- Trần Dũng Tiến Phan Anh Tú
2.2.1.1. Nghiệp vụ môi giớ
Nghiệp vụ Môi giới công ty được tổ chức theo Khối, người trực tiếp quản lý cao nhất là Giám đốc Khối Môi giới.
Khối Môi giới Công ty cổ phần chứng khoán Thái Bình Dương được thành lập trên cơ sở 03 phòng cơ bản: Phòng giao dịch, Phòng Lưu ký, Phòng Khách hàng, Bộ phận giao dịch từ xa.
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ môi giới chứng khoán niêm yết, lưu ký chứng khoán, các dịch vụ khác như cầm cố, ứng trướcẦ tìm kiếm, chăm sóc và phát triển khách hàng.
Ớ Nhân sự Khối Môi giới bao gồm: 15 người, 01 PGD phụ trách khối, 01 trưởng phòng khách hàng, 13 nhân viên
+ Chứng chỉ hành nghề: 6 người
+ Số lượng người có thẻ đại diện Trung tâm HN: 03 người + Số lượng người có thẻ đại diện Sở giao dịch HCM: 02 người
2.3.3.1.2. Thực trạngKết quả hoạt động giao dịch môi giới từ ngày 26/02/2007 đến 31/12/2007 :
Trong thời gian 10 tháng chắnh thức đi vào hoạt động Khối Môi giới Công ty Chứng khoán Thái Bình Dương đã thực hiện được một số kết quả sau:
+ Giao dịch môi giới chứng khoán niêm yết:
Giám đốc Khối Môi giới
Bộ phận lưu ký Phòng khách hàng Phòng giao dịch Trụ sở chắnh Bộ phận giao dịch từ xa
(nguồn : Báo cáo tổng kết 2007 - kết quả hoạt động khối môi giới năm 2007 - Chứng khoán Thái bình Dương )
Trong đó :
+ Giao dịch tại sàn : 65% tổng giá trị giao dịch. + Giao dịch qua điện thoại : 33% tổng giá trị
+ Giao dịch qua Internet : 2% tổng giá trị giao dịch + Giao dịch qua SMS : chưa triển khai dịch vụ.
Công ty Chứng khoán Thái Bình Dương trở thành thành viên Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội ngày 28/2/2007, thành viên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chắ Minh ngày 5/3/2007.
Ba tháng đầu năm 2007 khi nghiệp vụ môi giới mới đi vào hoạt động: tháng 3, tháng 4, tháng 5 lượng khách hàng mở tài khoản tuy khá đông tuy nhiên chất lượng dịch vụ chưa thực sự ổn định, các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động giao dịch còn đang tiến hành triển khai tiếp tục chắnh vì vậy doanh số các tháng này đạt được chưa thực sự cao.
Trong bốn tháng giữa năm 2007: Tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, do Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm đã ảnh hưởng đến lượng khách hàng
Stt Chỉ tiêu T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Tổng I Thông tin về GD Giá trị GD (tỷ đồng) 79.8 63.6 141.2 110.2 84.6 88.2 146.3 475.2 302.9 320.6 1.813 Phắ Môi Giới (tỷ đồng) 0,246 0,218 0,44 5 0,37 9 0,29 2 0,28 3 0,43 3 1,34 2 0,84 0,76 3 5,2 Phắ nộp TT(tỷ đồng) 0,033 0,046 0,085 0,069 0,050 0,079 0,083 0,250 0,156 0,160 1,0
Lãi gộp Môi giới 0,213 0,172 0,36 0 0,31 0 0,24 2 0,20 4 0,35 0 1,09 2 0,68 4 0,60 3 4,2 II Thông tin về TK 1 Số TK đã mở 664 154 201 84 49 59 46 157 130 108 1706 Số Tài khoản tổ chức 0 0 0 0 0 2 0 0 1 0 3
Số tài khoản cá nhân 664 154 201 84 49 57 46 157 129 108 1703
2 Số TK đã đóng 3 0 2 4 0 0 2 7 32 3 53
có nhu cầu mở tài khoản tại PSC. Tuy nhiên, đến tháng 10 Thị trường chứng khoán Việt Nam có sự tăng trưởng trở lại, cộng thêm sự tin tưởng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của PSC đã làm lượng tài khoản mở của khách hàng trong tháng tăng lên đáng kể. Cụ thể đến tháng 10 đã có 157 TK mở TK, tăng gấp 3 lần so với tháng 9 (tháng 9 chỉ có 46 TK khách hàng mở).
