THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTDL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
Trang 1Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
DU LỊCH 5
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 5
1 Khái niệm đầu tư 5
2 Phân loại đầu tư 5
2.1 Phân loại theo chủ đầu tư 5
2.2 Phân loại theo nội dung kinh tế: 6
2.3 Phân loại theo mục tiêu đầu tư 6
2.4 Phân loại theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đối tượng đầu tư 6
2.5 Phân loại theo sự phân cấp quản lý 7
2.6 Phân loại theo nguồn vốn 7
2.7 Phân theo vùng lãnh thổ 7
3 Vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư 8
3.1 Khái niệm vốn đầu tư 8
3.2 Các nguồn vốn đầu tư 8
4 Vai trò của đầu tư 11
4.1 Đầu tư và tăng trưởng kinh tế 11
4.2 Đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12
4.3 Đầu tư tạo ra cơ sở vật chất nói chung và cho tỉnh nói riêng 12
4.4 Đầu tư và tăng cương khả năng khoa học công nghệ 13
Trang 21 Khái niệm cơ sở hạ tầng du lịch 14
2 Vai trò của cơ sở hạ tầng du lịch đối với phát triển du lịch 14
3 Cơ cấu cơ sở hạ tầng du lịch 15
3.1 Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động trung gian: 15
3.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ vận chuyển du lịch: 16
3.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ lưu trú: 16
3.4 Cơ sở hạ tầng phục vụ ăn uống 16
3.5 Cơ sở hạ tầng phục vụ vui chơi giải trí: 17
3.6 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bổ sung: 17
4 Đặc điểm của cơ sở hạ tầng du lịch 18
4.1 Cơ sở hạ tầng du lịch có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch 18
4.2 Cơ sở hạ tầng du lịch có tính đồng bộ trong xây dựng và sử dụng cao 18
4.3 Cơ sở hạ tầng du lịch có giá trị một đơn vị công suất sử dụng cao 19
4.4 Thời gian hao mòn thành phần chính của cơ sở hạ tầng du lịch tương đối lâu 19
4.5 Một số thành phần của cơ sở hạ tầng du lịch được sử dụng không cân đối 19
5 Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng du lịch 20
5.1 Mức độ tiện nghi 20
5.2 Mức độ thẩm mỹ 20
5.3 Mức độ vệ sinh 20
5.4 Mức độ an toàn 21
Trang 3Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG DU
LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ 24
I CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ THỌ 24
1 Điều kiện tự nhiên 24
1.1 Vị trí địa lý 24
1.2 Đặc điểm địa hình 25
1.3 Khí hậu 26
1.4 Tài nguyên nước 27
2 Điều kiện kinh tế - xã hội 27
2.1 Về tăng trưởng kinh tế 27
2.2 Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 29
2.3 Về dân số và nguồn nhân lực 31
3 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH 33
3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 33
3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 35
4 Những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ 40
4.1 Thuận lợi 40
4.2 Khó khăn 40
II THỰC TRẠNG CSHTDL PHÚ THỌ 41
1 Cơ sở lưu trú 41
Trang 44 Hệ thống giao thông vận tải phục vụ du lịch 45
4.1 Hệ thống giao thông đường bộ 45
4.2 Giao thông đường sắt 46
4.3 Giao thông đường sông 46
5 Cơ sở hạ tầng bổ trợ 47
5.1 Hệ thống cung cấp điện 47
5.2 Hệ thống bưu chính viễn thông 48
5.3 Hệ thống cấp thoát nước 48
III THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTDL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 49
1 Thực trạng về thu hút vốn cho du lịch 49
1.1 Qui mô vốn đầu tư huy động 49
1.2 Cơ cấu vốn đầu tư 51
2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư 58
3 Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư 60
3.1 Công tác lập quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch 60
3.2 Công tác xúc tiến đầu tư 61
3.3 Công tác quản lý dự án đầu tư 65
3.4 Công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch 66
IV ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTDL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ THỜI GIAN QUA 67
1 Những thành tựu đạt được 67
Trang 52 Những hạn chế tồn tại 69
2.1 Quy mô vốn đầu tư cho xây dựng CSHTDL còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của ngành 69
2.2 Cơ cấu nguồn vốn mất cân đối 70
2.3 Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư CSHTDL còn nhiều yếu kém, bất cập 71
3 Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại 72
3.1 Nguyên nhân khách quan 72
3.2 Nguyên nhân chủ quan 74
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA TỈNH PHÚ THỌ 76
I QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH PHÚ THỌ 76
1 Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 76
1.1 Quan điểm phát triển 76
1.2 Mục tiêu phát triển 77
2 Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ 79
2.1 Quan điểm phát triển 79
2.2 Mục tiêu phát triển 80
3.Những định hướng chính trong đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ 80
Trang 6trong các khu, điểm du lịch 82
3.4 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch 83
II MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA TỈNH PHÚ THỌ .84 1 Nhóm giải pháp 1: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, gắn quy hoạch với kế hoạch; xây dựng các chương trình, dự án đầu tư phát triển du lịch đảm bảo chất lượng và hiệu quả 84
2 Nhóm giải pháp 2: Huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch 85
2.1 Xác định nhu cầu vốn đầu tư 85
2.2 Xác định khả năng đáp ứng vốn đầu tư 86
2.3 Lựa chọn trọng điểm đầu tư 88
2.4 Phân kỳ đầu tư 90
2.5 Cơ cấu lại các nguồn vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 93
2.6 Khai thác có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 96
3 Nhóm giải pháp 3: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư du lịch 97
3.1 Tiếp tục cụ thể hóa và điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm thực hiện đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch 97
3.2 Kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch; đổi mới công tác chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch 98
3.3 Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể, của nhân dân trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn 100
Trang 7KẾT LUẬN 103
Trang 8UBND Ủy ban nhân dân
CSHTDL Cơ sở hạ tầng du lịch
Trang 9toàn tỉnh và của ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoan 2003 –
Bảng 1.2: Lao động hoạt động trong ngành du lịch 22
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả tăng trưởng (GDP) của tỉnh Phú Thọ 28
Bảng 2.2: So sánh tăng trưởng kinh tế (GDP) của Phú Thọ với vùng
Bảng 2.3: So sánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Phú Thọ với vùng
Bảng 2.5: Phân bố lao động trên địa bàn Phú Thọ từ 2003 đến 2007 32
Bảng 2.6: Cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 – 2008 41
Bảng 2.7: Tổng hợp hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Phú Thọ năm
Bảng 2.11: Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng CSHTDL trên địa bàn tỉnh
Bảng 2.12: Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng CSHTDL trên địa
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của tỉnh Phú Thọ giai đoạn
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2020 78
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2008-2020 80
DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Phú Thọ giai đoạn 1997 – 2008 28
Hình 2.2: Cơ cấu ngành kinh tế năm 1997 và năm 2008 của tỉnh Phú Thọ 30
Hình 2.3: Vốn đầu tư huy động cho xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên
Hình 2.4: Tốc độ gia tăng vốn đầu tư xây dựng CSHTDL 50
HÌnh 2.5: Cơ cấu đầu tư CSHTDL Phú Thọ theo nguồn vốn 52
Hình 2.6: Phân bổ vốn đầu tư xây dựng CSHTDL trên địa bàn tỉnh Phú 57
Trang 10bàn Phú Thọ giai đoạn 2001-2008.
