquốc doanh lớn, được cấp 100% vốn, không chịu áp lực lợi nhuận và doanhsố Tuy thị trường chứng khoán còn chưa phát triển, nghiệp vụ kinh doanh cáccông ty chứng khoán còn đơn giản chưa phát triển song các công ty chứngkhoán vẫn tồn tại được vì áp lực cạnh tranh không cao, yêu cầu từ phía thịtrường giản đơn…

Ngày nay, qua một thời gian phát triển 7 năm, thị trường chứng khoánViệt Nam đã lớn mạnh gấp hàng trăm lần cả về quy mô và sự phát triển vàbên cạnh đó các công ty chứng khoán hoạt động trong thị trường này chịu áplực cạnh tranh đào thải của gay gắt Số lượng các công ty chứng khoán nhiềugấp mười lần so với trước kia, yêu cầu đòi hỏi của thị trường tăng cao thêmvào đó các ưu đãi của nhà nước dành cho ngành chứng khoán chứng khoándần giảm đi.

Đứng trước những thách thức thị trường và áp lực cạnh tranh to lớn,khoảng hơn một năm trở lại đây, các công ty chứng khoán đã liên tục cho ranhững sản phẩm dịch vụ mới bổ trợ cho các nghiệp vụ truyền thống nhằmphát triển hoạt động kinh doanh Hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ kinhdoanh cùng với đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, triển khai công nghệ (tin học hoá

Trang 5

sản phẩm dịch vụ tài chính) là những trăn trở của các công ty chứng khoántrong quá trình tồn tại và phát triển

Để tìm ra hướng đi đúng cho việc phát triển hoạt động kinh doanh củacông ty chứng khoán trong giai đoạn phát triển mới của thị trường, tôi chọn đề

tài: “Phát triển các nghiệp vụ kinh doanh tại Công ty cổ phần Chứngkhoán Thái Bình Dương”.

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:

- Nghiên cứu lý luận về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán.- Nghiên cứu thực trạng về nghiệp vụ kinh doanh tại Công ty cổ phầnChứng khoán Thái Bình Dương.

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ kinh doanh tại công tycổ phần chứng khoán Thái Bình Dương.

3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn họat động các nghiệp vụkinh doanh chứng khoán tại công ty chứng khoán Thái Bình Dương.

4 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực tiễn hoạt động các nghiệp vụ kinh doanh chứngkhoán tại công ty chứng khoán Thái Bình Dương.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp tư duy biệnchứng và duy vật lịch sử Hệ thống lý thuyết kết hợp lý luận và thực tiễn đểphát triển, đánh giá, rút ra những kết luận và đề xuất chủ yếu.

6 Kết cấu đề tài

Bên cạnh phần giới thiệu chung, đề tài gồm 3 chương:

của công ty chứng khoán

Trang 6

Chương 2 : Thực trạng các nghiệp vụ kinh doanh tại công tycổ phần chứng khoán Thái Bình Dương

tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thái BìnhDương

.

Trang 7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.1.1 Khái niệm Công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là một chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế Công tychứng khoán sử dụng các chức năng kinh doanh Môi giới chứng khoán, Tựdoanh chứng khoán, Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Tư vấn chứng khoán…để thực hiện kinh doanh thu lợi nhuận.

1.1.2 Chức năng của công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán có ba chức năng chủ yếu trên thị trường tài chính:- Một là: Tạo ra cơ chế huy động vốn bằng cách kết nối những người cótiền (nhà đầu tư) với những người muốn huy động vốn đó là tổ chức phát hànhchứng khoán như Công ty cổ phần, Công ty TNHH hoặc là Chính phủ.

- Hai là: Cung cấp một cơ chế giá cả cho giá trị của các khoản đầu tư.Các khoản đầu tư được đưa cho người sử dụng vốn có hiệu quả thì giá cả hiệnhữu của chúng trên thị trường có thể gấp nhiều lần so với giá trị của các khoảnđầu tư và ngược lại.

- Ba là: Cung cấp cơ chế chuyển ra tiền mặt cho các nhà đầu tư Sau mộtthời gian đầu tư khi không muốn nắm giữ khoản đầu tư đó nữa nhà đầu tư cóthể thông qua cơ chế của Công ty chứng khoán để chuyển nhượng toàn bộhoặc một phần khoản đầu tư của mình sang nhà đầu tư khác.

Khi thực hiện các chức năng của mình, các Công ty chứng khoán cũng tạora sản phẩm vì các Công ty này hoạt động với tư cách đại lý hay công ty uỷthác trong quá trình mua bán các chứng khoán được niêm yết và chưa niêmyết đồng thời cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư cho cá nhân đầu tư các côngty cổ phần và cả Chính phủ.

1.1.3 Vai trò công ty chứng khoán

Khi một doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng cách phát hành chứngkhoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu…), không phải tự họ đi bán số chứng khoán

Trang 8

mà họ định phát hành Doanh nghiệp không thể làm tốt công việc đớ bởi vì họkhông có bộ máy chuyên môn Các nhà chuyên nghiệp mua bán chứng khoánvà làm phát hành chứng khoán cho các doanh nghiệp là các Công ty chứngkhoán Với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và bộ máy tổchức thích hợp, Công ty chứng khoán thực hiện vai trò trung gian môi giớimua bán, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụkhác cho cả người đầu tư và tổ chức phát hành.

Các Công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển củanền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng Nhờ có các Côngty chứng khoán mà cổ phiếu và trái phiếu của các doanh nghiệp trong nềnkinh tế lưu thông buôn bán tấp nập trên thị trường chứng khoán Qua đó, cácnguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng được tập trung lại trở thành những nguồnvốn lớn hơn được đưa vào đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trong doanhnghiệp phát triển kinh tế.

1.1.3.1 Vai trò huy động vốn

Các ngân hàng, các công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư đều là cáctrung gian tài chính với vai trò huy động vốn Các tổ chức này có vai trò làmchiếc cầu nối đồng thời là các kênh dẫn vốn chảy từ một hoặc một số bộ phậnnào đó của nền kinh tế dư thừa vốn (vốn nhàn rỗi) đến các bộ phận khác củanền kinh tế đang thiếu vốn (cần huy động vốn) Các công ty chứng khoánthường đảm nhiệm vai trò này qua các hoạt động tư vấn phát hành đấu giá,bảo lãnh phát hành hoặc môi giới chứng khoán.

1.1.3.2 Vai trò cung cấp một cơ chế giá cả

Ngành công nghiệp chứng khoán nói chung, công ty chứng khoán nóiriêng thông qua các trung tâm giao dịch chứng khoán, sở giao dịch chứngkhoán và thị trường OTC có chức năng cung cấp một cơ chế giá cả nhằm giúpnhà đầu tư có được sự đánh giá đúng thực tế và chính xác về giá trị các khoảnđầu tư của mình Các sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch chứngkhoán niêm yết giá cổ phiếu của các công ty niêm yết hàng ngày, các giaodịch thường xuyên về chứng khoán của các công ty này tạo ra một giá cả thịtrường chuẩn mực Ngoài ra chứng khoán của nhiều công ty lớn (các công ty

Trang 9

đại chúng) chưa được niêm yết tại sở giao dịch hoặc trung tâm giao dịchchứng khoán, giá cả của chúng cũng được công bố thường xuyên trên cácwebside của các công ty chứng khoán, các công ty môi giới OTC hoặc cácbáo tài chính hàng đầu của thị trường.

Công ty chứng khoán còn có một chức năng quan trọng là can thiệp trênthị trường (market maker) góp phần điều tiết giá chứng khoán Theo quy địnhcủa các nước, các công ty chứng khoán bắt buộc phải dành ra một tỷ lệ vốn vàchứng khoán nhất định để mua chứng khoán vào khi giá thị trường xuống thấpvà bán ra khi giá thị trường lên cao Nghiệp vụ này mang tính chất điều tiếtnhằm giúp giá cả của chứng khoán ở mức tương đối ổn định trong một thờigian nhất định và nhà đầu tư có đủ thời gian để phân tích nhận định.

1.1.3.3 Vai trò cung cấp một cơ chế chuyển ra tiền mặt

Các nhà đầu tư luôn muốn có được khả năng chuyển tiền mặt thành chứngkhoán vì chứng khoán có giá và ngược lại trong một môi trường đầu tư ổnđịnh (nghĩa là tính lỏng của chứng khoán càng cao càng tốt, dễ dàng chuyểnchứng khoán thành tiền mặt và ngược lại) Các công ty chứng khoán đảmnhận được chức năng chuyển đổi này thông qua nghiệp vụ môi giới chứngkhoán Chẳng hạn trong hầu hết các thương vụ đầu tư chứng khoán niêm yếtvà OTC ngày nay một nhà đầu tư hàng ngày có thể chuyển đổi tiền mặt thànhchứng khoán và ngược lại.

1.1.3.4 Thực hiện tư vấn đầu tư:

Các công ty chứng khoán có đầy đủ dịch vụ không chỉ thực hiện các mệnhlệnh đầu tư của khách hàng mà còn tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khácnhau thông qua việc nghiên cứu thị trường rồi cung cấp các thông tin đó chocác công ty, các quỹ đầu tư và cho các cá nhân đầu tư.

Ngày nay bộ phận tư vấn đầu tư có vai trò quan trọng trong các công tychứng khoán Trên cơ sở dữ liệu cập nhật của mình bộ phận tư vấn đầu tư vàphòng phân tích của công ty chứng khoán phân tích tình hình doanh nghiệp vàdiễn biến thị trường cung cấp miễn phí hoặc bán các thông tin này cho nhàđầu tư để họ có thể ra quyết định mua bán dễ dàng hơn.

