Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty Sông Đà 2.doc
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNGVỀ TIỀN LƯƠNG 7
I/ KHÁI QUÁT VỀ TIỀN LƯƠNG 7
1 Khái niệm tiền lương 7
2.Bản chất, chức năng của tiền lương 8
2.1 Bản chất của tiền lương 8
2.2 Chức năng của tiền lương 10
2.2.1 Chức năng thước đo giá trị của sức lao động 10
2.2.2 Chức năng duy trì và mở rộng sức lao động 10
2.2.3 Chức năng động lực đối với người lao động 11
2.2.4 Chức năng kích thích và thúc đẩy phân công laođộng xã hội 11
II/ CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 12
1 Các nguyên tắc trả lương trong doanh nghiệp 12
2 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp hiện nay 13
a) Trả lương theo thời gian: 13
Trang 24 Xây dựng đơn giá tiền lương 23
IV/ QUAN ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC THAM GIA TỔCHỨC XÂY DỰNG TIỀN LƯƠNG VÀ TRẢ LƯƠNG CHO CÔNG NHÂN VIÊNCHỨC LAO ĐỘNG 24
1 Cơ sở pháp lý của vấn đề Công đoàn tham gia xây dựng tiền lương 242 Trách nhiệm của Công đoàn trong việc tham gia xây dựng và tổ chứcthực hiện công tác tiền lương 253 Nội dung Công đoàn tham gia với chuyên môn tổ chức thực hiện côngtác tiền lương 25
3.1 Công đoàn tham gia lựa chọn các hình thức tiền lương cho công
nhân viên chức lao động trong doanh nghiệp: 25
3.2 Công đoàn tham gia xây dựng định mức lao động 263.3 Công đoàn cơ sở tham gia xây dựng tiền lương 273.4 Công đoàn cơ sở tham gia xây dựng quy chế tiền lương ở doanhnghiệp 27
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2THUỘC TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 29
A/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ QUỸ TIỀNLƯƠNG 29
I Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sông Đà 2 thuộc TổngCông ty Sông Đà 29
II Một số đặc điểm chủ yếu của Công ty có ảnh hưởng tới công tác quảnlý tiền lương 321 Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của Công ty xây dựng Sông Đà số 2 32
Trang 32 Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý của công
3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tiền lương ở công ty: 37
3.1 Kế toán trưởng Công ty 38
3.2 Phó kế toán trưởng công ty - Kế toán Tổng hợp toàn công ty 39
3.3 Kế toán Nhật ký chung Cơ quan Công ty, 41
3.4 Kế toán Ngân hàng, Phải trả người bán .42
3.5 Theo dõi thanh toán các hợp đồng xây lắp giao khoán cho các đơn vị 42
3.6 Kế toán Tiền mặt, thanh toán tạm ứng, kế toán giao khoán 43
3.7 Kế toán Tiền lương và Bảo hiểm xã hội, phải thu khách hàng, Phải thukhác, kế toán thu vốn 43
3.8 Kế toán vật tư, Theo dõi TSCĐ, dụng cụ hành chính, Công cụ xuất dùng .44
3.9 Thủ quỹ làm công tác hành chính của phòng lưu trữ công văn đi, đến 45.
3.10 Nhiệm vụ của các kế toán chủ công trình 45
3.11 Nhiệm vụ trưởng ban kế toán các đơn vị trực thuộc 45
B/ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2 .48.I Xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương 48
Trang 43 Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn và các quỹ xã hội nhân đạo vàbảo hiểm y tế: 564 Phụ cấp trách nhiệm cho các chức danh chuyên môn và lương, phụcấp các chức danh Công đoàn trong Công ty 59
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ QUỸ TIỀNLƯƠNG TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2 62
I) Đánh giá, so sánh chung về Công ty Sông Đà 2 62II) Những nhận xét, đánh giá về công tác tổ chức quản lý tiền lương tạicông ty xây dựng Sông Đà 2: 63
1 Tổ chức bộ máy kế toán 642 Công tác quản lý tiền lương: 64III) Một số kiến nghị nhằm khắc phục và hoàn thiện công tác tổ chứcquản lý tiền lương: 66
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì năng xuất, chất lượng vàhiệu quả luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh, các doanh nghiệp dùng rất nhiều các biện pháp, chính sách để đạtđược mục tiêu đó.Trong đó tiền lương được coi là một trong những chínhsách quan trọng, nó là nhân tố kích thích người lao động hăng hái làm việcnhằm đạt hiểu quả kinh tế cao trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tiền lương đối với người lao động là phần thu nhập chủ yếu, là nguồnsống, là điều kiện để người lao động tái sản xuất sức lao động mà họ đã haophí Đối với doanh nghiệp thì tiền lương được coi là một khoản chi phí trongquá trình sản xuất và được tính vào giá thành sản phẩm.
Thực tế đã chứng minh rằng ở doanh nghiệp nào có chính sách tiềnlương đúng đắn, tiền lương mà người lao động nhận được xứng đáng vớicông sức mà họ đã bỏ ra thì người lao động trong doanh nghiệp đó sẽ hănghái lao động, tích cực cải tiến kỹ thuật, sáng tạo đem lại hiệu quả sản xuấtkinh doanh cao Ngược lại nếu doanh nghiệp không có chính sách tiền lươngtốt, người lao động được trả lương không xứng đáng với công sức mà họ bỏra hoặc không công bằng trong việc trả lương thì sẽ không kích thích được
người lao động thậm chí họ sẽ bỏ việc
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiềnlương, sau quá trình học tập tại trường Đại học Côngđoàn và thời gian thực tập tại Công ty Sông Đà 2 thuộcTổng Công ty Sông Đà em đã chọn đề tài: “Một số ý kiến
nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty
Sông Đà 2” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp, em hy vọngqua chuyên đề này sẽ nghiên cứu sâu hơn về vấn đề tiềnlương tại Công ty và đưa ra các kiến nghị nhằm hoànthiện hơn công tác quản lý quỹ tiền lương
Trang 6Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀNLƯƠNG.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠICÔNG TY SÔNG ĐÀ 2 THUỘC TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢNLÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2.
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG
Trang 7I/ KHÁI QUÁT VỀ TIỀN LƯƠNG.