Hình 2.8: Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng CSHTDL so với tổng vốn đầu tư
phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2008 68
Hình 2.9: Cơ cấu vốn đầu tư cho CSHTDL theo nguồn vốn 68
Hình 2.10: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng CSHTDL theo nội dung đầu tư 70
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi Bắc Bộ, nằm ở cửa ngõphía Tây của thủ đô Hà Nội Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, với khu di tíchlịch sử Đền Hùng – di tích đặc biệt Quốc gia, hàng năm đón từ 3 đến 4 triệu lượtkhách về thăm viếng; với Đền Mẫu Âu Cơ, với rừng Quốc gia Xuân Sơn, nướckhoáng nóng Thanh Thủy, đầm Ao Châu, cùng với hệ thống hang động, hệ thốngđộng thực vật phong phú trên địa bàn tỉnh…Phú Thọ có nguồn tài nguyên và tiềmnăng rất lớn về phát triển ngành du lịch Tại tỉnh Phú Thọ, có thể đầu tư khai thácnhiều loại hình du lịch như: Thăm quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái,
du lịch văn hoá tâm linh…Ngành du lịch hoàn toàn có khả năng trở thành mộtngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ
Trong nhiều năm qua, tỉnh Phú Thọ vẫn được coi là là trung tâm công nghiệpcủa khu vực trung du, miền núi phía Bắc Chính quyền tỉnh qua các thời kỳ đều tậptrung đầu tư phát triển vào lĩnh vực công nghiệp, chủ yếu tập trung vào các ngànhsản xuất xi măng, giấy, phân bón hóa học, may mặc, vật liệu xây dựng như cát, đá,sỏi,…Định hướng đầu tư đó đã từng đem lại cho Phú Thọ một vị thế cao trong khuvực phía Bắc về phát triển kinh tế Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, các ngành côngnghiệp này không còn là thế mạnh mang tính bền vững của tỉnh Phú Thọ nữa Đây
là những ngành công nghiệp có tính chất độc hại và ô nhiễm môi trường cao Bêncạnh đó, cùng với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, tỉnh PhúThọ không thể chỉ phát triển với những ngành công nghiệp lạc hậu đã có từ nhiềunăm về trước Do đó, tỉnh cần phải có những định hướng phát triển mới, phù hợpvới xu thế phát triển của đất nước và của thời đại
Từ thực tế tình hình phát triển kinh tế, từ phân tích tiềm năng du lịch ở trên,tỉnh Phú Thọ đã định hướng phát triển ngành du lịch, một ngành công nghiệp khôngkhói, có khả năng mang lại nguồn thu lớn, đem lại bộ mặt mới cho tỉnh Phú Thọ
Trang 12chưa được khai thác hoặc khai thác không tương xứng với tiềm năng Hiện nay, tỉnhmới chỉ tập trung khai thác được khu di tích lịch sử Đền Hùng với những sản phẩm
du lịch du lịch giản đơn và lạc hậu; còn các khu du lịch khác như: nước khoángnóng Thanh Thủy, đầm Ao Châu hay rừng quốc gia Xuân Sơn,…thì hầu như chỉđược khai thác rất ít Một nguyên nhân có thể dễ nhận ra là cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch ở những điểm này còn rất hạn chế: đường xá khó đi lại, cơ sở lưu trú và ănuống nghèo nàn, lạc hậu, thậm chí các điểm du lịch cũng chưa được đầu tư thíchđáng, chưa tạo ra điểm khác biệt để thu hút khách du lịch Do đó, vấn đề đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch đang được đặt ra như một nhu cầu bứcthiết Vì vây, đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ” có tính cấp thiết cao
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát của đề tài là dựa trên những phân tích đưa ra những
giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch nhằm khai tháctiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ
2.2.3 Xác định những thời cơ, thuận lợi và thách thức, khó khăn đối với hoạtđộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh đồng thời đưa ra nhữnggiải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch nhằm khaithác tốt hơn tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng cơ sở hạ tầng của ngành dulịch và thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2001-
2008, trong đó tập trung phân tích thực trạng hoạt động đầu tư vào hệ thống cơ sở
Trang 13hạ tầng du lịch qua từng năm và cả giai đoạn, sự tác động của công tác quản lý Nhànước đối với hoạt động đầu tư du lịch, đặt trong bối cảnh phát triển chung của cảtỉnh.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dulịch từ năm 2001 đến 2008, xem xét lượng vốn đầu tư qua các năm, so sánh với cácngành khác và so sánh với tổng thể hoạt động đầu tư phát triển của tỉnh Phú Thọ
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, quynạp, diễn giải, thu thập số liệu từ các báo cáo và thông qua quan sát thực tế nhằmlàm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc đề tài nghiên cứu
Đề tài sử dụng chủ yếu là phương pháp định tính, dựa trên các số liệu thuthập được, tiến hành phân tích, đánh giá, rút ra kết luận, từ đó tìm ra những giảipháp để giải quyết vấn đề đang tồn tại
5 Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa lý luận: đề tài có thể là cơ sở để nghiên cứu, xây dựng các chươngtrình, các cơ chế, chính sách có liên quan đến đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch trênđịa bàn tỉnh
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là thúc đẩy các hoạt động đầu tư vào cơ sở hạtầng, tạo tiền đề cho việc khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ
6 Kết quả dự kiến đạt được
Đưa ra được bức tranh tổng thể về ngành du lịch Phú Thọ, đặc biệt là về cơ
sở hạ tầng phục vụ du lịch
Đưa ra được một số giải pháp thực sự có ý nghĩa thực tiễn đối với việc thúcđẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch nhằm khai thác có hiệu quảtiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ
7 Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch
Trang 14Chương II: Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Em xin chân thành cảm ơn TH.S Đặng Thị Lệ Xuân cùng tập thể các cán bộcông tác tại Sở Kế hoạch & Đầu tư Phú thọ đã tạo điều kiện và nhiệt tình hướng dẫn
em hoàn thành chuyên đề này
Do khả năng còn có hạn nên bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót Em rất mong
sự góp ý và bổ sung của các thầy cô và bạn đọc để bài viết của em được hoàn thiệnhơn
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
1 Khái niệm đầu tư
Theo nghĩa chung nhất, hoạt động đầu tư được hiểu là các hoạt động làmtăng thêm (bao hàm cả nghĩa khôi phục) quy mô của tài sản quốc gia Tài sản quốcgia thường được phân chia thành hai nhóm là tài sản quốc gia sản xuất (gọi là vốnsản xuất) và tài sản quốc gia phi sản xuất Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ giá trị các
tư liệu sản xuất được hình thành từ các hoạt động đầu tư nhằm bảo đảm tái sản xuấtgiản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản sản xuất của quốc gia
Theo quan điểm của doanh nghiệp: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanhvới mục tiêu thu được số vốn lớn hơn số đã bỏ ra, thông qua lợi nhuận
Theo quan điểm của Nhà nước: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, để từ
đó thu được các hiệu quả kinh tế xã hội, vì mục tiêu phát triển quốc gia
2 Phân loại đầu tư
2.1 Phân loại theo chủ đầu tư
- Chủ đầu tư là Nhà nước: đây là trường hợp đầu tư các công trình có qui môlớn (các công trình phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình phát triển an ninh quốcphòng, kinh tế xã hội,…) Thường các công trình này được đầu tư từ các nguồnngân sách Nhà nước nên chủ đầu tư là Nhà nước
- Chủ đầu tư là các doanh nghiệp: gồm các doanh nghiệp hạch toán độc lập,doanh nghiệp Nhà nước hoặc liên doanh liên kết
- Chủ đầu tư là các tư nhân: có đủ tư cách pháp nhân và hoạt động trên cơ sởpháp luật qui định
Trang 162.2 Phân loại theo nội dung kinh tế:
- Đầu tư vào lao động: Nhằm gia tăng số lượng, chất lượng nguồn lao độngcho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chương trình nhân sự
- Đầu tư vào tài sản cố định: Nhằm phát triển mở rộng, nâng cao các tài sản
cố định để tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp thông quacác hoạt động mua sắm, xây dựng cơ bản
- Đầu tư vào tài sản lưu động: Nhằm gia tăng nguồn vốn hoạt động chodoanh nghiệp thông qua việc sử dụng một phần vốn dài hạn để bổ sung và mở rộngqui mô vốn lưu động
2.3 Phân loại theo mục tiêu đầu tư
- Đầu tư mới
- Đầu tư cải tạo, mở rộng và hiện đại hóa cơ sở sẵn có
- Đầu tư chiến lược để chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân hoặc cơ cấu sảnphẩm, thị trường của cơ sở sản xuất kinh doanh