Đến tháng 11, tháng 12, Số lượng tài khoản khách hàng mở trong tháng vẫn duy trì ở mức trên 100 TK. Cụ thể: Tháng 11 có 130 TK được mở, tháng 12 có 108 TK được mở. Nhưng đến cuối tháng 11 số lượng tài khoản đóng trong tháng đã tăng lên là 32 tài khoản. Nguyên nhân có sự thay đổi lớn trong việc đóng tài khoản trong tháng này là do một số khách hàng chỉ mở tài khoản để lưu ký và giao dịch Cổ phiếu của Công ty Dịch vụ khoan và Hoá phẩm Dầu khắ. Sau khi khách hàng giao dịch bán hết số cổ phiếu này thì Khách hàng đã đóng và tất toán tài khoản.
Mặc dù PSC ra đời sau so với 1 số các công ty chứng khoán khácẦ nhưng giá trị giao dịch của cả năm (10 tháng hoạt động chắnh thức) vẫn đạt được 1.813 tỷ đồng tương ứng 181 tỷ đồng/ tháng. Đặc biệt giá trị giao dịch của 03 tháng cuối năm có sự thay đổi rõ rệt, đạt 1.098 tỷ đồng chiếm 60% giá trị giao dịch cả năm. Nguyên nhân có sự thay đổi này là do có sự tham gia giao dịch của các tổ chức như: Công ty CP Alphanam, Công ty CP 118, Công ty xây dựng Ba Đình, và nhóm khách hàng VIP. Bên cạnh đó, PSC có sự thay đổi về mức phắ cho toàn bộ khách hàng và áp dụng mức phắ ưu đãi cho một số nhóm khách hàng có giá trị Giao dịch lớn. Ngoài ra, Khối Môi giới cũng đã tổ chức ỘHướng dẫn giao dịchỢ cho cổ đông của Alphanam và đã thu hút một số lượng lớn các cổ đông của Cty Alphanam mở tài khoản giao dịch và lưu ký chứng khoán.
2.3.3.1.3. Thực trạng nghiệp vụ môi giới Công cổ phần Chứng khoán Thái Bình Dương.
(thực trạng hoạt động Môi giới được sắp xếp trình bày theo tiêu chắ mục 1.3.2.1.1 trang 28 - Chỉ tiêu phát triển số lượng dịch vụ trong nghiệp vụ môi giới)
Hoạt động giao dịch tại sàn là hoạt động cơ bản nhất trong nghiệp vụ môi giới của công ty chứng khoán Thái Bình Dương. Đây là hoạt động nghiệp vụ được chú trọng ngay từ ngày đầu thành lập. Sau một thời gian hoạt động hoạt động nghiệp vụ này đã có doanh số ổn định, tắnh chuyên nghiệp khá cao. Phần mền hỗ trợ cho hoạt động này là phần mềm BOSC hoạt động khá ổn định. Nhân sự tại bộ phận này được đào tạo cơ bản và hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu giao dịch của khách hàng.
Dịch vụ cho khách hàng giao dịch lớn.
Việc phân loại khách hàng đã được tiến hành trong năm 2007, từ kết quả phân loại trên, Khối Môi giới đã xây dựng phòng khách hàng thử nghiệm hoạt động từ tháng 10/2007 và được sự đánh giá cao từ phắa khách hàng. Những dịch vụ thử nghiệm mới đã được áp dụng như: bảo lãnh mua CK, hỗ trợ vốn Ầ Theo dõi các tài khoản thuộc phòng khách hàng lớn cho thấy sau khi bổ sung các dịch vụ gia tăng, số lượng và chất lượng giao dịch của phòng khách hàng lớn tăng đáng kể chiếm tới 20% tổng giá trị giao dịch toàn công ty
2/ Hoạt động giao dịch từ xa:
+ Giao dịch qua điện thoại: 33% tổng giá trị giao dịch
Hoạt động giao dịch qua điện thoại cũng được PSC triển khai từ những ngày đầu thành lập. Dịch vụ này sử dụng hệ thống tổng đài trượt số khá hiện đại bảo đảm liên tục kết nối được 10 cuộc thoại của khách hàng đặt lệnh trong một đơn vị thời gian. Toàn bộ cuộc thoại giao dịch được lưu trên máy chủ đảm bảo an toàn và bảo mật cho khách hàng. Nhân sự hoạt động tại bộ phận này được đào tạo bài bản và hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu giao dịch của khách hàng.
+ Giao dịch qua Internet: 2% tổng giá trị giao dịch
Hoạt động giao dịch qua Internet mới được triển khai từ tháng 15/11/2007, cho tới nay đã có khoảng 150 khách hàng đăng ký dịch vụ này. Hoạt động dịch vụ này được triển khai trên một phần mềm chuyên dụng do phòng CNTT công ty tự thiết kế hoàn toàn phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Phần mềm sử dụng hệ thống mật khẩu 3 cấp trong đó có mật mã được cung cấp từ thẻ, toàn bộ đường truyền được mã hoá bảo mật bằng phần mềm bảo
mật của verisigh, các máy chủ đặt lệnh được đặt tại các Trung tâm bảo mật lớn là FPT và VDC.
+ Giao dịch qua tin nhắn SMS: chưa được triển khai. 3/ Hoạt động Đại lý đấu giá cấp 2
Trong năm 2007, PSC đã triển khai thành công làm đại lý đấu giá cấp 2 cho nhiều công ty đấu giá qua Trung tâm GDCK Hà Nội và Sở GDCK Hồ Chắ Minh như Than Mông Dương, Than Hà Lầm, tập đoàn Bảo Việt, VietcombankẦ.
4/ Hoạt động tổ chức đầu giá
Khối Môi giới kết hợp cùng các phòng ban khác trong công ty tổ chức đấu giá thành công bán bớt phần vốn nhà nước cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) như công ty Dịch Vụ Thương Mại Hà Nội, Công ty Thiết Bị Thương Mại Hà Nội; tổ chức thành công đợt bán đấu giá IPO cho Công ty cổ phần Cầu Xây.
5/ Cầm cố cổ phiếu
Ngay từ những ngày đầu thành lập PSC đã kết hợp với nhiều tổ chức tài chắnh trung gian như Ngân hàng Habubank, Ngân hàng Thương Mại cổ phần Quân Đội, Ngân hàng cổ phần Đông Nam Á (SeABank)Ầ tổ chức cầm cố cổ phiếu niêm yết cho khách hàng.
Hoạt động cầm cố cổ phiếu cho khách hàng có quy trình đầy đủ, tác nghiệp thuận tiện an toàn tuy nhiên thời gian thực hiện không liên tục.
6/ REPO cổ phiếu: đã có đầy dủ quy trình thực hiện, công nghệ và đào tạo nhân viên tác nghiệp tuy nhiên chưa thực hiện được.
7/ Hoạt động Ứng trước tiền bán chứng khoán:
PSC kết hợp với Ngân hàng Thương Mại cổ phần Thái Bình Dương cung cấp tốt dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán cho khách hàng. Bình quân hàng ngày có khoảng 50 khách hàng sử dụng dịch vụ này, doanh số ứng trước bình quân hàng ngày khoảng 5,5 tỷ đồng.
9/ Hỗ trợ mua cổ phần: chưa thực hiện được. 10/ Uỷ thác đấu giá: chưa thực hiện được.
11/ Tư vấn đầu tư: Đã thực hiện việc tư vấn đầu tư cá nhân cho các khách hàng lớn thuộc Phòng Khách hàng và một tư vấn đầu tư cho một số tổ chức như Alphanam, 118,Ầ Tuy nhiên sản phẩm tư vấn chưa rõ ràng, chưa thực sự chuyên nghiệp và có chất lượng chuyên môn cao do đó chưa thể tạo ra doanh số chỉ có tác dụng chăm sóc khách hàng.
2.3.3.1.4. Hạn chế và nguyên nhân phát triển của nghiệp vụ kinh doanh Môi giới chứng khoán PSC
Nghiệp vụ kinh doanh Môi giới chứng khoán có các nguồn chắnh tạo ra doanh thu chủ yếu đó là môi giới chứng khoán niêm yết, môi giới chứng khoán OTC, dịch vụ uỷ thác đấu giá kết hợp với hỗ trợ đầu giá mua cổ phần. Hơn nữa các dịch vụ lại có sự liên đới chặt chẽ với nhau phát triển được dịch vụ này sẽ triển khai được dịch vụ kia.
Phân tắch một số hạn chế và nguyên nhân chắnh :
Thứ nhất : Thiếu nguồn vốn tài chắnh
Dịch vụ hỗ trợ mua cổ phần (bao gồm có hỗ trợ đấu giá mua cổ phần và hỗ trợ mua cổ phần), dịch vụ cầm cố chứng khoán niêm yết và REPO cổ phiếu OTC đều đòi hỏi nguồn tài chắnh để thực hiện. Hơn nữa muốn phát triển mạnh các dịch vụ này nguồn vốn tài chắnh đòi hỏi rất lớn và phải ở mức chấp nhận được cho khách hàng.
Phương thức để có được nguồn tài chắnh này là phối kết hợp với các tổ chức tài chắnh trung gian.
Các dịch vụ này không đem lại nguồn thu chủ yếu cho nghiệp vụ môi giới nhưng là một trong những kênh tạo hàng hoá chắnh để triển khai hoạt động môi giới OTC và dịch vụ uỷ thác đấu giá mua cổ phần. Hoạt động môi giới OTC (phắ giao dịch môi giới, phắ tư vấn đầu tư) và dịch vụ uỷ thác đấu giá mua cổ phần (phắ dịch vụ uỷ thác) là các hoạt động đem lại doanh số lớn cho nghiệp vụ môi giới nói riêng và công ty chứng khoán nói chung (theo kết quả
từ các công ty chứng khoán có các nghiệp vụ này phát triển như Công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp, Công ty chứng khoán SeABank).
Khi có nguồn vốn tài chắnh dịch vụ cầm cố cổ phiếu cũng được triển khai tốt.
Thứ 2 : Thiếu hàng hoá giao dịch OTC
Hàng hoá OTC là điều kiện tiên quyết để triển khai hoạt động môi giới OTC. Hàng hoá OTC được tạo ra từ 3 kênh chắnh.
* Kênh 1 : hàng hoá từ việc phát triển các dịch vụ REPO cổ phiếu, dịch vụ uỷ thác đấu giá.
REPO cổ phiếu dẫn đến chuyển đổi sở hữu chứng khoán từ khách hàng sang công ty chứng khoán trong một thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian hợp đồng chưa đáo hạn, rất nhiều khách hàng muốn chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần hợp đồng REPO sang cho người thứ ba, vì vậy cần sử dụng dịch vụ giao dịch OTC.
Uỷ thác đấu giá mua cổ phần : khi đấu giá thành công, trong khoảng thời gian nhất định sau đó (thường 3 Ờ 6 tháng) sở hữu chứng khoán đấu giá là PSC. Trong khoảng thời gian hợp đồng chưa đáo hạn, nhiều khách hàng muốn chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần hợp đồng uỷ thác đấu giá cho bên thứ ba, vì vậy cần sử dụng dịch vụ giao dịch OTC.
Như vậy, muốn phát triển kênh hàng hoá này dẫn đến phải cung ứng đủ nguồn vốn tài chắnh và phát triển tốt hoạt động Repo cổ phiếu và dịch vụ uỷ thác đầu tư, hỗ trợ mua cổ phần.
* Kênh 2 : hàng hoá từ việc triển khai tốt nghiệp vụ quản lý sổ cổ đông và quản lý chuyển nhượng cho các công ty cổ phần có cổ phiếu chưa niêm yết.
Nghiệp vụ quản lý sổ cổ đông là một trong những nghiệp vụ về lưu ký. Để triển khai tốt nghiệp vụ này có liên quan lớn đến vị thế của PSC trên thị trường cũng như sự đánh giá của các doanh nghiệp.
Thông thường khi công ty chứng khoán thực hiện các dịch vụ về tư vấn cho doanh nghiệp xong sẽ đề nghị ký hợp đồng quản lý sổ cổ đông và chuyển nhượng chứng khoán cho doanh nghiệp.
Thực trạng: do PSC mới ra đời, nghiệp vụ tư vân mới phát triển từ tháng 6 năm 2007, mặc dù các hợp đồng tư vấn doanh nghiệp đã ký và triển khai khá tốt song để hoàn thiện xong các công đoạn tư vấn cho một công ty mất thời gian khá dài (thường 3 Ờ 6 tháng). Vì vậy, đến thời điểm hiện nay hỗ trợ của hoạt động tư vấn doanh nghiệp cho triển khai các hoạt động môi giới - tạo lập nguồn hàng hoá- chưa đến thời điểm gặt hái thành quả.
* Kênh 3 : hàng hoá OTC từ việc quản lý sổ cổ đông của khách hàng PSC Thị trường niêm yết và thị trường OTC có liên quan chặt chẽ với nhau. Khách hàng kinh doanh chứng khoán niêm yết đồng thời cũng mua Ờ bán chứng khoán OTC. Ngày nay, họ thường giao quyền quản lý và giao dịch thông qua các công ty chứng khoán.
Thực trạng : Lượng khách hàng của PSC chưa nhiều (có khoảng gần 2.000 tài khoản), lượng chứng khoán gửi của khách hàng chưa lớn.
Thứ 3 : Thiếu hệ thống mạng lưới
Hệ thống mạng lưới của công ty chứng khoán là chi nhánh công ty, phòng giao dịch và các đại lý nhận lệnh.
Bản chất giao dịch trực tuyến (giao dịch qua Internet) có thể giải quyết được vấn đề khoảng cách địa lý và tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Song do công nghệ giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam chưa cao do đó khách hàng vẫn cần phải đến công ty chứng khoán để làm các thủ tục về tiền và ký lệnh giao dịch. Ngoài ra còn có thói quen giao dịch trực tiếp của người Việt Nam, khách hàng cần có một môi trường chứng khoán để trao đổi thảo luận cũng như giao dịch chứng khoán. Do vậy, muốn phát triển khách hàng, công ty chứng khoán cần phải phát triển hệ thống mạng lưới.
Thứ 4 : Công nghệ thông tin chưa đồng bộ
Phần lớn các dịch vụ môi giới mới được phát triển trong thời gian khoảng 02 năm trở lại đây do vậy hầu hết các công ty chứng khoán còn chưa tắch hợp