Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa (2)
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ NHẬT LINH
MÃ SINH VIÊN : A12944
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH–NGÂN HÀNG
HÀ NỘI – 2011
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tại trường Đại học Thăng Long, đối với em việc hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp là việc khó khăn nhất Quá trình thực hiện khóa luận em đã gặpnhiều khó khăn và bỡ ngỡ nhưng nhờ có sự giúp đỡ cùng những lời động viên chân thànhcủa mọi người đã tạo động lực cho em hoàn thành tốt bài khóa luận
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị Thúy, người đã trực tiếphướng dẫn em hoàn thành khóa luận này
Em xin được cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Tài chính – Ngân hàng, trường Đại họcThăng Long đã tận tình truyền đạt kiến thức tạo nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóaluận của em và là hành trang quý báu giúp em vững bước trong tương lai
Em chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các cô, chú, anh, chị làm việc tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa đã cho phép và tạo điều kiệnthuận lợi để em được thực tập tại Ngân hàng
Và trong quãng thời gian học tập tại Đại học Thăng Long, xin cảm ơn những ngườibạn đã quan tâm, chia sẻ, sát cánh và trải nghiệm cùng tôi
Sau cùng, con xin cảm ơn cha mẹ, những người đã sinh thành, dưỡng dục và luôn bêncạnh, dõi theo con trên từng chặng đường mà con đã chọn
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, tháng 11 năm 2011 Sinh viên
Lê Nhật Linh
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI 1
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Chức năng của Ngân hàng Thương mại 2
1.1.3 Những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại 4
1.2 HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Đặc điểm của nghiệp vụ bảo lãnh 8
1.2.3 Chức năng của nghiệp vụ bảo lãnh 10
1.2.4 Vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh 11
1.2.5 Các hình thức bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại 12
1.2.6 Quy trình bảo lãnh chung tại các Ngân hàng Thương mại 19
1.3 MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 23
1.3.1 Khái niệm mở rộng hoạt động bảo lãnh 23
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá 23
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng bảo lãnh 27
1.4 Ý NGHĨA CỦA VIỆC MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 30
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 31
2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 31
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 31
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa 33
2.1.3 Cơ cấu tổ chức cán bộ, phòng ban của chi nhánh Đống Đa 34
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ 36
Trang 42.1.5 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
chi nhánh Đống Đa 38
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG ĐỐNG ĐA 51
2.2.1 Cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động bảo lãnh 51
2.2.2 Quy trình bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa 52
2.2.3 Các chỉ tiêu định tính 56
2.2.4 Các chỉ tiêu định lượng 58
2.2.5 Đánh giá hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa 67
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 75
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NÓI CHUNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 75
3.2 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 77
3.3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 79
3.3.1 Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh trong từng giai đoạn 79
3.3.2 Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh tại chi nhánh Đống Đa 81
3.3.3 Điều chỉnh mức phí và lãi suất mà chi nhánh ngân hàng áp dụng 82
3.3.4 Tăng cường hoạt động marketing trong ngân hàng 83
3.3.5 Thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ 84
3.3.6 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 87
3.3.7 Nâng cao uy tín của ngân hàng trong mối quan hệ với các ngân hàng khác để đẩy mạnh nghiệp vụ đồng bảo lãnh, tái bảo lãnh 89
3.3.8 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, khai thác hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngân hàng 89
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 89
3.4.1 Kiến nghị với cơ quan Quản lý Nhà nước 89
3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 92
3.4.3 Kiến nghị với khách hàng 93
PHỤ LỤC 1
SỐ1 1
Trang 5SỐ 2 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
ABA Hiệp hội Ngân hàng Châu Á
ADB Ngân hàng phát triển châu Á
APRACA Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á
VND Việt Nam đồng
WB Ngân hàng thế giới
Trang 6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Trang
Sơ đồ 1.4: Quy trình bảo lãnh chung tại các ngân hàng thương mại 20
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của chi nhánh Đống Đa 35Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh Đống Đa 42
Bảng 2.4: Tình hình cung cấp các sản phẩm dịch vụ tại chi nhánh Đống Đa 47Bảng 2.5: Tình hình tài chính của chi nhánh qua các năm 2008 – 2010 48Bảng 2.6: Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm 2009, 2010 59
Biểu đồ 2.5: Dư nợ bảo lãnh phân theo loại hình bảo lãnh 60
Bảng 2.9: Phân loại dư nợ bảo lãnh theo các loại hình kinh tế 64Biểu đồ 2.7: Dư nợ bảo lãnh theo loại hình kinh tế 64Bảng 2.10: Doanh thu hoạt động bảo lãnh trong năm 2009, 2010 66Bảng 2.11: Mức tính phí cho hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Đống Đa 70
LỜI MỞ ĐẦU
1 Ý nghĩa của đề tài
Trang 7Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống các ngân hàng thương mại cũngkhông ngừng phát triển và mở rộng, bên cạnh các ngân hàng thương mại Nhà nước là sựxuất hiện của các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh các ngân hàngnước ngoài Trong bối cảnh này thì sự cạnh tranh là tất yếu mà lĩnh vực cạnh tranh gaygắt nhất chính là lĩnh vực tín dụng truyền thống Vì vậy mà các ngân hàng đang đẩy mạnhthực hiện đề án tái cơ cấu toàn ngành, thực hiện mục tiêu theo phương châm kinh doanhchất lượng – tăng trưởng - bền vững, hiệu quả và an toàn Kinh doanh chất lượng gắn liềnvới giải pháp đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng
Bên cạnh những nghiệp vụ truyền thống, các ngân hàng đã và đang áp dụng thêmnhiều nghiệp vụ mới có tính chất hiện đại, trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh Ra đời vàokhoảng những năm 70 của thế kỷ XX, bảo lãnh ngân hàng ngày càng phát triển và đóngvai trò quan trọng trong nền kinh tế Cho đến nay, tại các nước phát triển, nó đã trở thànhmột trong các nghiệp vụ phi tín dụng phát triển nhất với doanh số liên tục tăng trongnhững năm qua Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, tuy mới xuất hiện trong một vàinăm trở lại đây, nhưng nó đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, giúp cho doanhnghiệp phát triển nguồn vốn dễ dàng hơn, đồng thời đem lại khoản thu không nhỏ chongân hàng
Xuất phát từ suy nghĩ trên, em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Khóa luận đề cập đến một số lý luận cơ bản về bảo lãnh ngân hàng, vai trò của bảo lãnhngân hàng trong nền kinh tế, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh đồngthờ nêu ra được những khó khăn hạn chế còn tồn tại tại chi nhánh Đống Đa Trên cơ sở đóđưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Agribank ĐốngĐa
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu nghiệp vụ hoạt động bảo lãnh, thực trạng bảo lãnh và nguyênnhân dẫn đến thực trạng đó tại Agribank Đống Đa
4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp thống kê,phương pháp suy luận logic cùng với phương pháp khảo sát thực tiễn
5 Kết cấu khóa luận
Đề tài gồm 3 chương, cụ thể như sau
Trang 8Chương 1: Lý luận chung về hoạt động Bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa.
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa.
Trang 9CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế NH baogồm nhiều loại tuỳ thuộc sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nóiriêng, trong đó, NHTM thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và sốlượng các NH
Các NHTM thường được biết đến như là một chủ thể của quá trình phân phối của cải
xã hội trong hệ thống tài chính quốc gia, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ mànhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cho vay vàcung ứng các dịch vụ thanh toán Hệ thống NHTM ra đời với mạng lưới rộng khắp nên đãthực sự tiếp cận được với các chủ thể tạm thời thừa vốn và các chủ thể tạm thời thiếu vốntrong nền kinh tế Là một trung gian tài chính, NHTM tổ chức huy động các luồng tiềnnhàn rỗi trong xã hội, sau đó thực hiện phân phối lại các nguồn vốn này cho các chủ thểđang thiếu vốn và thực sự cần vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống Với vai trò quan trọng như vậy, nhưng quan niệm thế nào về một NH, và sự phân biệt
nó với các tổ chức phi NH không phải là điều đơn giản Rõ ràng, có thể định nghĩa NHthông qua chức năng mà chúng thực hiện trong nền kinh tế Tuy nhiên, vấn đề không chỉchức năng của các NH thay đổi, mà có sự “thâm nhập” vào chức năng hoạt động NH củacác đối thủ cạnh tranh Do đó tuỳ theo điều kiện của mỗi nước và sự phát triển của hệthống tài chính nước đó mà có những định nghĩa khác nhau về NH
Theo luật NH của Pháp thì NH được định nghĩa: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ
sở nào đó thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký khác, hay hình thức khác
số tiền mà họ dung cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tàichính”
Còn luật pháp Ấn Độ lại có cái nhìn về NH như sau, họ định nghĩa: “NHTM là cơ sởnhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư.”
Đó là các quan điểm về NH đứng trên giác độ luật pháp Còn trên giác độ tài chính
NH thì sao? Một định nghĩa khác về NH được Giáo sư Peter Rose đưa ra như sau: “NH làloại hình tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tíndụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so vớibất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.”
Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: “Ngân hàng thương
Trang 10mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu
và làm phương tiện thanh toán”
Theo quy định tại luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 định nghĩa: “Ngân hàng
thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” Như
vậy thông qua một số khái niệm về NHTM, ta có thể hiểu NHTM là một loại hình doanhnghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng với mục đích thu lợi nhuận, và nó cónhững đặc trưng như sau :
- Ngân hàng thương mại là một tổ chức được phép nhân ký thác của công chúng vớitrách nhiệm hoàn trả
- Ngân hàng thương mại là một tổ chức được phép sử dụng ký thác của công chúng
để cho vay, chiết khấu và thực hiện các dịch vụ tài chính khác
Như vậy NHTM cũng là một doanh nghiệp nhưng là một doanh nghiệp đặc biệt, nókhông trực tiếp tham gia sản xuất lưu thông hàng hoá nhưng lại góp phần phát triển kinh
tế, xã hội thông qua việc cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năngtrung gian thanh toán và dịch vụ NH Lịch sử ra đời và phát triển của ngành NH đã chứngminh được rằng: NHTM là sản phẩm tất yếu của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá
và NHTM cũng lại chính là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển lên tầm cao mới
1.1.2 Chức năng của Ngân hàng Thương mại
Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quantrọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là “cầu nối” giữangười dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Thông qua việc huy động các khoản vốntiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế bằng nhiều hình thức, NHTM hình thành quỹcho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế Với chức năng này NHTM vừa đóng vaitrò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay
Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bêntham gia bao gồm: người gửi tiền, ngân hàng, người đi vay, đồng thời góp phần thúc đẩy
sự phát triển của nền kinh tế
- Đối với người gửi tiền thì thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mìnhgửi tại NH do NH trả lãi đồng thời NH còn đảm bảo sự an toàn về khoản tiền gửi
và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi
- Đối với người đi vay thì được thỏa mãn nhu cầu vay vốn để kinh doanh
Trang 11- Đối với NHTM thì kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãisuất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới.
- Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế thông qua việc cung ứng vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất đượcthực hiện liên tục với quy mô ngày một mở rộng Thực hiện chức năng này.NHTM đã biến vốn tạm thời nhàn rỗi chưa tham gia hoạt động thành vốn hoạtđộng, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh pháttriển
Ngày nay quan niệm chức năng tài chính của NHTM trở nên biến hoá hơn Sự pháttriển của thị trường tài chính làm xuất hiện những khía cạnh khác của chức năng này NH
có thể đứng ra làm trung gian giữa nhà phát hành chứng khoán với những nhà đầu tư,chuyển giao những mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán,… Do đó, NHTM không chỉlàm trung gian giữa người gửi tiền và người vay tiền mà còn là trung gian giữa người đầu
tư và người cần vay vốn trên thị trường
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTMquyết định sự tồn tại và phát triển của NH đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện các chứcnăng khác
1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán
Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi thực hiện thanh toán theo yêucầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của họ để thanh toántiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng
và các khoản thu khác NHTM đóng vai trò là người “thủ quỹ” cho các doanh nghiệp và
cá nhân bởi NH là người giữ tài khoản của họ và thực hiện các lệnh thu chi của kháchhàng
Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cở sở thực hiệnchức năng trung gian tín dụng Bởi vì thông qua việc nhận tiền gửi, NH đã mở cho kháchhàng tài khoản tiền gửi để theo dõi các khoản thu, chi Đó chính là tiền đề để khách hàngthực hiện thanh toán qua NH Hơn nữa, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa cácchủ thể trong nền kinh tế có nhiều hạn chế như rủi ro, chi phí lớn,…điều này đã tạo thêmnhu cầu thanh toán qua NH của khách hàng
Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế
-xã hội NHTM cung ứng cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tùy theo nhu cầu.Các chủ thể kinh tế không cần giữ, mang và thanh toán, chi trả cho khách hàng bằng tiềnmặt Do đó tiết kiệm được chi phí, thời gian và đảm bảo được thanh toán an toàn Đồng
Trang 12thời thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn,…góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với NHTM, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho NH thông qua việcthu phí thanh toán, tăng nguồn vốn cho vay của NH thể hiện trên số dư Có trogn tài khoảntiền gửi của khách hàng
1.1.2.3 Chức năng tạo tiền
Nguồn vốn NHTM huy động được thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản đốivới khách hàng của mình để thanh toán cho khách hàng của NH khác tạo nên số tiền gửi(tức tiền tín dụng) Cứ như thế số tiền này được vận hành qua nhiều NHTM sẽ làm cho nólớn lên gấp nhiều lần so với số ban đầu Mức mở rộng tiền gửi này phụ thuộc vào hệ số
mở rộng tiền gửi Hệ số này chịu tác động bởi tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Như vậy, quá trình tạo tiền chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia của cả hêjthống NHTM chứ bản thân một NHTM không thể tạo ra được Tuy nhiên, xét theophương diện toàn thể hệ thống NH thì số tiền dự trữ (tiền gửi) đó không rời khỏi hệ thống
mà trở thành khoản dự trữ của NH khác để NH này tạo ra các khoản cho vay mới và nhờvậy quá trình tạo tiền lại tiếp tục
Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nềnkinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Rõ ràng khái niệm về tiền hay tiềngiao dịch không chỉ là tiền do NHTW phát hành ra mà còn bao gồm một bộ phận quantrọng là lượng tiền ghi sổ do các NHTM tạo ra
1.1.3 Những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại
- Huy động tiền gửi: NHTM cung cấp tới khách hàng đa dạng các loại hình tiền gửinhư tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tiền gửithanh toán; Tài khoản séc; Chứng chỉ tiền gửi (CDs)… với những cách tính lãi suấthấp dẫn như: Tính lãi định kỳ; Lãi suất bậc thang; Lãi cộng dồn; Lãi suất luỹ
Trang 13tiến… để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và nguồn tiền chưa cần dùngđến của các tổ chức
- Huy động trên thị trường liên NH: Đi vay các tổ chức tín dụng khác trên thị trườngliên NH là các mà nhiều ngân hàng thường dùng vào những thời điểm nhất địnhnhư đáp ứng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay chi trả cấp bách
- Huy động trên thị trường vốn: Các NHTM có thể phát hành các giấy nợ như kỳphiếu, trái phiếu, tín phiếu để huy động vốn trung và dài hạn, tài trợ dự án hay đầu
tư vào bất động sản, mua sắm nhà cửa, văn phòng Tuy nhiên nguồn huy động nàyphụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường tài chính cũng như uy tín củangân hàng phát hành
- Vay từ NHTW: Với vai trò là nhà quản lý cho Chính phủ các nước trong lĩnh vựcngân hàng - tài chính, NHTW là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM Vớimục đích giải quyết nhu cầu cấp bách về thiếu hụt dự trữ bắt buộc hay thanh toánkhẩn cấp, NHTW cho các NHTM vay dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấuhoặc tái cấp vốn Tuy nhiên để vay được từ NHTW thì NHTM phải chịu sự kiểmsoát chặt chẽ
- Các nguồn huy động khác khác: bao gồm nguồn uỷ thác đầu tư, nguồn tiền thanhtoán,… Các nguồn uỷ thác đầu tư có thể từ Ngân sách Nhà nước, các tổ chức phiChính phủ, các tổ chức quốc tế,… uỷ thác cho ngân hàng sử dụng vốn hoặc rảingân vốn tới người thụ hưởng Ngoài ra ngân hàng có thể sử dụng nguồn tiềnthanh toán như tiền ký quỹ khi mở L/C hoặc xin bảo lãnh Nguồn huy động nàyphụ thuộc vào hoạt động ngoại bảng của NHTM và chất lượng các dịch vụ thanhtoán mà ngân hàng cung cấp
Các NHTM hoạt động chủ yếu dựa trên vốn huy động, hoạt động cho vay và đầu tư làhoạt động cơ bản và thường xuyên của NHTM để bảo toàn và tăng trưởng nguồn vốn
- Hoạt động cho vay: Hoạt động cho vay thể hiện vai trò trung gian tài chính củaNHTM đối với nền kinh tế và là kênh dẫn vốn hiệu quả nhất Hoạt động cho vaycủa NHTM được coi là cách tạo tiền (tiền ghi sổ) của hệ thống ngân hàng Trongbảng tổng kết tài sản của một NHTM, cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất Theothời hạn vay có thể chia ra thành cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Theohình thức bảo đảm thì bao gồm cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tàisản đảm bảo… Nhưng dù có phân chia theo tiêu thức nào thì điều mà NHTM luônquan tâm đó là tính an toàn và khả năng sinh lời của mỗi khoản vay
Trang 14- Hoạt động đầu tư: Đầu tư là hoạt động của các NHTM nhằm đa dạng hoá tài sản
và phân tán rủi ro theo nguyên tắc không nên bỏ trứng vào cùng một giỏ NHTMđầu tư nguồn vốn huy động được vào thị trường tài chính hay hùn vốn kinh doanh.Các NHTM thường xuyên nắm giữ chứng khoán vì đây là tài sản không chỉ manglại thu nhập mà còn có thể đem bán khi cần Ngoài ra, các NHTM còn đầu tư gópvốn hoặc hùn vốn vào những dự án lớn, thành lập các công ty Với khả năng phântích tài chính và thẩm định dự án tốt, những dự án và công ty mà NHTM góp vốnthường đem lại hiệu quả tài chính cao Vì vậy để hạn chế hoạt động đầu tư của cácNHTM, chính phủ một số nước quy định việc NHTM tham gia vào thị trườngchứng khoán phải có công ty tài chính hạch toán độc lập hay không được đầu tưquá 40% vốn điều lệ công ty
1.1.3.3 Hoạt động trung gian
Đặc trưng cơ bản của hoạt động này là NH phải bỏ vốn ra rất ít thậm chí không phải
bỏ vốn ra để kinh doanh, rủi ro ít song đối với những nghiệp vụ này thì đòi hỏi kỹ thuật
và công nghệ NH
Hoạt động trung gian là việc NH đứng ra làm trung gian, làm môi giới để phục vụtheo yêu cầu của khách hàng như nghiệp vụ thu hộ, nghiệp vụ chi hộ, nghiệp vụ thanhtoán, nghiệp vụ phát hành chứng khoán, nghiệp vụ ủy thác, tư vấn tài chính, bảo lãnh, bảoquản vật có giá, và thu phí các hoạt động đó Thông qua việc thực hiện các hoạt độngnày, NH sẽ được hưởng một khoản lệ phí hoa hồng - là một phần tạo nên thu nhập cho
NH Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nghiệp vụ này ngày càng được mở rộng vàgóp phần đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho NH
Do đó trong quá trình hoạt động, NHTM ngoài việc đầu tư cho các hoạt động huyđộng và sử dụng vốn thì NH cũng nên quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị, đào tạo độingũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, áp dụng được các ứng dụng tối tân nhất của công nghệ
NH để mở rộng các hoạt động trung gian
Đến nay các hoạt động trung gian đã góp phần mang lại nguồn thu nhập ổn định và rủi
ro thấp cho NH Trong đó hoạt động bảo lãnh cũng góp phần không nhỏ và rất phát triểntrong nền kinh tế thị trường., đặc biệt là các giao dịch thương mại quốc tế Nền kinh tế thếgiới ngày càng phát triển, các hợp đồng có giá trị lớn xuất hiện ngày càng nhiều vì vậycàng khẳng định sự cần thiết của bảo lãnh trong NH
Có thể nói, hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và hoạt động trung gian
là ba hoạt động chủ yếu của NHTM, các hoạt động này có mối quan hệ mật thiết vớinhau Chính vì vậy người làm NH phải biết bố trí một cách khoa học và phù hợp giữa cáchoạt động để đảm bảo NH hoạt động có hiệu quả
Trang 151.2 HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm
Hoạt động bảo lãnh NH ra đời đầu tiên ở Mỹ vào những năm 70 dưới hình thức Bảolãnh thư hoặc Tín dụng thư dự phòng và sau đó được quốc tế hoá như là giải pháp hữuhiệu nhất đảm bảo thực thi nghĩa vụ, đặc biệt là nghĩa vụ tài chính trong các giao dịchthương mại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới
Ngày nay, khả năng ứng dụng rộng rãi trong các loại hình giao dịch (kể cả trong cácgiao dịch tài chính và phi tài chính, thương mại hay phi thương mại) nên vị trí của bảolãnh NH ngày càng được củng cố và mở rộng không ngừng Hầu hết các giao dịch lớntrong phạm vi nội địa cũng như trên phạm vi quốc tế đều có sự hỗ trợ của bảo lãnh NH
Cụ thể thì hoạt động bảo lãnh NH được áp dụng trong mọi lĩnh vực như: vay vốn, đấuthầu, thực hiện hợp đồng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, thanh toán, hoàn thanh toán, bảohành, bảo trì, bảo dưỡng…
Có thể nhìn nhận bảo lãnh NH dưới các góc độ sau:
- Xét theo khía cạnh học thuật, bảo lãnh NH là một hình thức “ tín dụng chữ ký”, làhoạt động không dùng đến vốn của NH
- Xét theo khía cạnh thương mại quốc tế, bảo lãnh NH được xem như một loại hìnhtài trợ thương mại nhằm chống đỡ những tổn thất của người thụ hưởng bảo lãnh do
sự vi phạm nghĩa vụ của phía đối tác
- Theo luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, “ Bảo lãnh NH là một trong cáchình thức cấp tín dụng, được thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn bản của tổchức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay chokhách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết”
Vậy bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh)
với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
- Các thành phần tham gia trong nghiệp vụ bảo lãnh thường có 3 bên:
+ Bên được bảo lãnh: Là bên yêu cầu NH mở thư bảo lãnh Đây là khách hàng của
NH Trong trường hợp có sự vi phạm hợp đồng, NH sẽ phải thanh toán thay và bênđược bảo lãnh phải có nghĩa vụ bồi hoàn cho NH
+ Bên nhận bảo lãnh: là bên được hưởng bồi thường theo các quy định trong thư bảolãnh khi có sự vi phạm hợp đồng, với điều kiện bên nhận bảo lãnh phải xuất trình đầy
đủ các chứng từ phù hợp với các điều khoản được quy định trong hợp đồng bảo lãnh
Trang 16+ Bên bảo lãnh: là bên đứng ra phát hành thư bảo lãnh và có nghĩa vụ thanh toán chocác bên nhận bảo lãnh khi bên này yêu cầu; đồng thời xuất đầy đủ các chứng từ phùhợp với những điều đã kí kế trong hợp đồng bảo lãnh, Bảo lãnh NH có nghĩa là NH làbên bảo lãnh.