1
Khái niệm tiền lương
Tiền lương phản ánh nhiều mối quan hệ trong kinh tế xã hội Trongnền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tiền lương không phải là giá cả của sứclao động, không phải là hàng hoá cả trong khu vực sản xuất kinh doanh cũngnhư khu vực quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Trong kinh tế thị trường, tiền lương được hiểu là: "Tiền lương đượcbiểu hiện bằng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động.Được hình thành thông qua quá trình thảo luận giữa hai bên theo đúng quyđịnh của nhà nước" Thực chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường là giácả của sức lao động, là khái niệm thuộc phạm trù kinh tế, xã hội, tuân thủtheo nguyên tắc cung cầu giá cả thị trường và pháp luật hiện hành của nhànước Tiền lương là một khái niệm thuộc phạm trù phân phối, tuân thủnhững nguyên tắc của quy luật phân phối.
Tiền lương dưới chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN).
Trong thời kỳ TBCN, mọi tư liệu lao động điều được sở hữu của cácnhà tư bản, người lao động không có tư liệu lao động phải đi làm thuê chochủ tư bản, do vậy tiền lương được hiểu theo quan điểm sau: “Tiền lương làgiá cả của sức lao động mà người sử dụng lao động trả cho người lao động”.Quan điểm về tiền lương dưới CNTB được xuất phát từ việc coi sức laođộng là một hàng hoá đặc biệt được đưa ra trao đổi và mua bán một cáchcông khai.
Tiền lương luôn được coi là đối tượng quan tâm hàng đầu của ngườilao động và của các doanh nghiệp Đối với người lao động thì tiền lương là
Trang 8nguồn thu nhập chủ yếu của bản thân người đó và với gia đình họ, còn đốivới doanh nghiệp thì tiền lương lại là một yếu tố nằm trong chi phí sản suất.
Trong mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhauthì quan niệm về tiền lương cũng có sự thay đổi để phù hợp với hình tháikinh tế xã hội.
2 Bản chất, chức năng của tiền lương.
2.1 Bản chất của tiền lương
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung tiền lương có đặc điểm sau :Tiền lương không phải giá cả của sức lao động, không phải là hànghoá cả trong khu vực sản xuất kinh doanh cũng như quản lý nhà nước xãhội
Tiền lương là một khái niệm thuộc phạm trù phân phối, tuân thủnhững nguyên tắc của quy luật phân phối
Tiền lương được hiểu là một phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hìnhthức tiền tệ, được nhà nước phân phối có kế hoạch cho công nhân - viênchức - lao động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi ngườiđã cống hiến, tiền phản ánh việc trả lương cho công nhân - viên chức - laođộng dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động.
Tiền lương được phân phối công bằng theo số lượng, chất lượng laođộng của người lao động đã hao phí và được kế hoạch hoá từ trung ương đếncơ sở Được nhà nước thống nhất quản lý.
Từ khi nhà nước ta chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung baocấp, sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa Do sự thay đổi của quản lý kinh tế, do quy luật cung cầu, giá
Trang 9cả Thì khái niệm về tiền lương được hiểu một cách khái quát hơn đó là:"Tiền lương chính là giá cả của sức lao động, là khái niệm thuộc phạm trùkinh tế - xã hội, tuân thủ các nguyên tắc cung cầu, giá cả thị trường và phápluật hiện hành của nhà nước xã hội chủ nghĩa".
Đi cùng với khái niệm về tiền lương còn có các loại như tiền lươngdanh nghĩa, tiền lương thực tế, tiền lương tối thiểu, tiền lương kinh tế, vv ….Tiền lương danh nghĩa là một số lượng tiền tệ mà người lao độngnhận từ người sử dụng lao động, thông qua hợp đồng thoả thuận giữa haibên, theo quy định của pháp luật Thực tế, ta thấy mọi mức trả cho người laođộng đều là danh nghĩa.
Tiền lương thực tế được xác nhận bằng khối lượng hàng hoá tiêudùng và dịch vụ mà người lao động nhận được qua tiền lương danh nghĩa
Tiền lương thực tế được xác định từ tiền lương danh nghĩa bằng côngthức :
ILTT = IGDNIG
Trong đó: ILTT : Chỉ số tiền lương thực tế ILDN : Chỉ số tiền lương danh nghĩa IG : Chỉ số giá cả.
Tiền lương thực tế là sự quan tâm trực tiếp của người lao động, bởi vìđối với họ lợi ích và mục đích cuối cùng sau khi đã cung ứng sức lao động làtiền lương thực tế chứ không phải là tiền lương danh nghĩa vì nó quyết địnhkhả năng tái sản xuất sức lao động.
Trang 10Nếu tiền lương danh nghĩa không thay đổi Chỉ số giá cả thay đổi dolạm phát, giá cả hàng hoá tăng, đồng tiền mất giá, thì tiền lương thực tế cósự thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho người lao động.
Tiền lương tối thiểu: Theo nghị định 197/CP củaChính phủ ngày 31/12/1994 về việc thi hành bộ luật laođộng ghi rõ: "Mức lương tối thiểu là mức lương của ngườilao động làm công việc đơn giản nhất, (không qua đào tạo,còn gọi là lao động phổ thông), với điều kiện lao động vàmôi trường bình thường " Đây là mức lương thấp nhất mànhà nước quy định cho các doanh nghiệp và các thành phầnkinh tế trả cho người lao động.
Tiền lương kinh tế là số tiền trả thêm vào lương tối thiểu để đạt đượcsự cung ứng lao động theo đúng yêu cầu của người sử dụng lao động.
Về phương diện hạch toán, tiền lương của người lao động trong cácdoanh nghiệp sản xuất được chia làm 2 loại tiền lương chính và tiền lươngphụ.
Trong đó tiền lương chính là tiền trả cho người lao động trong thờigian họ thực hiện nhiệm vụ chính của mình, bao gồm tiền lương cấp bậc vàcác khoản phụ cấp kèm theo Còn tiền lương phụ là tiền trả cho người laođộng trong thời gian họ thực hiện công việc khác ngoài nhiệm vụ chính củahọ.
