Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại làng tranh

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển (Trang 25 - 27)

6. Bố cục luận văn

3.2.1Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại làng tranh

Từ những thực trạng phát triển du lịch làng nghề Đông Hồ đã nêu ở mục 3.1.5, tình hình khai thác du lịch làng nghề vẫn chưa khả quan. Vậy làm thế nào để đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề? Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ ra một số nhóm giải pháp để góp phần cho sự phát triển du lịch cộng đồng làng nghề Đông Hồ như sau :

* Về phía Nhà nước và chính quyền địa phương:

Thứ nhất, Nhà nước và chính quyền xã cần giúp đỡ về vật chất và tinh thần để Câu lạc bộ làng nghề truyền thống tranhdân gian hoạt động tốt. Câu lạc bộ sẽ chú trọng việc đào tạo nghề, trao truyền kỹ thuật, bí quyết nghề cho các thế hệ sau. Đồng thời nghệ nhân cũng là những người giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương và niềm tự hào với nghề truyền thống.

Thứ hai, chính quyền xã Song Hồ và thôn Đông Khê cần hỗ trợ xây dựng một ngôi nhà truyền thống trong đó trưng bày các sản phẩm độc đáo của làng. Đó là tranh dân gian, đồ chơi trung thu, đồ hàng mã trong ngày lễ hội, hoa giấy, thảm, rèm cửa,.... Chúng là những sản phẩm thực tế của làng. Nếu xây được một gian nhà truyền thống đó, cũng thật đáng trân trọng để quảng bá, giới thiệu và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của làng Đông Hồ.

Thứ ba, chính quyền thôn Đông Khê, chính quyền xã Song Hồ cùng với nhân dân làng Đông Hồ cần khôi phục lại chợ tranh Tết như trước đây ở đình làng nhằm khôi phục lại phong tục chơi tranh Tết của người Việt Nam. Đây cũng là mong mỏi của những nghệ nhân làm tranh Đông Hồ hiện nay nói riêng

và người dân làng Hồ nói chung. Bởi hiện nay, khách mua tranh không chỉ có người Việt Nam mà còn có nhiều khách nước ngoài đến tham quan và mua tranh.

Thứ tư, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã và thôn cần xem xét, quy hoạch lại làng tranh Đông Hồ trở thành một điểm du lịch cộng đồng thực sự.

* Về phía nhân dân làng Đông Hồ:

Cộng đồng dân cư cùng tham gia vào làm du lịch. Hay nói cách khác, chính là nông dân cần học cách làm du lịch một cách thực sự khoa học và có tri thức. Đây có lẽ là một thách thức và là một khó khăn lớn nhất trong kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại Đông Hồ. Đa số người dân sẽ không dễ dàng từ bỏ nghề vàng mã - một nghề mới, đã cứu sống họ khi gặp khó khăn và đang đem lại lợi nhuận cao cho họ trong hiện tại, họ sẽ không dễ dàng tin tưởng rằng nghề làm tranh sẽ đảm bảo cho cuộc sống của họ. Chính vì thế chúng ta cần phải có những giải pháp thức thời như sau :

- Kêu gọi những người dân đang gặp khó khăn về kinh tế, khuyến khích họ quay lại nghề làm tranh, tạo công ăn việc làm, đảm bảo lợi ích cho họ.

- Các nghệ nhân có tuổi, có địa vị trong làng (như nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam,....) kết hợp với chính quyền xã, các cán bộ cấp tỉnh, huyện đến từng nhà để động viên người dân quay lại với nghề truyền thống. Đặc biệt quan tâm đến những người già trong làng đã bỏ nghề tranh theo nghề vàng mã, tạo ra môi trường nghề nghiệp truyền thống tốt để khôi phục và phát triển.

- Tổ chức nhiều buổi họp làng, trong đó mời thêm cả những chuyên gia về phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn di sản văn hóa đến nói chuyện nhằm nâng cao nhận thức của người dân, cho họ thấy rõ vai trò của du lịch cộng đồng, tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa, lợi ích của người dân khi tham gia phát triển du lịch tại địa phương.

- Để kêu gọi được người dân quay trở lại nghề truyền thống cần phải đặc biệt chú trọng đến việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, đảm bảo lợi ích cho người dân.

* Gợi ý về xây dựng tour đến làng tranh Đông Hồ :

Đông Hồ chỉ là một điểm tham quan trong ngày, cho nên chúng ta có thể kết hợp tham quan làng tranh Đông Hồ với các địa danh du lịch lân cận. Sau đây chúng tôi sẽ xây dựng các tour trong một và nhiều ngày :

Tour thứ nhất : Hà Nội – Bát Tràng – Chùa Dâu – Đông Hồ - Đồng Kỵ (tour du lịch trong ngày

đi bằng ô tô) :

Tour thứ hai: Hà Nội – chùa Phật Tích – Làng tranh Đông Hồ - Vịnh Hạ Long (tour đi nhiều ngày) :

3.2.2 Giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ về giá trị văn hóa làng nghề truyền thống của dân tộc

Để nâng cao trình độ quản lý và tăng nhanh số lượng, trình độ tay nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất ở làng nghề cần phải có giải pháp mang tính hệ thống và đồng bộ theo các hướng sau :

- Nâng cao trình độ dân trí và học vấn cho người lao động trong làng nghề.

- Một trong những tác nhân để các sản phẩm thủ công trở thành món ăn tinh thần độc đáo của người Việt Nam là công tác giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phải được coi trọng.

- Kết hợp chặt chẽ với các địa phương thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý, kiến thức kinh tế thị trường cho đội ngũ cán bộ trong làng nghề.

- Có kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ thuyết minh viên du lịch từ những nghệ nhân hay các thợ nghề tại làng tranh.

- Một cách khác để nâng cao nhận thức của người dân là tích cực tuyên truyền về giá trị truyền thống tranh dân gian Đông Hồ như một di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Nếu có điều kiện, xây dựng nhiều cuốn phim truyền hình giới thiệu cho đông đảo quần chúng nhân dân.

Như vậy, việc tuyên truyền giới thiệu về làng tranh dân gian Đông Hồ ngày càng phát triển với nhiều hình thức và chất lượng cao hơn, các hình thức tuyên truyền sẽ phong phú hơn, đạt hiệu quả cao hơn nếu được các cấp lãnh đạo quan tâm và các nhà khoa học quan tâm hơn, dành nhiều thời gian hơn cho làng nghề tranh và nghề mã Đông Hồ.

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Hiện trạng và hướng phát triển (Trang 25 - 27)