1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.DOC

92 697 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2

Trang 1

Mục lục CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2 9

1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2 9

1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Công ty 9

1.1.1 Một số thông tin cơ bản về công ty 9

1.1.2 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty 11

1.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 12

1.1.3.1 Đại hội đồng cổ đông 12

1.1.3.2 Hội đồng quản trị 12

1.1.3.3 Ban Kiểm soát 13

1.1.3.4 Tổng Giám Đốc 14

1.2 Các phòng ban chức năng của Công ty 14

1.2.1 Phòng Tổ chức - Hành chính 14

1.2.2 Phòng Kinh tế - Kế hoạch 15

1.2.3 Phòng Tài chính - Kế toán 15

1.2.4 Phòng quản lý vật tư cơ giới 15

1.3 Các đội sản xuất trực thuộc 15

1.3.1 Đội Sản xuất Asphalt (Đặt tại Xã Đông Hội - Huyện Đông Anh - Hà Nội) 16

1.3.2 Đội sản xuất Bê tông thương phẩm (Đặt tại Huyện Hoài Đức - Tỉnh Hà Tây) 16

1.3.3 Đội công trình giao thông 16

1.3.4 Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng 16

1.3.5 Xí nghiệp Sông Đà 206 16

2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2 GIAI ĐOẠN 2004-2008 19

Trang 2

2.1 Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ

phần Sông Đà 2 19

2.2 Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008 19

2.2.1 Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2004-2008 20

2.2.2 Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh xét theo nội dung đầu tư 23

2.2.2.1 Đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ 23 2.2.2.2 Đầu tư phát triển nhân lực 27

2.2.2.3 Đầu tư vào tài sản vô hình 35

2.2.2.3.1 Đầu tư cho hoạt động Marketing 36

2.2.2.3.2 Đầu tư xây dựng thương hiệu 37

2.2.2.3.3 Đầu tư cho việc tìm kiếm, nắm bắt thông tin và dự báo 37

3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TỚI VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SÔNG ĐÀ 2 GIAI ĐOẠN 2004-2008 38

3.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty 38

3.1.1 Máy móc thiết bị 38

3.1.2 Nguồn nhân lực 45

3.1.3 Vốn và nguồn vốn 46

3.1.4 Kỹ thuật, chất lượng sản phẩm 47

3.1.5 Thị trường 48

3.2 Các kết quả đạt được 48

3.2.1 Tài sản cố định huy động 49

3.2.2 Tài sản cố định tăng thêm 50

3.2.3 Giá trị hoạt động SXKD tăng thêm 50

3.2.4 Doanh thu và lợi nhuận 51

3.3 Các chỉ tiêu hiệu quả 54

3.3.1 Hiệu quả tài chính 54

3.3.2 Hiệu quả kinh tế xã hội 57

Trang 3

3.3.2.1 Tăng mức đóng góp cho NSNN 57

3.3.2.2 Một số hiệu quả kinh tế xã hội khác 59

4 Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà 2 60

4.1 Các nhân tố bên trong 60

4.1.1 Khả năng tài chính và tình hình huy động vốn 60

4.1.2 Năng lực kỹ thuật và máy móc thiết bị 61

4.1.3 Năng lực về nhân sự 61

4.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty 61

4.2 Các nhân tố bên ngoài 62

4.2.1 Chính sách kinh tế vĩ mô 62

4.2.2 Thị trường 62

4.2.3 Đối thủ cạnh tranh 62

4.2.4 Môi trường đầu tư 63

5 Hạn chế trong hoạt động đầu tư ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà 2 63

5.1 Hạn chế trong việc huy động và sử dụng vốn 63

5.2 Hạn chế trong công tác đầu tư phát triển thị trường 64

5.3 Hạn chế trong công tác đầu tư nâng cao năng lực xe máy thiết bị đổi mới công nghệ 64

5.4 Hạn chế trong công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực 64

5.5 Hạn chế trong công tác chuẩn bị đầu tư 65

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2 66

1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 66

1.1 Mục tiêu phát triển đến năm 2010 66

1.1.1 Một số chỉ tiêu phát triển của công ty năm 2010 66

1.1.2 Cơ cấu ngành nghề trong giá trị SXKD của năm 2010 66

Trang 4

1.2 Định hướng phát triển đến năm 2015 67

1.2.1 Phương hướng phát triển công ty giai đoạn 2010-2015 68

1.2.2.1 Định hướng phát triển 68

1.2.2.2 Chiến lược phát triển 68

1.2.2.2.1 Chiến lược về thị trường 68

1.2.2.2.2 Về tổ chức và phát triển doanh nghiệp 69

1.2.2.2.3 Về xây dựng và phát triển nguồn lực tài chính 69

1.2.2.2.4 Về đầu tư phát triển SXKD 69

1.2.2.2.5 Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn lực con người 69

1.2.2.2.6 Chiến lược ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý, điều hành thi công 73

1.2.3 Chỉ tiêu cơ cấu ngành nghề năm 2015 73

1.2.4 Cơ cấu ngành nghề trong giá trị SXKD của năm 2015 73

1.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sự phát triển hiện nay của công ty cổ phần Sông Đà 2 74

1.3.1 Điểm mạnh 75

1.3.2 Điểm yếu 76

1.3.3 Cơ hội 76

1.3.4 Thách thức 77

2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2 77

2.1 Giải pháp về vốn 77

2.1.1 Giải pháp thu hút vốn 77

2.1.1 Giải pháp gia tăng vốn chủ sở hữu 78

2.1.2 Giải pháp gia tăng vốn tín dụng 78

2.1.3 Giải pháp gia tăng các nguồn vốn khác 79

2.1.4 Giải pháp sử dụng vốn 80

2.2 Giải pháp về đầu tư phát triển thị trường và thương hiệu 81

2.3 Giải pháp về đầu tư mới thiết bị và công nghệ 83

Trang 5

2.4 Giải pháp về đầu tư phát triển nguồn nhân lực 85

2.5 Giải pháp đầu tư sắp xếp và đổi mới các phòng ban chức năng 87

2.6 Giải pháp về lập, thẩm định và quản lý thực hiện dự án 87

3 Kiến nghị 89

3.1 Kiến nghị với Nhà nước 89

3.2 Kiến nghị với Bộ xây dựng 90

3.3 Kiến nghị đối với TCT Sông Đà 91

KẾT LUẬN 92

Tài liệu tham khảo 93

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Cạnh tranh xuất hiện cùng với nền kinh tế thị trường và nó là một tất yếu kháchquan không thể xóa bỏ Đồng thời, cạnh tranh cũng là một trong những điều kiệnthúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranhquyết định sự tồn tại và phát triển của chúng trong nền kinh tế thị trường Cạnhtranh khiến các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó nâng cao

uy tín của mình trên thị trường Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh giúp họ thỏamãn này càng cao nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ, nâng cao chất lượng và hạ giáthành sản phẩm Đối với nền kinh tế quốc dân, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sựphát triển bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện để phát huy lựclượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá nền sản xuất xãhội Đó cũng là điều kiện để xoá bỏ độc quyền bất hợp lý, xoá bỏ bất bình đẳngtrong kinh doanh, phát huy tính năng động, óc sáng tạo của các doanh nghiệp, gợi

mở nhu cầu thông qua việc tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đờisống xã hội

Ở nước ta, trong thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp cạnh tranh hầu nhưkhông tồn tại Mọi quan hệ kinh tế trong giai đoạn này đều do Nhà nước chi phối,độc quyền quyết định, các doanh nghiệp không có môi trường cạnh tranh để pháttriển và tồn tại một cách bị động phụ thuộc hoàn toàn vào nhà Nhà nước Chính vìvậy, nền kinh tế luôn bị kìm hãm, không có động lực để phát triển

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề cạnh tranh nổi lên như là một tất yếukhách quan và quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp Trải qua thực tếchúng ta thấy được rằng năng lực cạnh tranh của hầu hết các doanh nghiệp ViệtNam trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài còn rất yếu kém Vấn đề ngàycàng trở nên bức xúc hơn khi sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra phải chị áp lựccạnh tranh trong quá trình tự do hóa thương mại khi Việt Nam chính thức trở thànhthành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và phải thực hiện cam kết đối vớicác thành viên của tổ chức này Do vậy, để tồn tại và phát triển bền vững, các doanh

Trang 8

nghiệp phải tìm giải pháp tốt nhất để tăng cường năng lực cạnh tranh của mình trên

cả thị trường trong nước và ngoài nước Vấn đề là phải làm gì và làm như thế nào

để phát huy được lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp và của cả đất nướcnhằm tận dụng có hiệu quả những cơ hội và vượt qua được những thách thức củaquá trình hội nhập Trong bối cảnh đó, Công ty cổ phần Sông Đà 2 luôn đặt ra mụctiêu là phải nâng cao đựơc năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường nhằm giúpcông ty tồn tại và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay Trongnhững năm gần đây, công ty đã có quyết định đúng đắn là phải tiếp tục đổi mớicông nghệ, đổi mới và nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để có thể duy trì

và phát triển uy tín của mình trên thị trường

Nhằm vận dụng những kiến thức đã tìm hiểu được trong thời gian qua và góp mộtvài ý kiến trong quá trình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần

Sông Đà 2, em đã lựa chọn đề tài: “Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2 ”.

Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề phức tạp nên chuyên đề này chỉ tậptrung nghiên cứu một số chỉ tiêu, thực trạng, các vấn đề tồn tại, khó khăn và đưa ragiải pháp về đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Sông Đà 2.Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đềthực tập tốt nghiệp bao gồm:

Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh củaCông ty cổ phần Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008

Chương 2: Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện hoạt động đầu tư nhằm nângcao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2

Trong quá trình viết chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình củacác cô, chú, anh, chị trong Phòng Đầu tư của Công ty cổ phần Sông Đà 2, cùng sựgiúp đỡ của các thầy, cô giáo trong Khoa Đầu tư - Trường đại học Kinh tế Quốcdân Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến quý báu của giáoviên hướng dẫn TS Phạm Văn Hùng

Em xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó!

Trang 9

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2

1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2

1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Công ty

Công ty Cổ phần Sông Đà 2 mà tiền thân là Công ty Xây dựng dân dụng thuộcTổng công ty Xây dựng Sông Đà được thành lập ngày 18 tháng 02 năm 1980 cónhiệm vụ xây dựng nhà ở cho cán bộ chuyên gia Liên Xô trên công trường thủyđiện Sông Đà và hoàn thiện toàn bộ nhà máy thủy điện Hoà Bình Sau đó Công tyđược đổi tên là Công ty Xây dựng Sông Đà 2 rồi Công ty Sông Đà 2 Theo quyếtđịnh số 2334/QĐ-BXD ngày 19/12/2005, Công ty Sông Đà 2 thuộc Tổng ty Sông

Đà chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Sông Đà 2 Công ty chính thức được thànhlập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0303000430 do Sở Kế hoạch và Đầu tưTỉnh Hà Tây cấp ngày 01/03/2006

1.1.1 Một số thông tin cơ bản về công ty

Trang 10

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 0303000430 ngày 01 tháng 03 năm 2006

do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hà Tây cấp, đăng ký thay đổi lần thứ 03, ngày28/9/2007

Niêm yết cổ phiếu trên giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày 30/11/2007

Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Sông Đà 2 đã khôngngừng lớn mạnh Từ một công ty xây dựng đơn ngành, ngày nay Công ty đã trởthành một công ty đa ngành, đa sản phẩm Từ chỗ Công ty chỉ xây dựng các côngtrình dân dụng đến nay Công ty đã tham gia vào kinh doanh rất nhiều lĩnh vực như:Xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng các công trình có kết cấu hạ tầngphức tạp và qui mô lớn như sân bay, bến cảng và đường cao tốc Đặc biệt Công ty

có đủ năng lực để đảm nhận thi công trọn gói một công trình thuỷ điện có công suấttrung bình Ngoài ra Công ty còn đầu tư kinh kinh doanh bất động sản và sản xuấtvật liệu xây dựng

Công ty đã tham gia các công trình trọng điểm của đất nước như Nhà máy thuỷ điệnHoà Bình Nhà máy thuỷ điện YaLy, SêSan 3, thuỷ diện Tuyên Quang, và hiện nayđang đảm nhận thi công chính tại công trình thuỷ điện Bản Vẽ Đối với các côngtrình xây dựng dân dụng và công nghiệp, Công ty đã tham gia xây dựng toàn bộ 69toà nhà cho chuyên gia Liên Xô và hoàn thiện toàn bộ Nhà máy thuỷ điện Hoà

Songda 2 JSC

Trang 11

Bình, Trường Đảng tại nước bạn Campuchia, Nhà khách dân tộc, Bảo tàng phụ nữViệt Nam, các toà nhà của đại học quốc gia Hà Nội và lần đầu tiên áp dụng côngnghệ mới Top down - UpUp trong thi công nhà cao tầng tại toà nhà Pacific Place -

83 Lý Thường Kiệt Hà Nội Công ty cũng đã tham gia xây dựng nhiều công trìnhgiao thông quan trọng của quốc gia như quốc lộ 5, quốc lộ 1A đoạn Hà Nội - BắcNinh, đường cao tốc Láng - Hoà Lạc các sản phẩm của Công ty đều hoàn thànhvới chất lượng cao, và giữ được chữ tín đối với thị trường

1.1.2 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty

1- Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng và hạ tầng đô thị

2- Xây dựng các công trình thuỷ điện

3- Xây dựng công trình thuỷ lợi: Đê, đập, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu;

4- Xây dựng công trình giao thông: Đường bộ, sân bay, bến cảng

5- Nạo vét và bồi đắp mặt bằng nền công trình Thi công các loại móng công trìnhbằng phương pháp khoan nổ mìn

6- Xây dựng đường dây tải điện, trạm biến thế điện đến 220KV

7- Lắp đặt thiết bị cơ điện, nước, thiết bị công nghệ, đường dây và TBA (trạm biếnáp) điện, kết cấu và các cấu kiện phi tiêu chuẩn

8- Thi công khoan cọc nhồi, đóng, ép cọc, khảo sát địa chất công trình và địa chấtthuỷ văn

9- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng cơ giới và công nghệ xây dựng

10- Kinh doanh nhà, đầu tư các dự án về nhà ở, văn phòng cho thuê, khu côngnghiệp và vận tải

11- Trang trí nội thất

12- Khai thác, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, bê tôngthương phẩm, bê tông nhựa nóng

Trang 12

13- Sửa chữa cơ khí, ô tô, xe máy.

14- Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ

15- Góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết và các doanh nghiệp khác

1.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp được Quốc hội nướcCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 29tháng 11 năm 2005 Cơ sở của hoạt động quản trị và điều hành Công ty là Điều lệ

tổ chức và hoạt động được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 28 tháng 07 năm2007

1.1.3.1 Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông cóquyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông uỷ quyền Đại hội đồng cổ đông có nhiệmvụ: Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty; thông qua báo cáo tài chính hàngnăm, các báo cáo của Ban kiểm soát, của Hội đồng quản trị và của kiểm toán viên.Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ

Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị

Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, phêchuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng Giám đốc

Quyết định tăng, giảm vốn điều lệ, thông qua định hướng phát triển của Công ty,quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trịtài sản của Công ty tính theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất

Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ

1.1.3.2 Hội đồng quản trị

Số thành viên của Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm 05 thành viên với nhiệm kỳ 05năm Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả cácquyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông:

Trang 13

Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm;

Xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở các mục đích chiếnlược do Đại hội đồng cổ đông thông qua;

Bổ nhiệm và bãi nhiệm các người quản lý Công ty theo đề nghị của Tổng Giám đốc

và quyết định mức lương của họ

Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty

Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời, tổ chức việc chi trả

cổ tức

Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, hoặc thựchiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định

Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty

Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ

1.1.3.3 Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên do Đại hội đồng Cổđông bầu ra và bãi miễn nhiệm, có những quyền hạn và trách nhiệm sau đây

Thực hiện giám sát Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điềuhành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng Cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụđược giao

Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý,điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báocáo tài chính

Thẩm định báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh, báo cáo tài hính hàng năm vàsáu tháng của Công ty báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng nămcủa công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng Quản trị lên Đại hộiđồng Cổ đông tại cuộc họp thường niên

Trang 14

Kiến nghị Hội đồng Quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổsung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.

Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, dân sự và các loại hợp đồng khácphục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của Công ty.Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danhquản lý của Công ty mà không thuộc đối tượng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.Tuyển dụng, thuê mướn và bố trí sử dụng người lao động theo quy định của Hộiđồng quản trị, phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với nhu cầu sản xuấtkinh doanh của Công ty Quyết định mức lương, phụ cấp (nếu có) cho người laođộng trong Công ty

Đại diện Công ty trước pháp luật, đại diện Công ty trong các tranh chấp có liênquan đến Công ty

Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ

1.2 Các phòng ban chức năng của Công ty

1.2.1 Phòng Tổ chức - Hành chính

Có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty trong việc thực hiện cácphương án sắp xếp và cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý lao

Trang 15

động, giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động theo luật định và điều lệcủa Công ty Cổ phần Sông Đà 2, thực hiện công tác hành chính, bảo vệ, y tế vàquan hệ giao dịch với các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền

1.2.2 Phòng Kinh tế - Kế hoạch

Có chức năng tham mưu, tư vấn giúp Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công tytrong các lĩnh vực: Công tác quản lý kinh tế, Công tác quản lý kế hoạch, Công tácđầu tư, Công tác tiếp thị đấu thầu

Phòng Quản lý kỹ thuật thi công: Có chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị,Tổng giám đốc Công ty về lĩnh vực quản lý công tác kỹ thuật, chất lượng toàn Công

ty như: Quản lý công tác khảo sát, thiết kế và tư vấn xây dựng đối với các dự án đầu

tư xây dựng của Công ty, quản lý trình tự và chất lượng thi công xây dựng đối vớicác dự án này, quản lý công tác lập biện pháp thi công và tiến độ thi công, quản lýcông tác chất lượng và nghiệm thu công trình, hạng mục công trình, quản lý côngtác khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ, quản lý công tác lưu trữ hồ sơ côngtrình đã hoàn thành, tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh công nghiệp và bảo

hộ lao động trong toàn Công ty

1.2.3 Phòng Tài chính - Kế toán

Có chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty trong lĩnhvực Tài chính - Kế toán, tín dụng và hạch toán kinh doanh và kiểm soát bằng tiềncác hoạt động kinh tế trong Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế Nhà nước

và của Công ty

1.2.4 Phòng quản lý vật tư cơ giới

Có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc trong các lĩnh vực: Công tác quản lý

cơ giới, cung ứng, quản lý vật tư, phụ tùng, nguyên nhiên liệu chính phụ, hướngdẫn kỹ thuật, đào tạo nâng cao tay nghề cho thợ vận hành, lái xe, lái máy, thợ sửachữa, tổ chức hỗ trợ, xét duyệt, đề nghị khen thưởng công tác sáng kiến cải tiến kỹthuật trong lĩnh vực cơ giới - vật tư

Trang 16

1.3 Các đội sản xuất trực thuộc

1.3.1 Đội Sản xuất Asphalt (Đặt tại Xã Đông Hội – Huyện Đông Anh – Hà Nội)

Có nhiệm vụ chính là sản xuất bê tông Asphalt bán cho các đơn vị tham gia xây dựng cáccông trình khu vực Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên

1.3.2 Đội sản xuất Bê tông thương phẩm (Đặt tại Huyện Hoài Đức – Tỉnh Hà Tây)

Có nhiệm vụ chính là sản suất vữa bê tông bán cho các đơn vị tham gia xây dựngcác công trình khu vực Hà Nội, Hà Tây (Đặc biệt là Khu đô thị An Khánh)

1.3.3 Đội công trình giao thông

Có nhiệm vụ thi công xây lắp các công trình giao thông

1.3.4 Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng

Có nhiệm vụ chính là quản lý các dự án kinh doanh nhà, đầu tư các dự án về nhà ở,văn phòng cho thuê, khu công nghiệp

1.3.5 Xí nghiệp Sông Đà 206

Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:

- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng đô thị, công trình thủyđiện, thủy lợi, đường dây tải điện, trạm biến thế điện đến 220 KV