2.2 Chức năng của tiền lương.
Trang 11Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu của người laođộng do vậy khi thực hiện việc chi trả lương chúng ta
cần phải biết được các chức năng của tiền lương nhưsau :
2.2.1 Chức năng thước đo giá trị của sức lao động.
Cũng như mối quan hệ của hàng hoá khác sức lao động cũng được trảcông căn cứ vào giá trị mà nó đã được cống hiến và tiền lương chính là biểuhiện băng tiền của giá trị sức lao động trong cơ chế thị trường Ngày nay ởnước ta thì tiền lương còn thể hiện một phần giá trị sức lao động mà mỗi cánhân đã được bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
2.2.2 Chức năng duy trì và mở rộng sức lao động
Đây là chức năng cơ bản của tiền lương đối với người lao động bởisau mỗi quá trình sản kinh doanh thì người lao động phải được bù đắp sứclao động mà họ đã bỏ ra để có thể bù đắp lại được, họ cần có thu nhập màbằng tiền lương cộng với các khoản thu khác (mà tiền lương là chủ yếu) dovậy mà tiền lương phải giúp người lao động bù đắp lại sức lao động đã haophí để họ có thể duy trì liên tục quá trình sản xuất kinh doanh.
Mặt khác do yêu cầu của đời sống xã hội nên việc sản xuất khôngngừng tăng lên về quy mô, về chất lượng để đáp ứng được yêu cầu trên thìtiền lương phải đủ để họ duy trì và tái sản xuất sức lao động với ý nghĩa cảvề số lượng và chất lượng.
2.2.3 Chức năng động lực đối với người lao động Để thực hiện tốt chức năng này thì tiền lương làphần thu chủ yếu trong tổng số thu nhập của người laođộng, có như thế người lao động mới dành sự quan tâm
vào công việc nghiên cứu tìm tòi các sáng kiến cải tiến
Trang 12máy móc thiết bị và quy trình công nghệ, nâng cao trìnhđộ tay nghề làm cho hiệu quả kinh tế cao
2.2.4 Chức năng kích thích và thúc đẩy phân công laođộng xã hội
Khi tiền lương là động lực cho người lao động hăng hái làm việc sảnxuất thì sẽ làm cho năng xuất lao động tăng lên, đây là tiền đề cho việc phâncông lao động xã hội một cách đầy đủ hơn Người lao động sẽ được phâncông làm những công việc thuộc sở trường của họ
Ngoài các chức năng trên tiền lương còn góp phần làm cho việc quảnlý lao động trong đơn vị trở nên dễ dàng và tiền lương còn góp phần hoànthiện mối quan hệ xã hội giữa con người với con người trong quá trình laođộng
II/ CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.
1 Các nguyên tắc trả lương trong doanh nghiệp.
Để có thể tiến hành trả lương một cách chính xác và có thể phát huyđược một cách hiệu quả nhất những chức năng cơ bản của tiền lương thì việctrả công lao động cần phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
- Trả lương ngang nhau cho lao động ngang nhau.
Trang 13Đây là nguyên tắc cơ bản hàng đầu, nó phản ánh việc phân phối theo laođộng, dựa trên số lượng và chất lượng lao động, đảm bảo tính công bằng,không phân biệt tuổi tác, giới tính dân tộc.
- Đảm bảo tăng tốc độ, tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăngtiền lương bình quân.
Đây là nguyên tắc làm cơ sở cho việc hạ giá thành sản phẩm, tăng tíchluỹ để tái sản xuất mở rộng, tăng năng xuất lao động là điều kiện để pháttriển sản xuất.
Tăng tiền lương bình quân là để tăng sự tiêu dùng.
Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, vì khi người laođộng làm việc sẽ tiêu hao sức lao động do đó cần có sự bù đắp phần hao phíđó Vì vậy trong tiền lương phải tính đến điều đó để duy trì sức lao độngbình thường cho người lao động để họ tiếp tục làm việc.
- Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các nghành, các lĩnhvực kinh tế quốc dân.
Nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành, các lĩnh vựccũng như tầm quan trọng về ý nghĩa của nó (tiền lương), trong nền kinhtế quốc dân Nguyên tắc này hiện nay chúng ta chưa vận dụng một cáchđầy đủ, dẫn đến bậc lương cao Tay nghề giỏi bỏ doanh nghiệp đi làmngoài, nơi có tiền lương cao hơn Hoặc chuyển từ ngành này sang ngànhkhác, gây mất cân đối về lao động trong các ngành.
2 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp hiện nay.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mà có hình thứctrả lương thích hợp.
Trang 14a) Trả lương theo thời gian:
Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian lao động và cấp bậcđể tính lương cho từng người lao động Hình thức này thường áp dụng chủyếu cho lao động gián tiếp, còn lao động trực tiếp thường áp dụng đối vớinhững bộ phận không định mức được sản phẩm.
Hình thức này có 2 cách:
Trả lương theo thời gian lao động giản đơn.
Trả lương theo lao động giản đơn: Đây là phương thức mà tiền lươngnhận được của người lao động tuỳ thuộc vào cấp bậc và thời gian làm việcthực tế nhiều hay ít, bao gồm:
Lương tháng: Là lương trả cho người lao động theo tháng, theo bậclương đã sắp xếp và các khoản phụ cấp (nếu có) áp dụng đối với người laođộng không xác định chuẩn xác được khối lượng công trình hoàn thành.
Ta có:
Lương tháng = Mức lương theo bảnglương của Nhà nước +
Các khoản phụ cấp(nếu có)
Lương tuần = Tiền lương ngày x số ngàylàm việc/tuần
Lương ngày: Là lương trả cho người lao động theo mức lương ngàyvà số ngày làm việc thực tế của họ
26 ngày hoặc 22 ngày làm việc tuỳ theo chế độLương công nhật: Là tiền lương thoả thuận giữa người sử dụng laođộng với người lao động, làm việc ngày nào hưởng lương ngày ấy theo quyđịnh đối với từng loại công việc.
Trang 15Hình thức trả lương theo thời gian có ưu điểm, để tính toán giản đơn.Nhưng mang tính bình quân, thường không khuyến khích được tínhtích cực của người lao động, ít quán triệt nguyên tắc phân phối theo laođộng.
Trả lương theo thời gian có thưởng:
Thực chất là sự kết hợp trả lương theo thời gian giản đơn với tiềnthưởng, khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng và điềukiện thưởng quy định.
Lương tháng = Tiền lương theo
thời gian lao động + Tiền thưởng
Hình thức này không những phản ánh được trình độ thành thạo, thờigian thực tế mà còn gắn liền với những thành tích công tác của từng ngườithông qua chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được Do đó nó là biện pháp khuyếnkhích vật chất đối với người lao động, tạo cho họ tinh thần trách nhiệm caovới công việc.
b) Trả lương sản phẩm:
Đây là hình thức trả lương cho người lao động theo số lượng và chấtlượng công việc hoàn thành Là hình thức trả lương khá phổ biến hiện naytrong các đơn vị sản xuất kinh doanh Tiền lương của công nhân phụ thuộcvào đơn giá tiền lương của đơn vị sản phẩm và số sản phẩm hợp quy cách đãđược sản xuất ra.
Hình thức trả lương theo sản phẩm khá phù hợp với nguyên tắc phânphối theo lao động, gắn thu nhập với người lao động với kết quả sản xuất
Trang 16kinh doanh, khuyến khích người lao động hăng say lao động Hình thức trảlương này tỏ ra hiệu quả hơn so với việc trả lương theo thời gian.
Công thức tính:
LSP = qigi
Trong đó:
LSP: Tiền lương theo sản phẩm
qi : Số lượng sản phẩm loại i sản xuất ra gi: Đơn giá tiền lương một sản phẩm loại i I : Số loại sản phẩm.
Hình thức này bao gồm:
+ Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: Là hình thức mà số tiềnthưởng phải trả cho người lao động bằng đơn giá tiền lương trên một đơn vịsản phẩm nhân với số lượng sản phẩm hoàn thành.
Cách áp dụng đối với người trực tiếp sản xuất trong điều kiện quátrình lao động của họ mang tính tương đối độc lập, có thể tính mức kiểm tra,nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể riêng biệt.
Tiền lương sản phẩm trực tiếp cá nhân được tính đơn giản dễ hiểu,khuyến khích người lao động nâng cao trình độ lành nghề, nâng cao năngxuất lao động nhằm tăng thu nhập Tuy nhiên chế đọ lương này làm chongười lao động ít quan tâm đến máy móc thiết bị, chỉ chạy theo số lượng,không chú ý đến chất lượng, tiết kiệm nguyên vật liệu và không chú ý đếntập thể.
Trang 17+ Trả lương theo sản phẩm tập thể: Hình thức tiền lương này áp dụng
đối với công việc yêu cầu một nhóm người phối hợp thực hiện như lắp rápthiết bị, sản xuất các bộ phận, làm việc theo dây chuyền, sửa chữa cơ khí.
Trường hợp công việc đa dạng có thể tiến hành theo mức lao độngtrên cơ sở khoa học, nhưng thực tiễn tiền lương dựa trên cơ sở kinh nghiệmđơn giá tiền lương Cách tính như sau:
Nếu tổ chức sản xuất hoàn thành nhiều sản phẩm trong kỳ:Đg = LCB x Qo
Nếu tổ hoàn thành sản phẩm trong kỳ:Đg = LCB x To
Trong đó:
Đg : Đơn giá tiền lương sản phẩm trả theo tổ LCB: Tiền lương cấp bậc của công nhân Qo : Mức lương của cả tổ
To : Mức thời gian của cả tổTiền lương thực tế nhận được cả tổ:
Trang 18Vấn đề quan trọng đặt ra với hình thức tiền lương trả theo sản phẩm làxây dựng quy chế, phương thức phân phối tiền lương đến từng người trongnhóm.
Tiền lương theo sản phẩm tập thể có tác dụng khuyến khích mỗingười lao động trong nhóm nâng cao trách nhiệm với tập thể, quan tâm kếtquả cuối cùng của nhóm, khuyến khích các tổ làm việc theo mô hình tổ chứclao động tự quản Nhưng sản phẩm của mỗi lao động không trực tiếp quyếtđịnh đến tiền lương của họ, nên ít kích thích người lao động nâng cao năngsuất lao động cá nhân Mặt khác chưa tính được tình hình của từng người laođộng cũng như cố gắng của mỗi người nên chưa thể hiện được đầy đủ phânphối theo số lượng và chất lượng lao động.
+ Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Áp dụng tiền lương cho nhữngngười làm công việc phục vụ, cho hoạt động công nhân chính.
- Tiền lương của công nhân phụ được tính bằng cách nhân đơn giá tiềnvới lương cấp bậc của công nhân phục vụ với tỷ lệ % hoàn thành định mứcsản lượng bình quân của công nhân chính.
- Hình thức tiền lương được tính bằng công thức:Lp = LCB x TC
Trang 19TC =
Sản lượng thựchiện
Định mức sản xuất
Cách tính tiền lương này kích thích công nhân phục vụ tốt hơn chocông nhân chính nâng cao năng suất lao động Nhưng vì tiền lương phụthuộc vào kết quả của công nhân chính, do đó việc trả lương chưa đượcchính xác, chưa được đảm bảo đúng hao phí mà công nhân phụ bỏ ra.
+ Tiền lương sản phẩm có thưởng:
Là tiền lương trả theo sản phẩm kết hợp với tiền thưởng khi côngnhân thực hiện được các chỉ tiêu trên.
Trả lương theo sản phẩm có thưởng gồm:
- Phần trả theo sản phẩm cố định là số lượng sản phẩm hoàn thành.- Phần tiền thưởng được tính dựa vào mức độ hoàn thành vượt mức các
chỉ tiêu (thời gian, số lượng, chất lượng)
Tiền lương sản phẩm có thưởng được tính theo công thức:
Trang 20Chế độ tiền lương này kích thích người lao động nâng cao năng suấtlao động, chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian hoàn thành các mức laođộng Tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất.
+ Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến.
Là hình thức trả lương dùng bằng hai loại đơn giá.
Đơn giá cố định dùng để trả cho những sản phẩm thực tế đã hoànthành.
Đơn giá luỹ tiến dùng để tính tiền lương cho những sản phẩm vượtđịnh mức đơn giá cố định nhân với tỉ lệ tăng đơn giá Tỉ lệ đánh giá đượcquy định.
Khi tổ chức tiền lương theo đơn giá luỹ tiến phải tuân theo nguyên tắcsau:
Xác định đúng đắn tỉ lệ tăng đơn giá tiền lương đảm bảo chi phí cốđịnh.
Phải giảm nhiều hơn hoặc bằng mức lương tăng lên.
Số lượng sản phẩm vượt mức luỹ tiến phải tính theo kết quả cả thángtránh tình trạng có ngày vượt định mức được hưởng lương luỹ tiến, ngàykhông ổn định mức hưởng lương cố định, do vậy mỗi tháng cộng lại vẫnkhông hoàn thành định mức.
Hình thức này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp cần hoàn thànhgấp một số công việc trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ để kịpgiao sản phẩm cho khách hàng) Với cách trả lương này, tốc độ tăng tiềnlương có thể vượt trên tốc độ tăng sản phẩm và tạo ra tình hình vượt chi quỹlương.
Trang 21c) Trả lương khoán:
Hình thức này áp dụng với các công việc nếu giao từng chi tiết, bộphận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng công việc cho cảnhóm nhân viên hoàn thành trong một thời gian nhất định Tiền lương khoánáp dụng cho công việc đơn giản, có tính chất đột xuất mà xét không có vụlợi về mặt kinh tế khi chúng ta tính theo tiền lương sản phẩm cá nhân Hìnhthức khoán gọn áp dụng cho những doanh nghiệp mà quy trình sản xuất trảiqua nhiều giai đoạn công nghệ nhằm khuyến khích người công nhân quantâm đến sản phẩm cuối cùng.
Hình thức lương khoán áp dụng trong xây dựng cơ bản, trong nôngnghiệp và sửa chữa cơ khí.
Tiền lương khi nào được tính:
L1 = Đg x Q1
Trong đó:
L1: Tiền lương thực tế của công nhân được nhậnĐg: Đơn giá khoán cho một sản phẩm hoặc công việc.Q1: Số lượng sản phẩm hoàn thành.
Giống như trả lương theo sản phẩm tập thể Sau khi nhận được tiềncông do hoàn thành công việc, việc chia tiền lương cho các thành viên trongnhóm thường căn cứ vào mức lương của từng thành viên và mức độ thamgia đóng góp của người đó đối với công việc hoàn thành chung của cả nhómcách tính tiền lương này làm cho người lao động phát huy sáng kiến, cải tiếnkỹ thuật để tối ưu hoá quá trình sản xuất, giảm bớt thời gian lao động, hoànthành công việc được giao khoán Mà còn quan tâm nhắc nhở các thành viên
Trang 22khác tích cực trong sản xuất, hoàn thành công việc thông qua hợp đồngkhoán.
3 Vai trò, ý nghĩa của tiền lương đối với người lao động trong việcnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Đối với các chủ doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố của chi phísản xuất, còn đối với người lao động tiền lương là một nguồn thu nhập chủyếu Tiền lương dùng để trang trải mua sắm tư liệu sinh hoạt, các dịch vụ vànhu cầu cần thiết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người lao động nhưăn ở đi lại Tiền lương không chỉ đảm bảo cho cuộc sống vật chất mà cònđảm bảo cho cuộc sống vật chất mà còn đảm bảo cho cuộc sống tinh thầnnhư: văn hóa, nghỉ ngơi, tham quan du lịch, …
Mục đích của nhà sản xuất là muốn tối đa hóa lợi nhuận, còn mụcđích của người lao động là tiền lương Vì thế phấn đấu để tăng tiền lương làmột nhu cầu tất yếu của người lao động Với ý nghĩa đó tiền lương khôngchỉ mang tính chất chi phí mà còn trở thành phương tiện tạo ra giá trị mớihay đúng hơn là nguồn cung ứng sáng tạo sức sản xuất lao động để sản sinhra giá trị gia tăng.
Nhận được tiền lương xứng đáng với giá trị sức lao động sẽ kích thíchngười lao động gắn bó với doanh nghiệp, không ngừng học hỏi nâng caonăng lực sáng tạo, từ đó nâng cao năng suất lao động Mỗi mức giá thỏađáng cho người lao động sẽ tạo ra sự gắn kết cộng đồng giữa người lao độngvà người sử dụng lao động, giữa lợi ích của người lao động và lợi ích củadoanh nghiệp.
Trang 23Ngược lại nếu chủ doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận thuần túy tiềnlương cho người lao động quá thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vậtchất, tinh thần của người lao động dẫn đến hậu quả tất yếu là một số nhânlực có trình độ kỹ thuật sẽ bỏ doanh nghiệp đi làm nơi khác có lương caohơn, hoặc là người lao động không hứng thú làm việc, chán nản bi quan ảnhhưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh Tiền lương không những có ý nghĩavề mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội Một mức lương hiệu quả cótác dụng đến cả người lao động và chủ doanh nghiệp Đối với các doanhnghiệp mức lương trả cho người lao động bằng doanh thu biên của ngườicông nhân.
III/ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUỸ TIỀN LƯƠNG
1 Chính sách của Đảng và Nhà nước
Thực tế trong nhiều năm qua, nhất là kể từ khi chuyển đổi sang nềnkinh tế thị trường Do nhận thức rõ vai trò, tác dụng lớn của chính sách tiềnlương trong nền kinh tế xã hội nói chung và trong sản xuất kinh doanh nóiriêng, do phân tích và đánh giá đầy đủ những khiếm khuyết tồn tại của chínhsách tiền lương trong thời kỳ bao cấp Đảng và Nhà nước đã tích cực chỉ đạocác ngành chức năng có những nghiên cứu, đề xuất cải tiến các chính sáchtiền lương.
Ngày 23/05/1993, Chính phủ ban hành nghị định 26/CP quy định tạmthời chế độ tiền lương đối với các doanh nghiệp Đây là sự cải tiến khá toàndiện về tiền lương dựa trên những nguyên tắc, yêu cầu cấp bách của quá
Trang 24trình đổi mới cơ chế quản lý đặt ra Hiện nay các doanh nghiệp Nhà nướcthực hiện các định mức chi phí tiền lương đều dựa trên các thông số về tiềnlương của Nghị định 26 này.
Để thi hành nghị định số 28/CP ngày 28/03/1997 và Nghị định số03/2001/NĐCP ngày 11/01/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ xung một sốđiều của nghị định 28/CP về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trongdoanh nghiệp Nhà nước Sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính, TổngLiên đoàn Lao động - Bộ Lao động - Thương binh xã hội có thông tư số05/2001/TTBLĐ-TBXH hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lýtiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước.
2 Đối tượng áp dụng:
- Là các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh theoluật doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.
- Các tổ chức đơn vị được phép sản xuất kinh doanh dịch vụ, các cơquan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, …
Trang 2508/04/1997 và thông tư số 15/LĐTBXH ngày 10/04/1997 của Bộ Lao động Thương binh xã hội.
Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi của doanh nghiệp được thực hiệntheo quy chế quản lý tài chính và hoạch toán kinh doanh.
Được thực hiện theo khoản 4 và điều 33 quy chế quản lý tài chính vàhoạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theonghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của chính phủ và nghị định số27/1999/NĐCP ngày 20/04 /1999 của chính phủ sửa đổi bổ sung quy chếquản lý tài chính và hoạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp của nhànước
Nhà nước quản lý tiền lương và thu nhập thông qua việc kiểm tra giámsát việc áp dụng đơn giá tiền lương, sử dụng quỹ tiền lương và hệ thống địnhmức lao động của doanh nghiệp
Vừa qua xét từ tình hình và điều kiện cụ thể, Đảng và Chính phủ đã bànbạc cụ thể thông qua Quốc hội về vấn đề cải cách tiền lương theo yêu cầucông bằng hợp lý, bảo đảm được giá trị sức lao động và thang bậc giá trị tiếnbộ trong xã hội là một quá trình phải tiến hành từng bước, không thể thoát lysự phát triển kinh tế, xã hội và nguồn thu ngân sách và phải tính đến yêu cầukiềm chế lạm phát Trong quá trình đó, phải tạm thời chấp nhận những điềuchưa hợp lý, chưa thỏa đáng mà điều kiện thực tế chưa cho phép giải quyết.Điều quan trọng là giải quyết tiền lương phải tăng thu nhập thực tế, bồidưỡng động lực phát triển kinh tế.
4 Xây dựng đơn giá tiền lương
Việc xây dựng đơn giá tiền lương phải thực hành theo các bước :
Trang 26 Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch Xác định quỹ lương năm kế hoạch
Chọn phương hướng xây dựng đơn giá tiền lương theo quy định củanhà nước ( 4 phương pháp )
IV/ QUAN ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀNTRONG VIỆC THAM GIA TỔ CHỨC XÂY DỰNGTIỀN LƯƠNG VÀ TRẢ LƯƠNG CHO CÔNG NHÂN
VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG.
1 Cơ sở pháp lý của vấn đề Công đoàn tham gia xây dựng tiền lương.
Xuất phát từ vai trò vị trí của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong hệthống chính trị xã hội Công đoàn tham gia quản lý Nhà nước xã hội lànguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước xã hộichủ nghĩa, được hiến pháp ghi nhận: "Công đoàn tham gia quản lý nhà nướcvà xã hội, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ
chức kinh tế" - Điều 10 hiến pháp năm 1992 Hoạt động tham gia quản lý
của Công đoàn thể hiện qua sự phối hợp hoạt động của Công đoàn với cáccấp quản trị của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hộitheo một mục tiêu thống nhất Sự thống nhất đó bắt nguồn từ cơ sở kinh tế,cơ sở xã hội, liên minh công nông và tầng lớp trí thức XHCN, cơ sở chính trị(quyền lực chính trị về nhân dân), cơ sở tư tưởng (Tư tưởng Mác - Lênin).Những cơ sở này là tiền đề để xác định phạm vi quyền hạn, nội dung, hìnhthức tham gia quản lý nhà nước và xã hội của Công đoàn Theo điều 10 Hiếnpháp 1992 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam "Công đoàn là tổchức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với
Trang 27cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tham gia kiểm tra và giáodục cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động xây dựng và bảo vệ tổchức".
Điều lệ Công đoàn nêu rõ: "Công đoàn tham gia với Nhà nước xây dựngvà thực hiện pháp luật chính sách và chế độ tiền lương, bảo hộ và các chínhsách xã hội khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động".
Bảo luật lao động Nhà nước Việt Nam, điều 56, 57 ,131, 132 cũng nêurõ quyền hạn của công đoàn trong việc tham gia với chuyên môn, với Nhànước về công tác tiền lương.
Như vậy với vị trí chức năng cơ bản của Công đoàn được Đảng và Nhànước giao phó Bản thân tổ chức Công đoàn đã được chủ trương hoá luậthoá một cách đầy đủ, đảm bảo cơ chế pháp lý cho tổ chức Công đoàn
2 Trách nhiệm của Công đoàn trong việc tham gia xây dựng và tổ chứcthực hiện công tác tiền lương.
Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sangnền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Sự đóng góp tích cực củacác doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế đã khẳng định sự chủ động vàsáng tạo trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong đó người công nhân có tầm quan trọng đặc biệt, là nhân tố quyếtđịnh sự phát triển hay trì trệ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làmục tiêu và động lực của quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Hiện nay dưới áp lực của những vấn đề như việc làm, lương thưởng vànhững vấn đề làm biến đổi trong quan hệ xã hội đã gây không ít khó khăncho người lao động Chính vì lẽ đó mà Công đoàn cơ sở là người đại diện, là
Trang 28chỗ dựa tinh thần của công nhân lao động trong doanh nghiệp Đồng thời vớitư cách một thành viên trong hệ thống chính trị - xã hội, công đoàn phối hợpvới chuyên môn trong xây dựng và thực hiện những chính sách kinh tế, cácchế độ lao động, đông thời giám sát các chế độ, chính sách đó.
3 Nội dung Công đoàn tham gia với chuyên môn tổ chức thực hiện côngtác tiền lương.
3.1 Công đoàn tham gia lựa chọn các hình thức tiền lương cho công
nhân viên chức lao động trong doanh nghiệp:
Công đoàn tham gia với giám đốc lựa chọn các hình thức tiền lương, tiềnthưởng hợp lý Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ để ápdụng chế độ tiền lương, thưởng có hiệu quả nhất, gắn liền với kết quả laođộng và hiệu quả sản xuất kinh doanh Trên cơ sở nghiên cứu tình hìnhdoanh nghiệp trên mọi phương diện Công đoàn tham gia với giám đốc tổchức chuẩn bị các điều kiện để thực hiện các chế độ tiền lương, trả thưởng,đồng thời kết hợp với các tổ chức, đồng thời kết hợp với các tổ chức, laođộng
Tiền lương và công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, quy chế trảlương, trả lương cho cán bộ công nhân viên chức, lao động trong doanhnghiệp của mình.
3.2 Công đoàn tham gia xây dựng định mức lao động.
Định mức lao động là cơ sở để xây dựng kế hoạch tiền lương của đơn vịvà đơn giá tiền lương của sản phẩm trả cho người lao động Đặc biệt chấtlượng các định mức lao động ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tiền lương,thưởng đến lợi ích kinh tế của người lao động.
Trang 29Thông tư liên bộ số 20/TTLB quy định: "Mọi sản phẩm dịch vụ phải cóquy định lao động và đơn giá tiền lương … Khi có sự thay đổi về định mứclao động thì đơn giá tiền lương được xác định lại" Như vậy theo văn bảnpháp quy của Nhà nước thì mức lao động là một trong hai căn cứ chủ yếu đểxây dựng, tính toán đơn giá tiền lương, tiền thưởng Vì vậy trong công táctham gia xây dựng định mức lao động của Công đoàn, vừa là giúp chuyênmôn quản lý chặt chẽ tiền lương để từ đó xây dựng các kế hoạch khác Mặtkhác sự phối hợp chặt chẽ giữa Công đoàn và chuyên môn giúp cho việc xâydựng định mức lao động một cách chính xác khoa học.
Để công tác định mức lao động thực hiện tốt, Công đoàn cần phải nghiêncứu kỹ phương án sản xuất và phương án sản phẩm của doanh nghiệp Trongquá trình thực hiện định mức, Công đoàn cùng với chuyên môn tổ chức choquần chúng theo dõi, giám sát để xuất hiện những sai sót, bất hợp lý, nhằmcó biện pháp để điều chỉnh kịp thời.
3.3 Công đoàn cơ sở tham gia xây dựng tiền lương.
Đơn giá tiền lương là phần tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanhdịch vụ được dùng làm căn cứ để dự toán tiền lương, các tổ chức thanh toántiền lương trong doanh nghiệp Đơn giá tiền lương còn là căn cứ để tính toánnghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước như BHXH, BHYT …
Công đoàn cơ sở phải tham gia xây dựng đơn giá tiền lương, tiền thưởngở doanh nghiệp vừa là thực hiện chức năng của mình vừa là giúp chuyênmôn
chủ động thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân lao động ở đơn vịmình.
Trang 30Phương pháp tham gia của Công đoàn là dựa vào mạng lưới tích cựctrong các phòng ban nghiệp vụ xây dựng đơn giá tiền lương Căn cứ và tiềnlương sản phẩm, mức lương trả theo thời gian cho các khâu trong quy trìnhcông nghệ sản xuất và sản phẩm trên cơ sở thang lương và phụ cấp do Nhànước quy định Mặt khác để tăng cường công tác xây dựng đơn giá tiềnlương được chính xác, Công đoàn tổng hợp sáng kiến của công nhân laođộng về cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất nhằm phát huy sáng kiếncải tiến kỹ thuật, nâng cao năng xuất lao động giúp cho việc hoàn thiện đơngiá tiền lương nhanh chóng, chính xác đảm bảo hài hoà với lợi ích của ngườilao động và doanh nghiệp.
3.4 Công đoàn cơ sở tham gia xây dựng quy chế tiền lương ở doanhnghiệp
Việc tiền lương, tiền thưởng theo quy chế còn góp phần khuyến khích cánhân hay tập thể tăng số lượng, chất lượng sản phẩm Vừa phát huy tính chủđộng sáng tạo của công nhân, tăng cường quản lý và quản lý lao động Côngđoàn cơ sở chủ động nghiên cứ và quản lý lao động, cùng với chuyên mônxây dựng quy chế phù hợp Việc xây dựng quy chế cần công khai bàn bạctrong Đại hội công nhân viên chức, buộc mọi người phải tôn trọng và thựchiện.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình Công đoàn tham gia trực tiếp và có trách nhiệm với cơ quan Nhà nước xây dựng, hoàn thiện chính sách tiền lương Để chính sách tiền lương thực sự phát huy đầy đủ vai trò của nó trongquá trình đổi mới về chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước.
Trang 32I) Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sông Đà 2thuộc Tổng Công ty Sông Đà.
Công ty Sông Đà 2 tiền thân là Công ty Xây dựng dân dụng đượcthành lập ngày 01/02/1980 : theo quyết định số 218/BXD-TCLĐ của bộtrưởng bộ xây dựng Đến ngày 07/08/1992 theo quyết định số 393 BXD-TCLĐ Của Bộ trưởng bộ xây dựng thành lập Công ty xây dựng dân dụng vàcông nghiệp Sông Đà trên cơ sở sát nhập hai đơn vị: Công ty Xây dựng dândụng và Công nghiệp số 2 với Công ty xây dựng công nghiệp.
Ngày 26/03/1993 , theo quyết định số 131A/BXD-TCLĐ của Bộtrưởng Bộ Xây dựng quyết định lại doanh nghiệp nhà nước lấy tên là Côngty xây dựng Sông Đà số 2.
Ngày 30/01/1995 theo quyết định số 591TCT-TCLĐ của Tổng Giámđốc Tổng Công ty xây dựng Sông Đà hợp nhất toàn bộ chi nhánh Công tyxây lắp và thi công cơ giới tại Hòa Bình vào Công ty Sông Đà 2.
Ngày 24/10/1997 theo quyết định số 10TCT-TCLĐ của hội đồng quảntrị Tổng Công ty xây dựng Sông Đà về việc tách xí nghiệp lắp máy, sửachữa gia công, gia công cơ khí Sông đà 201 trực thuộc Công ty xây dựngSông Đà 2 thành trung tâm cơ khí lắp máy.
Kể từ khi thành lập Công ty xây dựng Sông Đà 2đã có rất nhiều thành tích trong việc xây dựng và phát triểncông ty Ngay từ khi mới thành lập Công ty đã có 7 đơn vịsản xuất trực thuộc, địa bàn hoạt động ở khắp các tỉnh: HàNội, Hoà Bình, Bắc Ninh cho đến nay để phù hợp với
Trang 33nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và địa bàn hoạt động Côngty đã sát nhập còn 5 đơn vị trực thuộc Trụ sở của công tyhiện đang ở tại km số 10 đường Nguyễn Trãi thị xã HàĐông tỉnh Hà Tây Công ty được cấp giấy phép hành nghềxây dựng số 84 BXD/CXD của Bộ Trưởng Bộ xây dựng -số TK73010012E tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và pháttriển tỉnh Hà Tây
Các công trình công ty đã và đang thi công rất đadạng Công ty được phép hành nghề trên các lĩnh vực: dândụng, công nghiệp thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông, sân bay,bến cảng, xây lắp đường dây điện vv Công ty có 1148 cánbộ công nhân viên hành nghề giầu kinh nghiệm, trong cáclĩnh vực thuộc về xây dựng.
Trong quá trình hoạt động của mình công ty đã tham gia xây dựng rấtnhiều công trình quan trọng như: nhà máy thuỷ điện Thác Bà, nhà máy giấyBãi Bằng Việt Trì, nhà máy thuỷ điện Selapam - Lào, khách sạn Thủ đô,ngân hàng công thương Việt Nam, làng chuyên gia Liên Xô, nhà máy simăng Bút Sơn, nhà máy kính nổi Đáp Cầu, nhà máy đường Hoà Bình, nhàmáy bia Tiger, đường cao tốc Láng- Hoà Lạc, Quốc lộ 1A và hàng trămcông trình có quy mô khác Các công trình do công ty thi công vận hànhhiệu quả và được đánh giá là những công trình có chất lượng cao Hiện nay
Trang 34công ty đang tập chung nâng cao mọi mặt năng lực máy móc thiết bị đầu tưchiều sâu để thực hiện và sẵn sàng nhận thầu xây lắp thi công các công trìnhxây dựng khác trong cũng như ngoài nước.
Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, nhìn chungcông ty đã từng bước được củng cố và phát triển toàn diệnđặc biệt công ty đã có một đội ngũ kỹ sư giầu kinh nghiệm,công nhân giỏi nghề và có các trang thiết bị tiên tiến hiệnđại của nhiều nước trên thế giới Từ đó, công ty luôn hoànthành nhiệm vụ của Tổng công ty giao cho và luôn sẵn sàngđáp ứng, nhận làm các công trình quan trọng như xây dựngcác công trình công nghiệp dân dụng, đường giao thông có thể đánh giá sự phát triển của công ty thông qua việcthực hiên một số chỉ tiêu sau:
Bảng 1 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
VĐVT: Tri u ệu đồng đồngng
T Các chỉ tiêu chủ yếuNăm1999
Năm2003
Trang 354TSCĐ bình quân tính khấuhao
- TS thuộc vốn T.dụng &V.khác
6TS và nguồn vốn đến cuốinăm
- Nguyên giá TSCĐ đến cuốinăm
- G.trị TSCĐ còn lại đến cuốinăm
IV Lao động và tiền lương
Trang 36II) Một số đặc điểm chủ yếu của Công ty có ảnh hưởng tới côngtác quản lý tiền lương.
1 Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của Công ty xây dựng Sông Đà số 2
Theo quyết định số 97 TCT/HDQT của Chủ tịch Hộiđồng Bộ Trưởng Tổng Công ty xây dựng Sông Đà về việcphê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của các công ty,Công ty xây dựng Sông Đà 2 có các chức năng nhiệm vụchính như sau:
Công ty được cấp giấy phép hành nghề trên các lĩnh vực:
- Sản xuất gạch ngói tấm lợp đá ốp lát, sản xuất cấu kiện bê tông,kinh doanh vật tư vật liệu xây dựng.
- Xây dựng công trình công nghiệp công cộng, nhà ở, xây dựngđường dây tải điện trạm biến thế.
- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp với quy mô lớn, xâydựng công trình thuỷ lợi đê đập, hồ chứa nước hệ thống tưới tiêu.
- Xây dựng công trình đường bộ, sân bay, bến cảng.
- Sản xuất, lắp đặt kết cấu xây dựng và kết cấu cơ khí công trình, lắpđặt thiết bị điện nước, thiết bị công nghệ, thiết bị công trình.
- Nạo vét bồi đắp mặt bằng công trình, thi công các loại móng côngtrình bằng phương pháp nổ mìn.
Về quyền hạn :
Trang 37Công ty được phép ký kết các hợp đồng kinh tế về xây dựng với cáctổ chức kinh tế trong và ngoài nước đầu tư liên doanh liên kết.
- Được đặt các chi nhánh đại diện trong và ngoài nước theo đúng quyđịnh của Nhà nước Việt Nam.
- Được vay vốn tiền Việt Nam và ngoại tệ các ngân hàng Việt Nam,được quyền huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thayđổi hình thức sở hữu đối với công ty.
- Được quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sảnthuộc quyền quản lý công ty tại các Ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinhdoanh theo đúng quy định của pháp luật.
- Phải có nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theođúng quy định của pháp luật.
2 Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý của côngty.
Do mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động gắn chách nhiệm hành chínhvào các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng Bộ xây dựng với chức năng quản lý
Trang 38nhà nước về nghành xây dựng Công ty xây dựng Sông Đà 2 là doanh nghiệpNhà nước về xây dựng giúp các đơn vị hạch toán độc lập, hạch toán phụthuộc, đơn vị sự nghiệp có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tàichính, hoạt động chủ yếu về chuyên nghành xây dựng, sản xuất vật liệu xâydưng.
Khái quát bộ máy quản lý Công ty.
Là một doanh nghiệp Nhà nước Công ty xây dựng Sông Đà 2 thuộcTổng Công ty xây dựng Sông Đà tổ chức quản lý theo mỗi cấp đứng đầucông ty là Giám Đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chủ yếu củacông ty Giúp việc cho Giám Đốc là bốn Phó Giám Đốc và các phòng banchức năng.
- Giám Đốc công ty: do Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty bổnhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty trong việc điều hành các hoạtđông sản xuất kinh doanh và thực hiện kế hoạch được giao.
- Phó Giám Đốc phụ trách thi công: Gồm hai người giúp Giám ĐốcCông ty tổ chức các biện pháp thi công theo giõi kỹ thuật, chất lượng cáccông trình.
- Phó Giám Đốc phụ trách thiết bị: Giúp Giám Đốc tổ chức theo giõi,quản lý tình trạng máy móc, vật tư thiết bị toàn công ty đề suất mua sắm kịpthời các thiết bị vật tư.
- Phó Giám Đốc kinh tế giúp Giám Đốc trong việc lập kế hoạch sảnxuất công tác đơn giá định mức tiền lương, đấu thầu các công trình, nghiệmthu thanh toán, quyết toán các công trình.