1.1.3.5 Tạo ra các sản phẩm mới:

Trang 10

Nhiều năm gần đây thị trường chứng khoán đã phát triển rất nhanh cả về sốlượng và chủng loại chứng khoán Điều này do một số nguyên nhân trong đócó yếu tố dung lượng thị trường và biến động thị trường này càng lớn, nhậnthức rõ ràng hơn của khách hàng đối với thị trường tài chính thêm vào đó làsự nỗ lực trong việc tiếp thị của các công ty chứng khoán.

Ngoài cổ phiếu và trái phiếu đã được biết đến các công ty chứng khoánthông qua nghiệp vụ đại lý phát hành hoặc bảo lãnh phát hành và môi giới còngiao dịch trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu công ty hoặc trái phiếu chuyểnđổi, chứng quyền, trái quyền, các hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn vàcác sản phẩm lai tạo đa dạng khác phù hợp với thay đổi của thị trường và nềnkinh tế Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ luân chuyển vốn nhanh nhưứng trước tiền bán chứng khoán hoặc nâng số vốn đầu tư qua hình thức repochứng khoán hoặc cầm cố chứng khoán cho khách hàng thông qua việc liênkết với các tổ chức trung gian tài chính khác như ngân hàng thương mại.

1.1.4 Mô hình công ty chứng khoán

Hoạt động công ty chứng khoán rất đa dạng và phức tạp,khác hẳn với vớicác doanh nghiệp sản xuất hay thương mại thông thường vì công ty chứngkhoán là một loại hình định chế tài chính đặc biệt Mô hình tổ chức kinhdoanh của công ty chứng khoán ở mỗi nước đều có những đặc điểm riêng tuỳtheo đặc điểm của hệ thống tài chính và sự cân nhắc lợi hại của những ngườilàm công tác quản lý nhà nước Tuy nhiên có thể khái quát thành hai mô hìnhcơ bản hiện nay là:

1.1.4.1 Mô hình kinh doanh đa năng chứng khoán và tiền tệ

Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủthể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ Mô hình nàychia thành hai loại:

- Loại đa năng một phần: Các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán,kinh doanh bảo hiểm phải thành lập công ty độc lập tách rời

Hiện nay ở Việt Nam các Ngân hàng thương mại quốc doanh thường theomô hình này Họ thành lập các công ty chứng khoán trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên 100% vốn của ngân hàng Điển hình là có Công ty TNHH Chứng

Trang 11

khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam, Công ty TNHH chứng khoán Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Công ty TNHH Chứngkhoán Ngân hàng Đầu tư Việt Nam…

- Loại đa năng hoàn toàn: Các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán,kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ.

Ưu điểm của mô hình này là các ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vựckinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung và có khảnăng chịu đựng các biến động của thị trường chứng khoán Mặt khác, ngânhàng sẽ tận dụng được thế mạnh chuyên môn và vốn để kinh doanh chứngkhoán.

Nhược điểm: không phát triển được thị trường cổ phiếu vì các ngân hàngcó xu hướng bảo thủ và thích hoạt động cho vay hơn là bảo lãnh phát hành cổphiếu, trái phiếu Đồng thời, các ngân hàng cũng rất dễ gây lũng đoạn thịtrường và các biến động trên thị trường chứng khoán, nếu có, sẽ ảnh hưởngmạnh tới hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng do không tách bạch giữahai loại hình kinh doanh này.

Do nhược điểm lớn như vậy trên thế giới hiện nay chỉ có Đức thực hiệntheo mô hình ngân hàng đa năng hoàn toàn, hầu hết các nước còn lại đều thựchiện mô hình ngân hàng đa năng một phần hoặc chuyên doanh hoạt động kinhdoanh ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán.

1.1.4.2 Mô hình chuyên doanh chứng khoán

Theo mô hình này hoạt động chuyên doanh chứng khoán sẽ do các công tyđộc lập chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngânhàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán.

Ưu điểm của mô hình này là:

- Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng

- Tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển.

Mô hình này được áp dụng ở nhiều nước, đáng chú ý là Mỹ, Nhật Bản,Canada, Hàn Quốc…

Trang 12

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các nước này có xu hướng xoá bỏ dầnrào cản ngăn cách giữa hai loại hình kinh doanh (tiền tệ và chứng khoán).Ngày nay, các công ty chứng khoán lớn đã mở rộng kinh doanh cả trong lĩnhvực bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ.

1.1.4.3 Tổ chức của công ty chứng khoán:

Các loại hình tổ chức công ty chứng khoán cơ bản là công ty hợp danh,công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Công ty chứng khoán lại hình Công ty hợp danh

- Là loại hình kinh doanh từ hai chủ sở hữu trở lên

- Thành viên tham gia vào quá trình ra quyết định quản lý được gọi làthành viên hợp danh Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn,tức là phải chịu trách nhiệm với những khoản nợ của công ty hợp danh bằngtoàn bộ tài sản của mình Ngược lại, các thành viên không tham gia điều hànhcông ty gọi là các thành viên góp vốn, họ chỉ chịu trách nhiệm với nhữngkhoản nợ của công ty giới hạn trong số vốn góp của họ.

- Thông thường khả năng huy động vốn của công hợp danh bị giới hạntrong số vốn mà các hội viên có thể đóng góp.

Hiện nay tại Việt Nam không có công ty chứng khoán nào được thành lậptheo kiểu công ty hợp danh Trong Luật Doanh nghiệp có quy định rõ công tychứng khoán được thành lập dưới hai hình thức là công ty trách nhiệm hữuhạn hoặc công ty cổ phần.

Công ty chứng khoán loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn:

- Đây là loại hình công ty đòi hỏi trách nhiệm của những thành viên giớihạn trong số vốn mà họ đã góp Vì thế điều này gây tâm lý nhẹ nhàng cho cácnhà đầu tư

- Mặt khác về phương diện huy động vốn cũng đơn giản và linh hoạt hơnso với công ty hợp danh Đồng thời, vấn đề tuyển đội ngũ quản lý cũng năngđộng hơn không bị bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh.

Trang 13

Vì những lý do đó rất nhiều công ty chứng khoán hiện nay hoạt động dướihình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Tuy nhiên loại hình công ty này cũng có những hạn chế nhất định như sốthành viên góp vốn không thể gia tăng quá lớn (do không thể phát hành cổphiếu) do đó sẽ gặp phải khó khăn khi cần tăng vốn lớn khi các thành viên cótiềm lực tài chính không đủ mạnh.

Ở Việt Nam có rất nhiều các công ty chứng khoán là TNHH một thànhviên với 100% vốn góp từ các ngân hàng thương mại có tiềm lực tài chínhhùng mạnh dồi dào Ngày nay cũng đang có xu thế chuyển dịch dần cổ phầnhóa chuyển thành các công ty chứng khoán cổ phần.

Công ty chứng khoán loại hình Công ty cổ phần

- Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, với các chủ sở hữu là các cổđông.

- Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu hội đồng quản trị Hội đồng quảntrị sẽ định ra các chính sách của công ty và chỉ định giám đốc cùng các chứcdanh quản lý khác để điều hành công ty theo các sách lược kinh doanh đã đềra.

- Giấy chứng nhận cổ phiếu không thể hiện một món nợ của công ty, màthể hiện quyền lợi của người sở hữu nó đối với tài sản công ty.

- Công ty vẫn tồn tại khi quyền sở hữu của công ty bị thay đổi.Các ưu điểm của công ty cổ phần:

- Đây là một loại hình công ty tồn tại liên tục không phụ thuộc vào việcthay đổi cổ đông hoặc cổ đông nghỉ hưu hay qua đời.

- Rủi ro chủ sở hữu công ty phải chịu được hạn chế ở mức nhất định Nếucông ty bị thua lỗ và phá sản, cổ đông chỉ thiệt hại ở mức vốn đã đầu tư vàocông ty.

- Quyền sở hữu được chuyển đổi dễ dàng thông qua việc mua – bán cổphiếu.

Trang 14

- Ngoài ra, đối với công ty chứng khoán, nếu được tổ chức theo hình thứccông ty cổ phần và được niêm yết tại sở giao dịch thì coi như họ được quảngcáo miễn phí.

- Hình thức tổ chức quản lý, chế độ báo cáo và công bố thông tin tốt hơnhai hình thức trên.

Do các ưu điểm nêu trên, ngày nay công ty chứng khoán chủ yếu tồn tạidưới hình thức công ty cổ phần, thậm trí nhiều nước còn quy định công tychứng khoán bắt buộc phải là công ty cổ phần.

Các công ty chứng khoán cũng là một loại hình công ty nhưng do họatđộng nghiệp vụ của nó đặc biệt khác với các công ty sản xuất hay thương mạinói chung nên về mặt tổ chức của chúng cũng có nhiều khác biệt Các công tychứng khoán ở các nước hay trong cùng một nước vẫn được tổ chức khácnhau tùy thuộc vào tính chất công việc của mỗi công ty hay mức độ phát triểncủa thị trường Tuy nhiên, chúng vấn còn có một số đặc trưng cơ bản sau:

- Chuyên môn hóa và phân cấp quản lý

Các công ty chứng khoán chuyên môn hóa ở mức cao trong từng bộ phận,từng phòng ban, từng đơn vị kinh doanh nhỏ.

Do chuyên môn hóa cao độ dẫn đến phân cấp quản lý và làm nảy sinh cóquyền tự quyết.

Một số bộ phận trong công ty chứng khoán nhiều khi không quá phụ thuộclẫn nhau như bộ phận môi giới - bộ phận tự doanh hay bảo lãnh phát hành.

- Nhân tố con người:

Nói chung, trong công ty chứng khoán, quan hệ với khách hàng có tầmquan trọng số một Sản phẩm càng trừu tượng thì con người càng quan trọng.

Khác với các công ty sản xuất, trong công ty chứng khoán,việc thăng tiếncất nhắc lên vị trí cao hơn không quá quan trọng.

Các chức vụ quản lý hay giám đốc công ty chứng khoán còn có thể nhậnđược thù lao ít hơn so với một số nhân viên cấp dưới Ví dụ các chuyên giaphân tích kinh tế, phân tích thị trường…

Trang 15

- Ảnh hưởng của thị trường tài chính:

Thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng có ảnhhưởng lớn tới chuyên môn, sản phẩm dịch vụ và khả năng thu lợi nhuận củacác công ty chứng khoán Thị trường chứng khoán càng phát triển thì càng cókhả năng tạo thêm các công cụ tài chính và đa dạng hóa dịch vụ, qua đó cóthêm các cơ hội thu lợi nhuận Với mức độ phát triển khác nhau của thịtrường, cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán cũng khác nhau để đáp ứngnhững nhu cầu riêng Công ty chứng khoán ở một số nước như Mỹ, Nhật bảncó xu hướng rất phức tạp, trong khi cơ cấu tổ chức công ty chứng khoán ở mộtsố nước mới có thị trường chứng khoán như Đông Âu và Trung Quốc đơngiản hơn nhiều.

- Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán:

Cơ cấu tổ chức công ty chứng khoán phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụchứng khoán mà công ty thực hiện cũng như quy mô họat động kinh doanhchứng khoán của nó Tuy nhiên, chúng đều có những đặc điểm chung là hệthống phòng ban chức năng được chia ra làm hai khối tương ứng với hai khốicông việc mà công ty chứng khoán đảm nhận

Khối I (front office): Do một phó giám đốc trực tiếp phụ trách, thực hiệncác giao dịch mua bán kinh doanh chứng khoán, nói chung là có liên hệ vớikhách hàng Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhucầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu đó.

Trong khối này, ứng với một nghiệp vụ chứng khoán cụ thể, công ty có thểtổ chức một phòng để thực hiện Vì vậy công ty thực hiện bao nhiêu nghiệp vụsẽ có thể có từng ấy phòng và nếu công ty chứng khoán chỉ thực hiện mộtnghiệp vụ, có thể sẽ chỉ có một phòng trực thuộc khối này Riêng phòng thanhtoán và lưu trữ chứng khoán thì mọi công ty chứng khoán phải có và có thể ởkhối I do nó trực tiếp liên hệ với khách hàng Sơ đồ sau:

Trang 16

Tuy vậy, tùy theo từng quy mô nghiệp vụ mà mức độ chú trọng vào cácnghiệp vụ khác nhau mà công ty có lợi thế, công ty chứng khoán có thể kếthợp một số nghiệp vụ vào một phòng (ví dụ phòng nghiên cứu phân tích vớiphòng tư vấn hay bảo lãnh phát hành); hoặc có thể chia nhỏ các phòng rathành nhiều tổ do khâu đoạn phức tạp (như phòng giao dịch có thể tách thànhtổ marketting và tổ thực hiện lệnh).

Khối II (back office): cũng do một phó giám đốc phụ trách thực hiện cáccông việc yểm trợ cho khối I.

Nói chung, bất kỳ một nghiệp vụ nào ở khối I cũng cần có sự trợ giúp củacác phòng ban thuộc khối II Sơ đồ

Ngoài sự phân biệt rõ ràng hai khối như vậy, công ty chứng khoán còn cóthể có thêm một số phòng ban khác như phòng cấp vốn, phòng tín dụng… nếucông ty này được thực hiện các nghiệp vụ mang tính chất ngân hàng.

Phó giám đốc điều hành khối 1

Phòng Môi giới

Phòng Tự doanh(kinh doanh)

Phòng Bảo lãnh phát hành

Phòng tư vấn đầu tư

Phòng Quản lý quỹ đầu tư

Phòng tư vấn tài chính công ty

Phòng thanh toán và lưu giữ chứng khoán

Phòng quản lý thu nhập chứng khoán

Phòng ủy quyền

Phòng cho vay chứng khoán

Phó giám đốc điều hành khối 2

Phòng hành chính và tổ chức

Phòng thông tin và phân tích chứng khoán

Phòng ngân quỹ

Phòng Kế toán

Phòng ký quỹ (quản lý tài sản vay mua)

Phòng hoạch toán tín dụng

Phòng Kế hoạch kinh doanh

Phòng phát triển sản phẩm mới

Phòng tin học – công nghệ thông tin

Phòng pháp chếPhòng

nghiên cứu và phát triển

Trang 17

Đối với các công ty chứng khoán lớn, còn có thêm chi nhánh văn phòng ởcác địa phương hoặc các nước khác nhau hoặc có thêm phòng quan hệ quốctế.

Để thuận tiện cho việc quan hệ khách hàng, mạng lưới chi nhánh của mộtcông ty chứng khoán thường gồm văn phòng trung tâm và các chi nhánh hoặcvăn phòng đại diện tại các địa phương, khu cần thiết Cũng có thể công tychứng khoán ủy thác cho một ngân hàng thương mại ở địa phương hướng dẫnvà nhận các lệnh đặt hàng mua bán chứng khoán của khách hàng.

Mạng lưới tổ chức một công ty chứng khoán

1.2 CÁC NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Ngày nay các công ty chứng khoán phát triển rất nhiều các sản phẩm dịchvụ phù hợp với sự phát triển của thị trường và nền kinh tế Tựu chung lại cácsản phẩm dịch vụ này đều được phát triển từ các nghiệp vụ cơ bản của công tychứng khoán đó là:

- Nghiệp vụ môi giới chứng khoán.- Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.

Nhà đầu tư

Quỹ đầu tư

Quỹ bảo hiểm

Quỹ xã hội

Doanh nghiệp

Chính phủ và chính quyền địa phương

Chi nhánh cty chứng khoán

Phòng giao dịch

Văn phòng đại diện ctychứng khoán

Công ty chứng khoán

Tổng hợp lệnh đặt hàng

Môi giới sàn giao dịch

Trang 18

- Nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp.- Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.- Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán.

1.2.1 Khái niệm, chức năng và những nét đặc trưng các nghiệp vụ chủyếu của công ty chứng khoán:

1.2.1.1 Nghiệp vụ môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứngkhoán cho khách hàng để hưởng phí Theo đó, CTCK đại diện cho khách hàngtiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hoặc thị trườngOTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch củamình.

Thông qua hoạt động môi giới, CTCK sẽ chuyển đến khách hàng sảnphẩm, dịch vụ tư vấn đầu tư và kết nối giữa nhà đầu tư bán chứng khoán vớinhà đầu tư mua chứng khoán và trong những trường hợp nhất định, hoạt độngmôi giới sẽ trở thành người bạn, người chia sẻ những lo âu, căng thẳng và đưara những lời động viên kịp thời cho nhà đầu tư giúp nhà đầu tư có nhữngquyết định tỉnh táo.

Xuất phát từ yêu cầu trên, nghề môi giới đòi hỏi phải có những phẩm chấtđạo đức, kỹ năng mẫn cán trong công việc và với thái độ công tâm, cung cấpcho khách hàng những dịch vụ tốt nhất Người hành nghề kinh doanh chứngkhoán không được xúi giục khách hàng mua, bán chứng khoán để kiếm phíhoa hồng, mà nên đưa ra những lời khuyên hợp lý để hạn chế đến mức thấpnhất về thiệt hại cho khách hàng.

* Tư vấn đầu tư chứng khoán

Cũng như các loại hình tư vấn khác, tư vấn chứng khoán là việc Công tychứng khoán thông qua hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phântích các tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác có liênquan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính có khách hàng.

Hoạt động tư vấn chứng khoán được phân loại theo các tiêu chí sau:

Trang 19

- Theo hình thức của hoạt động tư vấn: bao gồm tư vấn trực tiếp (gặp gỡ

khách hàng trực tiếp hoặc thông qua thư từ, điện thoại) và tư vấn gián tiếp(thông qua các ấn phẩm, sách báo) để tư vấn cho khách hàng.

- Theo mức độ uỷ quyền của tư vấn: bao gồm tư vấn gợi ý (gợi ý cho khách

hàng về phương cách đầu tư hợp lý, quyết định đầu tư là của khách hàng) vàtư vấn uỷ quyền (vừa tư vấn vừa quyết định theo sự phân cấp, uỷ quyền thựchiện của khách hàng).

Nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn:

Hoạt động tư vấn là việc người tư vấn sử dụng kiến thức, để kinh doanhnhằm đem lại lợi nhuận (hiệu quả) cho khách hàng Nhà tư vấn đòi hỏi hết sứcthận trọng trong việc đưa ra các lời khuyên đối với khách hàng, vì với lờikhuyên đó khách hàng có thể thu về lợi nhuận lớn hoặc thua lỗ, thậm chí phásản, còn người tư vấn thu về cho mình khuản thu phí về dịch vụ tư vấn (bất kểtư vấn đó thành công hay không) Hoạt động tư vấn đòi hỏi phải tuân thủ mộtsố nguyên tắc cơ bản sau:

- Không đảm bảo chắc chắn về giá trị CK: giá trị CK không phải là một số

cố định, nó luôn thay đổi theo các yếu tố kinh tế, tâm lý và diễn biến thực tiễncủa thị trường.

- Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình dựa trên cơ

sở phân tích các yếu tố lý thuyết và những diễn biến trong quá khứ, có thể làkhông hoàn toàn chính xác và khách hàng là người quyết định cuối cùng trongviệc sử dụng các thông tin từ nhà tư vấn để đầu tư, nhà tư vấn sẽ không chịutrách nhiệm về những thiệt hại kinh tế do lời khuyên đưa ra.

- Không được dụ dỗ, mời chào khách hàng mua hay bán một loại CK nào

đó, những lời tư vấn phải được xuất phát từ những cơ sở khách quan là quátrình phân tích, tổng hợp một cách khoa học, logic các vấn đề nghiên cứu.

1.2.1.2 Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

Tự doanh là việc CTCK tự tiến hành các giao dịch mua bán chứng khoáncho chính mình Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiệnthông qua cơ chế giao dịch trên SGDCK hoặc thị trường OTC Tại một số thị

Trang 20

trường vận hành theo cơ chế khớp giá hoạt động tự doanh của CTCK đượcthực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường Lúc này CTCK đóng vai tròquan trọng là một nhà tạo lập thị trường nắm giữ một số lượng chứng khoánnhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán chứng khoán vớicác khách hàng để hưởng chênh lệch giá.

Mục đích của hoạt động nghiệp vụ tự doanh là nhằm thu lợi nhuận chochính công ty thông qua hành vi mua bán chứng khoán với khách hàng.Nghiệp vụ này hoạt động song song với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnhgiao dịch cho khách hàng, đồng thời cũng phục vụ cho chính mình, vì vậytrong quá trình hoạt động có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa thực hiện giaodịch cho khách hàng và cho bản thân công ty Do đó, luật pháp của các nướcđều yêu cầu tách biệt rõ ràng giữa các nghiệp vụ môi giới và tự doanh, CTCKphải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của mình.Thậm chí ở một số nước còn quy định có hai loại hình CTCK là công ty môigiới chứng khoán chỉ làm chức năng môi giới và công ty chứng khoán có chứcnăng tự doanh.

Khác với nghiệp vụ môi giới, CTCK chỉ làm trung gian thực hiện lệnh chokhách hàng để hưởng hoa hồng, trong hoạt động tự doanh công ty chứngkhoán kinh doanh bằng chính nguồn vốn của công ty Vì vậy CTCK đòi hỏiphải có nguồn vốn rất lớn và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, khảnăng phân tích và đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý, đặc biệt trongtrường hợp đóng vai trò là các nhà tạo lập thị trường.

Yêu cầu đối với Công ty chứng khoán :

- Cần phải tách biệt quản lý giữa nghiệp vụ môi giới để đảm bảo tính minhbạch rõ ràng trong hoạt động, sự tách bạch này bao gồm tách bạch về yếu tốcon người, quy trình nghiệp vụ, vốn tài sản của khách hàng và tài sản củacông ty.

- Ưu tiên khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh, có nghĩa là lệnhgiao dịch của khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty.Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng cho khách hàng trong quá trình giaodịch chứng khoán Do có tính đặc thù về khả năng tiếp cận thông tin và chủ

Trang 21

động trên thị trường nên các CTCK có thể sẽ dự đoán được diễn biến của thịtrường và sẽ mua hoặc bán tranh của khách hàng nếu không có nguyên tắctrên.

- Góp phần bình ổn thị trường, Các CTCK hoạt động tự doanh nhằm mụcđích ổn định giá cả thị trường Trong trường hợp này, hoạt động tự doanhđược tiến hành bắt buộc theo luật định Luật các nước đều quy định cácCTCK phải dành một tỷ lệ phần trăm nhất định các giao dịch của mình chohoạt động bình ổn thị trường Theo đó các CTCK có nghĩa vụ mua vào khi giáchứng khoán bị giảm và bán ra khi giá chứng khoán lên nhằm mục đích giữgiá chứng khoán ổn định.

- Hoạt động tạo lập thị trường, Khi được phát hành, các chứng khoán mớichưa có thị trường giao dịch Để tạo thị trường cho các chứng khoán này cácCTCK thực hiện tự doanh thông qua mua và bán chứng khoán, tạo tính thanhkhoản trên thị trường cấp hai Trên những thị trường chứng khoán phát triển,các nhà tạo lập thị trường sử dụng nghiệp vụ mua bán chứng khoán trên thịtrường OTC để tạo thị trường Theo đó họ liên tục có những báo giá để muahoặc bán chứng khoán với các nhà kinh doanh chứng khoán khác Như vậy họsẽ duy trì một thị trường liên tục đối với chứng khoán mà họ kinh doanh.

Các hình thức giao dịch trong hoạt động tự doanh.

Giao dịch gián tiếp: CTCK đặt các lệnh mua và bán chứng khoán trên

SGDCK, lệnh của họ có thể được thực hiện với bất kỳ khách hàng nào khôngđược xác định trước.

Giao dịch trực tiếp: Là giao dịch tay đôi giữa hai công ty chứng khoán hay

giữa CTCK với một khách hàng thông qua thương lượng Đối tượng của cácgiao dịch trực tiếp là các loại chứng khoán đăng ký giao dịch ở thị trườngOTC.

1.2.1.3 Nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành

Để thực hiện thành công các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng, đòihỏi tổ chức phát hành phải cần đến các công ty chứng khoán tư vấn cho đợtphát hành và thực hiện bảo lãnh, phân phối chứng khoán ra công chúng Đâychính là nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán và là

Trang 22

nghiệp vụ chiếm tỷ lệ doanh thu khá cao trong tổng doanh thu của công tychứng khoán.

Như vậy, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là việc công ty chứng khoán cóchức năng bảo lãnh (sau đây gọi tắt là tổ chức bảo lãnh - TCBL) giúp tổ chứcphát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việcphân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầusau khi phát hành Trên thị trường chứng khoán, tổ chức bảo lãnh phát hànhkhông chỉ có công ty chứng khoán mà còn bao gồm các định chế tài chínhkhác như ngân hàng đầu tư, nhưng thông thường việc công ty chứng khoánnhận bảo lãnh phát hành thường kiêm luôn việc phân phối chứng khoán, còncác ngân hàng đầu tư thường đứng ra nhận bảo lãnh phát hành (hoặc thành lậptổ hợp bảo lãnh phát hành) sau đó chuyển phân phối chứng khoán cho cáccông ty chứng khoán tự doanh hoặc các thành viên khác.

Khi một tổ chức muốn phát hành Chứng khoán, tổ chức đó gửi yêu cầu bảolãnh phát hành đến Công ty chứng khoán Công ty chứng khoán có thể sẽ kýmột hợp đồng tư vấn quản lý để tư vấn cho tổ chức phát hành về loại chứngkhoán cần phát hành, số lượng chứng khoán cần phát hành, định giá chứngkhoán và phương thức phân phối chứng khoán đến các nhà đầu tư thích hợp.Để được phép bảo lãnh phát hành, Công ty chứng khoán phải đệ trình mộtphương án bán và cam kết bảo lãnh lên Uỷ ban Chứng khoán Khi các nộidung cơ bản của phương án phát hành được Uỷ ban Chứng khoán thông qua.Công ty chứng khoán có thể trực tiếp ký hợp đồng bảo lãnh hoặc thành lậpnghiệp đoàn bảo lãnh để ký hợp đồng giữa nghiệp đoàn và tổ chức phát hành.

Khi Uỷ ban Chứng khoán cho phép phát hành Chứng khoán và đến thờihạn giấy phép phát hành có hiệu lực, Công ty chứng khoán (hoặc nghiệp đoànbảo lãnh) thực hiện phân phối chứng khoán Các hình thức phân phối Chứngkhoán chủ yếu là:

- Bán riêng cho các tổ chức đầu tư tập thể, các quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm,quỹ hưu trí.

- Bán trực tiếp cho các cổ đông hiện thời hay những nhà đầu tư có quan hệvới tổ chức phát hành.

Trang 23

- Bán rộng rãi ra công chúng.

Đến đúng ngày theo hợp đồng, công ty bảo lãnh phát hành phải giao tiềnbán Chứng khoán cho tổ chức phát hành Số tiền phải thanh toán là giá trịchứng khoán phát hành trừ đi chi phí bảo lãnh.

1.2.1.4 Nghiệp vụ Tư vấn tài chính Doanh nghiệp

Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp để đề xuấtcác giải pháp tối ưu làm lành mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp.

Tiết kiệm thời gian thực hiện.Chi phí cổ phần hóa hợp lý.

Trang 24

Hỗ trợ doanh nghiệp các thực hiện các thủ tục để niêm yết cổ phiếu tạiSở giao dịch và Trung tâm giao dịch.

Tiện ích:

Nâng cao vị thế của doanh nghiệp.

Tạo tính thanh khoản cho cổ phiểu của công ty.

Tư vấn chuyển đổi mô hình hoạt động của doanh nghiệp:

Cung cấp dịch vụ tư vấn chuyển đổi mô hình hoạt động doanh nghiệpbao gồm xây dựng lộ trình chuyển đổi, thực hiện các tác nghiệp liên quanđến thủ tục chuyển đổi theo quy định của Pháp luật.

Tư vấn chia tách, sáp nhập doanh nghiệp:

Cung cấp dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sápnhập, mua bán doanh nghiệp Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm vàchuyên nghiệp, chúng tôi sẽ cùng với các doanh nghiệp hoàn thiện việc muabán và sáp nhập một cách thành công, hiệu quả và nhanh chóng

Tư vấn tìm kiếm đối tác chiến lược và đàm phán ký kết hợp đồng:

Tìm kiếm và lựa chọn các đối tác phù hợp với nhu cầu và định hướngphát triển của khách hàng Hỗ trợ khách hàng đàm phán các điều kiện, điềukhoản của hợp đồng nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất trong công việc

Tư vấn đầu tư tài chính:

Cung cấp thông tin và các phân tích mang tính chuyên nghiệp các cổphiếu niêm yết, các cổ phiểu OTC, các lĩnh vực ngành nghề… là cơ sở đểkhách hàng lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu.

Tiện ích:

Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.

Tiết kiệm thời gian và chi phí nghiên cứu.

Tư vấn thẩm định dự án:

Trang 25

Đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư gồm các vấn đề về pháp lý, nguồnnhân lực, nguồn vốn, cơ cấu vốn, vận hành hoạt động, phân tích hiệu quả tàichính… và tiến tới thu xếp vốn cho hoạt động đầu tư của dự án.

Tiện ích:

Đánh giá cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.

Có quyết định đúng đắn nhất với dự án của mình.

Cơ hội tìm kiếm được nguồn vốn đầu tư với chi phí thấp.

Tư vấn khác:

Các dịch vụ tư vấn khác liên quan đến phạm vi hoạt động của công ty.

1.2.1.5 Nghiệp vụ Lưu ký chứng khoán

Lưu ký CK là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng thôngqua các tài khoản lưu ký CK Đây là quy định bắt buộc trong giao dịch CK,bởi vì giao dịch CK trên thị trường tập trung là hình thức giao dịch ghi sổ,khách hàng phải mở tài khoản lưu ký CK tại các công ty chứng khoán hoặc kýgửi các chứng khoán Khi thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán cho kháchhàng, công ty chứng khoán sẽ nhận được các khoản phí lưu ký chứng khoán,phí gửi, phí rút và phí chuyển nhượng chứng khoán.

Quản lý thu nhập của khách hàng

Xuất phát từ việc lưu ký chứng khoán cho khách hàng, công ty chứngkhoán sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làmdịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản củakhách hàng.

Hoạt động tín dụng

Đối với các thị trường chứng khoán phát triển, bên cạnh nghiệp vụ môi giớichứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, công ty chứng khoán còntriển khai hoạt động cho vay chứng khoán để khách hàng thực hiện giao dịchbán khống hoặc cho khách hàng vay tiền để khách hàng thực hiện nghiệp vụmua ký quỹ.

Trang 26

Cho vay ký quỹ là hình thức cấp tín dụng của công ty chứng khoán chokhách hàng của mình để họ mua chứng khoán và sử dụng các chứng khoán đólàm vật thế chấp cho khoản vay đó Khách hàng chỉ cần ký quỹ một phần, sốcòn lại sẽ do công ty chứng khoán ứng trước tiền thanh toán Đến kỳ hạn thỏathuận, khách hàng phải hoàn trả đủ số vốn gốc vay cùng với lãi cho công tychứng khoán Trường hợp khách hàng không trả được nợ, thì công ty sẽ phátmãi số chứng khoán đã mua để thu hồi nợ.

Hoạt động quản lý quỹ

Ở một số thị trường chứng khoán, pháp luật chứng khoán về thị trườngchứng khoán còn cho phép công ty chứng khoán được thực hiện nghiệp vụquản lý quỹ đầu tư Theo đó công ty chứng khoán cử đại diện của mình đểquản lý quỹ và sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư vào chứngkhoán Công ty chứng khoán được thu phí dịch vụ quản lý quỹ đầu tư.

1.3.1 Quan niệm phát triển các nghiệp vụ kinh doanh tại công ty chứngkhoán

Trên quan điểm phát triển, phát triển kinh doanh trong công ty chứngkhoán cũng đi vào hai hướng chính là phát triển chiều rộng và chiều sâu củacác nghiệp vụ kinh doanh chính đó là Môi giới, đầu tư, tư vấn, bảo lãnh pháthành.

Phát triển chiều rộng là triển khai các nghiệp vụ kinh doanh mới đem lạinguồn thu riêng biệt (doanh số mới) cho công ty chứng khoán.

Phát triển chiều sâu là hoàn thiện các nghiệp vụ kinh doanh đã có, triểnkhai thêm các dịch vụ mới có thể gia tăng doanh số cho nghiệp vụ kinh doanh.Công ty chứng khoán là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực tài chính trong đó có khá nhiều sản phẩm kinh doanh mang tính chất dịchvụ vì thế một trong những quan niệm phát triển kinh doanh có xu hướng tìmkiếm những ý tưởng mới, sản phẩm dịch vụ mới chuyên nghiệp hơn, thay thếhoặc bổ trợ tốt hơn cho sản phẩm cũ.

Trang 27

Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư - tự doanh là một nghiệp vụ khá đặc biệt vàkhông mang tính dịch vụ duy nhất trong công ty chứng khoán Một công tychứng khoán phát triển tốt được nghiệp vụ đầu tư là tạo dựng được một danh

mục đầu tư hiệu quả có thể sinh ra đột phá cho doanh nghiệp trong tương lai

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển các nghiệp vụ kinh doanh củacông ty chứng khoán

Các công ty chứng khoán phát triển rất nhiều các sản phẩm dịch vụ Cácsản phẩm dịch vụ này đều được phát triển từ các nghiệp vụ cơ bản của công tychứng khoán đó là:

- Nghiệp vụ môi giới chứng khoán.- Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

- Nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp.- Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.

1.3.2.1 Chỉ tiêu phát triển số lượng dịch vụ trong các nghiệp vụ kinhdoanh

1.3.2.1.1 Chỉ tiêu phát triển số lượng dịch vụ trong Nghiệp vụ môi giới

1/ Giao dịch tại sàn: Công ty chứng khoán làm trung gian giúp kháchhàng mua – bán các loại chứng khoán đang niêm yết ở trung tâm giao dịch

Đây là dịch vụ cơ bản của nghiệp vụ môi giới chứng khoán.

2/ Giao dịch từ xa: Có 3 loại hình giao dịch từ xa chính đó là:+ Giao dịch và tra cứu dịch vụ qua Internet

+ Giao dịch và tra cứu dịch vụ qua điện thoại.

+ Giao dịch và tra cứu thông tin qua tin nhắn SMS…

3/ Đại lý đấu giá cấp 2: Công ty chứng khoán làm đại lý đấu giá cấp 2cho trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch Chứng khoánThành phố Hồ Chí Minh.

Trang 28

4/ Tổ chức đấu giá: Công ty chứng khoán tổ chức đấu giá cho Doanhnghiệp cổ phần hóa, bán bớt phần vốn nhà nước hoặc đấu giá phát hành ra bênngoài…

5/ Cầm cố cổ phiếu: Công ty chứng khoán kết hợp với tổ chức trunggian tài chính thực hiện cầm cố các cổ phiếu niêm yết của khách hàng.

6/ REPO cổ phiếu: Công ty chứng khoán mua các chứng khoán chưaniêm yết với cam kết sẽ bán lại chứng khoán đó cho khách hàng trong tươnglai Giá mua và giá bán lại đã được xác định trong hợp đồng tại thời điểm mua– bán lần đầu.

7/ Ứng trước tiền bán chứng khoán: Công ty chứng khoán kết hợp vớimột tổ chức trung gian tài chính thực hiện dịch vụ ứng tiền trước cho các giaodịch bán chứng khoán niêm yết của khách hàng.

8/ Hoạt động môi giới OTC: Công ty chứng khoán làm trung gian giaodịch và chuyển nhượng cổ phiếu cho người mua và người bán hưởng phí giaodịch và phí tư vấn đầu tư, phí tư vấn giao dịch.

9/ Hỗ trợ mua cổ phần: có 2 loại hình hỗ trợ mua cổ phần

+ Hỗ trợ mua cổ phần: Công ty chứng khoán kết hợp với tổ chức trunggian tài chính hỗ trợ một khoản tiền trong tổng giá trị mua cổ phần chưa niêmyết cho khách hàng.

+ Hỗ trợ đấu giá mua cổ phần: Công ty chứng khoán kết hợp với tổchức trung gian tài chính hỗ trợ một khoản vốn theo một tỷ lệ trong tổng giátrị cổ phần mà khách hàng đấu giá thành công.

10/ Ủy thác đấu giá: Công ty chứng khoán nhận ủy thác đấu giá củakhách hàng, thực hiện đấu giá và phân phối lại cổ phiếu cho khách hàng theotỷ lệ đấu giá thành công.

11/ Dịch vụ tư vấn đầu tư: Công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ tưvấn đầu tư cho khách hàng trợ giúp cho khách hàng đầu tư có hiệu quả nhất.

12/ Chăm sóc khách hàng: Hoạt động của Công ty Chứng khoán hướngtới chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tối ưu

Trang 29

1.3.2.1.2 Chỉ tiêu phát triển số lượng Nghiệp vụ Tư vấn tài chính Doanhnghiệp:

1/ Tư vấn tài chính doanh nghiệp : Phân tích, đánh giá thực trạng tìnhhình tài chính doanh nghiệp để đề xuất các giải pháp tối ưu làm lành mạnh vànâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

2/ Tư vấn cổ phần hóa: Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện quá

trình cổ phần hóa.