- Nạo vét và bồi đắp mặt bằng nền công trình, thi công các loại móng công trìnhbằng phương pháp khoan, nổ mìn

- Lắp đặt thiết bị cơ điện, nước, thiết bị công nghệ, đường dây và trạm biến ápđiện, kết cấu và các kết cấu phi tiêu chuẩn

- Trang trí nội thất

- Sản xuất, khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, bê tôngthương phẩm, bê tông nhựa nóng

Trang 17

- Sửa chữa cơ khí, ô tô, xe máy, kinh doanh nhà, đầu tư các dự án về nhà ở, vănphòng cho thuê, khu công nghiệp và vận tải

- Thi công cọc khoan nhồi, đóng ép cọc

1.3.6 Xí nghiệp Sông Đà 208

Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:

- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng đô thị, công trình thủyđiện, thủy lợi, đường dây tải điện, trạm biến thế điện đến 220kv

- Nạo vét và bồi đắp mặt bằng nền công trình, thi công các loại móng công trìnhbằng phương pháp khoan, nổ mìn

- Lắp đặt thiết bị cơ điện, nước, thiết bị công nghệ, đường dây và trạm biến ápđiện, kết cấu và các kết cấu phi tiêu chuẩn

Trang 18

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Phó tổng giám đốc phụ trách kinh tế phụ trách vật t cơ Phó tổng giám đốc

giới

Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật

Tổng giám đốc

Phó Tổng giám đốc phụ

trách thi công

Trang 19

2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2 GIAI ĐOẠN 2004-2008 2.1 Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Sông Đà 2

Thứ nhất: Do yêu cầu đòi hỏi của thị trường (khách hàng, chủ đầu tư về số lượng,chất lượng, giá cả, tiến độ công trình) ngày càng hiện đại và phức tạp vì thế Sông

Đà 2 phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh thì mới đủ khả năng đáp ứng nhữngyêu cầu trên và có thể tiếp tục tồn tại trong nền kinh tế thị trường

Thứ hai: Công ty cổ phần Sông Đà 2 là công ty con của Tổng công ty Sông Đà nênhoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là xây lắp, mà yêu cầu của ngànhxây dưng là: sản phẩm xây dựng có giá trị lớn, không cho phép có phế phẩm Vìvậy công ty cần phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh thì mới tạo ra được sảnphẩm có chất lượng đáp ứng được với những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng khắt kheđặt ra trong lĩnh vực xây dựng

Thứ ba: trong nền kinh tế thị trường môi trường cạnh tranh ngay càng trở nên gaygắt, các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều, sức ép cạnh tranh lớn do đóđòi hỏi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng đầu tư nângcao năng lực cạnh tranh

Thứ tư: Trong xu hướng toàn cầu hóa, cả cơ hội và thách thức đều đặt ra với doanhnghiệp Nắm bắt cơ hội vượt qua thách thức thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triểnvững mạnh, ngược lại doanh nghiệp có thể bị đào thải khỏi dòng cạnh tranh gay gắtcủa tiến trình toàn cầu hóa

Từ những luận điểm trên có thể khẳng định rằng đầu tư nâng cao năng lực cạnhtranh của Sông Đà 2 là một nhu cầu cần thiết, là một tất yếu khách quan

2.2 Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008

Trang 20

2.2.1 Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2004-2008

Nhìn một cách tổng quát, nguồn vốn của Sông Đà 2 gia tăng đáng kể trong giai đoạn2004-2008 Đặc biệt là trong 2 năm 2007 và 2008 tổng nguồn vốn có sự gia tăng vượtbậc Năm 2007 tăng 152,77% so với năm 2004 và năm 2008 tốc độ gia tăng là149,92% so với năm 2004 Nhờ đó mà nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnhtranh của công ty cũng gia tăng trong giai đoạn 2004-2008 Tuy nhiên tốc độ gia tăngcủa nguồn vốn này không đều qua các năm Năm 2005 nguồn vốn này tăng trưởng18.82%, năm 2006 là 24,36% Đến năm 2007 nguồn vốn này chỉ tăng trưởng 12,57%

và đến năm 2008 tổng VĐT cho hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh giảm đến75,42% Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do hoạt động SXKD cũng như nguồnhuy động vốn cho hoạt động động đầu tư có sự sụt giảm mạnh dẫn đến việc giảmtổng khối lượng VĐT cho hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh Tuy nhiên, Sông

Đà 2 vẫn chú trọng vào hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong nhữngnăm tiếp theo nên nguồn vốn này sẽ có xu hướng gia tăng trong những năm tới

Sở dĩ đạt được kết quả này là nhờ chiến lược khinh doanh và khả năng nắm bắt thịtrường chớp thời cơ mở rộng lĩnh vực hoạt động Trong điều kiện hiện nay, sức épcạnh tranh gia tăng, công ty luôn phải tìm ra hướng đi mới cho mình, chính vì vậy cómột số lĩnh vực mới được công ty khai thác so với thời kỳ trước Nếu như trước đâyngành nghề kinh doanh chính của công ty là xây dưng các công trình thủy điện, thủylợi, thì hiện nay công ty đã mở rộng quy mô hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác như:Xây dựng kinh doanh nhà, khu đô thị, chung cư cao tầng, các công trình dân dụng,sản xuất công nghiệp… Chính sự mở rộng ngành nghề và quy mô SXKD này đã làmcho tổng VĐT của công ty tăng Và để đáp ứng cho nhu cầu VĐT này công ty phảikhông ngừng gia tăng nguồn vốn Điều này cho thấy tiềm lực của công ty ngày cànggia tăng cũng có nghĩa là doanh nghiệp có khẳ năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạtđộng SXKD cũng như hoạt động đầu tư của mình

Trang 21

Bảng 1.1: Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Sông Đà 2

giai đoạn 2004-2008

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tổng vốn đầu tư nâng

cao năng lực cạnh tranh 48.82 58.01 72.14 81.21 19.964 280.144Tốc độ phát triển liên

hoàn của VĐT nâng cao

-Nguồn: Phòng đầu tư - Công ty cổ phần Sông Đà 2

Nguồn vốn của công ty được huy động từ hai nguồn chính là vốn vay và vốn chủ sởhữu

Nguồn: Phòng đầu tư – Công ty cổ phần Sông Đà 2

- Vốn chủ sở hữu:

Trang 22

Nguồn vốn chủ sở hữu giai đoạn 2004-2006 chủ yếu hình thành từ lợi nhuận để lại.Nhìn vào bảng ta thấy năm 2004 tỷ trọng vốn vay trong cơ cấu vốn chiếm tới hơn70% nhưng đến năm 2008 thì tỷ trọng nợ trong cơ cấu vốn chỉ còn chiếm hơn 40%.Vốn chủ sở hữu gia tăng liên tục trong giai đoạn 2004-2008, đặc biệt trong năm

2008 nguồn vốn này tăng hơn 40% từ 63.943 tỷ đồng lên 101.886 tỷ đồng

Nguồn vốn chủ sở hữu hình thành từ các nguồn chính là: vốn góp của TCT Sông

Đà, vốn góp của cổ đông khác và lợi nhuận để lại

Lợi nhuận trước thuế của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.2: Lợi nhuận trước thuế của Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng đầu tư - Công ty cổ phần Sông Đà 2

Nhìn vào bảng trên ta thấy lợi nhuận trước thuế của Sông Đà 2 tăng trưởng mạnhtrong 2 năm 2006 và 2007 Năm 2008 lợi nhuận của công ty bị giảm so với năm

2007 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế Nhưng không vì thế mà nguồn vốn chođầu tư của công ty giảm vì công ty đã đề ra kế hoạch SXKD trong 5 năm gai đoạn2006-2010 mà mục tiêu chủ yếu của giai đoạn này là đầu tư nâng cao năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Do đó dù lợi nhuận giảm nhưng nguồn vốn vẫn tiếp tục giatăng trong năm này

Vốn vay:

Hiện nay vốn vay là nguồn huy động chủ yếu của Sông Đà 2 để thực hiện đầu tưnâng cao năng lực cạnh tranh Trong giai đoạn 2004-2008 quy mô vốn vay của

Trang 23

công ty tăng giảm không đều đặn Năm 2004 tổng giá trị vốn vay là trên 100 tỷđồng chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn Sở dĩ năm 2004 vốn vay lớn như vậy là docông ty đã đầu tư dây chuyền thiết bị thi công nghiền sang cát đá cho thủy điện Bản

Vẽ Năm 2005vtổng giá trị vốn vay giảm xuống chỉ còn 67.557 tỷ đồng nhưnglượng vốn này lại tăng trong 2 năm 2006 và 2007 Do trong 2 năm này công ty mởrộng SXKD nên nhu cầu sử dụng vốn tăng Năm 2008 do ảnh hưởng của chính sáchkiềm chế lạm phát của chính phủ đẩy lãi suất ngân hàng lên cao dẫn đến tổng giá trịvốn vay giảm chỉ còn trên 99 tỷ đồng

Khi nguồn vốn chủ sở hữu còn hạn chế và không đủ đáp ứng cho các dự án củacông ty thì nguồn vốn vay là nguồn bổ sung quan trọng Với năng lực tài chính lànhmạnh và tốc độ tăng trưởng ổn định, việc huy động nguồn vốn này đối với Sông Đà

2 không gặp nhiều trở ngại

2.2.2 Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh xét theo nội dung đầu tư

2.2.2.1 Đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ

Để tăng khả năng cạnh tranh, Sông Đà 2 luôn quan tâm đầu tư nâng cao năng lực

xe, máy thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ, với mục tiêu nâng cao chất lượngsản phẩm và tiến độ thi công các công trình, tăng năng suất lao động và tạo chỗđứng vững chắc trên thị trường Hơn thế nữa hiện công nay công ty đang là nhàthầu thi công một số các dự án trọng điểm với khối lượng thi công lớn

Theo kế hoạch sản xuất kinh doan của Công ty, trong những năm tới nhu cầu vậnchuyển phục vụ thi công sẽ rất cao Năm 2009 và 2010 sẽ tập trung cho hai dự án

đô thị là Dự án Khu biệt thự Vườn Cam, và Dự án Khu đô thị mới Phú Lương Đây

là hai dự án đô thị mới do đó nhu cầu vận chuyển cát phục vụ thi công hạ tầng kỹthuật rất lớn

- Dự án Khu biệt thự Vườn Cam

Dự án Vườn Cam được triển khai thi công san nền từ tháng 6/2008, theo tiến độ thicông được lập thì 2009 và 2010 sẽ tiến hành thi công các hạng mục khác song song

Trang 24

với hạng mục san nền, trong đó khối lượng vận chuyển năm 2009 chiếm 62%.Trong đó Công ty dự kiến tự thực hiện 50% tổng khối lượng, phần còn lại giao chocác nhà thầu phụ.

- Dự án khu đô thị mới Phú Lương

Theo tiến độ của toàn dự án xây dựng trong 4 năm, trong đó phần hạ tầng kỹ thuật

dự kiến hoàn thành trong năm 2009 và 2010

Với Dự án Phú Lương Công ty dự kiến thi công 30% khối lượng

Như vậy khối lượng vận chuyển của cả hai dự án trong năm 2009 và 2010 là rất lớn(gần 1.200.000 m3) sẽ rất khó thực hiện kịp tiến độ nếu tiếp tục thuê xe như hiệnnay Ngoài ra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tớinhu cầu vận chuyển phục vụ thi công các dự án sẽ rất cao như dự án Thủy điệnSông Chảy, Dự án mỏ đá Hòa Bình v.v

Việc đầu tư mua xe vận chuyển phục vụ thi công không những để đảm bảo đượctiến độ thi công mà còn tăng cường năng lực máy móc thiết bị của công ty tạo vị trícạnh tranh trên thị trường xây dựng

Trong tổng vốn đầu tư của công ty vốn đầu tư nâng cao năng lực thiết bị chiếm tỷtrọng lớn Giai đoạn 2004-2007 vốn đầu tư cho nâng cao máy móc thiết bị luônchiếm trên 50% tổng nguồn vốn đầu tư Năm 2008 do tổng vốn đầu tư giảm dẫnđến vốn đầu tư nâng cao năng lực thiết bị giảm Thêm vào đó là thiết bị đã đượcđầu tư từ những năm trước và do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong nămnày hoạt động SXKD của các doanh nghiệp nói chung và Sông Đà 2 nói riêng gặpnhiều khó khăn nên giá trị đầu tư cho máy móc thiết bị nói riêng và tổng mức đầu

tư nói chung có phần giảm sút

Bảng 1.3: Vốn đầu tư nâng cao năng lực thiết bị trong tổng

VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh

Trang 25

Tỷ lệ VĐT nâng cao năng lực máy

móc thiết bị trên tổng VĐT nâng

cao năng lực cạnh tranh 57.66% 62.40% 61.24% 60.56% 20.31%

Nguồn: Phòng đầu tư - Công ty cổ phần Sông Đà 2

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ trong VĐT nâng cao năng lực máy móc thiết bịluôn ở mức cao trong tổng VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh Năm 2004, tổngVĐT nâng cao năng lực thiết bị chiếm trên 50% tổng VĐT nâng cao năng lựccạnh tranh Giai đoạn từ 2005-2007 tỷ trọng VĐT nâng cao năng lực máy mócthiết bị luôn chiếm trên 60% tổng VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh trong giaiđoạn này

Năng lực thiết bị, dây chuyền thi công hiện đại đã được đầu tư trong những nămqua Đặc biệt, Công ty đã đầu tư dây chuyền nghiền sàng sản xuất đá dăm và cátnhân tạo với công suất 1.000 tấn/ giờ phục vụ thi công bê tông đầm lăn côngtrình thuỷ điện Bản Vẽ Công ty cũng đã đầu tư xe ô tô Toyota 7 chỗ phục vụcho lãnh đạo đi lại, điều hành công việc của Công ty tại công trường Bản vẽNghệ An và tại trụ sở Hà Nội trị giá 1,035 tỷ đồng, chiếm 100% so với kế hoạchnăm 2008 Đầu tư máy Toàn đạc điện tử TCR 405 Power phục vụ cho sản suấtkinh doanh trị giá 0,185 tỷ đồng, chiếm 100% so với kế hoạch Đầu tư trạm trộn

bê tông RCC 120m3/h + trạm lạnh đã đầu tư được một phần khối lượng công tácđầu tư và đang tiếp tục triển khai công tác đầu tư tiếp theo, giá trị đầu tư 6 thángđạt: 1,166/ 7,2 tỷ đồng chiếm 16% so với kế hoạch năm 2008 Đầu tư máy khoanPCR200 khí nén bánh xích nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh giá trị 1,378

Trang 26

tỷ, chiếm 69% so với kế hoạch Đầu tư máy khí nén phục vụ cho sản xuất kinhdoanh giá trị: 0,29 tỷ Bên cạnh việc đầu tư mới Sông Đà 2 cũng đầu tư cải tạo, sửachữa xe máy thiết bị cũ hoặc điều chuyển thiết bị từ công trình này sang công trìnhkhác mà không quá tốn kém Đối với những bộ phận có thể sử dụng lao động đểthay thế máy móc thiết bị công ty cùng chủ trương sử dụng lao động vừa tiết kiệmvốn đầu tư vừa giải quyết việc làm cho CBCNV.

Năng lực thiết bị được cải thiện đã giúp công ty nhận được sự đánh giá cao từ phíabên mời thầu và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty

- Công nghệ thi công

Công ty đã áp dụng các công nghệ thi công tiên tiến trong lĩnh vực thi công xây lắp,sản xuất công nghiệp và đã chứng tỏ khả năng qua rất nhiều các công trình mà Sông

Đà 2 đã tham gia Hiện nay, Sông Đà 2 đã nắm vững các công nghệ này trong hoạtđộng thi công xây lắp, sản xuất công nghiệp của mình

Công nghệ thi công tiêu biểu:

Công nghệ thi công đầm lăn RCC (RCC - Roler Compacted Concrete)

Phạm vi áp dụng: Công nghệ thi công bê tông đầm lăn (RCC) là công nghệ thi công

bê tông tiên tiến hiện nay để thi công các công trình vĩnh cửu sử dụng khối lượng

bê tông lớn như đập chắn nước của các nhà máy thuỷ điện hoặc các công trình thuỷnông

Nguyên tắc chung: Hỗn hợp bê tông được trộn tại nhà máy (trạm trộn) sau đó đượcvận chuyển ra hiện trường (đập) bằng ô tô tự đổ (băng tải), dùng máy ủi san hỗnhợp bê tông thành từng lớp, sau đó dùng máy đầm rung có tải trọng từ 7-8 tấn đểđầm chặt Thông thường chiều dày mỗi lớp từ 30-35 cm, tốc độ đầm rung khoảng1km/h Sau khi bê tông đuợc đầm chặt lại tiếp tục đổ bê tông cho lớp tiếp theo chođến khi hoàn thành khối đổ

Ưu khuyết điểm: Ưu điểm của công nghệ này là mức độ cơ giới hoá cao, tốc độ thicông nhanh Vì vậy rút ngắn được thời gian thi công do đó công trình nhanh chóng

Trang 27

được đưa vào sử dụng Đặc biệt trong điều kiện đất nước ta đang trong quá trìnhcông nghiệp hoá, nhu cầu sử dụng điện năng rất lớn Vì vậy việc áp dụng công nghệthi công bê tông đầm lăn vào thi công các đập công trình thuỷ điện càng có ý nghĩađặc biệt quan trọng và Công ty cổ phần Sông Đà 2 là một trong những doanhnghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực này.

2.2.2.2 Đầu tư phát triển nhân lực

Toàn cầu hóa về kinh tế đã làm cho vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.Trong bối cảnh đó dù muốn hay không các doanh nghiệp cũng phải đối mặt vớinhững khó khăn tạo ra bởi các đồi thủ cạnh tranh trong nước và cả nước ngoài Đểtồn tại và phát triển thì yêu cầu cấp thiết đặt ra với các doanh nghiệp là phải biết sửdụng hiệu quả các nguồn lực của mình Một trong những nguồn lực có vai trò quyếtđịnh trong sự thành bại của doanh nghiệp đó chính là nguồn nhân lực Nắm bắtđược tất yếu đó công ty cổ phần Sông Đà 2 trong những năm qua luôn quan tâm chútrọng đến đầu tư phát triển nguồn lực quan trọng này

Lao động trong công ty năm 2008

Bảng 1.4: Cán bộ, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ

Số

Số lượng

Trang 28

10 Kỹ sư kinh tế xây dựng 18 3 7 8

Nguồn: Phòng đầu tư -Công ty cổ phần Sông Đà 2

Bảng 1.5:` Công nhân kỹ thuật Số

Số lượng

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Trang 29

Tính đến 31/12/2008 công ty có tổng số 1586 lao động trong đó số cán bộ, kỹ sưnhân viên kỹ thuật nghiệp vụ là 281 người chiếm 18% tổng số lao động toàn công

ty Trong số đó chủ yếu là lực lượng cán bộ có kinh nghiệm 10-15 năm trong nghề(chiếm 72% tổng số cán bộ) Điều này cho thấy đội ngũ cán bộ của công ty cónhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và có thể đáp ứng được những đòi hỏikhắt khe và đặc trưng của lĩnh vực SXKD này.Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ nhiềukinh nghiệm cũng đồng nghĩa với tuổi tác và được đào tạo từ những năm 80 Đây là

1 khó khăn trong việc bắt kịp và hòa nhập với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ramạnh mẽ ở tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay Điều này đặt ra một trongnhững vấn đề nan giải hiện vẫn đang tồn tại trong tất cả các công ty Nhà nước hiệnnay là trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo Sức trẻ và tầm nhìn mới trong giai đoạn hiệnnay là một trong những nhân tố quyết định tạo nên thành công của doanh nghiệptrong tương lai Tuy nhiên việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ ở công ty vẫn còn nhiều khókhăn Đây là vấn đề công ty cần khắc phục trong những năm tới

Trang 30

Bảng 1.6: Kế hoạch đào tạo nhân lực của công ty giai đoạn 2006-2010

THỜI GIAN (THÁNG )

SỐ LƯỢNG (NGƯỜI )

THỜI GIAN (THÁNG )

SỐ LƯỢNG (NGƯỜI )

THỜI GIAN (THÁNG )

SỐ LƯỢNG (NGƯỜI )

THỜI GIAN (THÁNG )

SỐ LƯỢNG (NGƯỜI )

THỜI GIAN (THÁNG)

Trang 34

Nhìn vào bảng trên ta thấy kế hoạch đào tạo nhân lực cụ thể của công ty đã đượclập trong 2 giai đoạn 2006-2010 và 2010-2015 Để đáp ứng nhu cầu phát triển củacông ty thì công ty cũng gia tăng số lượng lao động tuyển dụng Và đặc biệt là trẻhóa đội ngũ cán bộ kỹ thuật nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu SXKD Tổng số lượnglao động đến năm 2010 là trong đó số lượng cán bộ kỹ thuật là, số lượng công nhân

kỹ thuật là

Để nâng cao chất lượng cũng như số lượng lao động phục vụ cho công ty, hàngnăm công ty đều dành một khoản ngân sách cho hoạt động tuyển dụng, đào tạonguồn nhân lực

Nhìn vào biểu trên ta thấy giá trị vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty

có xu hướng tăng qua các năm Năm 2004 nguồn vốn dành cho hoạt động này là0.46 tỷ đồng thì đến năm 2007 nguồn vốn này đã tăng 2.06 lần lên 0.95 tỷ đồng.Năm 2008 do tổng giá trị đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh giảm nên nguồn vốnnày cũng suy giảm nhẹ khoảng 20% xuống còn 0.76 tỷ đồng và gấp 1.68 lần so vớinăm 2004 Điều này cho thấy Sông Đà 2 ngày càng chú trọng đến hoạt động đầu tưphát triển nguồn nhân lực trong kế hoạch phát triển của công ty

Bên cạnh đó, công ty còn thường xuyên quan tâm tới đời sống vật chất tình thầncủa người lao động Mức lương của CBCNV ngày càng được cải thiện, chất lượng

Trang 35

môi trường và điều kiện làm việc được nâng cao hơn Công tác an toàn và bảo hộlao động được chú trọng Bên cạnh đó, đời sốn văn hóa tinh thần của người laođộng cũng được quan tâm Công ty thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua,hoạt động văn hóa-xã hội, thể dục thể thao, văn nghệ… qua đó vừa khuyến khíchCBCNV trong công ty rèn luyện nâng cao trình độ tay nghề, phát huy tính chủ độngsang tạo trong lao động tăng cường tính kỷ luật, tinh thân đoàn kết cộng đồng vừatạo khí thế thi đua sôi nổi hăng hái lao động, nâng cao năng suất đảm bảo hoànthành nhiệm vụ đề ra.

Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong thời gian qua đã có những thànhcông bước đầu, tuy nhiên để khẳng định vị thế của mình và nâng cao năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Sông Đà 2 đã xác định mục tiêu trong những năm tới là tiếptục bồi dưỡng, đào tạo và tuyển dụng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên mônnghiệp vụ đồng thời trẻ hóa lực lượng lao động và có chế độ đãi ngộ hợp lý để thuhút nhân tài về làm việc cho công ty

2.2.2.3 Đầu tư vào tài sản vô hình

Ngày nay, đầu tư vào tài sản vô hình đóng vai trò rất quan trọng đối với sự pháttriển của các doanh nghiệp Và trong tương lai, khi cạnh tranh ngày càng trở nêngay gắt thì đầu tư vào tài sản vô hình sẽ còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa Cáctài sản vô hình không trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất, nhưng gián tiếp thúc đẩyhoạt động SXKD tạo ra giá trị cho doanh nghiệp Thông qua đó, tạo lập uy tín củadoanh nghiệp trên thị trường Những lĩnh vực mà công ty tham gia hoạt động đều

có sức ép cạnh tranh rất lớn, vì vậy đầu tư vào tài sản vô hình là một trong nhưngnội dung được Sông Đà 2 rất quan tâm

Trang 36

Bảng 1.7 Vốn đầu tư phát triển thị trường của Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008

Nguồn: Phòng đầu tư- Công ty cổ phần Sông Đà 2

Đầu tư vào tài sản vô hình có rất nhiều nội dung, trong đó công ty Sông Đà 2 tậptrung vào một số nội dung chính như: đầu tư cho hoạt động Marketing, đầu tư chothương hiệu và đầu tư cho tìm kiếm, nắm bắt thông tin

2.2.2.3.1 Đầu tư cho hoạt động Marketing

Marketing là một trong những hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp Đây cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường, đảm bảohoạt động của doanh nghiệp hướng tới thị trường và SXKD phù hợp với nhu cầucủa thị trường Do đó không một doanh nghiệp nào muốn có chỗ đứng vững chắctrên thị trường mà lại không quan tâm đến hoạt động Marketing Trong giai đoạn2004- 2008 công ty đã đầu tư cho hoạt động Marketing Số vốn nay được sử dụng

để thực hiện các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng(tivi, báo, đài, mạng Internet…) tham gia triển lãm, băng rôn quảng cáo, biểnhiệu… và một phần để hỗ trợ các thành viên triển khai chiến lược Marketing đốivới từng sản phẩm cụ thể Đặc biệt trong thời gian trở lại đây công ty đã bắt đầuchú ý đến việc nghiên cứu nhu cầu thị trường do vậy sản phẩm của công ty ngàycàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

2.2.2.3.2 Đầu tư xây dựng thương hiệu

Trang 37

Công ty Sông Đà 2 là một trong những đơn vị mạnh của tổng công ty Sông Đà.Hiện Sông Đà 2 đã niêm yết cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nộinên thương hiệu của công ty cũng là một yếu tố được ban lãnh đạo công ty chútrọng Việc đầu tư xây dựng thương hiệu Sông Đà 2 phải đi liền với việc nâng caohiệu quả SXKD để công ty ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, mở rộng thịphần và phát triển bền vững trong tương lai.

Logo Công ty:

Hiện nay, Công ty sử dụng logo của Tổng công ty Sông Đà, bên dưới có hàng chữ “SONG DA 2 JSC” Biểu tượng lô gô của Tổng công ty Sông Đà đã được Cục Sởhữu trí tuệ - Bộ khoa học Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hànghoá số 60204 theo Quyết định số A1024/QĐ-ĐK ngày 16/2/2005

Nhãn hiệu “Sông Đà” theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 66125theo quyết định số A9294/QĐ-ĐK ngày 24/8/2005 của Cục Sở hữu trí tuệ- BộKhoa học và Công nghệ và các nhãn hiệu theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệuhàng hoá số 66123 và 66124

2.2.2.3.3 Đầu tư cho việc tìm kiếm, nắm bắt thông tin và dự báo

Hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, để tăng khả năng thắng thầu của mìnhqua đó khẳng định uy tín so với các đối thủ Sông Đà 2 luôn chuẩn bị mọi điều kiệntốt nhất cho công tác đấu thầu Do đó việc tìm kiếm thông tin kinh tế, thị trường,đối thủ cạnh tranh… và dự báo rất được công ty quan tâm chú trọng Chính vì thếkết quả là trong giai đoạn 2004-2008 công ty đã tiếp thị và nhận được rất nhiều hợpđồng.Bên cạnh đó công ty luôn tìm mọi biện pháp để tạo lòng tin đối với bên đầu tư

và tổ chức tín dụng, thiết lập cơ sở cho quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác Vànhững năm tiếp theo công ty vẫn sẽ tăng cường đầu tư vào tài sản vô hình để nâng

SONG DA 2 JSC

Trang 38

cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị trí của mình và phát triển một cách bềnvững.

3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TỚI VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SÔNG ĐÀ 2 GIAI ĐOẠN 2004-2008

3.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty

3.1.1 Máy móc thiết bị

Công ty cổ phần Sông Đà 2 là một đơn vị thành viên cuả Tổng công ty Sông Đà,hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng Do đó máy móc thiết bị là một bộ phậnkhông thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Nó gắnliền với sự tồn tại của công ty và là một nhân tố quan trọng nâng cao khả năngcạnh tranh của công ty với các doanh nghiệp cùng ngành Nhận biết một cách khoahọc và toàn diện về vấn đề này Sông Đà 2 đã có sự đầu tư thích đáng vào máy mócthiết bị Hiện nay công ty đã cơ bản đảm bảo lực lượng xe máy, thiết bị đáp ứngnhu cầu sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, trong giai đoạn tới trên cơ sở nhiệm vụ,mục tiêu, tiến độ, khối lượng thi công các công trình, công ty đã tính toán nhu cầu

xe máy thiết bị và cân đối với thiết bị hiện có, xác định nhu cầu đầu tư mới nhằmnâng cao năng lực xe máy thiết bị và đổi mới công nghệ đáp ứng nhu cầu thực hiệnnhiệm vụ thi công xây lắp tại các công trình Bên cạnh những trang thiết bị đã đượccông ty đầu tư, chủ trương của công ty là tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc trangthiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu thi công xây lắp các công trình mà công ty

đã kí kết hợp đồng và tạo điều kiện để công ty tìm kiếm thêm hợp đồng mới trongtương lai

Trang 39

Bảng 1.8: Hồ sơ năng lực thiết bị của công ty tính đến ngày 08/05/2008

SX

Số lượng

Công suất

Thông số kỹ thuật

6 Ô tô tải nhẹ ca bin

7 Ôtô ben Kamaz

Ngày đăng: 04/09/2012, 02:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Lợi nhuận trước thuế của cụng ty được thể hiện qua bảng sau: - Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.DOC
i nhuận trước thuế của cụng ty được thể hiện qua bảng sau: (Trang 18)
Nhỡn vào bảng trờn ta thấy, tỷ trong VĐT nõng cao năng lực mỏy múc thiết bị luụn ở mức cao trong tổng VĐT nõng cao năng lực cạnh tranh - Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.DOC
h ỡn vào bảng trờn ta thấy, tỷ trong VĐT nõng cao năng lực mỏy múc thiết bị luụn ở mức cao trong tổng VĐT nõng cao năng lực cạnh tranh (Trang 21)
Bảng 1.4: Cỏn bộ, kỹ sư, nhõn viờn kỹ thuật nghiệp vụ Số - Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.DOC
Bảng 1.4 Cỏn bộ, kỹ sư, nhõn viờn kỹ thuật nghiệp vụ Số (Trang 23)
Bảng 1.5:` Công nhân kỹ thuật - Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.DOC
Bảng 1.5 ` Công nhân kỹ thuật (Trang 24)
Bảng 1.6: Kế hoạch đào tạo nhõn lực của cụng ty giai đoạn 2006-2010 - Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.DOC
Bảng 1.6 Kế hoạch đào tạo nhõn lực của cụng ty giai đoạn 2006-2010 (Trang 26)
Bảng 1.6: Kế hoạch đào tạo nhân lực của công ty giai đoạn 2006-2010 - Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.DOC
Bảng 1.6 Kế hoạch đào tạo nhân lực của công ty giai đoạn 2006-2010 (Trang 26)
Nhỡn vào bảng trờn ta thấy kế hoạch đào tạo nhõn lực cụ thể của cụng ty đó được lập trong 2 giai đoạn 2006-2010 và 2010-2015 - Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.DOC
h ỡn vào bảng trờn ta thấy kế hoạch đào tạo nhõn lực cụ thể của cụng ty đó được lập trong 2 giai đoạn 2006-2010 và 2010-2015 (Trang 30)
Bảng 1.7. Vốn đầu tư phỏt triển thị trường của Sụng Đà 2 giai đoạn 2004-2008 - Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.DOC
Bảng 1.7. Vốn đầu tư phỏt triển thị trường của Sụng Đà 2 giai đoạn 2004-2008 (Trang 32)
3.2.2. Tài sản cố định tăng thờm - Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.DOC
3.2.2. Tài sản cố định tăng thờm (Trang 45)
Bảng 1.11. Giỏ trị TSCĐ tăng thờm của Sụng Đà 2 giai đoạn 2004-2008 - Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.DOC
Bảng 1.11. Giỏ trị TSCĐ tăng thờm của Sụng Đà 2 giai đoạn 2004-2008 (Trang 45)
Bảng 1.11. Giá trị TSCĐ tăng thêm của Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008 - Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.DOC
Bảng 1.11. Giá trị TSCĐ tăng thêm của Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008 (Trang 45)
Nhỡn vào bảng trờn ta thấy giỏ trị TCSD tăng thờm của cụng ty cú xu hướng tăng trong giai đọa 2004-2008 - Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.DOC
h ỡn vào bảng trờn ta thấy giỏ trị TCSD tăng thờm của cụng ty cú xu hướng tăng trong giai đọa 2004-2008 (Trang 46)
Qua bảng trờn cho thấy cỏc chỉ tiờu hiệu quả tài chớnh của Sụng Đà 2 giai đoạn 2004- 2004-2008 đều cú xu hướng gia tăng. - Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.DOC
ua bảng trờn cho thấy cỏc chỉ tiờu hiệu quả tài chớnh của Sụng Đà 2 giai đoạn 2004- 2004-2008 đều cú xu hướng gia tăng (Trang 51)
3 Cỏc bộ ngiệp vụ cú trỡnh độ Cao đẳng, trung cấp - Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.DOC
3 Cỏc bộ ngiệp vụ cú trỡnh độ Cao đẳng, trung cấp (Trang 67)
Bảng 2.1. Định hướng và chiến lược đào tạo nhân lực của Sông Đà 2 đến năm 2015 - Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.DOC
Bảng 2.1. Định hướng và chiến lược đào tạo nhân lực của Sông Đà 2 đến năm 2015 (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w