- Đầu tư ra bên ngoài liên doanh với các cơ sở trong và ngoài nước
2.4 Phân loại theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đối tượng đầu tư.
- Đầu tư gián tiếp (đầu tư tài chính): Mua cổ phiếu, chứng khoán, tráikhoán…để được hưởng lợi tức, người bỏ vốn không tham gia trực tiếp vào quá trìnhquản trị công việc kinh doanh
- Đầu tư trực tiếp: Người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản trị kinh doanh, chialàm hai loại:
+ Đầu tư chuyển dịch: Người bỏ vốn mua lại một số cổ phần đủ lớn để đủquyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp Chỉ có sự dịch chuyển về quyền sởhữu, không có sự gia tăng tài sản của doanh nghiệp
+ Đầu tư phát triển: tạo nên những năng lực mới về lượng hay chất cho cáchoạt động sản xuất, dịch vụ để làm phương tiện sinh lợi Đầu tư phát triển có ý
Trang 17nghĩa lớn, biểu hiện cụ thể của tái sản xuất mở rộng, là biện pháp chủ yếu để cungcấp việc làm cho người lao động.
- Đầu tư tín dụng: Đầu tư bằng cách cho vay
2.5 Phân loại theo sự phân cấp quản lý
Tùy theo tầm quan trọng và qui mô của dự án được phân thành 3 nhóm A, B,
C theo Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng (Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày7/2/2005 của Chính phủ về qui chế quản lý đầu tư và xây dựng.)
2.6 Phân loại theo nguồn vốn
Dự án đầu tư có thể phân chia thành dự án đầu tư có vốn huy động trongnước, dự án đầu tư có vốn huy động từ nước ngoài Các công trình theo nguồn vốngồm:
+ Vốn ngân sách Nhà nước
+ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
+ Vốn tín dụng thương mại
+ Vốn huy động từ DNNN
+ Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp
+ Vốn tự đóng góp của nhân dân và các công trình phúc lợi
+ Vốn của các tổ chức ngoài quốc doanh
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Việc phân loại này cho thấy tình hình huy động vốn từ mỗi nguồn, vai tròcủa mỗi nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địaphương và của toàn bộ nền kinh tế cũng như có các giải pháp thích hợp đối với việcquản lý các dự án đối với từng nguồn vốn huy động
2.7 Phân theo vùng lãnh thổ
Cách phân loại này cho thấy tình hình đầu tư của từng tỉnh, từng vùng kinh
tế và ảnh hưởng của đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở từng địaphương
Trang 18Ngoài ra trong thực tế, để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế,người ta còn phân chia dự án đầu tư theo nhiều tiêu thức khác.
3 Vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư
3.1 Khái niệm vốn đầu tư.
Vốn đầu tư là toàn bộ chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư
Vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh vàdịch vụ, là tiền tiết kiệm và vốn huy động của các nguồn vốn khác được đưa vào sửdụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lựclớn hơn cho sản xuất kinh doanh dịch vụ, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trong mỗigia đình
Vốn trong xã hội phục vụ phần lớn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sởphúc lợi, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, nâng cao chất lượng và qui mô cả về bềrộng lẫn chiều sâu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong xã hội
Hai bộ phận cơ bản của vốn đầu tư là:
- Vốn cố định được dùng để xây dựng công trình, mua sắm máy móc và thiết
bị để hình thành nên tài sản cố định của dự án đầu tư
- Vốn lưu động (vốn hoạt động) bao gồm chủ yếu là dự trữ vật tư, sản xuất
dở dang, vốn tiền mặt…theo dự kiến và được dùng cho quá trình vận hành khai tháccác tài sản cố định của dự án trong suốt quá trình tồn tại của dự án này
Tóm lại, vốn phần lớn được chi dùng vào việc tái sản xuất mở rộng, nhằmmục đích phát triển và tăng trưởng nền kinh tế - xã hội của đất nước
3.2 Các nguồn vốn đầu tư
3.2.1 Vốn ngân sách Nhà nước:
Nguồn vốn này sử dụng đầu tư phát triển theo kế hoạch của Nhà nước, baogồm:
Trang 19- Các dự án xây dựng, các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, an ninhquốc phòng Tuy nhiên đầu tư vào lĩnh vực này thường không có khả năng thu hồivốn.
- Đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần liên doanhvào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quiđinh của pháp luật
- Chi phí cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển đối vớicác chương trình, dự án phát triển kinh tế thuộc ngân sách Trung ương
3.2.2 Vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước dùng để đầu tư:
Đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các cơ sở sản xuất tạo việclàm, các dự án đầu tư quan trọng của Nhà nước trong từng thời kỳ (điện, xi măng,sắt thép, ) và một số dự án khác của các ngành có khả năng thu hồi vốn đã đượcxác định trong cơ cấu kế hoạch của Nhà nước Việc bố trí đầu tư cho dự án này doChính phủ quyết định cho từng đối tượng theo từng kỳ kế hoạch
3.2.3 Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển, kể cả ODA:
Nguồn vốn này được bổ sung vào ngân sách Nhà nước để quản lý và sử dụngđúng mục đích như luật đinh đối với việc sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
3.2.4 Nguồn thuộc quỹ hỗ trợ đầu tư quốc tế và các quỹ khác của Nhà nước:
Nguồn vốn này dùng cho các lĩnh vực đầu tư và phát triển theo đúng kếhoạch
3.2.5 Vốn tín dụng thương mại:
Nguồn này dùng để đầu tư thương mại mới để cải tạo, mở rộng đối với kỹthuật công nghệ của các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả, có khảnăng thu hồi vốn và có điều kiện vay vốn theo qui định hiện hành Vốn này được áp
Trang 20dụng theo cơ chế tự vay, tự trả và được thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư và vaytrả vốn.
3.2.6 Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước:
Vốn này được thu từ các nguồn khấu hao cơ bản, vốn tích lũy từ lợi nhuậnsau thuế và vốn tự huy động Nó được dùng để đầu tư phát triển sản xuất kinhdoanh, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm Nhà nước đã cóqui định cho các doanh nghiệp phải sử dụng đúng qui chế, chế độ quản lý vốn đầu
tư hiện hành Các tổ chức đại diện cho Nhà nước như Ngân hàng có trách nhiệmthường xuyên kiểm tra chặt chẽ đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích và hiệuquả
3.2.7 Vốn hợp tác liên doanh:
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã ban hành luật Đầu tư.Nguồn vốn hợp tác liên doanh được hình thành do các bên tham gia đàm phán, gópvốn đầu tư tại Việt Nam Trong trường hợp các dự án có sử dụng mặt đất, mặt nướcthì phải được Nhà nước Việt Nam chấp thuận để làm các thủ tục hoàn vốn cho Nhànước theo qui định hiện hành
3.2.8 Vốn do chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện huy động:
Nguồn vốn này được huy động do sự đóng góp của các tổ chức hoặc cá nhântrên tinh thần tự nguyện dùng để xây dựng các kết cấu cơ sở hạ tầng công trình phúclợi Việc quản lý nguồn vốn này phải được công khai, có kiểm tra, kiểm soát đảmbảo sử dụng đúng nội dung, mục đích và thực hiện việc sử dụng đầu tư theo đúngqui định hiện hành
3.2.9 Vốn đầu tư do của các tổ chức kinh tế không thuộc các doanh nghiệp Nhà nước hoặc của nhân dân:
Trang 21Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải lập thủ tục trình cơ quan có thẩmquyền xem xét cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép xây dựng và giấy phép sử dụngmặt bằng xây dựng.
3.2.10 Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam:
Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Hiện nay, nước ta đang khuyếnkhích ưu tiên cho các dự án thuộc lĩnh vực sau:
- Chế biến xuất khẩu
- Đầu tư phát triển vào các khu vực miền núi, nông thôn
- Sử dụng công nghệ cao, hiện đại và bảo vệ môi trường
- Sử dụng và thu hút lao động
- Xây dựng các công trình phát triển cơ sở hạ tầng
3.2.11 Vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế:
Nguồn vốn này được quản lý theo Hiệp định hoặc thỏa thuận đã ký kết giữaChính phủ Việt Nam và các tổ chức nước ngoài Việc đầu tư từ nguồn vốn này phảituân thủ theo đúng pháp luật Việt Nam
4 Vai trò của đầu tư
4.1 Đầu tư và tăng trưởng kinh tế
Đầu tư có vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế.Theo nhà kinh tế học Haros – Domar đã chỉ ra được mối quan hệ giữa đầu tư và
tăng trưởng kinh tế thông qua hệ số ICOR như sau: g I
Y ICOR
Trong đó: g làtốc độ tăng trưởng kinh tế, I là vốn đầu tư Như vậy giữa I và g có mối quan hệ tỷ lệthuận với nhau thông qua hệ số ICOR Nếu hệ số ICOR không đổi thì con đườngduy nhất để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng là tăng tỷ lệ đầu tư trên tổng thu nhậpquốc gia
Trang 224.2 Đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện thôngqua các chiến lược phát triển phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, một địaphương và các chính sách thu hút vốn đầu tư vào các ngành mũi nhọn được ưu tiên
Kinh nghiệm của các nước phát triển là để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng thìcon đường tất yếu là phải tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển trong lĩnh vựccông nghiệp và dịch vụ Các nhà kinh tế đều chỉ ra sự hạn chế tăng trưởng trongnông nghiệp Sự tăng trưởng này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tự nhiên, bất định
và có tính rủi ro cao đồng thời nó cũng giảm dần do những hạn chế về đất đai và cáckhả năng sinh học Chính vì vậy, đầu tư nhằm phát triển các ngành công nghiệp mũinhọn thông qua các chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu Tư của Nhà nước sẽ thúcđẩy chuyển dần nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu sang công nghiệp dịch vụ
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về pháttriển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạngđói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế,chính trị… của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn làm bàn đạp thúc đẩycác vùng khác phát triển Ở Việt Nam, chúng ta đã bắt đầu đầu tư mạnh một sốvùng trọng điểm như trọng điểm phía Bắc: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh,…đồng thời có chính sách ưu đãi đầu tư vào những địa bàn khó khăn
Đầu tư cũng có vai trò rất lớn trong việc chuyển dịch thành phần kinh tế Đadạng hóa các nguồn vốn đầu tư cũng góp phần làm đa dạng các thành phần kinh tế
4.3 Đầu tư tạo ra cơ sở vật chất nói chung và cho tỉnh nói riêng
Tác động trực tiếp này đã làm cho tổng tài sản của nền kinh tế quốc dânkhông ngừng được gia tăng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp , nông nghiệp ,giao thông vận tải, thuỷ lợi, các công trình công cộng khác, nhờ vậy mà năng lựcsản xuất của các đơn vị kinh tế không ngừng được nâng cao, sự tác động này có tínhdây chuyền của những hoạt động kinh tế nhờ đầu tư Chẳng hạn như chúng ta đầu
tư vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông điện nước của một khu công nghiệp nào
Trang 23đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, sẽ đầu tư mạnh hơn vì thế sẽthúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nhanh hơn
4.4 Đầu tư và tăng cường khả năng khoa học công nghệ.
Công nghệ luôn là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế Vai trò củacông nghệ ngày càng trở nên quan trọng hơn khi mà các yếu tố nguồn lực đangngày càng cạn kiệt Các nước đang phát triển có công nghệ lạc hậu hơn rất nhiều sovới các nước phát triển, đây là lực cản lớn trên con đường hội nhập kinh tế quốc tếđối với các nước này
Để có công nghệ mới, hiện đại, các nước có hai con đường: một là, tự nghiêncứu chế tạo ra; hai là, mua lại công nghệ của các nước khác Dù đi theo con đườngnào thì điều kiện cần thiết là phải có sự đầu tư Các nước đang phát triển hiện nay
có tỷ lệ vốn đầu tư cho công nghệ còn rất hạn chế, do đó những thành tựu về côngnghệ vẫn còn thấp và phải phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ của các nước pháttriển Như vậy, đầu tư là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển và tăng cường khảnăng công nghệ của mỗi nước
4.5 Đầu tư tác động đến sự ổn định kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư do ảnh hưởng củatổng cung và tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư dù là tănghay giảm cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nềnkinh tế Ví dụ như khi đầu tư tăng làm cho các yếu tố liên quan tăng, tăng sản xuấtcủa các ngành sẽ thu hút thêm lao động, nâng cao đời sống của người dân Mặtkhác, đầu tư làm tăng cầu của các yếu tố đầu vào, khi tổng cầu tăng quá mức lại gây
ra tình trạng lạm phát, lạm phát cao sẽ gây ra tình trạng sản xuất trì trệ, thu nhập củangười lao động thấp đi, thâm hụt ngân sách tăng, kinh tế phát triển chậm lại Do vậykhi điều hành nền kinh tế nhà nước phải đưa ra những chính sách để khắc phụcnhững nhược điểm trên
Trang 24II LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH
1 Khái niệm cơ sở hạ tầng du lịch
Theo nghĩa rộng, cơ sở hạ tầng du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiệnvật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịchnhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của khách dulịch trong các chuyến hành trình của họ Theo cách hiểu này, cơ sở hạ tầng du lịchbao gồm cả cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc bản thân ngành du lịch và cơ sở vật chất
kỹ thuật của các ngành khác của cả nền kinh tế quốc dân tham gia vào việc khaithác tiềm năng du lịch như: hệ thống đường xá, cầu cống, bưu chính viễn thông,điện nước, Những yếu tố này được gọi chung là các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xãhội Trong đó những yếu tố cơ sở hạ tầng xã hội còn được xem là yếu tố đảm bảođiều kiện chung cho phát triển du lịch
Theo nghĩa hẹp, cơ sở hạ tầng du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiệnvật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo
ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa cung cấp và làm thỏa mãn nhu cầu của khách
du lịch Chúng bao gồm hệ thống khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí,phương tiện vận chuyển,…và đặc biệt, nó bao gồm cả các công trình kiến trúc bổtrợ
Trong bài này, cơ sở hạ tầng du lịch được xem xét theo nghĩa rộng, tức làbao gồm cả cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ du lịch (giao thông vận tải, cấp thoát nước,điện, bưu chính viễn thông,…) và cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân ngành dulịch
2 Vai trò của cơ sở hạ tầng du lịch đối với phát triển du lịch
Cơ sở hạ tầng du lịch là một trong những nhân tố quan trọng đối với quátrình khai tác tiềm năng du lịch Nó là yếu tố đảm bảo về điều kiện cho hoạt độngsản xuất kinh doanh được thực hiện Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh
để có thể hoạt động đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng Điều này
Trang 25cũng nhấn mạnh sự phù hợp giữa cơ sở hạ tầng kỹ thuật với đặc trưng của từngngành nghề, từng lĩnh vực Ngành du lịch cũng không nằm ngoài quy luật chung đó.
Nói cách khác, để có thể tiến hành khai thác các tài nguyên du lịch phải tạođược cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng Hệ thống này vừa phải đảm bảo phù hợpvới đặc trưng của dịch vụ du lịch, đồng thời phải phù hợp với đặc thù của tàinguyên du lịch tại đó
Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch được tạo ra lại là yếu tố quan trọngtác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện íchcủa nó Có ba yếu tố cầu thành để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch thỏa mãnnhu cầu của du khách, đó là: tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch vàlao động trong du lịch Như vậy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch là yếu tố quan trọng,không thể thiếu Con người bằng sức lao động của mình, sử dụng cơ sở vật chất kỹthuật để khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch tạo ra dịch vụ, hàng hóa du lịchcung ứng cho du khách Ngoài yếu tố tài nguyên thì tính đa dạng, phong phú, hiệnđại, hấp dẫn của cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng tạo nên tính đa dạng, phong phú, hấpdẫn của dịch vụ du lịch Một quốc gia, một địa phương muốn phát triển du lịch tốtthì phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch tốt Cho nên, có thể nói rằngtrình độ phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng là
sự thể hiện trình độ phát triển du lịch của một đất nước, một địa phương
3 Cơ cấu cơ sở hạ tầng du lịch
Theo quá trình tạo ra dịch vụ và hàng hóa du lịch, có thể chia cơ sở hạ tầng
du lịch thành các nhóm sau: cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động trung gian; các cơ
sở lưu trú; nhà hàng; các khu vực dịch vụ bổ sung và vui chơi giải trí, phục vụ giaothông vận tải,
3.1 Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động trung gian:
Đây là hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật của các đại lý, văn phòng và công
ty lữ hành du lịch, đảm nhận chức năng chủ yếu là tổ chức xây dựng, bán và thựchiện các chương trình du lịch; làm cầu nối giữa khách du lịch với các nhà cung cấp
Trang 26sản phẩm du lịch khác hay với điểm du lịch Với chức năng đó, hệ thống cơ sở hạtầng kỹ thuật của bộ phận này chủ yếu là các văn phòng và các trang thiết bị vănphòng, các phương tiện thông tin liên lạc
3.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ vận chuyển du lịch:
Đây là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật các nhà cung cấp dịch vụ vậnchuyển khách du lịch Chức năng chính của nó là đảm nhận công tác vận chuyểnkhách du lịch Thành phần chính trong hệ thống này là các phương tiện vận chuyển,các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý, điều hành, bán vé và các hoạt động tácnghiệp khác,
3.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ lưu trú:
Đây là thành phần đặc trưng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch Hệthống cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận này tồn tại dưới hình thức khác nhau:khách sạn, motell, nhà trọ, biệt thự,…Thành phần chính của bộ phận này là hệthống các tòa nhà với các phòng nghỉ và các trang thiết bị tiện nghi đảm bảo điềukiện sinh hoạt hàng ngày cho du khách Ngoài ta nó cũng bao gồm cả các công trìnhđặc biệt bổ trợ tham gia vào việc tạo ra khung cảnh môi trường như hệ thống giaothông nội bộ, các khuôn viên Trong các loại hình trên, khách sạn là loại phổ biếnhơn cả và có nhiều mức độ quy mô khác nhau và hình thức cũng hết sức đa dạng
Nhìn một cách tổng thể không phân biệt các loại hình lưu trú thì bộ phận nàyđược xác định thành hai khu vực rõ rệt là khu vực đón tiếp và khu vực phòng ốc(buồng ngủ) Chúng đều được tạo ra trên cơ sở những quy định nghiêm ngặt của cácchuẩn mực dịch vụ và được xây dựng thành những tiêu thức hết sức cụ thể Trong
đó, khu vực buông ngủ lại có vai trò quy định đến các khu vực còn lại
3.4 Cơ sở hạ tầng phục vụ ăn uống
Cùng với hệ thống vơ sở hạ tầng lưu trú, cơ sở hạ tầng phục vụ ăn uống làmột bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Cơ sở
hạ tầng phục vụ ăn uống (nhà hàng) có thể tồn tại độc lập hoặc đi kèm với bộ phận
Trang 27lưu trú trong tổng thể của hệ thống cơ sở hạ tầng khách sạn Cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa bộ phận này bao gồm các yếu tố đảm bảo điều kiện tiện nghi cho hoạt động ănuống của du khách Với chức năng của mình, cơ sở hạ vật chất kỹ thuật của bộ phậnnày có hai thành phần nổi bật là cơ sở vật chất kỹ thuật của khu chế biến và bảoquản thức ăn (bếp) và cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực phục vụ ăn (phòng tiệc,quầy bar).
Trong thực tế ở Việt Nam cũng như các nước khác, để đa dạng hóa sản phẩm
và loại hình ăn uống nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch có thể tổchức các loại nhà hàng ăn uống khác nhau: nhà hàng ăn Âu, nhà hàng ăn Á, nhàhàng ăn theo phong cách dân tộc khác nhau, nhà hàng đặc sản,…Quầy Bar cũng cónhiều loại khác nhau rất phong phú và đa dạng
3.5 Cơ sở hạ tầng phục vụ vui chơi giải trí:
Bộ phận này chủ yếu là các công trình nhằm tạo điều kiện cho khách du lịchtrong vui chơi, rèn luyện sức khỏe nhằm mang lại sự thích thú hơn về kỳ nghỉ hoặcthư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng Cơ sở vật chất kỹ thuật bộ phận nàybao gồm các trung tâm thể thao, phòng tập, bể bơi, sân tennis, các công viên, khuvui chơi giải trí Các cơ sở này có thể hoạt động độc lập hoặc gắn liền với các cơ sởlưu trú
Ở Việt Nam có nhiều khu vui chơi giải trí lớn như: công viên nước Hồ Tây(Hà Nội) khu du lịch Đầm Sen, Suối Tiên (thành phố Hồ Chí Minh),…
3.6 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bổ sung:
Bộ phận này chủ yếu là các công trình, thiết bị nhằm tạo điều kiện thuận lợicho khách hàng trong việc tiêu dùng các dịch vụ và sử dụng triệt để các yếu tố tàinguyên Hệ thống này bao gồm các khu vực giặt là, cắt tóc, vật lý trị liệu, bể bơi,sân tennis,…Cơ sở vật chất kỹ thuật này thường được gắn liền với các cơ sở lưu trú.Quy mô của hệ thống này phụ thuộc vào quy mô của bộ phận lưu trú
Ngoài các thành phần thuộc cơ sở hạ tầng của bản thân ngành du lịch, cácthành phần khác thuộc cơ sở hạ tầng xã hội ảnh hưởng tới quá trình khai thác tiềm
Trang 28năng du lịch là: hệ thống đường giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đườngthủy, ), hệ thống cung cấp điện, hệ thống bưu chính viễn thông, hệ thống cấp thoátnước.
4 Đặc điểm của cơ sở hạ tầng du lịch
4.1 Cơ sở hạ tầng du lịch có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch
Dù là du lịch với hình thức nào thì cũng phải sử dụng tài nguyên du lịch củađiểm du lịch đó, do đó, có mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở hạ tầng du lịch với tàinguyên du lịch Mối quan hệ này vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau
Quan hệ thống nhất: muốn khai thác tài nguyên du lịch thì bắt buộc phải có
cơ sở hạ tầng tương ứng Mặt khác, không thể xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch ở mộtnơi không có tài nguyên du lịch Trong mối quan hệ này, tài nguyên du lịch giữ vaitrò quyết định, qui định cơ sở hạ tầng du lịch Mối quan hệ này thể hiện tác độngtích cực của cơ sở hạ tầng đối với tài nguyên du lịch
Quan hệ mâu thuẫn: thể hiện những tác động tiêu cực của cơ sở hạ tầng đốivới tài nguyên du lịch Đó là trường hợp quy hoạch hoặc thực hiện các dự án khôngphù hợp với đặc trưng của tài nguyên thiên nhiên Hậu quả của nó có thể làm giảmsức hấp dẫn của tài nguyên du lịch và những ảnh hưởng đến môi trường Đi liền vớichúng là những chi phí không nhỏ để khắc phục hậu quả,
4.2 Cơ sở hạ tầng du lịch có tính đồng bộ trong xây dựng và sử dụng cao
Sự đồng bộ của cơ sở hạ tầng du lịch được hiểu theo ba khía cạnh:
Một là: Sự đầy đủ các thành phần theo yêu cầu của một hệ thống Chẳng hạnmột khu du lịch phải bao gồm hệ thống các khu lưu trú, nhà hàng, bãi để xe, đườnggiao thông, cảnh quan du lịch,
Hai là: Sự hài hòa, cân đối giữa các bộ phận trong tổng thể theo một yếu tốtrung tâm Ví dụ sự hài hòa về qui mô giữa khu du lịch với hệ thống nhà nghỉ, cácdịch vụ giải trí,
Trang 29Ba là: Sự đồng bộ còn được thể hiện ở mặt kỹ thuật thiết kế và xây dựng
4.3 Cơ sở hạ tầng du lịch có giá trị một đơn vị công suất sử dụng cao
Giá trị một đơn vị công suất sử dụng được xác định là tổng vốn đầu tư chiacho công suất thiết kế
Giá trị một đơn vị công suất sử dụng của cơ sở hạ tầng du lịch cao là do:Một là: nhu cầu du lịch là nhu cầu tổng hợp, đa dạng Khi đi du lịch, khách
du lịch luôn có yêu cầu cao về điều kiện đi lại, sinh hoạt, nghỉ ngơi Các yêu cầu đóđòi hỏi phải có các trang thiết bị tiện nghi, đầy đủ, sang trọng và có chất lượng cao.điều này lại đòi hỏi một lượng vốn đầu tư không nhỏ
Hai là: khách du lịch thường đòi hỏi cao về cảnh quan môi trường Do đó,không thể chỉ đầu tư các điều kiện về sinh hoạt ma cần phải đầu tư cảnh quan khu
du lịch, đường xá thuận tiện, dễ đi lại, hệ thống đường nội bộ các khuôn viên,
Ba là: do đặc trưng của du lịch là tình thời vụ cao nên hệ thống cơ sở hạ tầng
ở đó thường chỉ được sử dụng trong một vài tháng ví dụ du lịch đền Hùng chỉ tậptrung vào đợt tết đến hết tháng 3 âm lịch Do đó, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng du lịchtính trên một đơn vị công suất sử dụng là rất cao
4.4 Thời gian hao mòn thành phần chính của cơ sở hạ tầng du lịch tương đối lâu
Thành phần chính của cơ sở hạ tầng du lịch là hệ thống đường giao thông, hệthống khách sạn, nhà hàng, cảnh quan khu du lịch và các công trình kiến trúc Cáccông trình này thường có thời gian tồn tại lâu từ 10 năm, 20 năm và thậm chí là cònlâu hơn
4.5 Một số thành phần của cơ sở hạ tầng du lịch được sử dụng không cân đối
Do tính chất thời vụ nên hệ thống cơ sở hạ tầng ở các điểm du lịch được sửdụng vào một số thời điểm nhất định mà không phải toàn bộ thời gian Công suất sửdụng chúng có thể thay đổi theo thời gian Ngoài ra tính không cân đối còn do tínhchất khác nhau của khách du lịch Ví dụ như du lịch mang tính chất tín ngưỡng như
Trang 30Đền Hùng thì khách du lịch có nhu cầu chủ yếu về mua sắm lễ vật, lưu trú và nghỉngơi; họ không quan tâm lắm đến các khu vui chơi giải trí
5 Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng du lịch
5.1 Mức độ tiện nghi.
Do mục đích của du lịch là tìm kiếm cảm giác ấn tượng, mới lạ, khác nhữngđiều kiện sinh hoạt hàng ngày Do đó, du khách luôn muốn được sinh hoạt trongđiều kiện tiện nghi, hiện đại và thuận tiện
Mức độ tiện nghi được hiểu là mức độ trang bị các trang thiết bị tiện nghi cókhả năng mang lại sự tiện lợi và cảm giác thoải mái cho du khách Để đạt được điều
đó, yêu cầu trước hết đối với việc trang bị cơ sở vật chất phải đảm bảo về số lượng,đồng thời phải đảm bảo về chất lượng Theo đó, quá trình hiện đại hóa phải đượctiến hành liên tục
Tính chất tiện nghi cũng được xem xét theo mỗi loại hình du lịch và đốitượng khách khác nhau Ví dụ như khách du lịch thuần túy thì yêu cầu về các điềukiện giải trí như bể bơi, sân tennis Khách công vụ lại yêu cầu cao về điều kiện làmviệc như phòng họp, Internet, máy Fax, máy in,
5.2 Mức độ thẩm mỹ
Mức độ thẩm mỹ được thể hiện trước hết ở khâu thiết kế, cách bố trí sắp đặt,hình thức bên ngoài Cách thiết kế rất quan trọng vì nó tạo ra ấn tượng sâu sắc vềđịa điểm du lịch trong đầu du khách
Các yêu cầu chung
Về hình thức bên ngoài: đẹp, lịch sự, phù hợp với nội dung bên trong
` Về bố trí sắp đặt: thuận tiện cho cả người phục vụ và người sử dụng
Về mầu sắc: hài hòa giữa các gam màu,
Trang 31trường xung quanh Trong các khu du lịch, các khu vệ sinh phải được xây dựng hợp
lý, đúng tiêu chuẩn qui định Trong các nhà hàng, khách sạn phải đảm bảo vệ sinh
6 Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển của tỉnh Phú Thọ
Du lịch là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnhPhú Thọ Vai trò đó thể hiện thông qua một số điểm sau :
- Du lịch là ngành có đóng góp quan trọng trong tổng thu nhập của tỉnh
Bảng 1.1 : Giá trị và tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch trong tổng thu nhập toàn tỉnh
và của ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoan 2003 – 2008
5.877.786
6.961.339
8.119.527
9.512.339
11.034.313
Thu nhập của
ngành dịch vụ
(Triệu đồng)
1.726.635
1.978.938
(Nguồn : Niên giám thống kê Phú Thọ năm 2007)
Từ bảng 1.1, có thể thấy thu nhập nhập từ ngành du lịch luôn chiếm tỷ lệ khá lớn
trong tổng thu nhập của tỉnh và của ngành dịch vụ với mức trung bình trên 12% so với
Trang 32thu nhập của toàn tỉnh và trên 36% trong tổng thu nhập của ngành dịch vụ Thu nhập củangành du lịch liên tục tăng lên qua các năm, từ mức 615.116 triệu đồng năm 2003 lên tới1.411.605 triệu đồng năm 2008, tăng 2,3 lần so với năm 2003.
- Ngành du lịch là ngành công nghiệp không khói, vừa khai thác được tiềm năng
về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa của tỉnh, vừa góp phần tôn tạo, bảo vệ môi trườngsinh thái, phát triển những giá trị truyền thống của tỉnh
- Phát triển ngành du lịch là một trong những kênh quảng bá hình ảnh của tỉnh,nâng cao vị thế của tỉnh trên địa bàn cả nước và quốc tế, từ đó thúc đẩy hoạt động thu hútđầu tư từ bên ngoài vào trong tỉnh
- Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động,nâng cao mức sống cho người dân và góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu laođộng trên địa bàn tỉnh Năm 2007, có 8.331 lao động làm việc trong ngành du lịch, tănggấp 1,63 lần so với năm 2003
Bảng 1.2 : Lao động đang làm việc trong ngành du lịch
Bảng 1.2 cho thấy tỷ lệ lao động trong ngành du lịch trong tổng số lao động của
tỉnh Phú Thọ đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng, năm 2003 chỉ có 0,78% thì đếnnăm 2007 đã có 1,22% lao động hoạt động trong ngành du lịch
7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch là hoạt động cần thiết để phát triển ngànhkinh tế du lịch, đưa du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ trong
Trang 33giai đoạn tới Vì vậy, việc xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nóichung và đầu tư cho hạ tầng du lịch nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng ; nó giúphạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động đầu tư đối với sự phát triển củangành du lịch, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành.
Có thể liệt kê một số nhân tố chính tác động tới hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ :
- Nhu cầu ngày càng cao của dân cư đối với hoạt động du lịch, trong đó hình thức
du lịch tâm linh và du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh ngày càng được quan tâm Đây là điềukiện thúc đẩy các hoạt động đầu tư cho du lịch trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là từ phía tưnhân nhằm thu lợi nhuận cao
- Khả năng về tài chính của địa phương, của cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ
du lịch trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để khai thác tiềm năng du lịch Phú Thọhiện nay vẫn là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh chỉ bằng 60%mức bình quân của cả nước, do đó nguồn lực để đầu tư rất hạn chế
- Tiềm năng du lịch của tỉnh : Phú Thọ có rất nhiều danh lam, thắng cảnh, di tíchlịch sử, văn hóa,…có giá trị, tất cả những tiềm năng đó cho thấy Phú Thọ hội tụ đầy đủđiều kiện thuận lợi để trở thành trọng điểm du lịch quốc gia Đây là điều kiện để thu hútvốn đầu tư cho hạ tầng du lịch từ các Bộ ngành, các tổ chức và tư nhân muốn tìm kiếm
cơ hội đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Sự quan tâm của chính quyền tỉnh và các Bộ ngành Chính quyền tỉnh Phú Thọcũng như các Bộ, Ban, ngành Trung ương đang rất quan tâm đến du lịch Phú Thọ, đặcbiệt là mảng du lịch về cội nguồn, tạo cơ sở cho hàng loạt các dự án đầu tư vào cơ sở hạtầng tại khu vực đền Hùng và các vùng lân cận, là tiền đề cho sự phát triển của các điểm
du lịch khác trên địa bàn tỉnh
Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư như tâm lýcủa người dân địa phương về du lịch, giá cả nguyên vật liệu, sự hỗ trợ của các cấp chínhquyền về đất, vốn, thủ tục hành chính,…đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh…
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH
từ 104o48’ đến 105o27’ kinh độ Đông
Phú Thọ có 13 huyện, thành ,thị, gồm: thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà,Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh với 274 cơ sở xã phường, thị trấn.Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh
Phú Thọ cách thủ đô Hà Nội 80Km và các tỉnh xung quanh 100 – 300 km, làđiểm tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc; phíaBắc giáp Tuyên Quang, Yên Bái; Phía Nam giáp Hòa Bình; phía Đông giáp VĩnhPhúc, Hà Tây và phía Tây giáp Sơn La Với vị trí là cửa ngõ phía Tây của thủ đô HàNội và địa bàn trọng điểm kinh tế phía Bắc, nơi trung chuyển hàng hóa thiết yếu củacác tỉnh miền núi phía Bắc, các hệ thống đường bộ, đường sắt , đường sông đều quy
tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh thành phố khác trong cảnước
Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là thị trường lớn về tiêuthụ các mặt hàng nông, lâm, thủy sản và các sản phẩm vê công nghiệp, nông nghiệp
mà Phú Thọ đang sản xuất; đồng thời đây cũng là nơi cung cấp mặt hàng công
Trang 36nghiệp thiết yếu, hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm quản trị, chuyển giao công nghệ vàcung cấp thông tin,…tốt cho phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ.
Thành phố Việt Trì là trung tâm văn hóa của tỉnh đồng thời cũng là mộttrong 5 trung tâm lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có các tuyến trục giaothông quan trọng chay qua như: quốc lộ số 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đi TuyênQuang, Hà Giang sang Vân Nam – Trung Quốc, đây là tuyến nằm trong hành langkinh tế Công Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Quốc lộ 70 xuấtphát từ thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái, Lào Cai hiện đang được nâng cấp để trởthành con đường chiến lược Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh, Trung Quốc tạo ra cơhội phát triển kinh tế cho Phú Thọ Quốc lộ 32A nối Hà Nội với Hà Tây, Sơn La;quốc lộ 32B nối Phú Thọ - Yên Bái với cầu Ngọc Tháp qua sông Hồng tại thị xãPhú Thọ là một phần của đường Hồ Chí Minh
Khi Sơn Tây, Hòa Lạc được xây dựng trở thành chuỗi đô thị cũng sẽ mở ra
cơ hội mới cho Phú Thọ phát triển, nhất là các huyện phía hữu ngạn sông Hồngnhư: Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa có điều kiệnphát triển mạnh hơn Ngoài ra Phú Thọ có đường sắt, đường sông chạy qua cũng làđiều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn
Tóm lại, vị trí địa lý của Phú Thọ rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hộinói chung và phát triển ngành du lịch nói riêng
1.2 Đặc điểm địa hình
Đặc điểm nổi bật của địa hình Phú Thọ là bị chia cắt mạnh vì nằm cuối dãyHoàng Liên Sơn, là nơi chuyển giao giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độcao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, diện tích đồi núi chiếm 64% tổng diệntích tự nhiên, sông suối nhiều (chiếm 4,1%)
Căn cứ vào địa hình có thể chia Phú Thọ thành ba tiểu vùng cơ bản:
- Tiểu vùng phía Nam: gồm các huyện Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn và mộtphần của huyện Cẩm Khê, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200 đến500Km Đây là vùng có nhiều tiêm năng phát triển lâm nghiệp và khoáng sản
Trang 37- Tiểu vùng trung du: gồm thị xã Phú Thọ, huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng,Thanh Ba, Hạ Hòa và một phần huyện Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy Địa hìnhđặc trưng của vùng này là các gò đồi thấp (bình quân 50m đến 200m) xen kẽ vớicác dốc ruộng.
- Tiểu vùng đồng bằng: gồm thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và mộtphần còn lại của các huyện lân cận Đặc trưng của vùng này là phát triển trên phù sa
cổ cùng những cánh đồng ven sông phù hợp với sản xuất lương thực, nuôi trồngthủy sản và chăn nuôi Một số khu vực tập trung sản xuất lương thực, nuôi trồngthủy sản và chăn nuôi Một số khu vực tập trung gò đồi thấp tương đối bằng phẳng,thuận lợi cho việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp và phát triển hạ tầng kinh tế
- xã hội khác
Nhìn chung, địa hình Phú Thọ tương đối phức tạp, có sự phân hóa rõ rệt giữa
3 tiểu vùng Sự phân hóa địa hình cũng dẫn đến sự phân hóa trong quá trình đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng giữa các vùng Tuy nhiên, nó lại là yếu tố góp phần tạo nên
sự đa dạng của tài nguyên du lịch Phú Thọ Do vậy, trong quá trình thu hút đầu tưcần phải cố gắng phân bổ vốn hợp lý cho các vùng địa hình cao, vùng sâu, vùng xacủa tỉnh
1.3 Khí hậu
Phú Thọ mang đậm đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với haimùa rõ rệt: mùa hè nắng nóng, mưa nhiều từ tháng 5 tới tháng 10 và mùa đông lạnh,mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình trong năm là 23oC,lượng mưa trung bình: 1.600mm – 1.700mm; độ ẩm bình quân: 85% - 87%
Toàn tỉnh chia thành 5 tiểu vùng khí hậu đặc trưng: tiểu vùng phía Bắc, tiểuvùng phía Nam, tiểu vùng thung lũng Minh Đài, tiều vùng Cẩm Khê – Thanh Ba,tiểu vùng đồng bằng phía Đông Nam
Nhìn chung khí hậu Phú Thọ tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và các hoạtđộng kinh tế, xã hội, đặc biệt điều kiện thời tiết này rất phù hợp cho việc sinhtrưởng và phát triển đa dạng các loại cây trồng lâu năm, hình thành nên hệ động
Trang 38thực vật phong phú và quý hiếm, có thể phát triển ngành du lịch sinh thái và nghiêncứu ( như vườn quốc gia Xuân Sơn).
1.4 Tài nguyên nước
Phú Thọ có tài nguyên nước dồi dào, phong phú với 5 con sông lớn chảyqua: sông Chảy, sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Bứa và 41 phụ lưu đủ để cungcấp cho tưới tiêu trong cả tỉnh
Ngoài ra, Phú Thọ còn có 130 suối nhỏ cùng hàng ngàn hồ, ao phân bố đềutrên khắp lãnh thổ, chứa nguồn nước mặt dồi dào; nguồn nước ngầm phân bố ởnhiều huyện như Lâm Thao, Đoan Hùng, thị xã Phú Thọ với trữ lượng lớn Đặc biệt
ở Thanh Thủy có mạch nước khoáng nóng quý hiếm đã bước đầu được đưa vàokhai thác dưới hình thức du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh
Tóm lại, các điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, nguồn
nước của Phú Thọ tương đối thuận lợi để phát triển ngành du lịch nói chung và xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch nói riêng
2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1 Về tăng trưởng kinh tế
Sau giai đoạn bị tác động của khủng hoảng tài chính khu vực, tốc độ tăng GDPcủa Phú Thọ giảm từ 9,6% năm 1997 xuống còn 6,79% năm 1998; sau đó lấy lạiđược đà tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo Giai đoạn 1997- 2000 tăng8,16%/năm, giai đoạn 2001- 2005 tăng 9,79%/năm; năm 2006 tăng 10,7%, năm
2007 tăng 10,9% và năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nêntốc độ tăng trưởng giảm còn 10,6%
Tốc độ tăng GDP của Phú Thọ luôn ở mức cao hơn bình quân chung cả nước
và vùng trung du miền núi Bắc Bộ, nhưng quy mô còn nhỏ, nên số tuyệt đối tăngthêm không nhiều, GDP bình quân đầu người năm 1997 chỉ có 2,29 triệuđồng/người (176,3 USD), tăng lên 2,98 triệu đồng/người (214 USD) năm 2000,5,23 triệu đồng/người (tương đương 332 USD) năm 2005 và 6,8 triệu đồng/năm
Trang 39(tương đương 425 USD) năm 2007 Như vậy, GDP bình quân đầu người ở Phú Thọchỉ bằng khoảng 52% GDP bình quân chung cả nước.
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả tăng trưởng (GDP) của tỉnh Phú Thọ
Đơn vị: tỷ đồng
* GDP giá 1994 (Tỷ đồng) 2 237 2 794 4 457 5 469 6056
- Công nghiệp- Xây dựng 771.5 1 043 1 852 2 388 2776
(Nguồn: Niên giám thống kế 2007 của tỉnh Phú Thọ)
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Phú Thọ giai đoạn 1997 – 2008
Đơn vị: %
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007 của tỉnh Phú Thọ)
Trang 40Bảng 2.2: So sánh tăng trưởng kinh tế (GDP) của Phú Thọ với vùng Trung du
Miền núi Bắc Bộ và cả nước
(Nguồn: Viện chiến lược phát triển- Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
2.2 Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1997 - 2008 (theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: %
* Cơ cấu theo ngành kinh tế
- Công nghiệp- Xây dựng 33.2 36.5 37.6 38.7 38.7
* Cơ cấu theo thành phần kinh tế
- Kinh tế ngoài quốc doanh 31.5 49.4 52 54.3
- Có vốn đầu tư nước ngoài 5.2 8.7 9.2 11.0
-(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