Bao gồm : Xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án cổ phần hóa,đấu giá phát hành lần đầu ra bên ngoài.

3/Tư vấn phát hành: Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phương án phát

hành, thực hiện các thủ tục phát hành cổ phiếu, trái phiếu theo quy định củapháp luật.

4/Tư vấn niêm yết: Hỗ trợ doanh nghiệp các thực hiện các thủ tục để

niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch và Trung tâm giao dịch.

5/ Tư vấn chuyển đổi mô hình hoạt động của doanh nghiệp: Cung cấpdịch vụ tư vấn chuyển đổi mô hình hoạt động doanh nghiệp bao gồm xâydựng lộ trình chuyển đổi, thực hiện các tác nghiệp liên quan đến thủ tụcchuyển đổi theo quy định của Pháp luật.

6/ Tư vấn chia tách, sáp nhập doanh nghiệp: Cung cấp dịch vụ tư vấn

cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sáp nhập, mua bán doanh nghiệp.Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, chúng tôi sẽcùng với các doanh nghiệp hoàn thiện việc mua bán và sáp nhập một cáchthành công, hiệu quả và nhanh chóng

7/ Tư vấn tìm kiếm đối tác chiến lược và đàm phán ký kết hợp đồng:Tìm kiếm và lựa chọn các đối tác phù hợp với nhu cầu và định hướng pháttriển của khách hàng Hỗ trợ khách hàng đàm phán các điều kiện, điều khoảncủa hợp đồng nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất trong công việc

8/ Tư vấn đầu tư tài chính: Cung cấp thông tin và các phân tích mang

tính chuyên nghiệp các cổ phiếu niêm yết, các cổ phiểu OTC, các lĩnh vựcngành nghề… là cơ sở để Doanh nghiệp lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu.

Trang 30

9/ Tư vấn thẩm định dự án: Đánh giá tính khả thi của dự án đầu tưgồm các vấn đề về pháp lý, nguồn nhân lực, nguồn vốn, cơ cấu vốn, vậnhành hoạt động, phân tích hiệu quả tài chính… và tiến tới thu xếp vốn chohoạt động đầu tư của dự án.

1.3.2.1.3 Chỉ tiêu phát triển số lượng nghiệp vụ Tự doanh:

Bộ phận Tự doanh là nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn của công ty tựkinh doanh trên thị trường Bộ phận tự doanh có các mảng nghiệp vụ chínhlà Tự doanh cổ phiếu niêm yết, kinh doanh Trái phiếu và Đầu tư cổ phiếu,trái phiếu ở thị trường bên ngoài…

1/ Tự doanh cổ phiếu niêm yết: Sử dụng nguồn vốn của công ty kinhdoanh cổ phiếu niêm yết.

2/ Đầu tư cổ phiếu: Bộ phận đầu tư cổ phiếu OTC và thực hiện đấugiá bằng nguồn vốn của công ty.

3/ Đầu tư chiến lược: Bộ phận nghiên cứu, thẩm định doanh nghiệp,đàm phán đầu tư tài chính chiến lược vào các doanh nghiệp trong nền kinh tếquốc dân.

4/ Bộ phận đầu tư trái phiếu và quản lý nguồn vốn: Lập kế hoạchnguồn vốn, nghiên cứu tự doanh trái phiếu niêm yết và chưa niêm yết.

Có rất nhiều phương án để tạo ra một danh mục đầu tư khoa học songđối với bộ phận này chỉ có một tiêu chí đánh giá đúng đắn nhất cho sự pháttriển đó là hiệu quả kinh doanh và đánh giá chất lượng danh mục đầu tư hiệntại.

1.3.2.1.4 Chỉ tiêu phát triển số lượng nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành:

1/ Bảo lãnh phát hành cổ phiếu: Nghiên cứu, đàm phán đưa ra mứcgiá bảo lãnh phát hành cổ phiếu cho các doanh nghiệp thực hiện IPO huyđộng vốn mở rộng doanh nghiệp.

2/ Bảo lãnh phát hành trái phiếu: Nghiên cứu, đàm phán đưa ra mứcgiá bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Chính Phủ, các tập đoàn, tổng công tyvà các doanh nghiệp phát hành trái phiếu huy động vốn.

Trang 31

1.3.2.2 Chỉ tiêu hiệu quả

1.3.2.2.1 Chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động môi giới

Quan điểm về hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ môi giới chứng khoán,người ta thường căn cứ vào kết quả mà nó đem lại Đối với công ty chứng khoánhiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán được thể hiện thông qua các tiêu chísau:

- Số lượng tài khoản khách hàng mở để giao dịch và tỷ trọng của nó sovới toàn bộ thị trường mà công ty đang hoạt động

- Thị phần giao dịch, Doanh thu giao dịch mà các nhân viên môi giới củacông ty làm nên

- Doanh thu môi giới

- Khả năng cắt giảm chi phí cho nghiệp vụ, đem lại lợi nhuận cao hơncho công ty

Đối với nhà đầu tư thì hiệu quả của nghiệp vụ môi giới được thể hiệnthông qua các các dịch vụ tiện ích mà khách hàng được hưởng tại khi sử dụngdịch vụ tại công ty chứng khoán như:

- Quy trình nghiệp vụ được hướng dẫn kỹ lưỡng đối với từng khách hàngtại công ty chứng khoán

- Việc giao dịch được an toàn, thuận lợi và ít nhầm lẫn- Khách hàng được tiếp đón chu đáo, nhiệt tình

- Khách hàng được nhận thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, nhanh tróng,chính xác và chân thực đảm bảo quyết định đầu tư được giảm thiểu rủi ro

- Chi phí hợp lý, linh hoạt cho từng trường hợp giao dịch, đầu tư đặc biệt- Và cuối cùng khách hàng phải đạt được một mục đích nhất định.

1.3.2.2.2 Chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động tư vấn

Đây là một dịch vụ quan trọng của công ty chứng khoán cung cấp chokhách hàng Các dịch vụ tư vấn bao gồm: tư vấn cho tổ chức phát hành về táicơ cấu tài chính, chia tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp và tư vấn cho

Trang 32

doanh nghiệp trong việc phát hành thêm và niêm yết Ngoài ra, công ty sẽ tưvấn đầu tư trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán.

- Số lượng các doanh nghiệp mà công ty tư vấn tài chính thể hiện hiệuquả của hoạt động tư vấn Trong việc tư vấn cơ cấu tài chính, chia tách, sátnhập, hợp nhất doanh nghiêp, tư vấn cho doanh nghiệp trong việc phát hànhthêm và niêm yết Ngoài ra, đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ chuyên môncao giúp cho doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn.

- Doanh thu và lợi nhuận của hoạt động tư vấn là một trong những chỉ tiêu định tính để xác định hiệu quả của hoạt động tư vấn.

- Hiệu quả hoạt động đầu tư chứng khoán tổ chức và cá nhân mà công ty tư vấn Trong đó có quan tâm đến sự nhanh nhậy và chính xác của thông tin và tính chính xác tương đối của các dự báo.

1.3.2.2.3 Chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động tự doanh

Điều cơ bản của mọi vấn đề đầu tư đều nhấn mạnh đến những yếu tố vềlợi tức cổ phần nhận được và những biến động về giá cổ phiếu là lợi nhuậnkiếm được (hoặc mong đợi) của các công ty có hoạt động tự doanh chứngkhoán và việc tăng của cải của công ty nảy sinh ngoài những lợi nhuận này.Tuy nhiên, là một công ty chứng khoán thì cần quan tâm đến mặt xã hội trongviệc điều tiết và góp phần ổn định thị trường thì một chỉ tiêu quan trọng lànâng cao vị thế của công ty cũng như điều tiết thị trường Khi hoạt động tựdoanh chứng khoán của công ty chứng khoán phát triển mạnh đây cũng làđiều kiện để công ty có thể điều tiết giá thị trường.

1.3.2.2.3 Chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động bảo lãnh phát hành

Công ty thực hiện Bảo lãnh phát hành giúp tổ chức phát hành thực hiệncác thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộchứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán cònlại chưa được phân phối hết

Ở đây các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo lãnh bao gồm:

Trang 33

- Số lượng các Danh nghiệp xin bảo lãnh mà công ty đã thực hiện: Sốlượng khách hàng ở đây thể thiện quy mô cũng như mức độ phát triển và thịphần của công ty khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành.

- Giá trị của các hợp đồng bảo lãnh: Đây là số tiền mà tổ chức phát hànhdự kiến sẽ huy động ra ngoài công chúng Đối với những doanh nghiệp lớnnhư Vinamilk hay REE thì không phải công ty chứng khoán nào cũng có đủtiềm lực tài chính để thực hiện việc bảo lãnh cho họ.

- Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động bảo lãnh: Việc bảo lãnh sẽ đem lạicho công ty một khoản tiền phí dịch vụ và đây là một trong những nguồn thuchính của công ty chứng khoán.

- Giá trị tăng lên của hoạt động tự doanh nhờ hoạt động bảo lãnh đem lại:Đối với hoạt động bảo lãnh thì doanh nghiệp đòi hỏi phải có nghiệp vụ tựdoanh để mua lại toàn bộ (nếu là bảo lãnh cam kết chắc chắn) hoặc mua lạiphần không bán hết ra công chúng Tuy nhiên đây cũng chính là yếu tố tănglợi nhuận cho doanh nghiệp nâng cao thương hiệu và uy tín.

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁCNGHIỆP VỤ KINH DOANH CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.4.1 Sự phát triển và thực trạng của nền kinh tế

Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính quốc giahay nó là một bộ phận của nền kinh tế Vì vậy sự phát triển của nền kinh tế cóảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán.Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế là cơ sở cho sự phát triển của một quốc gia,là điều kiện tiền đề để phát triển các công ty chứng khoán Sự ổn định và tăngtrưởng kinh tế sẽ tạo ra nhiều việc làm mới, giảm số lao động thất nghiệp,tăng thu nhập cho dân cư và nâng cao mức sống cho người dân Do thu nhậptăng lên, nhu cầu tiêu dùng và các khoản tiết kiệm ở khu vực cá nhân cũngtăng lên tương ứng, từ đó làm tăng nhu cầu đầu tư từ phía công chúng vàkhuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất và đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của xã hội.

Sự ổn định và phát triển kinh tế bền vững làm giảm thiểu các rủi ro vàtăng hiệu quả của hoạt động đầu tư, điều này làm tăng tính hấp dẫn cho thị

Trang 34

trường trong nước và thu hút đầu tư nước Ngoài Mặt khác nhu cầu đầu tư ranước Ngoài của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong nước cũng tăng theo.Đây là tiền đề cho sự phát triển các hoạt động của công ty chứng khoán, mởrộng hoạt động kinh doanh trên cơ sở hoàn thiện, phát triển các nghiệp vụkinh doanh chứng khoán

1.4.2 Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là môi trường hoạt động của các công ty chứngkhoán Sự phát triển của thị trường chứng khoán có ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc tạo cơ hội cho các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Sựphát triển của thị trường chứng khoán ở đây là sự phát triển về cung cầuchứng khoán, các thành viên tham gia thị trường chứng khoán và các hoạtđộng khác.

Thị trường tài chính phát triển ở trình độ cao là tiền đề để các hoạt độngchứng khoán có thể đảm nhận tốt các chức năng cung cấp sản phẩm, dịch vụtài chính Ở các thị trường chứng khoán phát triển, các chứng khoán có chấtlượng tốt, tính thanh khoản cao, đa dạng về chủng loại và lớn về số lượng; cáccông cụ phái sinh được thực hiện nhằm cung cấp các công cụ phòng vệ hữuhiệu cho nhà đầu tư.

Thị trường càng phát triển, số lượng các nhà đầu tư, các tổ chức pháthành càng lớn sẽ tạo điều kiện phát triển các nghiệp vụ của công ty chứngkhoán Hơn nữa với sự phát triển của hệ thống kiểm toán kế toán, hệ thốngcông bố thông tin, hệ thống đăng ký, hệ thống bảo quản định kỳ góp phần tạonên sự tin cậy của thị trường chứng khoán; cung cấp các thông tin cần thiết vàtin cậy, giải quyết vấn đề thông tin không cân xứng lựa chọn đối nghịch và rủiro đạo đức Một khối lượng thông tin nghiên cứu khổng lồ từ bộ phận nghiêncứu của công ty được các người hành nghề kinh doanh chứng khoán sử dụngđể cung cấp cho khách hàng của mình trong những trường hợp cụ thể.

1.4.3 Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của công tychứng khoán Một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ và đồng bộ sẽ tạo điềukiện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường, trong đó

Trang 35

phải nói đến các công ty chứng khoán và người hành nghề kinh doanh chứngkhoán Một hệ thống pháp luật ổn định, khuyến khích về tổ chức hoạt độngcủa công ty từ đó làm tăng lòng tin của công chúng đầu tư Ngược lại, sựchồng chéo, thiếu toàn diện của hệ thống pháp luật sẽ cản trở sự hoạt động củacông ty chứng khoán.

1.4.4 Cạnh tranh

Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở nênquyết liệt khi các công ty chứng khoán và các đối thủ cạnh mở rộng danh mụcdịch vụ Các công ty chứng khoán, các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các hiệphội tiết kiệm,… đang cạnh tranh để tìm nguồn tiết kiệm và thị trường dịch vụ.Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụcho tương lai.

Cạnh tranh thúc đẩy các công ty chứng khoán cung cấp các tiện ích ngàycàng tốt hơn cho khách hàng Công chúng có một mức thu nhập khá hơn từkhoản đầu tư của mình Nhiều loại dịch vụ mới được phát triển Điều kiệntham gia thị trường của khách hàng cũng thông thoáng hơn Cạnh tranh buộccác công ty chứng khoán phải áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, thay đổitư duy về tuyển dụng nhân sự, mức lương, quảng cáo và quan trọng hơn cả làchú ý nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp Do vậy nhờ cạnh tranh mà cáccông ty chứng khoán sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

Bên cạnh việc thúc đẩy các công ty chứng khoán hoạt động hiệu quả hơnthì cạnh tranh cũng gây ra các ảnh hưởng xấu đến thị trường như hiện tượngcạnh tranh không lành mạnh, tranh giành khách hàng của nhau…

1.4.5 Nhân tố con người

Nhân sự là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng của các công tychứng khoán Những chuyên gia của công ty chứng khoán thành công sẽ đemlại cho công ty những khoản tiền khổng lồ và họ được gọi là những nhà sảnxuất hàng đầu Thành công của những nhân viên chứng khoán cũng chính làthành công của công ty chứng khoán nếu họ chiếm được lòng tin của kháchhàng, thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến với mình, được khách

Trang 36

hàng gửi gắm ngày càng nhiều tài sản để quản lý, khi đã chiếm được lòng tincủa khách hàng.

1.4.6 Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ

Cơ sở vật chất có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động của các công tychứng khoán Là trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng, các công tychứng khoán phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, để đảm bảo việc tiếp nhậnvà thực hiện các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh tróng và chính xác.Vì thị trường chứng khoán luôn nhạy cảm với sự biến đổi của nền kinh tế xãhội trong nước và quốc tế, do đó nếu công ty chứng khoán không có đủ trangthiết bị cần thiết để thu thập và xử lý thông tin thì không thể bảo vệ quyền lợicho khách hàng.

1.4.7 Mô hình tổ chức của các công ty chứng khoán

Mô hình tổ chức của các công ty chứng khoán có ảnh hưởng rất lớn đếntính chất chuyên môn hóa từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của công tychứng khoán Tại các công ty chứng khoán mà ở đó nghiệp vụ chứng khoánđược quản lý tập chung tại một phòng chức năng thì hiệu quả của hoạt động làkhông cao do việc đầu tư tại một nghiệp vụ là rất khó khăn.

Mô hình tổ chức công ty chứng khoán có tính chuyên môn hoá cao, sẽtạo điều kiện cho việc phát triển các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán

1.4.8 Kiểm soát nội bộ

Nguyên tắc bảo mật thông tin tại các công ty chứng khoán là một yếu tốquyết định đến sự thắng lợi của công ty trong việc cạnh tranh Vì vậy công táckiểm toán nội bộ là rất cần thiết Tất nhiên không phải chỉ có các thông tinmới cần kiểm soát, ngay từ các quy trình nghiệp vụ, các thủ tục tiến hànhnghiệp vụ của công ty cần phải được kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm không viphạm pháp luật và nâng cao chất lượng hoạt động của các nghiệp vụ Nếu nhưcông ty để lộ thông tin hay vi phạm pháp luật đều dẫn kết kết quả là thất bạitrong kinh doanh.

1.4.9 Yếu tố tài chính

Trang 37

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì vấn đề tài chính cũng là một vấnđề rất quan trọng Tình hình tài chính của công ty tốt tức là công ty làm ăn cólãi Tình hình tài chính của công ty cũng quyết định tới hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty trong thời gian tiếp theo Tài chính của công ty mạnhthì công ty có khả năng mở rộng kinh doanh đa dạng hóa sản phẩm, có điềukiện mở rộng thị trường Nhưng ngược lại tình hình tài chính yếu thì sẽ gâyrất nhiều khó khăn cho công ty như hoạt động kinh doanh không thể mở rộng,chiến lược marketing khách hàng gặp nhiều khó khăn, lòng tin của côngchúng đối với công ty bị giảm sút Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đốivới một Công ty chứng khoán Vì Công ty chứng khoán là một định chế tàichính đặc biệt, được rất nhiều công chúng quan tâm tới tình hình tài chính củanó Nếu một công ty chứng khoán có tình hình tài chính mạnh, thì sẽ có điềukiện nâng cao chất lượng nhân viên như cử cán bộ đi học, có điều kiện nângcao dịch vụ phục vụ khách hàng do vậy tạo được niềm tin trong công chúngđầu tư, hình ảnh của Công ty chứng khoán cũng được tô đậm hơn trên Thịtrường chứng khoán.

Riêng đối với Việt Nam, yếu tố tài chính là vấn đề đặc biệt quan trọngđối với các Công ty chứng khoán vì nó quyết định các nghiệp vụ mà công tyđược phép hoạt động Trong luật quy định rõ mức vốn tối thiểu cho mỗinghiệp vụ là bao nhiêu, nếu công ty chứng khoán nào có tiềm lực tài chínhmạnh thì sẽ có điều kiện thực hiện tất cả các nghiệp vụ trên Thị trường chứngkhoán Như vậy tiềm lực tài chính là một yếu tố quan trọng tác động tới hiệuquả hoạt động của Công ty chứng khoán.

Để đăng ký nghiệp vụ bảo lãnh phát hành yêu cầu vốn là 135 tỷ đồng.Nếu công ty chứng khoán không có đủ tiềm lực tài chính cũng khó lòng mởrộng các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.

Để phát triển dịch vụ hỗ trợ mua cổ phần cho nhà đầu tư, công ty chứngkhoán phải tìm kiếm được nguồn vốn tài chính tài trợ cho hoạt động này,lượng vốn tài chính đòi hỏi dồi dào liên tục hoặc được hỗ trợ từ nhiều nguồnkhác nhau Không tìm kiếm được nguồn vốn tài chính công ty chứng khoáncũng không thể phát triển được các nghiệp vụ này.

Trang 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH TẠICÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÁI BÌNH DƯƠNG

Tính đến đầu tháng 3/2007, TTCK Việt Nam có quy mô khá lớn, tổng sốvốn hơn 371 nghìn tỷ đồng Chỉ số chứng khoán liên tục tăng; số lượng cáccông ty niêm yết tăng nhanh từ 41 công ty vào cuối năm 2005 đến tháng3/2007 đã là 193 công ty Số lượng các nhà đầu tư cũng không ngừng tăng,đến nay đã có hơn 158 nghìn nhà đầu tư tăng gấp 5 lần so với năm 2005 Giátrị giao dịch bình quân một phiên là 869 tỷ đồng, tăng gấp hơn 4 lần so vớinăm 2006 Nhìn chung thị trường phát triển nhanh cả về lượng và chất Nguồnvốn nước Ngoài đổ vào thị trường tăng gấp 5 lần so với năm trước Đến hết31/12/2006, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt 17% GDP, vượt qua cộtmốc 15% GDP Với kết quả này, thị trường chứng khoán đã vượt mục tiêu 10-15% GDP mà Thủ tướng đặt ra trong chiến lược phát triển của thị trườngchứng khoán đến năm 2010 Dự kiến, đến 2010 GDP của Việt Nam ước đạt80 tỉ USD và tổng giá trị vốn hóa được nâng lên từ 25-30% GDP Về chất,trong năm qua các nhà đầu tư ngày càng tỏ ra chuyên nghiệp hơn, không cònđầu tư theo tâm lý như những năm trước đây Bằng chứng là trong khi rấtnhiều cổ phiếu “sốt” thì vẫn có những cổ phiếu giảm giá hoặc đứng chứ khôngphải cổ phiếu nào cũng tăng như trước Về phía các công ty niêm yết, đã cónhững nghiên cứu kỹ hơn về thị trường chứng khoán và các báo cáo tài chínhcủa các công ty cũng bài bản và rõ ràng hơn Các nhà đầu tư nước Ngoài cũngđóng vai trò quan trọng tác động tích cực đến thị trường chứng khoán.Nguyên nhân đẩy thị trường có được sự tăng trưởng vượt bậc Trước hết làcác định chế cho thị trường đã mở hơn Cơ sở hạ tầng, các khung pháp lý đểgiám sát thị trường, hệ thống công nghệ đã được chuẩn bị kỹ cho phát triểncủa thị trường đến năm 2010 Cụ thể, cơ sở vật chất của thị trường được chuẩnbị để đáp ứng cho 3 triệu tài khoản, và 2.000 tổ chức niêm yết Một yếu tố tácđộng mạnh đến thị trường chứng khoán trong năm qua, đó là việc Việt Namđã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, và đặc biệt là sự viếngthăm Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM của Tổng thống MỹGeorge Bush nhân chuyến tham dự Hội nghị APEC lần thứ 14 Đây được coilà “cú hích” làm thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ.

Trang 39

Tuy nhiên,TTCK Việt Nam hiện nay còn có một số hạn chế như: việcchênh lệch lớn giữa cung chứng khoán và cầu đầu tư dẫn đến lượng vốn vàoTTCK ngày càng nhiều sẽ tiềm ẩn nguy cơ Ộbong bóngỢ giá; giá chứng khoántăng nhanh (tăng 144% trong năm 2006 và 50% đầu năm 2007) Các nhà đầutư cá nhân trong nước chủ yếu đầu tư ngắn hạn, mang nặng tâm lý phong trào,nhiều nhà đầu tư mới kém hiểu biết tham gia Nguy cơ giá cổ phiếu bị đẩy lênquá cao sẽ có lúc sụt giảm dẫn đến thua lỗ Nhiều luồng vốn đổ vào TTCK,đặc biệt trong đó có cả luồng vốn của các ngân hàng Các quỹ đầu tư nướcNgoài hoạt động chứng khoán vượt quá chức năng, chưa được Nhà nước quảnlý chặt chẽ Hoạt động của TTCK tự do còn ở phạm vi khá rộng, khả nãng xảyra rủi ro cao Chất lýợng công bố thông tin vẫn chýa đáp ứng đýợc yêu cầucủa tắnh minh bạch và bình đẳng trong hoạt động của TTCK,ẦĐể khắc phụctrong thời gian tới, cần đẩy mạnh áp dụng một số giải pháp quan trọng để pháttriển TTCK Việt Nam như: hoàn thiện khung pháp lý, thể chế, chắnh sách;nâng cao số lượng, chất lượng cungỜcầu trên TTCK; quản lý chặt chẽ thịtrường chứng khoán tự do; nâng cao năng lực của các tổ chức trung gian; tăngcường giám sát TTCK, tự động hóa toàn bộ các hoạt động giao dịch, thanhtoán, công bố thông tin theo chuẩn mực quốc tế.v.v Sự phát triển của TTCKvừa qua là một tắn hiệu đáng mừng, phản ánh những thành công của sự pháttriển kinh tế-xã hội Việt Nam Chứng khoán cũng là một kênh quan trọng đểthu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng đất nước khẩn trương xây dựng, bổ sungvà hoàn thiện các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện Luật Chứng khoán.Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân, từ các nhà quảnlý đến các cán bộ, công chức ở Trung ương và địa phương và người dân vềTTCK, không để xảy ra hiện tượng gian dối, đưa thông tin sai lệch Đây làviệc làm rất quan trọng, Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhànước, đưa thêm nhiều Tổng công ty, công ty lớn lên sàn giao dịch chứngkhoán chắnh thức; đồng thời tăng cường tắnh công khai minh bạch của TTCK,nhất là TTCK tự do Bắt buộc các công ty cổ phần khi bán cổ phiếu ra côngchúng phải được kiểm toán và minh bạch hóa tài chắnh; dứt khoát phải trungthực, không được để xảy ra hiện tượng đầu cơ, lừa đảo khi bán cổ phiếu ra thịtrường UBCKNN cần tăng cường năng lực quản lý, thanh tra, giám sát, xử lýnghiêm những trường hợp làm sai quy định Các bộ phận chức năng phải hết

Trang 40

sức sâu sát, kiểm soát và nắm chắc tình hình các luồng vốn lưu chuyển quasàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh; nhanh nhạy, kịp thời xửlý các sự cố, trục trặc xảy ra hằng ngày; khẩn trương nâng cấp kết cấu hạ tầngthông tin, đào tạo chuyên sâu các nhân viên chứng khoán.

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÁIBÌNH DƯƠNG

2.1.1 Giới thiệu công ty :

Tên giao dịchCông ty Cổ phần Chứng khoán Thái Bình DươngTên tiếng AnhPacific Securities Joint Stock Company

Đại diệnTGĐ - Ông Trần Dũng TiếnLogo công ty

Websitewww.psc.vn, www.psc.com.vn

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Số 0103015199do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà nội cấp ngày 22/12/2006

Giấy phép HĐKD 46/UBCK-GPHĐKD do UBCKNN cấp ngày 28/12/2006

Vốn điều lệKhi thành lập đến nay: 28 Tỷ đồngCác hoạt động kinh doanh

được cấp phép

- Môi giới chứng khoán;- Tự doanh chứng khoán;

Ngày đăng: 06/11/2012, 10:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

sức sâu sát, kiểm soát và nắm chắc tình hình các luồng vốn lưu chuyển qua sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, TP.Hồ Chắ Minh; nhanh nhạy, kịp thời xử  lý các sự cố, trục trặc xảy ra hằng ngày; khẩn trương nâng cấp kết cấu hạ tầng  thông tin, đào tạo chuyên  - Phát triển các nghiệp vụ kinh doanh tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thái Bình Dương
s ức sâu sát, kiểm soát và nắm chắc tình hình các luồng vốn lưu chuyển qua sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, TP.Hồ Chắ Minh; nhanh nhạy, kịp thời xử lý các sự cố, trục trặc xảy ra hằng ngày; khẩn trương nâng cấp kết cấu hạ tầng thông tin, đào tạo chuyên (Trang 38)
Công tychứng khoán Thái Bình Dương được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần, bộ máy lãnh đạo của công ty được phân chia thành: Hội đồng Quản  trị, TổngGiám đốc và các Giám đốc Khối cùng các Trưởng phòng trực thuộc;  - Phát triển các nghiệp vụ kinh doanh tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thái Bình Dương
ng tychứng khoán Thái Bình Dương được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần, bộ máy lãnh đạo của công ty được phân chia thành: Hội đồng Quản trị, TổngGiám đốc và các Giám đốc Khối cùng các Trưởng phòng trực thuộc; (Trang 41)
- Tư vấn chuyển đổi mô hình hoạt động của doanh nghiệp - Tư vấn chia tách, sáp nhập doanh nghiệp - Phát triển các nghiệp vụ kinh doanh tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thái Bình Dương
v ấn chuyển đổi mô hình hoạt động của doanh nghiệp - Tư vấn chia tách, sáp nhập doanh nghiệp (Trang 53)
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động - Phát triển các nghiệp vụ kinh doanh tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thái Bình Dương
c chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w