1.2.2 Đặc điểm của nghiệp vụ bảo lãnh
Bảo lãnh là mối quan hệ nhiều bên phụ thuộc lẫn nhau
Quan hệ giữa người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh Đây là cơ sở phát sinhyêu cầu bảo lãnh Trong mối quan hệ này, người được bảo lãnh có nghĩa vụ bắt buộc phảithực hiện đối với người được hưởng bảo lãnh Đó có thể là nghĩa vụ về tài chính( nghĩa
vụ trả nợ, nghĩa vụ đóng thuế, ) hoặc nghĩa vụ phi tài chính (như nghĩa vụ cung ứng hànghóa, dịch vụ, nghĩa vụ bảo hành sản phẩm,…)
Quan hệ giữa NH bảo lãnh với người được bảo lãnh Đó là quan hệ giữa NH cấp tíndụng và khách hàng hưởng tín dụng
Trong nghiệp vụ bảo lãnh thường có sự tham gia đồng thời của 3 hợp đồng độc lập:Hợp đồng giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh (được gọi là “thư bảo lãnh”), Hợpđồng giữa bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh (được gọi là “hợp đồng phát hành bảolãnh”), hợp đồng giữa bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh (đây có thể là hợp đồngmua bán, hợp đồng thi công, hồ sơ vay vốn, ) Tuy có sự phân chia, nhưng ba mối quan
hệ này vẫn có mối quan hệ gắn kết nhau và có ảnh hưởng lẫn nhau Do đó, mỗi bên cótrách nhiệm thực hiện hợp đồng với hai bên còn lại
Tính độc lập của bảo lãnh
Bảo lãnh NH có tính độc lập so với hợp đồng Mặc dù mục đích của NH là bồi hoàncho người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng của người đượcbảo lãnh trong quan hệ hợp đồng của người được bảo lãnh, nhưng việc thanh toán củamột bảo lãnh chỉ hoàn toàn căn cứ vào các điều khoản và điều kiện được quy định trongbảo lãnh
Tính chất vô điều kiện của bảo lãnh NH
Tính chất này được thể hiện ở chỗ, tổ chức tín dụng bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụđối với người nhận bảo lãnh ngay sau khi người này đã xuất trình các chứng từ phù hợpvới nội dung của thư bảo lãnh hay cam kết bảo lãnh do tổ chức tín dụng phát hành, màkhông phụ thuộc vào việc người được bảo lãnh có khả năng tự thực hiện nghĩa vụ của họhay không Sự ghi nhận tính chất vô điều kiện trong giao dịch bảo lãnh NH là một đảmbảo tương đối chắc chắn cho lợi ích của người nhận bảo lãnh, đồng thời cũng là lợi thếcủa bảo lãnh NH so với các hình thức bảo lãnh khác không phải do tổ chức tín dụng thựchiện Nhờ lợi thế này các tổ chức tín dụng tỏ ra là người có khả năng cung cấp dịch vụ
Trang 17bảo đảm tốt nhất trên thị trường và dường như sự bảo đảm bằng bảo lãnh của tổ chức tíndụng bao giờ cũng được người nhận bảo lãnh ưa chuộng hơn sự bảo đảm bằng bảo lãnhcủa các chủ thể khác, do tính chất độc lập, vô điều kiện và không thể huỷ ngang của bảolãnh NH NH không thể viện cớ bên được bảo lãnh còn nợ tiền của NH, bên được bảolãnh phá sản…để trì hoãn việc thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnhđưa ra đầy đủ chứng từ.
Tính phù hợp của bảo lãnh
Khi người thụ hưởng bảo lãnh đến yêu cầu NH thanh toán thì NH có trách nhiệm kiểmtra các chứng từ do người thụ hưởng xuất trình NH bảo lãnh có quyền từ chối thanh toánnếu như chứng từ có dấu hiệu không hợp lệ hay những điều kiện của bảo lãnh không đượcđáp ứng
Bảo lãnh NH là một hoạt động ngoại bảng
Bảo lãnh NH là một hình thức tài trợ thông qua uy tín NH không phải xuất tiền ngaykhi kí bảo lãnh Do đó bảo lãnh được coi là một tài sản ngoại bảng Khi NH thực hiệnnghĩa vụ bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh thì bảo lãnh được xếp vào nội bảng Lúc nàybảo lãnh được xếp vào loại tài sản xấu cấu thành nợ quá hạn Qua đó cho ta thấy, bảo lãnhcũng là một nghiệp vụ chứa đựng rủi ro như một khoản cho vay Do vậy, NH phải phântích kỹ lưỡng khách hàng trước khi nhận bảo lãnh
Bảo lãnh NH là giao dịch không thể đơn phương huỷ ngang
Theo thông lệ quốc tế bởi những người đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụngbảo lãnh, đặc điểm này không được ghi nhận trong quy tắc thực hành tín dụng dự phòngquốc tế “ là cam kết không huỷ ngang, độc lập , kèm chứng từ và ràng buộc khi pháthành ” mà còn được công nhận bởi luật quốc gia của nhiều nước trên thế giới về bảolãnh NH Tuy nhiên, đặc điểm này chưa được phản ánh trong pháp luật thực định ViệtNam về bảo lãnh nói chung và về bảo lãnh NH nói riêng, khiến cho chế định về bảo lãnh
NH trong pháp luật Việt Nam thiếu sự tương đồng với chế định về bảo lãnh NH trongpháp luật của các nước cũng như pháp luật quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế về bảolãnh
Tính chất không thể huỷ ngang của bảo lãnh NH thể hiện ở chỗ, sau khi cam kết bảolãnh hay thư cam kết đã được phát hành hợp lệ bởi một tổ chức tín dụng, không một cơquan nào (ví dụ như chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc hoặc giám đốc chinhánh…) có thể lấy danh nghĩa đại diện cho tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh để tuyên
bố đơn phương huỷ bỏ cam kết bảo lãnh , trừ khi tuyên bố này được chấp nhận bởi ngườinhận bảo lãnh Nguyên tắc này đảm bảo cho người nhận bảo lãnh có thể yên tâm đòi tiền
tổ chức tín dụng bảo lãnh khi đến hạn của nghĩa vụ được bảo lãnh mà người được bảo
Trang 18lãnh không thực hiện nghĩa vụ của họ, bằng cách xuất trình chứng cứ về việc ngườiđược bảo lãnh đã vi phạm về nghĩa vụ đối với mình Nếu bảo lãnh NH không có tính chấtnày, nghĩa là nếu bên bảo lãnh có thể đơn phương huỷ ngang bất kỳ lúc nào theo ý củamình thì khi đó quyền lợi của người nhận bảo lãnh, cho dù của người có khả năng tàichính mạnh như tổ chức tín dụng, cũng sẽ trở thành vô nghĩa và không cần thiết
Bảo lãnh NH là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ
Tính chất chứng từ của bảo lãnh NH thể hiện ở chổ, khi tổ chức tín dụng phát hànhcam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh) cũng như khi người nhận bảo lãnh thực hiện quyền yêucầu hay khi tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh ,các chủ thểnày đều bắt buộc phải thiết lập bằng văn bản Những văn bản này không những là bằngchứng chứng minh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch bảo lãnh mà còn là
cơ sở pháp lý để các bên thực hiện được quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình đối với phíabên kia Chẳng hạn, khi người nhận bảo lãnh yêu cầu tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiệnnghĩa vụ thay người được bảo lãnh, họ phải xuất trình các chứng từ phù hợp với nội dungcủa cam kết bảo lãnh thì mới được trả tiền Ngược lại, tổ chức tín dụng bảo lãnh cũngphải dựa vào văn bản bảo lãnh (là một loại chứng từ) do mình phát hành và đối chiếu vớicác chứng từ do người nhận bảo lãnh thiết lập và xuất trình để xác định việc đòi tiền củangười nhận bảo lãnh có hợp lệ không và mình có phải trả tiền theo yêu cầu đó hay không Theo thông lệ quốc tế về bảo lãnh NH, có ba loại chứng từ quan trọng nhất làm cơ
sở cho các bên thực hiện giao dịch bảo lãnh NH, đó là văn bản bảo lãnh (hợp đồng bảolãnh – cam kết bảo lãnh hay thư bảo lãnh); yêu cầu trả tiền (Demand for payment) vàtuyên bố vi phạm (statement of default) Nếu không có ba loại chứng từ này, các bênkhông thể xác định được việc bảo lãnh NH có tồn tại hay không và quyền, nghĩa vụ củacác bên sẽ được thực hiện như thế nào Việc xây dựng nguyên tắc bảo lãnh dựa vào chứng
từ không chỉ nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các bên giao dịch, màcòn góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tính kỷ luật hợp đồng, trên cơ sở đótạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và an toàn hiệu quả cho các
tổ chức tín dụng
1.2.3 Chức năng của nghiệp vụ bảo lãnh
1.2.3.1 Bảo lãnh cung cấp một sự đảm bảo cho người thụ hưởng
Mục đích của bảo lãnh NH là phải bồi hoàn tài chính cho người thụ hưởng bảo lãnhnhững thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh gây ra Do đó bảolãnh mang chức năng bảo đảm hơn là thanh toán Điều này được thể hiện rất rõ trong bảolãnh dự thầu, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh bảo đảm chất lượng công
Trang 19trình…Do vậy bảo lãnh được dùng cho mục đích an toàn cho người thụ hưởng khi có sự
vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh
1.2.3.2 Bảo lãnh là một công cụ tài trợ
Trong các hợp đồng thi công và các hợp đồng sản xuất hàng hoá lớn cần phải có mộtthời gian dài để thực hiện hợp đồng Thực tế này đặt ra nhu cầu cần phải được tạm ứngtrước một số tiền để thực hiện hợp đồng Ví dụ công ty xây dựng sẽ yêu cầu chủ côngtrình ứng trước một số tiền để mua nguyên vật liệu cho công trình và trả lương cho côngnhân NH của công ty xây dựng sẽ phát hành "Bảo lãnh hoàn thanh toán" như là một công
cụ tài trợ để công ty xây dựng nhận được một khoản tiền ứng trước từ chủ đầu tư
Nhờ hoạt động bảo lãnh của NH mà hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàngđược thực hiện đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao Đặc biệt trong thương mại quốc tế, bảolãnh được biết đến như một công cụ tài trợ cho xuất nhập khẩu Đối với thị trường chúngkhoán ở những nước phát triển, NH là người bảo lãnh tài trợ cho các doanh nghiệp pháthành chứng khoán…
1.2.3.3 Bảo lãnh có chức năng thúc đẩy hoàn thành hợp đồng
Chức năng này xuất phát từ người được bảo lãnh, có thể bị người thụ hưởng bảo lãnhyêu cầu thanh toán bầt kỳ lúc nào trong thời gian hiệu lực của bảo lãnh nếu như họ viphạm hợp đồng, ở bất kể mức độ nào, là bao nhiêu Người được bảo lãnh luôn phải chịu
áp lực của việc phải bồi hoàn bảo lãnh Chính vì vậy bảo lãnh như có tác dụng thúc đẩyngười được bảo lãnh hoàn tất hợp đồng đã được ký kết và hoạt động kinh doanh có hiệuquả hơn
1.2.4 Vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh
Đối với nền kinh tế:
Bảo lãnh đóng vai trò là chất xúc tác thương mại Nhờ có bảo lãnh mà việc thực hiệnhợp đồng vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh trở nên thuận lợi hơn
Nhu cầu về vốn luôn là một vấn đề cấp thiết, nhất là trong điều kiện hiện nay, trong xuthế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, việc vay vốn nước ngoài trở nên phổ biến vàđóng vai trò rất quan trọng Tuy nhiên do khoảng cách địa lý, bất đồng ngôn ngữ là nhữngtrở ngại khiến các thành viên không hiểu rõ nhau Do đó, trong quan hệ hợp tác nhất thiếtphải có hoạt động bảo lãnh bảo đảm cho quyền lợi của các bên
Đối với bên được bảo lãnh
Bảo lãnh ra đời đã trở thành công cụ tài trợ, giúp cho bên được bảo lãnh có thể vayvốn với chi phí thấp hơn
Do đó mà bên được bảo lãnh có thể sử dụng được nguồn vốn một cách triệt để và tối
ưu nhất Nhờ có bảo lãnh đã giúp cho bên được bảo lãnh có thể tiếp cận được với những
Trang 20dự án, những hợp đồng…ngay cả khi họ chưa có đủ uy tín đối với đối tác, cho dù họ hoàntoàn có khả năng và phương tiện thực hiện hợp đồng.
Ngoài ra, nhờ có bảo lãnh mà bên bảo lãnh thường xuyên chịu sự giám sát của NH, tạođộng lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có trách nhiệm hơn và hoàn thànhcác nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh
Đối với bên nhận bảo lãnh
Bảo lãnh là công cụ bảo đảm quyền lợi cho họ Có bảo lãnh bên nhận bảo lãnh sẽ ít cónguy cơ bị thiệt hại hơn bởi tổ chức bảo lãnh là một tổ chức được họ tín nhiệm Nếu rủi roxảy ra, khi đối tác của họ (bên được bảo lãnh) không thực hiện đúng các cam kết tronghợp đồng và không bồi thường cho bên nhận bảo lãnh những thiệt hại, bên nhận bảo lãnh
sẽ đưa ra các hồ sơ liên quan chứng minh cho sự sai phạm đó và sẽ nhận được bồi thườngcủa NH phát hành bảo lãnh
Đối với NH phát hành bảo lãnh
Bảo lãnh giúp NH đa dạng hoá sản phẩm của mình Ngày nay, ở các nước có nền kinh
tế phát triển, thu nhập có được chủ yếu là thu từ phí dịch vụ Mặc dù ở hầu hết các NHTMViệt Nam thu nhập chủ yếu từ các hoạt động tín dụng nhưng các NH cũng ngày càngnhận thấy bảo lãnh là một nghiệp vụ không thể thiếu trong các sản phẩm của mình vàđang mang lại cho các NH một nguồn thu đáng kể
1.2.5 Các hình thức bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại
1.2.5.1 Phân loại theo mục đích
Bảo lãnh NH được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau, theo mục đích bao gồmcác loại bảo lãnh sau:
Bão lãnh vay vốn
Bảo lãnh vay vốn là một bảo lãnh NH do tổ chức tín dụng phát hành cho bên thụhưởng, cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả nợhoặc trả nợ không đầy đủ, đúng hạn Loại bảo lãnh này thường được sử dụng trong cácgiao dịch vay vốn mà qui mô khoản vay lớn, thời hạn vay dài và vay của người nướcngoài Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm toàn bộ nợ gốc, lãi và các chi phí phát sinh liên quanđến khoản vay (nếu có)
Bảo lãnh vay vốn gồm có hai loại: Bảo lãnh vay vốn trong nước và bảo lãnh vay vốnnước ngoài mà trong đó chủ yếu dưới hình thức bảo lãnh mở L/C trả chậm
Bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh thanh toán là một bảo lãnh NH do tổ chức tín dụng phát hành cho bên thụhưởng, cam kết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng khôngthực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn
Trang 21Bảo lãnh thanh toán thường được áp dụng trong các trường hợp như: mua bán trả chậm;chậm nộp thuế cho Nhà nước trong thời hạn được phép; các hợp đồng thuê tài sản, cáchợp đồng thương mại, các hợp đồng cung cấp dịch vụ…Đây là một trong những loại hìnhbảo lãnh rất phổ biến ở các nước đang phát triển và có thể được sử dụng thay thế cho tíndụng chứng từ.
Mục đích của loại bảo lãnh này là nhằm bù đắp những thiệt hại về thời gian và chi phícho người tổ chức đầu thầu do những vi phạm của bên đối tác liên quan (người tham gia
dự thầu) Thực tế như trường hợp rút đơn dự thầu, không ký tiếp hợp đồng sau khi trúngthầu, bổ sung thêm các điều kiện khi ký hợp đồng so với bản dự thầu,…
Bảo lãnh dự thầu là một bảo lãnh NH do tổ chức tín dụng phát hành cho bên mời thầu
để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của của khách hàng Trường hợp khách hàng bịphạt do vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt chobên mời thầu thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết trong thư bảolãnh Loại bảo lãnh này thực chất là một phương tiện thay thế cho việc ký quĩ của ngườitham gia dự thầu, nên giá trị của bảo lãnh này được quy định theo mức ký quĩ chuẩn dongười tổ chức đầu thầu đưa ra Bảo lãnh dự thầu sẽ tự động mất hiệu lực khi người đượcbảo lãnh không trúng thầu
Trong trường hợp xảy ra rủi ro, chủ công trình sẽ dùng tiền thanh toán từ bảo lãnh đểtrang trải những chi phí đấu thầu, thiệt hại do chậm trễ tiến độ thi công hay chi phí để tổchức lại cuộc đấu thầu khác
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một bảo lãnh NH do tổ chức tín dụng phát hành chobên thụ hưởng bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên thụhưởng theo hợp đồng đã ký kết Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng vàđầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng (giao hàng chậm trễ, không đúng quy cách, sốlượng…) thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng sử dụng thay thế cho yêu cầu ký quĩ mà người đặt hàng
đề nghị đối với người cung ứng để đảm bảo bồi thường vi phạm hợp đồng Giá trị tối đa
Trang 22của bảo lãnh tương đương với mức bồi thường (tính theo % giá trị của hợp đồng, daođộng ở mức 10 – 15%) Thời hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể kéo dài sau thờiđiểm hoàn thành công trình hay giao hàng.
