- Tỷ suất lợi nhuận:
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CPCK THÁI BÌNH DƯƠNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CPCK THÁI BÌNH DƯƠNG
Năm 2007 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2006-2010, hầu hết các lĩnh vực kinh tế then chốt đều đạt được những kết quả vượt trội so với năm 2006 và tạo đà cho những năm tiếp theo phát triển mạnh hơn. Cụ thể: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,48%, cao hơn hẳn mức tăng 7,1% của năm 2002, cũng là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2001-2005; mức tăng của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp đều đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng 21,5% cao hơn mức Quốc hội đề ra; nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp tăng nhanh; tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm từ 15,47% năm 2006 xuống còn 14,75% năm 2007. Các lĩnh vực xã hội khác như giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao cũng có những tiến bộ lớn, quan trọng.
Bên cạnh các kết quả tắch cực đã đạt được trong năm 2007, nền kinh tế cũng đang đứng trước những yếu kém và khó khăn.
(1) Chất lượng tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn còn hạn chế, sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ thấp, trong khi phải mở cửa theo lộ trình đã cam kết làm cho cán cân thương mại mất cân đối lớn, nhập siêu cao.
(2) Tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chậm, nhất là vốn trái phiếu Chắnh phủ, công tác quản lý chất lượng xây dựng, giám sát thi công công trình còn yếu kém, gây thiệt hại, lãng phắ về vốn và mất an toàn cho người lao động. Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao.
(3) Giá tiêu dùng tăng nhanh, nhất là giá lương thực, thực phẩm đang tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống, đặc biệt là đời sống bộ phận dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số có thu nhập thấp.
(4) Một số vấn đề xã hội chậm được cải thiện như vệ sinh an toàn thực phẩm, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông... cần được quan tâm giải quyết đồng bộ và dứt điểm.
Thị trường chứng khoán
Quy mô thị trường: Thứ nhất, trên cả hai sàn, hiện có 249 công ty niêm yết và chứng chỉ quỹ (sàn TP. HCM 138, sàn Hà Nội 111). Mặc dù tăng khá so với thời điểm khi mới hoạt động cũng như một số thời điểm trước đây (cuối năm 2006 có 193, cuối năm 2005 có 41), nhưng nếu so với số lượng công ty cổ phần hiện hữu ở Việt Nam thì chiếm chưa được 2%. Đó là một tỷ lệ rất thấp.
Có hai vấn đề đặt ra. Một mặt, cần đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và phát triển mạnh hơn nữa số lượng công ty cổ phần không có vốn nhà nước. Mặt khác, cần thúc đẩy, tạo điều kiện cho các công ty cổ phần thực hiện niêm yết trên sàn chắnh thức, vì đây là một trong những chỉ báo quan trọng không chỉ phản ánh quy mô mà còn phản ánh cả mức độ phổ cập của TTCK Việt Nam. Số CTCK hiện có là 74, cao hơn số 55 trong năm 2006 và 14 trong năm 2005. Số công ty quản lý quỹ hiện có là 24, tăng so với 18 của năm 2006 và 6 của năm 2005.
Thứ hai, tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt trên 5,5 tỷ cổ phiếu, cao gấp hơn 2 lần cuối năm 2006 và gấp 15 lần năm 2005.
Thứ ba, tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt khoảng 491.000 tỷ đồng (sàn TP. HCM 361.000 tỷ đồng, sàn Hà Nội 130.000 tỷ đồng). So với GDP tắnh theo giá thực tế năm 2007 (ước đạt 1.140.000 tỷ đồng), thì tổng giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam đạt 43%, cao hơn rất nhiều so với các mốc thời gian trước đây; thuộc loại khá cao đối với một số nước mà TTCK mới ra đời cách đây 5 - 7 năm; vượt xa mục tiêu đề ra cho đến năm 2010. Tuy nhiên, nếu tắnh bằng USD theo tỷ giá hối đoái, thì tổng giá trị vốn hóa thị trường của Việt Nam mới đạt khoảng 30,7 tỷ USD, còn thấp xa so với quy mô của các thị trường trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới.
Thứ tư, số lượng công ty niêm yết tăng, nhưng các "đại gia" mới chỉ có lác đác. Các "đại gia" đã niêm yết có giá trị vốn hóa thị trường đạt trên 1.000 tỷ đồng (trên 62,5 triệu USD) ở cả hai sàn mới đạt 70 (sàn TP. HCM 53, sàn Hà Nội 17), trong đó số đạt từ 10.000 tỷ đồng trở lên (trên 625 triệu USD) mới có 12 (sàn TP. HCM có 9, đứng đầu là VNM với 29.400 tỷ đồng, tiếp đến là STB 28.700 tỷ đồng, DPM 27.500 tỷ đồng, FPT 20.400 tỷ đồng, SSI 19.800 tỷ đồng, PPC 19.000 tỷ đồng, PVD 16.300 tỷ đồng, HPG 12.400 tỷ đồng, VIC 12.400 tỷ đồng; sàn Hà Nội có 3, đứng đầu - đồng thời cũng đứng đầu cả nước - là ACB với 42.600 tỷ đồng, tiếp đến là KBC 17.800 tỷ đồng, PVS 11.900 tỷ đồng).
Như vậy, công ty niêm yết có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất Việt Nam cho đến nay đạt chưa được 2,7 tỷ USD và số công ty niêm yết đạt từ 1 tỷ USD trở lên hiện mới có 10. Vấn đề đặt ra là cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và đưa lên thị trường niêm yết các "đại gia" (tổng vốn sản xuất kinh doanh theo sổ sách của doanh nghiệp nhà nước hiện có 1.338.200 tỷ đồng, nếu được đấu giá thì sẽ gấp nhiều lần con số đó).
Thứ năm, số nhà đầu tư trên TTCK chắnh thức hiện có trên 307.000 tài khoản, mặc dù tăng nhanh so với các thời điểm trước đây, nhưng so với dân số thì chiếm chưa đến 0,4%, thấp xa so với nhiều nước trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới (Trung Quốc là 7%).
Diến biến thị trường: Vào những tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng một cách ngoạn mục - một điều mà rất ắt các nhà đầu tư kể cả tổ chức và cá nhân nghĩ tới, khi đó, bất kể là ai, nhà đầu tư lão luyện, non nớt hay các tổ chức tham gia thị trường đều đạt thành quả ngoài mong đợi. Kết thúc năm 2006, ai ai cũng có thắng lợi cho riêng mình, cũng vì vậy mà cuối năm 2006 và đầu năm 2007 các nhà hoạch định chắnh sách nhảy vào cuộc đưa ra hàng loạt các chắnh sách để bình ổn thị trường (như Chỉ thị 03, Luật thuế thu nhập đối với hoạt động đầu tư chứng khoán...). Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới và thị trường chứng khoán thế giới nhiều bất ổn trong năm qua cũng tác động xấu tới nền kinh tế Việt Nam và Thị trường chứng khoán Việt Nam đi xuống như là một tất yếu khách quan.
Đánh giá thị trường trong thời gian tới: Chúng ta cũng biết, trên các thị trường lớn của các nước, các tổ chức, các quỹ đầu tư luôn chiếm 70%, còn nhà đầu tư nhỏ lẻ họ chỉ chiếm 30%, còn ở ta lại ngược lại. Chắnh tỷ trọng đảo ngược này cộng với nguồn vốn còn phụ thuộc lớn từ nguồn vay ngân hàng của các nhà đầu tư cá nhân nên tắnh đầu tư theo phong trào khá cao; khi giá chứng khoán xuống thường ào ào bán ra, khi giá lên lại đẩy mạnh mua vào, vừa làm cho thị trường dễ biến động mạnh mà hậu quả làm cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ dễ bị thua lỗ nặng. Trong thời gian tới sẽ có sự điều chỉnh tỷ lệ trên. Nên thời gian qua, thị trường đi xuống là một tắn hiệu rất tốt cho những năm tiếp theo. Và theo nhận định của phòng Tự doanh, năm 2008 mới thật sự là một năm phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung.