Đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tỉnh Phú Thọ và định hướng phát triển

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng cơ sở hạ tầng du lịch của tỉnh Phú Thọ; phân tích, đánh giá hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh những năm vừa qua; tìm ra những nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm. Xác định những thời cơ, thuận lợi và thách thức, khó khăn đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ.

Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng cơ sở hạ tầng của ngành du lịch và thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2001-2008, trong đó tập trung phân tích thực trạng hoạt động đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch qua từng năm và cả giai đoạn, sự tác động của công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư du lịch, đặt trong bối cảnh phát triển chung của cả tỉnh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch từ năm 2001 đến 2008, xem xét lượng vốn đầu tư qua các năm, so sánh với các ngành khác và so sánh với tổng thể hoạt động đầu tư phát triển của tỉnh Phú Thọ.

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ

CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIấN – KINH TẾ - XÃ HỘI Cể ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ THỌ

  • Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý
    • Điều kiện kinh tế - xã hội 1. Về tăng trưởng kinh tế
      • TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH 1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
        • Những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ

          Các điều kiện tự nhiên của Phú Thọ, đặc biệt là địa hình đa dạng đã tạo cho Phú Thọ một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn với các loại hình có thể khai thác như di lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch sinh thái,…Đáng chú ý trong số đó phải kể đến đầm Ao Châu (huyện Hạ Hòa), vườn quốc giá Xuân Sơn (huyên Thanh Sơn), mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy (huyện Thanh Thủy), Ao Giời – Suối Tiên (huyện Hạ Hòa),. Đến nay, núi Hùng vẫn giữ được vẻ nguyên sơ, rừng cây rậm rạp, xanh tươi và có khoảng 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn có loại cây đại thụ như Chò, Thông, Lụ,.và một loài giống cây có sơ như Kim Giao, Thiên Tuế,.Trong khu di tích lịch sử Đền Hùng là quần thể di tích có kiến trúc cổ xưa như: Cổng đền được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2, cổng xây theo kiểu vòm cuốn, hai tầng tám mái, lợp giả ngói ống; Đền Hạ được tương truyền là nơi Mẹ Âu Cơ đã hạ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con chính là tổ tiên của các dân tộc Việt; Đền Trung là nơi các vua Hùng cùng các lạc hầu, lạc tướng bàn bạc việc nước; Đền Thượng là nơi hàng năm vua Hùng làm lễ tế trời đất, thờ Thần Lúa, đây cũng là nơi vua Hùng lập đền thờ Thánh Gióng sau khi đánh tan giặc Ân và cũng chính là nơi an nghỉ của vua Hùng thứ 6.

          Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả tăng trưởng (GDP) của tỉnh Phú Thọ
          Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả tăng trưởng (GDP) của tỉnh Phú Thọ

          THỰC TRẠNG CSHTDL PHÚ THỌ 1. Cơ sở lưu trú

          • Hệ thống giao thông vận tải phục vụ du lịch 1. Hệ thống giao thông đường bộ
            • Cơ sở hạ tầng bổ trợ 1. Hệ thống cung cấp điện

              Nhìn chung các cơ sở này có quy mô tương đối lớn, có chất lượng, tuy nhiên các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm chưa thường xuyên được kiểm tra nên nhiều hiện tượng tiêu cực vẫn xảy ra như việc sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh tại các khách sạn trong thành phố Việt Trì những năm vừa qua…; bên cạnh đó, thực đơn phục vụ chưa phong phú, ít món mang tính chất đặc sản của địa phương nên chưa tạo được nhiều ấn tượng đối với du khách. Năm 2008, thành phố Việt Trì đã cải tạo xong sân vận động tỉnh, xây dựng mới sân vận động mini trong truờng Chuyên Hùng Vuơng để phục vụ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, một nhà thi đấu và đầu năm 2009 đã hoàn thành thêm một bể bơi thành phố; công viên Văn Lang là một công viên lớn, quy mô nhất của tỉnh Phú Thọ đang đuợc triển khai xây dựng tại trung tâm thành phố Việt Trì.

              Bảng 2.7: Tổng hợp hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Phú Thọ năm 2008
              Bảng 2.7: Tổng hợp hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Phú Thọ năm 2008

              Khối lượng thực hiện vốn

              Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư

                Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển ngành du lịch trong việc tạo thêm năng lực mới, khai thác hiệu quả tiềm năng của tỉnh, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, Tỉnh Ủy, HĐND và UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành những chính sách kêu gọi đầu tư cho phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh về các quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành, quản lý khu du lịch, điểm du lịch và các hoạt động dịch vụ khác; xây dựng các chế tải xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch nhằm răn đe,phòng ngừa các hành vi vi phạm, góp phần tuyên truyền, phổ biến và nâng cao ý thức của các tổ chức, cá nhân có hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

                Hình  thức  đầu tư
                Hình thức đầu tư

                ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTDL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ THỜI GIAN QUA

                • Những thành tựu đạt được
                  • Những hạn chế tồn tại

                    Tổ chức các sự kiện về môi trường hàng năm để nâng cao ý thức của người dân và du khách như: Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, kỷ niệm ngày môi trường thế giới,…Đặc biệt, 6/10/2004, UBND Phú Thọ đã ban hành Quyết định 3047/2004/QĐ-UB quy định về bảo vệ môi trường khu di tích lịch sử Đền Hùng, bước đầu đã phát huy được hiệu quả về bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch. Nguyên nhân là do đây là giai đoạn cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn nghèo nàn, lạc hậu, đồng thời là thời gian sau khi có Pháp lệnh Du lịch năm 1999 và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt ngày 22/7/2002 đã thúc đẩy sự quan tâm của tỉnh tới cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là cơ sở hạ tầng xã hội.

                    Hình 2.8: Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng CSHTDL so với tổng vốn đầu tư phát  triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2008.
                    Hình 2.8: Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng CSHTDL so với tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2008.

                    Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực

                    Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư CSHTDL còn nhiều yếu kém, bất cập

                    - Các chính sách thu hút đa dạng các nguồn vốn, đặc biệt là chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch chưa đạt có sức hấp dẫn, các chính sách ưu tiờn chưa cụ thể, rừ ràng, tạo tõm lý e ngại cho nhà đầu tư, đó khiến một số nhà đầu tư phải rút lui sau khi đã có ý định đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh. - Việc quản lý vốn đầu tư phát triển đặc biệt là vốn NSNN cho việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội còn nhiều yếu kém gây tình trạng thất thoát và lãng phí vốn, kế hoạch phân bổ vốn chưa hợp lý, vốn đầu tư dàn trải theo kiểu chia phần nên việc đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm.

                    Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại 1. Nguyên nhân khách quan

                      Giai đoạn vừa qua, mặc dù có cải thiện về tình hình kinh tế - xã hội nhưng thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp hơn cả nước (năm 2008 chỉ bằng khoảng 60% so với mức trung bình cả nước), tỷ lệ hộ nghèo 22%, có 50 xã đặc biệt khó khăn,…Nguồn lực hạn chế như vậy trong khi phải lo đầu tư cho nhiều lĩnh vực quan trọng khác nên điều tất yếu là nguồn lực đầu tư cho phát triển CSHTDL là rất hạn chế. Như vậy, ngoài những thách thức được kể đến ở phần trên, tỉnh Phú Thọ còn phải đối mặt với những yếu kém trong nội tại bản thân của tỉnh, đó là: sự hạn chế trong công tác quy hoạch, trong công tác quản lý hành chính Nhà nước, sự yếu kém trong công tác quản lý hoạt động đầu tư, thiếu hợp tác giữa các cấp quản lý và sự nhận thức chưa đầy đủ của người dân trong tỉnh về phát triển du lịch.

                      CỦA TỈNH PHÚ THỌ

                      QUAN ĐIỂM. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH PHÚ THỌ

                      • Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
                        • Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ 1. Quan điểm phát triển

                          - Đẩy mạnh phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trên cơ sở phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch sẵn có; phát triển du lịch làm động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh. - Phát triển du lịch bền vững đặt trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng trong khu vực và cả nước; phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ giá trị tài nguyên du lịch và xóa đói giảm nghèo; có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong tỉnh nhằm hỗ trợ, tác động lẫn nhau phát triển.

                          Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2020
                          Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2020

                          3.Những định hướng chính trong đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ

                          Đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ Hệ thống các cơ sở lưu trú và dịch vụ là một phần quan trọng của hệ thống cơ

                          Loại hình này vừa tiết kiệm cho ngành do không phải đầu tư cơ sở vật chất, vừa phù hợp với thị hiếu của khách hàng nên cần được nghiên cứu triển khai, tuy nhiên ngành du lịch cần hướng dẫn và hỗ trợ người dân những kiến thức về du lịch (giao tiếp, ứng xử, cách thức phục vụ), đồng thời phải tăng cường công tác quản lý để đảm bảo chất lượng phục vụ và an ninh an toàn cho khách du lịch. Thực tế hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực vui chơi giải trí tại nhiều địa phương như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh hướng phát triển này.

                          Đầu tư tôn tạo tài nguyên du lịch, đa dạng hóa và tạo sản phẩm du lịch đặc thù

                          Bên cạnh việc đầu tư vào các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ kể trên, để hấp dẫn giữ được khách du lịch lưu trú dài ngày cần phải triển khai các khu vui chơi giải trí. Khi đời sống của người lao động được cải thiện, quỹ thời gian nhàn rỗi cũng như thu nhập ngày càng tăng, điều kiện đi lại dễ dang thì nhu cầu về vui chơi giải trí ngày càng tăng mạnh.

                          Đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng (đặc biệt là hệ thống giao thông) đến và trong các khu, điểm du lịch

                          Tổng kết công tác thực hiện đầu tư hạ tầng du lịch giai đoạn 2001-2005 trên phạm vi toàn quốc của Tổng cục du lịch cho thấy đầu tư hạ tầng du lịch đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch, tác động tích cực tới đầu tư du lịch, góp phần tăng khả năng đón khách du lịch. Nhà nước đã có kế hoạch đầu tư cho hạ tầng du lịch tỉnh Phú Thọ thông qua Tổng cụ du lịch trong giai đoạn 2006-2010 với tổng nguồn vốn Ngân sách là 205 tỷ đồng, tuy nhiên nguồn vốn này còn quá nhỏ bé, chưa đủ cho nhu cầu thực thế và cần huy động thêm từ nhiều nguồn khác.

                          MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH

                          • Nhóm giải pháp 2: Huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch
                            • Nhóm giải pháp 3: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư du lịch

                              Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ tập trung cho cơ sở hạ tầng, cho việc bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, cho công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh, cho các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch,.Còn nguồn vốn đầu tư cho việc xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ khác,.thì phải huy động từ các doanh nghiệp, vốn trong dân cư,.Để thực hiện được tốt nhiệm vụ huy động nguồn lực cho phát triển du lịch, cần phải thực hiện tốt các bước từ việc xác định nhu cầu vốn đầu tư, xác định khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, sau đó để đạt hiệu quả đầu tư phải tiến hành lựa chọn các trọng điểm đầu tư và phân kỳ đầu tư. Trong giai đoạn này, cần phải xây dựng các dự án đầu tư cơ sở vật chất và thuê các chuyên gia về nghiên cứu, khôi phục, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống, trùng tu các công trình kiến trúc cổ nhưng không được làm mất đi tính nguyên sơ của công trình (Một số công trình kiến trúc cổ phải tiến hành trùng tu ngay là Đền Thượng thuộc khu di tích Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ ở Hạ Hòa,.); tiếp tục đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống với các sản phẩm đặc trưng của vùng đất trung du miền núi như làng nghề mây tre đan Đỗ Xuyên, làng nghề nón là Sơn Nga, ủ ấm Sơn Vi, làng mộc Minh Đức,.

                              KIẾN NGHỊ

                                - Bên cạnh việc khẩn trương tổ chức thực hiện các quy hoạch, chính quyền tỉnh cần phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo với các giải pháp cụ thể hơn để giữ gìn trật tự vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch; Sở Thương mại – Dịch vụ phải có quy định chặt chẽ với chủ các phương tiện vận chuyển để đảm bảo an toàn cho khách và có những biện pháp xử lý đối với hành vi chặt phá cây cối, phá đá, lấn chiếm xây dựng trong chỉ giới bảo vệ của khu du lịch để giữ gìn cảnh quan môi trường,…. - Trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, yêu cầu phải có sự phân công cụ thể đối với các Sở,ban, ngành có liên quan đến phát triển du lịch của tỉnh như Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, Sở Thương mại – Du lịch, Sở văn hóa – Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên – Môi trường,…UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh,…và đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ của Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước đối với phát triển ngành du lịch.