Loại bảo lãnh này được sử dụng nhiều nhất trong thực tế như trong các hợp đồng xâydựng, cung ứng thiết bị công nghệ…trong nước cũng như ngoài nước trừ hợp đồng vayvốn và được xem như một công cụ đối ứng với tín dụng chứng từ
Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm
Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm là một bảo lãnh NH do tổ chức tín dụng pháthành cho bên thụ hưởng bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượngcủa sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên thụ hưởng Trong trường hợp khách hàng
bị phạt tiền do không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng về chất lượng sảnphẩm với bên thụ hưởng mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên thụ hưởngthì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết
Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm thường được áp dụng cho các nghĩa vụ bảohành sản phẩm hàng hoá, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm tăng tính trách nhiệmcủa bên được bảo lãnh trong thực hiện các hợp đồng cung cấp sản phẩm, hàng hoá
Bảo lãnh hoàn thanh toán
Bảo lãnh hoàn thanh toán là một bảo lãnh NH do tổ chức tín dụng phát hành cho bênthụ hưởng về việc đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả số tiền ứng trước của khách hàng theo hợpđồng đã ký kết với bên thụ hưởng Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bênthụ hưởng và phải hoàn trả tiền ứng trước nhưng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ
số tiền ứng trước thì tổ chức tín dụng sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên thụ hưởng
Ví dụ khi ký kết những hợp đồng có giá trị lớn, thông thường người bán yêu cầu ngườimua ứng trước một phần tiền nhằm tài trợ cho người bán thực hiện hợp đồng Khi đóngười mua sẽ yêu cầu người bán phải có bảo lãnh hoàn thanh toán của NH
Bảo lãnh hoàn thanh toán thường được áp dụng cho các nghĩa vụ bảo lãnh tiền tạmứng (trong thi công công trình), bảo lãnh tiền đặt cọc (trong hợp đồng mua bán lớn); Giúpcho các doanh nghiệp (người bán) ký được hợp đồng với người mua trong trường hợpngười mua yêu cầu phải có bảo lãnh của NH; Tạo thuận lợi cho người bán thực hiện hợpđồng đã ký kết; Làm tăng tính tự giác của người bán trong việc thực hiện hợp đồng muabán đã ký kết
Ngoài ra còn có các loại hình bảo lãnh khác như:
Bảo lãnh tài chính
Trang 23Những loại này được sử dụng để đảm bảo thanh toán những nghĩa vụ tài chính củakhách hàng trong trường hợp vi phạm Người hưởng bảo lãnh thường là các cơ quan nhànước (Hải quan, Tòa án, Cơ quan thuế…)
Có rất nhiều loại bảo lãnh tài chính như: bảo lãnh về thuế quan, thuế môn bài, thuế thunhập trong thời gian khiếu nại, thuế giá trị gia tăng đầu vào trong lúc chưa tiêu thụ đượchàng, các loại tiền ký quỹ cho tòa án để được tại ngoại,…
Nhìn chung các loại bảo lãnh tài chính giúp khách hàng được miễn phải chi trả tiềnngay Việc kéo dài thời gian chi tiền như vậy giúp khách hàng thoát khỏi những khó khănnhất thời về ngân quỹ
Bảo lãnh phát hành chứng khoán
Là việc NH đứng ra bảo lãnh cho chứng khoán của các công ty đang muốn huy độngvốn để sản xuất kinh doanh nhưng đủ uy tín để chứng khoán của họ được chấp nhận trênthị trường Khi nhận bảo lãnh, NH sẽ gặp rủi ro do việc mất giá chứng khoán trên thịtrường Họ sẽ nhận chứng khoán từ công ty, chuyển cho công ty trong đợt phát hành saukhi đã trừ đi một phần hoa hồng và phí rồi bán lại cho công chúng
1.2.5.2 Phân loại theo phương thức phát hành
có nghĩa vụ bồi hoàn lại cho NH số tiền NH đã trả thay Mối quan hệ giữa người đượcbảo lãnh và NH được coi là sự uỷ nhiệm Khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, NH phải thựchiện và người được bảo lãnh phải có trách nhiệm bồi hoàn cho NH
Trong trường hợp người bảo lãnh là người nước ngoài, NH phục vụ người được bảolãnh sẽ thông qua mối quan hệ đại lý của mình, yêu cầu một NH đóng trụ sở tại nướcngười thụ hưởng chuyển thư bảo lãnh (NH phục vụ người được bảo lãnh gọi là NH pháthành; NH có trụ sở tại nước người thụ hưởng là NH thông báo)
Vai trò của NH thông báo là thông báo và chuyển nội dung các giao dịch giữa ngườithụ hưởng và NH phát hành NH thông báo hầu như không có nghĩa vụ đối với người thụhưởng liên quan đến bảo lãnh NH thông báo phải có trách nhiệm đảm bảo tính trung thựccủa các thông báo nhận được từ NH phát hành
Như vậy trong bảo lãnh trực tiếp gồm có 3 văn bản:
Trang 24+ Hợp đồng thương mại giữa Bên thụ hưởng và Bên được bảo lãnh
+ Hợp đồng bảo lãnh giữa NH phát hành và Bên được bảo lãnh
+ Cam kết bảo lãnh do NH phát hành gửi cho Bên thụ hưởng
Sơ đồ 1.1: Quy trình bảo lãnh trực tiếp
(3)
(2) (1)
(1) Người mua và người bán thoả thuận ký kết hợp đồng mua-bán trong đó có điều kiện
yêu cầu người mua phải có bảo lãnh thanh toán cho người bán
(2) Người mua gửi "Đơn đề nghị phát hành bảo lãnh", đề nghị ngân hàng của mình phát
hành một bảo lãnh theo mẫu hay theo những điều khoản đã thoả thuận với người bán
(3) Ngân hàng của người mua gửi "Cam kết bảo lãnh" cho người bán nêu lên những điều
kiện và phạm vi bảo lãnh
Bảo lãnh gián tiếp
Là loại bảo lãnh mà trong đó người bảo lãnh sẽ yêu cầu NH thức nhất (gọi là NH chỉ
thị) đề nghị NH thứ hai (được gọi là NH phát hành) đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho
người thụ hưởng Trong loại bảo lãnh này, người được bảo lãnh không trực tiếp bồi hoàn
cho NH phát hành bảo lãnh, mà chính NH chỉ thị sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn cho NH
phát hành thông qua cam kết gọi là bảo lãnh đối ứng do chính NH này đưa ra Bảo lãnh
đối ứng cũng có những nội dung và các điều khoản quy định như trong bảo lãnh chính
Sau khi đã bồi hoàn cho NH phát hành bảo lãnh chính, đến lượt mình, NH chỉ thị lại có
thể truy đòi từ người được hưởng bảo lãnh
Như vậy, trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất 4 thành phần tham gia:
+ NH phát hành bảo lãnh
+ NH chỉ thị
NH phát hành(NH của người mua)
Bên được bảo lãnh(Người mua)
Bên thụ hưởng(Người bán)
Trang 25+ Bên được bảo lãnh
+ Bên nhận bảo lãnh
Bảo lãnh gián tiếp được sử dụng trong trường hợp người thụ hưởng là người nướcngoài và NH phát hành ở ngay tại nước người thụ hưởng Do vậy quyền lợi của người thụhưởng được bảo vệ
Sơ đồ 1.2: Quy trình bảo lãnh gián tiếp
(2) Người mua đề nghị ngân hàng của mình (NHB) chỉ thị cho ngân hàng mà người bánchỉ định phát hành một bảo lãnh theo mẫu hay theo những điều khoản và điều kiện đãthoả thuận với người bán Người mua có thể sẽ phải ký quỹ hoặc hay thế chấp tài sản củamình theo yêu cầu của NHB để được thực hiện đề nghị trên
(3) NHB phát hành bảo lãnh đối ứng gồm những nội dung như đề nghị của người mua và
đề nghị NHA phát hành thư bảo lãnh cho bên thụ hưởng NHA nhận được bảo lãnh đốiứng từ NHB và nội dung đề nghị phát hành thư bảo lãnh Bảo lãnh đối ứng là một cam kếtcủa NHB thanh toán cho NHA (Bên thụ hưởng của bảo lãnh đối ứng) khi NHA thực hiệnđúng những điều khoản được quy định trong bảo lãnh đối ứng
(4) NHA gửi thư bảo lãnh cho bên thụ hưởng NHA cam kết thanh toán cho Bên thụhưởng nếu bên thụ hưởng xuất trình những chứng từ theo yêu cầu trong thư bảo lãnh
Đồng bảo lãnh
Với những dự án có giá trị lớn, nhằm giảm thiểu rủi ro, các NH có thể thực hiện đồngbảo lãnh Trong trường hợp này, một NH sẽ đóng vai trò là đầu mối phát hành bảo lãnh,nhưng có sự tham gia của các NH đồng minh khác Nếu phải chi trả cho người thụ hưởngtheo bão lãnh đã lập, NH chính có thể đòi bồi hoàn từ các NH đồng minh theo tỷ lệ tham
NH chỉ dẫn( NH B)
NH phát hành( NH A)
Bên được bảolãnh (Người mua)Bên thụ hưởng( Người bán)
Trang 26gia của họ, dựa vào các bảo lãnh đối ứng do các NH này phát hành Đến lượt mình, các
NH này lại tiến hành truy đòi từ người được bảo lãnh
Sơ đồ 1.3: Quy trình đồng bảo lãnh
(2) Người mua đề nghị ngân hàng của mình phát hành một bảo lãnh theo mẫu hay theonhững điều khoản đã thoả thuận với người bán
(3) Ngân hàng phát hành bảo lãnh gửi thư bảo lãnh sang ngân hàng xác nhận,yêu cầu xácnhận khả năng tài chính của ngân hàng phát hành Để được xác nhận bảo lãnh thì ngânhàng phát hành có thể phải mở một tài khoản ký quỹ tại ngân hàng xác nhận hoặc pháthành một bảo lãnh cam kết thanh toán cho ngân hàng xác nhận trong trường hợp ngânhàng xác nhận phải thanh toán bảo lãnh
(4) Ngân hàng xác nhận gửi bảo lãnh do ngân hàng phát hành phát hành đã được xác nhậncho bên thụ hưởng và cam kết thanh toán trong trường hợp ngân hàng phát hành không cókhả năng chi trả
1.2.5.3 Phân loại theo bản chất của bảo lãnh
Bảo lãnh đồng nghĩa vụ: Còn được gọi là bảo lãnh bổ sung, là một loại bảo lãnh mang tính chất truyền thống Đặc trưng của loại bảo lãnh này là nghĩa vụ của NH bị chiphối bởi quy tắc đồng phạm vi Tức là NH và người được bảo lãnh được xem là đồngnghĩa vụ Tuy nhiên, nghĩa vụ của khách hàng là nghĩa vụ đầu tiên, còn nghĩa vụ của NH
là nghĩa vụ bổ sung Nghĩa vụ bổ sung được thực hiện khi có cá bằng chứng xác nhậnnghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm
Ngân hàng A
Ngân hàng đầumối
Ngân hàng BNgân hàng C
Ngân hàng N
Bên được bảolãnhBên thụ hưởng
Trang 27 Bảo lãnh độc lập: được coi là một dạng bảo lãnh NH hiện đại Nghĩa vụ của NHbảo lãnh hoàn toàn tách rời với nghĩa vụ của người được bảo lãnh (theo hợp đồng gốc) vàviệc thực hiện thanh toán chỉ căn cứ vào những điều kiện, điều khoản quy định trong vănbản bảo lãnh được thỏa mãn.
- Cơ chế hoạt động của nó dựa trên 2 quy tắc: + Hoàn toàn phù hợp
+ Độc lập
Tuy vậy tính độc lập của loại bảo lãnh này không phải hoàn toàn tuyệt đối mà phụ thuộcvào các điều kiện thanh toán đã được quy định trong văn bản bảo lãnh giữa NH và ngườithụ hưởng Loại bảo lãnh này tạo thuận lợi cho người thụ hưởng bảo lãnh và cho vả NHphát hành Do vậy nó được sử dụng rất phổ biến trong thương mại quốc tế
1.2.6 Quy trình bảo lãnh chung tại các Ngân hàng Thương mại
1.2.6.1 Điều kiện để được bảo lãnh
Bảo lãnh là một trong các hình thức cấp tín dụng của NH, do đó muốn được NH chấpnhận phát hành bảo lãnh, thì khách hàng (người được bảo lãnh) phải đáp ứng được cácđiều kiện cấp tín dụng mà NH yêu cầu Các tài liệu mà khách hàng phải xuất trình làmcăn cứ để NH xét duyệt bao gồm:
- Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh: Trong đó khách hàng nêu các điều kiện và điềukhoản cần thiết phải có trong văn bản bảo lãnh, phù hợp với hợp đồng giữa họ vàngười thụ hưởng bảo lãnh Đồng thời, phải có cam kết hoàn trả lại cho NH pháthành sau khi NH đã thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng
- Các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng, chẳng hạn như bảngcân đối tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…
- Các tài liệu liên quan đến giao dịch được yêu cầu bảo lãnh, chẳng hạn phương ánsản xuất kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa, hợp đồng thương mạidịch vụ…
- Các tài liệu liên quan đến bảo đảm cho việc phát hành bảo lãnh (chẳng hạn cácgiấy tờ thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh của bên thứ 3)
Tất cả các tài liệu trên cùng với những thông tin bổ sung từ việc phỏng vấn trực tiếpkhách hàng, từ sách báo, từ tạp chí, từ trung tâm thông tin tín dụng…sẽ giúp NH có sựphân tích khách hàng chính xác và định dạng rủi ro khách hàng trước khi chấp nhận pháthành bảo lãnh
Ngoài ra về mặt pháp lý, khách hàng cần phải có đủ năng lực:
- Pháp luật dân sự và hành vi dân sự
- Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng và thanh toán với NH
- Chỉ được quan hệ bảo lãnh tại Hội sở hoặc một trong các Chi nhánh của NH
Trang 28Sơ đồ 1.4: Quy trình bảo lãnh chung tại các ngân hàng thương mại
Bảo lãnh không phải là một hoạt động cho vay, nhưng đối với NH, rủi ro trong nghiệp
vụ bảo lãnh cũng tương tự như trong nghiệp vụ cho vay Khi phải thực hiện nghĩa vụ bảolãnh, khoản tiền các NH bỏ ra trả thay được xử lý như một khoản nợ quá hạn Vì vậy,trình tự và thủ tục trong một nghiệp vụ bảo lãnh cũng có nhiều điểm tương tự như trongnghiệp vụ cho vay, như tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, quyết định bảo lãnh, kýhợp đồng bảo lãnh, xử lý nợ quá hạn khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Thông thường nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện tại các NHTM theo quy trình sau:
Bước 1: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh Thôngthường hồ sơ bảo lãnh bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý: chứng minh tính hợp pháp của doanh nghiệp
- Hồ sơ khoản bảo lãnh bao gồm:
+ Đơn đề nghị bảo lãnh theo mẫu do NH Nhà nước quy định bao gồm những nội dungchính: loại bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh, hình thức phát
Hồ sơ đề nghịbảo lãnh
Thực hiện và tất toáncam kết bảo lãnh
Thẩm định hồ sơ và raquyết định bảo lãnh
NH ký kết hợp đồng
và phát hành bảo lãnh
Khách hàng thanh toáncác khoản phí bảo lãnh
Trang 29hành bảo lãnh, bên thụ hưởng bảo lãnh, hình thức bảo đảm cho bảo lãnh, phương thức trảphí bảo lãnh.
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh
+ Các báo cáo tài chính ba năm gần nhất (đã được kiểm toán)
+ Các báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và cơ sở tính toán
+ Bảng kê các loại công nợ tại NH và các tổ chức tín dụng khác
+ Các hợp đồng kinh tế có liên quan đến khoản bảo lãnh
- Các giấy tờ có liên quan đến nghĩa vụ xin bảo lãnh:
+ Bảo lãnh dự thầu: thư mời thầu, hồ sơ mời thầu theo quy định
+ Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: văn bản thoả thuận về chất lượng sản phẩm + Bảo lãnh vay vốn: hợp đồng tín dụng, dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanhkhả thi Riêng đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài phải có văn bản chấp thuận hạn mứcvay và các điều kiện trả nợ nước ngoài
+ Bảo lãnh thanh toán: Hợp đồng mua và bán hoặc cung cấp dịch vụ
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Hợp đồng gữa bên mời thầu và nhà trúng thầu
+ Các loại bảo lãnh có từ 4 bên trở lên phải có cam kết bảo lãnh của các tổ chức tín dụngtham gia bảo lãnh
- Các giấy tờ khác mà từng NH quy định trong từng trường hợp cụ thể
Bước 2: NH thẩm định hồ sơ và ra quyết định bảo lãnh
NH khi tiếp nhận hồ sơ phải thẩm định các điều kiện đã quy định với khách hàng khi xinbảo lãnh Nội dung văn bản bảo lãnh phải chứa đựng các yếu tố cơ bản sau đây:
- Chỉ định các bên tham gia: tên của người được bảo lãnh, NH phát hành , NH chỉthị, NH thông báo (nếu có) và tên người hưởng bảo lãnh
- Mục đích của bảo lãnh: cần kiểm tra những nội dung như: tính hợp pháp, hợp lệcủa các giao dịch xin bảo lãnh; đối với bảo lãnh dự thầu mà khách hàng có nhu cầubảo lãnh thực hiện hợp đồng khi trúng thầu, cần phân tích khả năng thực hiện hợpđồng, điều kiện và khả năng đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Số tiền bảo lãnh: Số tiền bảo lãnh giới hạn mức thanh toán của NH bảo lãnh đốivới người thụ hưởng Khi có biến cố xảy ra, người thụ thưởng không có quyền đòibồi thường nhiều hơn số tiền này, cho dù giá trị thiệt hại thực tế có lớn hơn Số tiềnbảo lãnh thường được quy định theo mức tối đa và xác định dựa trên bản chất củagiao dịch cũng như giá trị hợp đồng gốc (số tiền này quy định theo số tuyết đối,không được xác định theo tỷ lệ %)
- Các điều kiện thanh toán: Qui định các chứng từ cần thiết phải xuất trình làm cơ sởcho việc thực hiện cam kết thanh toán của NH bảo lãnh
Trang 30- Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh: Đây là khoảng thời gian mà NH phát hành với tưcách là người bảo đảm, chịu trách nhiệm thực hiện cam kết thanh toán bất cứ khinào điều kiện thanh toán được thỏa mãn.
- Các quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh và NH phát hành
- Quy định về bồi hoàn cho NH sau khi NH thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Bước 3: NH ký kết hợp đồng với khách hàng và phát hành văn bản bảo lãnh.Khách hàng nhận một bản cam kết do NH phát hành (Cam kết bảo lãnh có thể phát hànhdưới hình thức bằng thư, TELEX hoặc điện SWIFT); NH đồng thời vừa theo dõi và đônđốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ với bên thụ hưởng; theo dõi tình hình khách hàng thựchiện và đảm bảo duy trì các cam kết với NH trong hợp đồng bảo lãnh; theo dõi tài sảnđảm bảo…
Bước 4: Khách hàng thanh toán phí bảo lãnh và các khoản phí khác nếu có
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh bao gồm thu phí bảo lãnh và các phụ phí phát sinh Tuynhiên, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh của mỗi NH chủ yếu là thu phí bảo lãnh, vì vậymức phí bảo lãnh phải đảm bảo tính cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cho mỗi NH Thôngthường để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, NHTW các nước quy định tỷ lệ phí bảo lãnhtối đa tính trên số tiền bảo lãnh và phí bảo lãnh tối thiểu Trên cơ sở điều chỉnh từ phíaNHTW, mỗi NHTM sẽ có biểu phí dịch vụ bảo lãnh riêng Thông thường phí bảo lãnh
NH bao gồm những khoản mục sau:
+ Thu phí dịch vụ bảo lãnh:
Phí bảo lãnh = Tỷ lệ % x Số tiền bảo lãnh x thời gian bảo lãnh+ Phí phát hành thư bảo lãnh
+ Phí huỷ thư bảo lãnh
+ Phí sửa đổi thư bảo lãnh: sửa đổi tăng tiền, gia hạn thời gian bảo lãnh Phí sửa đổi đượctính tương tự với phí dịch vụ bảo lãnh, và được tính theo tỷ lệ % trên số tiền bảo lãnh tăngthêm hay thời hạn bảo lãnh tăng thêm
+ Phí thông báo thư bảo lãnh của NH nước ngoài
+ Điện phí (SWIFT hoặc TELEX) bao gồm: điện phát hành, điện tu chỉnh, thông báo, xácnhận, đòi tiền…
Bước 5: Thực hiện và tất toán cam kết bảo lãnh
Ngân hang phát hành có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ được xuất trình trước khi tiếnhành thanh toán Nếu NH cố tình thanh toán khi không hợp lệ, thì nhiều khả năng sẽkhông được bồi hoàng từ phía người được bảo lãnh
Trang 31Sau khi chứng từ yêu cầu thanh toán đã được kiểm tra và chấp nhận, NH bảo lãnh sẽphải tiến hành chi trả cho người thụ hưởng theo mức tối đa hoặc được giảm theo các điềukiện tiết giảm trong văn bản bảo lãnh.
Đòi bồi hoàn từ phía người được bảo lãnh Trong trường hợp bên được bảo lãnh viphạm hợp đồng thì bên bảo lãnh áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nợ theo cam kết
và quyết định của pháp luật
1.3 MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1 Khái niệm mở rộng hoạt động bảo lãnh
Trong thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế, rủi ro là yếu tố tiềm ẩn và có thểxuất hiện trong các thương vụ dưới nhiều dạng khác nhau (rủi ro thanh toán, rủi ro khôngthực hiện hợp đồng, rủi ro tín dụng…) Như vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế
và khắc phục rủi ro và bảo lãnh NH ra đời Sự phát triển các loại hình bảo lãnh NH thực
sự đã trở thành công cụ bảo đảm hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thếgiới Không chỉ có vậy, ngày nay bảo lãnh NH còn là nghiệp vụ NH hiện đại góp phần đadạng hoá các dịch vụ NH và tăng thêm thu nhập cho NH qua phí bảo lãnh Với những lý
do trên, mở rộng hoạt động bảo lãnh là cần thiết và mang lại hiệu quả cao cho các NHthương mại
Mở rộng hoạt động bảo lãnh gồm một số nội dung sau:
+ Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh NH
+ Gia tăng doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm
+ Nâng cao chất lượng các hợp đồng bảo lãnh NH, tạo sự tin cậy cho bên thụ hưởng vànâng cao trách nhiệm của bên được bảo lãnh
Tuy nhiên, để mở rộng hoạt động bảo lãnh thì NHTM phải đạt được một số điều kiệnnhất định về khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu bảo lãnh của khách hàng
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá
Không kém phần quan trọng, các chỉ tiêu định tính cung cấp cho NH sự đánh giá từnhững góc độ khác nhau Bản thân NH không thể tự hoàn thiện mình nếu như không có
sự phản hồi của nền kinh tế và khách hàng
Xét trên góc độ tổng thể của nền kinh tế, hoạt động bảo lãnh sẽ đáp ứng được nhu cầuphát triển kinh tế nếu chiến lược phát triển hoạt động bảo lãnh của NH phù hợp với chiếnlược phát triển chung của toàn xã hội Chỉ tiêu mức độ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tếđược phân tích dựa trên cơ cấu của hoạt động bảo lãnh so với cơ cấu của nền kinh tế Nếunhững hoạt động bảo lãnh của NH phục vụ những ngành nghề, những hoạt động kinh
Trang 32doanh được ưu tiên phát triển thì chắc chắn hoạt động bảo lãnh góp không nhỏ cho nềnkinh tế.
Mặt khác, hiệu quả của hoạt động bảo lãnh còn thể hiện ở tổng giá trị gia tăng mà hoạtđộng bảo lãnh tạo ra cho xã hội Bất cứ một hoạt động dịch vụ nào trong NH cũng tạo ragiá trị gia tăng Tuy nhiên, để tính được một cách chính xác lượng giá trị gia tăng từ hoạtđộng bảo lãnh phải thông qua giá trị gia tăng từ hoạt động tín dụng nói chung NH sẽ dựavào doanh số hoạt động bảo lãnh so với tổng số lượng các khoản tín dụng để tính toán chỉtiêu này
Sự phản hồi của khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng hoạtđộng bảo lãnh Khách hàng tìm đến những dịch vụ NH bởi sự thuận tiện trong sử dụnggiúp khách hàng nắm bắt được cơ hội kinh doanh Khách hàng không chỉ yêu cầu sự đảmbảo của NH mà còn yêu cầu sự nhanh chóng về thời gian xem xét, sự đơn giản về thủ tụctiến hành, sự thuận lợi trong các điều khoản mà NH cung cấp Mức ký quỹ thấp cùng mộtmức phí phù hợp trong hoàn cảnh cạnh tranh khắc nghiệt giữa các NH sẽ càng hấp dẫnkhách hàng Chất lượng dịch vụ sẽ được phản ánh đầy đủ khi khách hàng sử dụng dịch vụ
và phản hồi kết quả điều tra từ phía khách hàng
Ngoài ra, cảm giác an tâm của khách hàng khi đến giao dịch với NH nếu như NH cóbãi gửi xe, có nhân viên trông xe không thu lệ phí, có bảo vệ thì NH đã tạo được ấn tượngban đầu an toàn trong lòng khách hàng
Từ cách bố trí văn phòng làm việc, trang phục của nhân viên và quan trọng là thái độphục vụ của nhân viên tín dụng tốt sẽ tạo được thiện cảm trong tâm trí khách hàng
Uy tín và thương hiệu cũng góp phần không nhỏ trong việc lôi kéo nhiều khách hàngtạo nên hiệu quả hoạt động bảo lãnh
1.3.2.2 Chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu qui mô và tỷ trọng doanh thu hoạt động bảo lãnh
Bảo lãnh NH là nghiệp vụ NH hiện đại và mới mẻ với các NHTM ở Việt Nam nên các
NH cũng chưa có các phòng ban riêng biệt để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và do đó việc
có các báo cáo hoạt động bảo lãnh riêng lẻ là không thể Thông thường, qui mô và tỷtrọng hoạt động bảo lãnh một NH được thể hiện ở doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm,
dư nợ bảo lãnh cuối năm Do đó để mở rộng hoạt động bảo lãnh tại một NH phải tăngtrưởng doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm và dư nợ bảo lãnh cuối năm Dựa vào tổngkết hoạt động ngoại bảng của NH ta có:
Doanh số bảo lãnh phát = Dư nợ bảo lãnh + Phát sinh bảo lãnh tăng
Trang 33sinh trong năm đầu năm
Chỉ tiêu doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm thể hiện tổng số tiền bảo lãnh phátsinh trong năm, doanh số bảo lãnh năm sau cao hơn năm trước thể hiện qui mô hoạt độngbảo lãnh tăng lên Mặt khác thu phí bảo lãnh được tính theo tỷ lệ % trên số tiền bảo lãnh,
do đó doanh số bảo lãnh cao thì thu từ phí bảo lãnh cũng cao và tỷ trọng doanh thu từ hoạtđộng bảo lãnh so với các hoạt động trung gian của NH cũng được tăng lên Như vậydoanh số bảo lãnh phát sinh trong năm thể hiện qui mô và tỷ trọng hoạt động bảo lãnh củaNH
Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh cuối năm giúp cho lãnh đạo NH nắm bắt được thực trạng hoạtđộng bảo lãnh tại NH để từ đó có những định hướng cụ thể cho năm tài chính tiếp theo.Tại các NH, chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh cuối năm phải được thực hiện chi tiết, được phân chiatheo các tiêu thức:
- Dư nợ bảo lãnh chia theo loại hình bảo lãnh: bao gồm BL thanh toán, BL thực hiện hợpđồng, BL dự thầu, BL bảo hành và BL tiền tạm ứng
- Dư nợ bảo lãnh chia theo thành phần kinh tế: bao gồm BL cho DNNN và BL cho cácTPKT khác
- Dư nợ bảo lãnh chia theo thời hạn bảo lãnh: bao gồm BL ngắn hạn, BL trung và dài hạn
Do đó, thông qua chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh có thể biết được:
- Những loại hình bảo lãnh là thế mạnh của NH, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ bảolãnh
- Khách hàng chủ yếu của NH trong hoạt động bảo lãnh là những doanh nghiệp như thếnào
- Dư nợ bảo lãnh của NH là ngắn hạn, trung hay dài hạn…
Vì vậy mở rộng hoạt động bảo lãnh của NH không chỉ là tăng doanh số bảo lãnh phátsinh trong năm mà còn tăng dư nợ bảo lãnh, tập trung vào những loại hình bảo lãnh là thếmạnh của NH, tăng dư nợ với những khách hàng truyền thống và tăng dư nợ những hợpđồng bảo lãnh có tính an toàn và hiệu quả cao
Chỉ tiêu doanh thu hoạt động bảo lãnh
Trang 34Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh bao gồm chủ yếu là thu phí dịch vụ bảo lãnh, ngoài racòn có một số loại phụ phí kèm theo Cụ thể:
- Thu phí dịch vụ bảo lãnh
Phí bảo lãnh = Tỷ lệ % x Số tiền bảo lãnh x thời gian bảo lãnh Căn cứ vào Quyết định số 50/2007/QĐ – NHNN ngày 28/12/2007 của Thống đốcNHNN Việt Nam về việc ban hành mức phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứngdịch vụ thanh toán: "Mức phí bảo lãnh do các bên thoả thuận, không vượt quá 3%/nămtính trên số tiền còn đang được bảo lãnh và tối thiểu là 200.000đồng" Như vậy thu phíbảo lãnh tỷ lệ thuận với số tiền bảo lãnh Do đó muốn tăng doanh thu từ hoạt động bảolãnh, NH phải thu hút được những hợp đồng bảo lãnh có số tiền bảo lãnh lớn
Theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàngNhà nước thì về các khoản phí:
- Bên bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh đối với khác hàng, phù hợp với chi phí của tổchức tín dụng và mức độ rủi ro của nghiệp vụ này
- Trong trường hợp có bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bênthỏa thuận, trên cơ sở mức phí bảo lãnh được khách hàng chấp nhận thanh toán
- Các bên tham gia đồng bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh mỗi bên dược hưởng, trên
cơ sở thỏa thuận về tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh của từng bên và mức phí bảo lãnh thuđược của khách hàng
- Trường hợp tổ chức tín dụng bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùngtham gia thực hiện thì tổ chức tín dụng thỏa thuận với từng khách hàng về mức phí phảitrả, trên cơ sở nghĩa vụ tương ứng của mỗi khách hàng trong hợp đồng liên đới tráchnhiệm giữa các khách hàng
Một số phụ phí: Phí phát hành thư bảo lãnh, phí huỷ thư bảo lãnh; Phí sửa đổi thư bảolãnh; Phí thông báo thư bảo lãnh do NH nước ngoài phát hành; Điện phí… Những phụphí này là chi phí nghiệp vụ bảo lãnh và thường giống nhau ở hầu hết các NHTM
Với những nội dung trên thì chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phản ánh khả năngsinh lời của hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu của NH và doanh thu từ hoạt độngbảo lãnh chiếm bao nhiêu phần trăm so với doanh thu từ các hoạt động trung gian của
NH Hoạt động bảo lãnh ngày càng được mở rộng sẽ đem lại thu nhập cao cho NH và vịtrí của hoạt động bảo lãnh so với các hoạt động trung gian của NH
Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn
Dư nợ bảo lãnh quá hạn được đánh giá qua một số các chỉ tiêu như:
Trang 35Trong trường hợp xấu, bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng đã thoả thuận với bên thụhưởng thì NH phải thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình như đã cam kết trong thư bảolãnh Hết thời hạn bảo lãnh mà bên được bảo lãnh không có khả năng trả cho NH cả gốc
và lãi tính trên số tiền bảo lãnh thì số nợ đó được NH chuyển thành dư nợ bảo lãnh quáhạn Chỉ tiêu tỷ lệ bảo lãnh quá hạn rất quan trọng nhưng nó không phản ánh chính xác sự
mở rộng hoạt động bảo lãnh Đối với những hợp đồng bảo lãnh có tài sản bảo đảm haymức ký quỹ cao thì NH có thể chuyển số tiền mà doanh nghiệp còn nợ thành hợp đồng tíndụng để theo dõi Trong trường hợp này hoạt động bảo lãnh vẫn được coi là có mở rộng.Còn đối với những hợp đồng bảo lãnh sử dụng bảo đảm tín chấp thì vấn đặt ra là NH sẽkhông thể dùng tín chấp để xử lý nợ quá hạn cho các doanh nghiệp được Trường hợp nàyhoạt động bảo lãnh không được coi là có mở rộng
Bảo toàn và sinh lời nguốn vốn luôn là mục tiêu hàng đầu của các NH Vì vậy nếu NH
có tỷ lệ bảo lãnh quá hạn khó đòi cao có nghĩa là khả năng thu nợ từ khách hàng là rấtthấp, việc đòi nợ có thể gây ra những tổn thất cho NH Qua đó đánh giá được việc mởrộng hoạt động bảo lãnh tại NH là không hiệu quả
Trên đây chỉ là một số chỉ tiêu đơn giản để đánh giá mở rộng hoạt động bảo lãnh NH,với mỗi NH, tuỳ vào thế mạnh và mục đích hoạt động riêng của NH có thể có những chỉtiêu khác nữa để đánh giá
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng bảo lãnh
Bảo lãnh là một hoạt động liên quan đến hoạt động của nhiều chủ thể trong nền kinh tế.Bảo lãnh NH chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có thể kể đến một sốnhân tố cơ bản sau đây:
1.3.3.1 Nhân tố khách quan
Pháp luật và chính sách của Nhà nước
Mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế bao giờ cũng chịu sự điều tiết của phápluật NH là một tổ chức trung gian tài chính quan trong của nên kinh tế, các NH càng phảiquan tâm đến vấn đề này, bởi hoạt động của NH liên quan đến hầu hết các hoạt động kháctrong nền kinh tế Một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ giúp các NH cóđiều kiện xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt và tến hành các nghiệp vụ chức năng củamình một cách thuận lợi nhất Nghiệp vụ bảo lãnh cũng vậy, khi mới ra đời, bảo lãnh hầunhư không có văn bản pháp luật nào điều chỉnh, NH đã gặp phải không ít khó khăn khiphát sinh các tranh chấp, mà không có những pháp chuẩn mực pháp quy để xử lý, mọi thứ
Tỷ lệ nợ bảo lãnh
Dư nợ bảo lãnh quá hạnTổng doanh số bảo lãnh đến hạn
Trang 36đều phải dựa vào quan hệ hợp đồng Từ khi xuất hiện luật các tổ chức tín dụng và cácđiều khoản quy định có liên quan và một loạt các văn bản khác ra đời như: Quyết định
196 ban hành ngày 16/9/1994 của thống đốc NHNN, quyết định 263/ QĐ- NHNN ngày19/9/1995 và gần đây nhất là quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam số 26/2006/QĐ– NHNN ngày 26/06/2006 về việc ban hành Quy chế Bảo lãnh NH Tuy nhiên không đơnthuần chỉ chịu sự điều chỉnh của những văn bản quy phạm điều chỉnh trực tiếp nói trên,nghiệp vụ bảo lãnh còn chịu sự tác động của nhiều luật khác, liên quan đến từng nghiệp
vụ bảo lãnh cụ thể Vì vậy, việc hoàn thiện môi trường pháp lý sẽ góp phần vào việc nângcao chất lương hoạt động bảo lãnh
Môi trường chính trị - xã hội
Môi trường chính trị xã hội ổn định là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển hoạtđộng đầu tư, kích thích sự gia tăng của các hoạt động thưong mại trong nước và quốc tế
Đó là điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của bảo lãnh Môi trường chính trị xãhội tác động rất lớn đén tâm lý của nhà đầu tư bởi họ không thể đầu tư vào một đất nước
có tình hình chính trị bất ổn định, chiến tranh, bạo động xảy ra liên tiếp, mà không có đầu
tư, NH sẽ không thể có được những hợp đồng bảo lãnh
Môi trường kinh tế
Nghiệp vụ bảo lãnh ra đời xuất phát từ sự phát triển kinh tế, vì vậy những biến độngtrong nền kinh tế cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động bảo lãnh Môitrường kinh tế phát triển lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho các giao dịch trong nền kinh tếcàng gia tăng, khiến cho hoạt động bảo lãnh càng có cơ hội phát triển, chất lượng bảolãnh cũng theo đó mà tăng lên
Mặt khác, là một hoạt động xuất hiện nhiều trong giao dịch quốc tế nên bảo lãnh chịuảnh hưởng nhiều bởi các chính sách tỷ giá và lãi suất Những yếu tố này là những yếu tốthuộc về vĩ mô, do đó chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường kinh tế xã hội và cácchính sách của các cơ quan quản lý nhà nước Vấn đề đặt ra cho các NH là phải tiến hành
dự báo những thay đổi, diễn biến của chúng nhằm đảm bảo khả năng thích nghi với sựthay đổi đó, tránh bị động, gây ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh
Những nhân tố thuộc về yếu tố khách hàng:
Doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh cần phải mở rộng những mối quan
hệ giao lưu buôn bán với nhiều chủ thể khác trong nền kinh tế, vì vậy nhu cầu bảo lãnh làtất yếu Tuy nhiên, muốn được bảo lãnh, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được những yêucầu của NH Khả năng đáp ứng yêu cầu của NH được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Năng lực tài chính của danh nghiệp
Trang 37Doanh nghiệp có năng lực tài chính ổn định sẽ khiến NH không phải thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh, NH sẽ gặp ít rủi ro.Năng lực tài chính góp phần nâng cao chất lượng hoạtđộng bảo lãnh
- Đạo đức của khách hàng:
Cũng giống như hoạt động cho vay, trước khi ra quyết định bảo lãnh NH phải xem xet
cả đạo đức khách hàng, các mối quan hệ của khách hàng, lịch sử giao dịch của họ, xemcác khoản nợ cũ với NH mình và với các tổ chức tín dụng khác mà khách hàng có quanhệ
Chiến lược kinh doanh của NH
Các NHTM thu hút khách hàng đến xin bảo lãnh thông qua uy tín và mức phí bảo lãnhhấp dẫn, cạnh tranh với các NH khác
Nền kinh tế trong nước ngày càng phát triển tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộnghoạt động kinh doanh cả về số lượng và phạm vi, các thương vụ có giá trị hợp đồng lớn
và có sự tham gia của yếu tố nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều Để hạn chế rủi rotrong những thương vụ như vậy và nâng cao uy tín với phía đối tác, các doanh nghiệpthường lựa chọn công cụ bảo đảm quốc tế là bảo lãnh NH Bao gồm các chiến lược nhưchiến lược Marketing, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới cơ cấu tổ chức…Đây là nhữngnhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bảo lãnh của NH Do đó hoạt động bảo lãnh cầnphải thực hiện theo các định hướng chung đó NH cần đưa ra các chính sách cụ thể về quy
mô, tính chất, phương thức hoạt động bảo lãnh, đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiệnnghiệp vụ, bảo đảm phát triển đúng theo định hướng đã đề ra
Mặt khác, để thu hút khách hàng và cạnh tranh với những NH khác, NH phải có mứcphí bảo lãnh hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo mang lại lợi nhuận cho NH
Trang 38Khả năng đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm của bảo lãnh cũng như bất kỳ một hoạtđộng tín dụng nào, cũng cần có tài sản đảm bảo dưới hình thức cầm cố, thế chấp các loạitài sản thuộc sở hữu của khách hàng…Đây là biện pháp làm giảm bớt những rủi ro có thểxảy ra khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Hạn mức bảo lãnh được quyết định dựa vào tỷ lệ
% giá trị tài sản, thông thường 70% giá trị tài sản Do đó các NH cần đánh giá tài sản mộtcách chính xác, khách quan, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên
Phẩm chất, trình độ cán bộ thực hiện bảo lãnh
Con người là yếu tố quan trọng nhất trong bất cứ hoạt đông kinh doanh nào Do đó, đểphát triển nghiệp vụ bảo lãnh các cán bộ thực hiện cần nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằmthích ứng kịp thời với công việc Bên cạnh đó các cán bộ phải có được những phẩm chấtđạo đức tốt, có tinh thần làm việc sáng tạo, hăng hái, có trách nhiệm góp phần thúc đẩy sựphát triển nghiệp vụ bảo lãnh của NH
1.4 Ý NGHĨA CỦA VIỆC MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Ngành ngân hàng với nhiều hoạt động truyền thống như hoạt động huy động vốn, hoạtđộng đầu tư cho vay thì một số hoạt động mới cũng ra đời đáp ứng đòi hỏi cấp thiết củanền kinh tế Hoạt động bảo lãnh cũng là một hoạt động ra đời theo yêu cầu đó - yêu cầukhách quan và chủ quan hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhằm phòng ngừa rủi
ro, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh thông qua việc đảm bảo cho khách hàng bằng
uy tín của ngân hàng Hoạt động bảo lãnh không những tạo điều kiện cho khách hàngnắm bắt được các cơ hội kinh doanh mà còn nâng cao uy tín cũng như vị thế của ngânhàng trong khu vực và trên thế giới
Tuy nghiệp vụ bảo lãnh quan trọng như vậy nhưng so với các nghiệp vụ truyền thốngkhác thì nghiệp vụ bảo lãnh còn khá mới mẻ Do đó, nghiệp vụ bảo lãnh chưa được hoànthiện về mặt quy trình, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, một số loại hìnhbảo lãnh và các sản phẩm từ hoạt động bảo lãnh vẫn chưa được thực hiện Đôi khi, rủi rophát sinh ngay từ chính bản thân doan nghiệp Xuất phát từ những lý do đó, việc pháttriển hoạt động bảo lãnh theo chiều rộng và theo chiều sâu là vô cùng cần thiết để đáp ứngnhững đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
Trang 392.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năm 1998, NH phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các
NH chuyên doanh, trong đó có NH Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnhvực nông nghiệp, nông thôn
Ngày 22/12/1992, Thống đốc NHNN có Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lậpchi nhánh NH Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc NH Nông nghiệp gồm có 3 Sởgiao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vựcmiền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh NH nông nghiệptỉnh, thành phố Chi nhánh NH Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc NH Nhà nước ViệtNam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên NH Nông nghiệp Việt Nam thành NHNông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam
Tháng 2 năm 1999, Chủ tịch Quản trị ban hành Quyết định số 234/HĐQT-08 về quyđịnh quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống NHNo&PTNTViệt Nam Tập trung thanh toán quốc tế về Sở Giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam (Sởgiao dịch được thành lập thay thế Sở giao dịch kinh doanh hối đoái, Sở giao dịch là đấumối vốn cả nội và ngoại tệ của toàn hệ thống) Sở Giao dịch II không làm đầu mối thanhtoán quốc tế Tài khoản NOSTRO tập trung về Sở giao dịch Tất cả các chi nhánh đều nốimạng SWIFT (Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế) trựctiếp với Sở giao dịch Các chi nhánh tỉnh thành phố đều được thực hiện các nghiệp vụkinh doanh đối ngoại
Năm 2000 cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, NH tích cực
mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhân được sự tài trợ của các tố chức tàichính tín dụng quốc tế như WB, ADB, IFAD, NH tái thiết Đức,.…để đổi mới công nghệ,đào tạo nhân viên Tiếp nhân và triển khai có hiệu quả 50 dự án nước ngoài với tổng sốvốn trên 1300 triệu USD chủ yếu đầu tư vào khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn.Ngoài hệ thống thanh toán quốc tế qua mang SWIFT, NHNo&PTNT đã thiết lập được hệthống thanh toán chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động ATM trong toàn hệ thống.Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo&PTNT triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với cácnội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hóa tài chính, nâng cao chất lượng tài sản
có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đổi mới, sắp xếp lại bộ
Trang 40máy tổ chức theo mô hình NH thương mại hiện đại tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán
bộ, tập trung đổi mới công nghệ NH, xây dựng hệ thống thông tin quản lí hiện đại
Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002, NHNo&PTNTtiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế Đến cuối năm 2002 NHNo&PTNT là thànhviên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc NHNo&PTNT là thành viênchính thức APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc NHNo&PTNT là thànhviên chính thức
Năm 2003, NHNo&PTNT Việt Nam đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ cấunhằm đưa hoạt động của NH phát triển với quy mô lớn chất lượng hiệu quả cao Vớinhững thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệuquả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiệnđại hoá nông nghiệp - nông thôn Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
ký quyết định số 226/2003/QD/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùngLao động thời kỳ đổi mới cho NHNo&PTNT Việt Nam
Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành củaNHNo&PTNT và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tếtheo chủ trương của Đảng, Chính phủ Trong chiến lược phát triển của mình,NHNo&PTNT sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa nghành, đa sở hữu, hoạt động đalĩnh vực
Năm 2009 và những năm tiếp theo, NHNo&PTNT xác định mục tiêu chung là tiếp tụcgiữ vững, phát huy vai trò NH thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nềnkinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trìbám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn được khẳng định là NH chủ đạo, chủlực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là NH thương mại đa năng, giữ vị tríhàng đầu trong hệ thống NH ở Việt Nam
Tính đến thời điểm tháng 12/2009 thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam đã đạt được những con số ấn tượng sau: