0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Lễ hội tiêu biểu: lễ Cầu an

Một phần của tài liệu KHÔNG GIAN VĂN HÓA XỨ MÔ XOÀI DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ, ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA (Trang 25 -26 )

Lễ hội Cầu an ở đình Long Hương là lễ hội đặc trưng ở vùng Mô Xoài. Lễ hội này diễn ra dày đặc với các sự kiện lễ và hội. Nhiều nghi thức lễ và hội ở đây không có trong các nghi lễ ở Bắc Bộ điển hình như lễ Xây Chầu-Đại Bội. Các lễ tế ở lễ hội Cầu an diễn ra nhiều hơn, đa dạng hơn hẳn so với lễ hội ở châu thổ Bắc Bộ. Hình thức hội diễn ra phong phú, đặc sắc phản ánh bản sắc văn hóa của người Việt ở miền đất phương nam. Với nghĩa “cầu an” (kỳ yên) cầu mong những đấng thần thành, anh linh, những người đi trước, người có công phù trợ cho cuộc sống nên không gian tế lễ và đối tượng không chỉ tổ chức không gian đình thần Long Hương mà còn diễn ra ở miếu thờ anh hùng liệt sĩ đã cho thấy tính tiếp biến văn hóa ở khu vực Mô Xoài.

3.4 Di tích

3.4.1 Thành, lũy

3.4.1.1 Thành, lũy Mô Xoài

Khi nói đến vùng đất Mô Xoài thời kỳ khai phá, không thể không nhắc tới thành, lũy. Thành, lũy ở Mô Xoài là dấu vết của cuộc đấu tranh về quân sự giữa chúa Nguyễn với Chân Lạp nhằm bảo vệ lưu dân khai phá đất đai. Tuy nhiên, hiện nay dấu tích những thành, lũy này hết sức mờ nhạt, đồng thời có nhiều ý kiến khác nhau xác định vị trí các thành, lũy.

Vùng Mô Xoài gắn liền với thành, lũy Mô Xoài. Thành Mô Xoài gắn liền với sự kiện 1658 khi quân chúa Nguyễn tấn công Chân Lạp để bảo vệ lưu dân. Lũy Mô Xoài còn gọi là lũy Phước Tứ nằm phía

21

đông trung tâm Mô Xoài và kéo dài xuống khu vực ngoại vi ở gần Bàu Thành, lũy này kéo dài từ phía đông của trung tâm thành phố Bà Rịa xuống thị trấn Long Điền.

Cửa lũy Phước Tứ cách Bàu Thành 2255 tầm tức là khoảng hơn 4500m, điều này khẳng định lũy Mô Xoài kéo dài và cắt ngang con đường Thiên lý, vào thế kỷ XVII đây là con đường mòn huyết mạch dẫn đến trung tâm Mô Xoài ở Long Hương, Phước Lễ. Thông tin của Lê Quang Định rất khớp với các thông tin của Gia Định thành thông chí khi cho biết lũy Phước Tứ ở phía đông của trạm Hương Phước, tức là phía đông của trung tâm Mô Xoài, và một phần của lũy kéo dài đến phía nam của Bàu Thành. Như vậy, lũy này kéo dài từ thành phố Bà Rịa ngày nay xuống Long Điền, cửa lũy nằm trên đường Dương Bạch Mai hiện nay. Hiện rất khó có thể xác định vết tích của lũy Phước Tứ.

3.4.1.2 Thành Bà Rịa

Liên quan đến lịch sử vùng đất Mô Xoài còn có thành Bà Rịa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã rất khó khăn khi tìm hiểu vấn đề này vì không có nguồn tư liệu. Và vấn đề thành Bà Rịa trở thành một khoảng trống trong nghiên cứu về vùng đất Mô Xoài.

Thành Bà Rịa đã tồn tại trên thực tế, nó cũng được gọi là đồn binh. Đây là một di tích quan trọng của vùng Mô Xoài gắn liền với những giá trị lịch sử từ thế kỷ XVII khi còn là thành Mô Xoài đến cuộc nội chiến Nguyễn Ánh – Tây Sơn và thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.

Một phần của tài liệu KHÔNG GIAN VĂN HÓA XỨ MÔ XOÀI DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ, ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA (Trang 25 -26 )

×