1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2008.DOC

63 517 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 567 KB

Nội dung

đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2008

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang có những ảnh hưởng khôngtốt tới nền kinh tế của từng quốc gia dù quốc gia đó là lớn hay nhỏ, pháttriển hay đang phát triển Dẫn đến, sự cạnh tranh trên thị trường của cácthành phần kinh tế ngày càng gay gắt, khốc liệt Ở Việt Nam hiện nay,cũng bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế này Những khó khăn vàthách thức cũng như những cơ hội khi nền kinh tế đang chuyển hướngmạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới Các doanhnghiệp nhà nước Việt Nam đã ý thức được không con đường nào khác mộtkhi doanh nghiệp tiếp tục tồn tại ổn định và phát triển bền vững, là phải tậptrung đầu tư về máy móc thiết bị cũng như đầu tư vào những sản phẩm mới

có lợi thế so sánh để nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế Nhànước Vì vậy, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệpViệt Nam là một nội dung cần được quan tâm Công ty thuốc lá Thanh Hoácũng không bị loại trừ Trước yêu cầu đòi hỏi bức xúc của bối cảnh kinh tế

em đã lựa chọn đề tài ‘‘ đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công

ty thuốc lá Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2008 ’’ là nơi mà em đã tham gia

kỳ thực tập vừa rồi

Nội dung chuyên đề thực tập gầm hai chương:

Chương 1: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2008.

Chương 2: Một số giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá

Được sự hướng dẫn tận tình của thầy Từ Quang Phương, cùng với sựtạo điều kiện giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty đã giúp đỡ em hoàn thànhchuyên đề thực tập này Tuy nhiên thời gian nghiên cứu có hạn nên chắcchắn còn nhiều thiếu sót rất mong được thầy, của ban lãnh đạo Công ty góp

ý để chuyên đề hoàn thiện hơn nữa

Trang 2

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2006 - 2008

1/ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THUỐC LÁ THANH HOÁ

1.1/ Khái quát chung:

Công ty thuốc lá Thanh Hóa tiền thân là Nhà máy thuốc lá Cẩm Lệđược thành lập ngày 12/6/1966 tại xã Vĩnh Hòa huyện Vĩnh Lộc tỉnhThanh Hóa, trực thuộc Công ty công nghiệp Thanh Hóa, tới tháng 4/1985trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa, từ năm 1996 là đơn vị thành viên củaTổng công ty Thuốc lá Việt Nam

Mười năm đầu tiên, từ 1966 tới 1976 do điều kiện chiến tranh và dosản xuất thủ công là chủ yếu nên sản lượng mỗi năm chỉ đạt từ 12 – 14triệu bao thuốc lá các loại Với 100% thuốc lá không đầu lọc

Mười năm tiếp theo từ 1977 – 1987 sản lượng sản xuất bắt đầu tăngtrưởng với tốc độ cao, cơ cấu sản xuất đã có sự thay đổi về chất Năm 1983

đã sản xuất thuốc lá đầu tiên ở miền Bắc nước ta

Từ năm 1988 đến nay, mặc dù cơ chế điều hành kinh tế của Đảng vàNhà nước thay đổi cơ bản từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường Nhàmáy nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới nên sản lượng sản xuất và tiêuthụ đạt mức tăng trưởng với tốc độ cao Sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm

1988 là 70 triệu bao, tới năm 1996 đạt mức 123,35 triệu bao tăng 1,76 lần

Tuy nhiên, thuốc lá là mặt hàng không được nhà nước khuyến khíchtiêu dùng, Nhà nước đặt ra chính sách cấm nhập khẩu thuốc lá ngoại và hạnchế sự phát triển sản xuất trong nước Nhưng do nhu cầu tiêu dùng chưagiảm nên việc sản xuất thuốc lá trong nước nên đã góp phần bình ổn quan

hệ cung – cầu trong nước, chống thuốc lá nhập lậu và không ngừng tăngthu cho ngân sách Nhà nước Ngay từ khi mới thành lập, Công ty đã trởthành đơn vị có đóng góp hàng đầu vào ngân sách tỉnh Thanh Hóa Trước

Trang 3

năm 1986 Công ty đã nộp tích lũy cho ngân sách hàng trăm triệu đồng,năm 1987 nộp tích lũy cho ngân sách là 1.315 triệu đồng, các năm tiếp theonộp ngân sách được ra tăng với tốc độ cao Tới năm 1990 nộp ngân sách là19,931 tỷ đồng, năm 1995 là 53,3 tỷ đồng, năm 2003 là 107.2 tỷ đồng.

Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năngcạnh tranh và tham gia hội nhập kinh tế thế giới, từ năm 2002 Công tythuốc lá Thanh Hóa đã xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chấtlượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 - 2000

Tháng 12 năm 2005 thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ

về việc chuyển đổi doanh nghiệp theo cơ chế Công ty mẹ - Công ty con,Nhà máy Thuốc lá Thanh Hóa thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Namchuyển thành Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa

Trong suốt hơn 40 năm qua Công Ty đã không ngừng lớn mạnh và

tự khẳng định mình về mọi mặt, hoàn thiện tốt các kế hoạch và nhiệm vụ

mà Nhà nước đã giao cho Là một trong những đơn vị đứng đầu tỉnh ThanhHóa về nghĩa vụ giao nộp ngân sách Nhà nước Hàng năm Công ty nộpngân sách hơn 100 tỷ đồng Trước đây tại Công ty hầu hết máy móc thiết bịcòn lạc hậu, chủ yếu là lao động thủ công bán cơ khí, trình độ công nhân vàcán bộ quản lý chủ yếu là lao động phổ thông và một số rất ít công nhân kỹthuật, cán bộ có trình độ trung cấp, chỉ có một cán bộ trình độ đại học Điềukiện lao động độc hại nặng nhọc ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe củangười lao động Ngày nay trong tình hình mới với sự phát triển chung của

cả nước, Công ty đã chú ý đến xây dựng nhà xưởng, đầu tư trang thiết bịmáy móc hiện đại, xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đội ngũcán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học Ngoài

ra Công ty còn chú trọng đến việc xây dựng y tế nhà trẻ,mẫu giáo Sảnlượng, doanh thu, lợi nhuận nộp ngân sách và tiền lương bình quân củaCông ty hàng năm không ngừng được tăng lên Điều đó được phản ánh quamột số chỉ tiêu cơ bản của Công ty trong mấy năm gần đây như sau:

Trang 4

Bảng 1.1/ Báo cáo tài chính các năm 2006 - 2008

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2006

Năm2007

Năm 2008-Nguyên giá TSCĐ Tr.đ 142.340 151.300 155.436-Sản lượng tiêu thụ Tr.bao 111,634 113,587 116,253

-Nộp ngân sách Tr.đ 142.340 146.231 149.431

-Tổng số lao động Người 1.115 1.125 1.145-Tiền lương bình quân Ng.đ/người/

1.700

-Vốn chủ sở hữu Tr đ 71.798 73.452 77.658

(Nguồn: Công Ty Thuốc Lá Thanh Hóa, báo cáo tài chính các năm)

Cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô cả chiều rộng lẫnchiều sâu là những thành tích của Công Ty đã liên tục nhận được bằngkhen và huân chương lao động của Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng:

- Được UBND tỉnh tặng bằng khen

- Được Bộ Công Nghiệp tặng bằng khen

- Được Bộ Tài Chính tặng bằng khen

- Được Thủ Tướng Chính Phủ tặng Huân Chương Lao Động Hạng Ba

- Được Thủ Tướng Chính Phủ tặng Huân Chương Lao Động Hạng Nhì

- Được Thủ Tướng Chính Phủ tặng Huân Chương Lao Động HạngNhất

Mạng lưới và thị trường tiêu thụ của Công Ty được lan rộng khắpcác tỉnh trong nước Đặc biệt năm 2004 và các năm tiếp theo Công Ty còn

mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước như Lào, Trung Quốc, Mỹ vàcác nước thuộc Châu Phi Hiện nay thị trường nhà máy chiếm hầu hết cáctỉnh phía Bắc và một số tỉnh phía Nam như: Hải Phòng, Quảng Ninh,Thanh Hóa, Ninh Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Đà Nẵng Mỗi một tỉnhCông ty đặt một trạm bao gồm trạm trưởng và các nhân viên tiếp thị đểquản lý và bảo đảm tiêu thụ ở thị trường đó Công ty luôn nâng cao chấtlượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ bán hàng để mở rộng thị trường,

Trang 5

nâng cao doanh số bán hàng Tổ chức mạng lưới bán hàng là tất yếu khôngthể thiếu trong khâu bán hàng Để phù hợp với thị trường tiêu thụ phải cónhững dịch vụ bán hàng khác nhau.Vì vậy phải tổ chức hệ thống bán hàngmột cách linh động để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

1.2/ Cơ cấu tổ chức Công ty:

Tên đơn vị: Công ty TNHH 1 thành viên Thuốc lá Thanh Hóa

( gọi tắt là Công ty thuốc lá Thanh Hóa )

Công ty mẹ: Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam

Địa chỉ: Thị trấn Hà Trung – huyện Hà Trung- tỉnh Thanh Hóa

Số điện thoại: 0373.624.448

Diện tích mặt bằng: 33.286 m2

Vốn điều lệ: 72,4 tỷ VNĐ

Lĩnh vực hoạt động chính:

+ Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu

+ In bao bì và sản xuất cây đầu lọc tại Nhà máy phục vụ và sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu

+ Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, phát triển sản xuất kinhdoanh có hiệu quả

Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cụ thể được tổng công ty giao chỉ tiêu kếhoạch hàng năm Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ chính mà Tổng Công tygiao cho Công ty và đặc điểm kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất thuốc

lá, Công ty thuốc lá Thanh Hóa tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trựctuyến tham mưu bao gồm: 1 giám đốc, 9 phòng ban và 5 phân xưởng sản xuất

1.2.2/ Sơ đồ tổ chức Công ty:

Bảng 1.2/ Sơ đồ tổ chức Công ty

Giám đốc

Trang 6

( Nguồn: Phòng tổ chức – Công ty thuốc lá Thanh Hoá )

1.2.3/ Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận của Công ty

1.2.3.1/ Giám đốc:

- Do Chủ tịch Công ty tuyển chọn, bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng cóthời hạn tối đa là 5 năm

- Là người đại diện theo pháp luật của Công ty

- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty, trước pháp luật về hoạtđộng của Công ty

PX Bao cứng

PX

Cơ khí

PX Phụ liệu

Trang 7

- Tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư, tàichính, lao động đã được Chủ tịch Công ty thông qua và các quyết định củaChủ tịch Công ty

………

1.2.3.2/ Phó giám đốc:

- Do Chủ tịch Công ty tuyển chọn, bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng cóthời hạn theo đề nghị của Giám đốc Thời hạn tối đa là 5 năm và có thểđược bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng

- Giúp việc cho giám đốc, thay Giám đốc vắng mặt, hoặc được Giámđốc ủy quyền.Việc uỷ quyền có liên quan đến ký kết hợp đồng kinh tế hoặcliên quan đến việc sử dụng con dấu của Công ty đều phải thực hiện bằngvăn bản

1.2.3.3/ Phòng kế hoạch:

Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác

kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Phòng có nhiệm vụ lập kếhoạch sản xuất dài hạn, năm quý, tháng Điều hành sản xuất theo kế hoạchthị trường, tham gia xây dựng kế hoạch định mức kinh tế, kỹ thuật, giáthành, thống kê và theo dõi công tác tiết kiệm

1.2.3.4/ Phòng tài vụ:

Thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc về mặt tài chính, kếtoán của Nhà máy Phòng có nhiệm vụ tổ chức mọi mặt hoạt động có liênquan tới công tác tài chính kế toán của Nhà máy như: tổng hợp thu chi,cộng nợ, giá thành, hạch toán, dự toán sử dụng vốn, quản lý tiền mặt

Trang 8

dựng cơ bản và hành chính quản trị, đời sống kinh tế nhà ăn, đội xe, nhàtrẻ.

1.2.3.7/ Phòng kỹ thuật công nghệ:

Thực hiện chức năng giúp việc Giám đốc về tất cả các công việc liênquan tới công tác hành chính trong Công ty, có nhiệm vụ quản lý về vănthư lưu trữ tài liệu, bảo mật, đối nội, đối ngoại, quản lý về công tác xâydựng cơ bản và hành chính quản trị, đời sống kinh tế nhà ăn, đội xe, nhàtrẻ

1.2.3.8/ Phòng kỹ thuật cơ điện:

Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác

kỹ thuật, quản lý máy móc thiết bị, đảm bảo cung cấp điện an toàn, thườngxuyên cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty

1.1.3.9/ Phòng KCS:

Thực hiện chức năng giúp việc Giám đốc về quản lý chất lượng sảnphẩm, phòng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát về chất lượng nguyên liệu,vật tư khi khách hàng đưa về Công ty,kiểm tra, giám sát về chất lượng sảnphẩm trên từng công đoạn dây chuyền sản xuất, phát hiện các sai xót đểkhắc phục

1.2.3.11/ Phòng tiêu thụ:

Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, xây dựng, ký kết các hợp đồng tiêuthụ sản phẩm của Công ty tại các thị trường Theo dõi hoạt động của các

Trang 9

đại lý, theo dõi các mặt hàng tiêu thụ ở từng địa phương, từ đó cung cấpthông tin cho phòng kế hoạch để đảm bảo cho sản xuất sát với yêu cầu củathị trường.

1.2.3.12/ Các phân xưởng:

Thực hiện các công đoạn sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp các hoạtđộng phù trợ cho sản xuất như phân xưởng lá sợi thực hiện chế biến láthuốc thành sợi, phân xưởng bao mềm thực hiện cuốn điếu và đóng bao cácsản phẩm bao mêm; phân xưởng bao cứng thực hiện cuốn điếu và đóng góicác sản phẩm bao cứng Phân xưởng cơ khí cung cấp điện, hơi khí, nước vàgia công các chi tiết phụ thay thế, sửa chữa thiết bị, phân xưởng phụ liệusản xuất bao bì và sản xuất cây đầu lọc cho sản xuất

Trang 10

2/ THỰC TRẠNG ĐÂU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 2.1/Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc

lá Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2008:

2.1.1/Tình hình vốn đầu tư của doanh nghiệp:

Vốn đầu tư ( VĐT ) là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất chodoanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh VĐT giúpdoanh nghiệp hoạt động được liên tục, mở rộng sản xuất, mua sắm máymóc thiết bị cho quá trình sản xuất Đối với doanh nghiệp hoạt động côngnghiệp và thương mại thì V ĐT là hết sức quan trọng vì đặc điểm hoạt độngcủa các hoạt động này, nhất là hoạt động thương mại đòi hỏi vốn lưu độngnằm trong lưu thông lớn, ở nhiều khâu, nhiều giai đoạn; trong dự trữ vật tư,vốn trong các khoản nợ khách hàng, vốn mua sắm máy móc, mua côngnghệ, dây chuyền mới

2.1.1.1/ Quy mô vốn đầu tư

Những năm trước đây, do để có nguồn vốn đầu tư dây chuyền chếbiến lá sợi và đầu tư các thiết bị cuốn điếu, đóng bao Công ty đã phải vayvốn Ngân hàng và các đối tượng khác hàng trăm tỷ đồng Vì vậy, chi phícho sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh là rất cao, mỗi năm Công ty phảitrả lãi vay từ 25 tỷ đến trên 30 tỷ đồng Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đếntình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

 Giá thành sản phẩm cao dẫn đến phải định giá bán sản phẩmcao, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

 Không có khả năng đầu tư lớn cho thị trường như: quảng cáo,khuyến mãi, khuếch trương

 Việc đầu tư nghiên cứu các sản phẩm mới với chất lượng cao bịđịnh trệ do thiếu kinh phí

Hiện nay do nền kinh tế đất nước tăng trưởng liên tục nhưng lạmphát cao Nhà nước đang ra sức kiềm chế được lạm phát, từ đó mức lãi suất

Trang 11

vay ngân hàng và các đối tượng khác đã giảm đi rất nhiều, đã tạo cho Nhànước có vốn sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụng vốn thấp hơn trướcđây mặc dù vẫn năm trong ngưỡng cao, nhưng đó cũng là sự cố gắng lớnrồi

4.983,42

-(Nguồn:phòng Kế hoạc - Công ty thuốc lá Thanh Hóa)

Nhìn vào bảng tổng mức đầu tư ở trên ta thấy tổng mức vốn đầu tưcho từng năm có sự thay đổi rõ rệt tăng giảm không theo chu kỳ năm 2006

là 2768,013 thì năm 2007 lại tăng lên rất mạnh 10401,4 đột ngột năm 2008lại giảm mạnh và chỉ bằng ½ của năm 2007 là 4.983,42 Năm 2007 và năm

2008 có tốc độ tăng định gốc tổng vốn đầu tư đều dương và tương đối cao

cụ thể năm 2007 là 275,77%, và năm 2008 là 80,03% Nguyên nhân là vàotháng 7 năm 2006 đã có sự cảnh báo từ thuốc lá do vụ việc in hình ảnh độchại trên bao bì của bao thuốc lá, đến năm 2007 có sự tăng trưởng kinh tếnăm 2007, vào năm 2008 như chúng ta đã biết nền kinh tế thật sự đã rất vất

vả chính phủ đã khuyến khích tiết kiệm và hoạt động đầu tư cũng bị thắtchặt hơn

Bảng 2.2/ Cơ cấu vốn đầu tư năm 2006 - 2008

Trang 12

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Giá trị (triệu đồng)

tỷ lệ (%)

Giá trị (triệu đồng)

tỷ lệ (%)

Giá trị (triệu đồng)

tỷ lệ (%)

1.190,539 23,89%

TổngVĐT 768,013 2. 100 0.401,4 1 100 4.983,42 100

( Nguồn: Phòng kế hoạch - Công ty thuốc lá Thanh Hoá)

2.1.1.2/ Vốn đầu tư theo nguồn hình thành:

Biểu đồ 1.3 Cơ cấu vốn đầu tư (đv:triệu

đồng)

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

Vốn chủ sở hữu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Trang 13

a/ Vốn chủ sở hữu: chính là loại vốn tự có, vốn tích luỹ

Vốn được trích ra từ lợi nhuận và khấu hao hàng năm để xây dựngmới, mở rộng, cải tạo, khôi phục lại năng lực sản xuất của tài sản cố định;thuê mướn lao động …Theo bảng trên thì nguồn vốn này vẫn chiếm chủyếu cao nhất vào năm 2008 lên đến 60,22% trong toàn bộ mức vốn đầu tư.Tổng mức vốn đầu tư cũng thay đổi nên vốn chủ sở hữu cũng thay đổi theo,giảm vào năm 2006 là 1408,086; tăng vào năm 2007 là 5.565,789; lại giảmvào năm 2008 là 3.001,015 Chi tiết cho các nguồn vốn như sau:

Năm 2007

Năm 2008

Giá trị

(triệu

đồng)

tỷ lệ (%)

Giá trị (triệu đồng)

tỷ lệ (%)

Giá trị (triệu đồng)

tỷ lệ (%)

Vốn

tích luỹ 1011,123 36,52 4123,427 39,643 2215,761 44,462

Vốn

tự có 396,963 14,341 1442,362 13,867 785,284 15,758Tổng

VĐT

2

768,013 100

10.401,4 100 4.983,42 100

( Nguồn:Phòng kế hoạch - C ông ty thuốc lá Thanh Hoá)

+ Vốn tích luỹ của Công ty: Nguồn vốn này được lấy từ hai nguồn lànguồn khấu hao cơ bản và nguồn vốn tự bổ sung Nguồn vốn tích lũy luônchiếm tỷ trọng cao hàng năm đều cao trung bình khoảng 40%, cao nhất lànăm 2008 với chỉ số 44.462 tỷ trọng này có cao nhưng cũng chỉ so vớitổng mức vốn đầu tư năm đó mà tổng mức đầu tư năm đó lại thấp chỉ có4.983,42 triệu đồng nhưng năm 2007 lên tới 10.401,4 triệu đồng

Trang 14

Nguồn vốn khấu hao cơ bản trong những năm qua Công ty đã đầu tưcho trang thiết bị tài sản để có thể nhằm đáp ứng cơ sở vật chất cho hoạtđộng sản xuất và kinh doanh của Công ty.

Bảng 2.4/ Tỷ trọng vốn đầu tư cho TSCĐ

Đơn vị tính: tr.đ,

( Nguồn:Phòng kế hoạch - Công ty thuốc lá Thanh Hoá)

Việc đầu tư vào tài sản cố định hàng năm cũng chiếm tỷ trọng caođều trung bình trên 75% Cụ thể năm 2006 chỉ là 71.33% tăng mạnh vàonăm 2007 lên đến trên cả 85% một con số quá bất ngờ, năm 2008 có giảmxuống 81,89 % con số này vẫn lớn nhiều so với năm 2006 Điều này cũng

là đương nhiên vì tỷ lệ đầu tư tài sản cố định là không thể thiếu trong bất

kỳ một công ty nào cả

Nguồn vốn tự bổ sung được hình thành phần lớn từ lợi nhuận để lại.Trong 4 năm từ 2005 - 2008, Công ty đã tổ chức lại hệ thống hạch toán kếtoán trên cơ sở áp dụng tin học vào quản lý đã cho phép việc hạch toán kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chóng, chính xác với định kỳhàng tháng thay vì hàng quý trước đây Hệ thống này còn cho phép tạo lậpcác báo cáo quản trị về tài chính, hàng tồn kho, công nợ, các khoản nợ đếnhạn, quá hạn, kỳ luân chuyển vốn, kỳ thu nợ đồng thời có những dự báo

kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo để lãnh đạo có cơ sở các quyết định quản

Trang 15

lý Năm 2005 doanh thu là 321,580 tăng vào năm 2007 lên 437,165 do đónộp ngân sách cũng tăng từ 107,102 lên 146,231 đóng góp vào nguồn ngânsách nhà nước và đồng thời sự phát triển của Công ty

Bảng 2.5/ Báo cáo tài chính các năm 2006 - 2008

( đơn vị tính: triệu đồng )

2006

Năm 2007

Năm 2008 -Nguyên giá TSCĐ 142.340 151.300 155.436

-Sản lượng tiêu thụ 111,634 113,587 116,253

-Nộp ngân sách 142.340 146.231 149.431

( Nguồn:Phòng kế toán - Công ty thuốc lá Thanh Hoá)

Doanh thu và lợi nhuận đều tăng phản ánh hoạt động hiệu quả củaCông ty nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng Doanh thu năm 2008 cao465.012 triệu đồng nên nộp ngân sách cũng cao nhất trong 3 năm 149.431triệu đồng Sự tăng trưởng này dẫn đến tăng các khoản tiền nộp cho ngânsách nhà nước đúng thời hạn mà nhanh chóng, đóng góp vào GDP của nềnkinh tế; đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng; mặt khác tạo ra công

ăn việc làm đảm bảo cho công nhân có cuộc sống ấm no

Trang 16

làm chủ được nguồn vốn của mình mà không ngồi chờ vào từng đồng vốnđược rót từ trên xuống, năm 2008 là 791,865 & 15,89% cuộc khủng hoảngkinh tế đã có sự tác động tới khoản vốn này, tỷ lệ nguồn vốn này cũngchiếm tỷ trọng thấp hơn hẳn so với năm 2006.

c/ Vốn vay ngân hàng:

Nói đến ngân hàng, thì sự phát triển và uy tín của Công ty là một lợithế cho việc vay vốn Sự có mặt của các phòng giao dịch của nhiều ngânhàng trên địa phận huyện Hà Trung và các huyện lân cận thuộc tỉnh ThanhHóa trong mấy năm gần đây đã gia tăng nhiều hơn trước Và đây là cơ hộicho việc gia tăng nguồn vốn sản xuất đi vay từ các ngân hàng Làm chonguốn vốn huy động ngày càng đông đúc giúp cho hoạt động kinh doanhsản xuất Công ty gặt được những kết quả mong muốn và cùng với nó là cáchoạt động phúc lợi được quan tâm nhiều hơn nữa, quỹ đóng góp cho hoạtđộng ngày càng gia tăng Nhìn vào bảng trên ta thấy phần vốn này chiếmtương đối cao

d/ Vốn khác: tỷ lệ này chiếm ít nên không đề cập trong bảng số liệu nhưng

cũng rất quan trọng bởi nó cũng ảnh hưởng đến Công ty

Nguồn vốn này gồm: Có thể do nguồn vốn góp liên doanh với cáccông ty khác để cùng đưa các công ty của mình thu được kết quả tốt khicùng hợp tác hay cũng có thể như nguồn vốn từ công nhân và cán bộ viênchức tham gia gửi tiết kiệm tại Công ty Trong những năm qua, việc huyđộng vốn ở phía người dân đã tăng trưởng khá mạnh đấy là do chính sáchcủa Công ty đã có những chương trình lôi cuốn công nhân, cán bô viênchức gửi tiết kiệm vào nhà máy như : có lúc đưa ra mức lãi suất cao nhưcuối năm 2007, 2008 lên đến mức ngưỡng 16%, bên cạnh đó có những lúclại tạo dựng được lòng tin ở công nhân, cán bộ yên tâm gửi tiết kiệm, cácdịch vụ cũng nhanh chóng, giúp người gửi thuận lợi hơn Từ lúc đầu cũngchỉ có những cán bộ viên chức lương cao mới gửi vào đến nay gần như trên80% cán bộ, công nhân đã tham gia gửi cùng và hiện giờ tổng số tiền gửi

Trang 17

đã trên dưới 100 tỷ VNĐ Đây không phải là một con số lớn nhưng những

gì mà Công ty đang mang lại cũng thật đáng mừng, đặc biệt đây cũng là sựtin tưởng của người gửi nói chung và của ngân hàng cho vay vốn nói riêng

Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn của công ty ngày càng giảm sútđáng kể, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, vốn chủ sở hữu còn ít trong khi đóvốn vay bên ngoài thì tăng, đồng thời với việc trả lãi hàng năm làm giảm đilợi nhuận của Công Ty Vốn tồn đọng tại các công trình, các kho chưa giảiphóng được Tình hình cho năm 2008 cũng đáng nói hiện nay do tình hìnhkinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng việc huy động vốn năm

2008 thật sự rất khó khăn, lãi suất tiền gửi và cho vay đồng loạt cao hơnhẳn cho đến hết quý 3, giá tiêu dùng cùng cao gấp đôi so với trước đây đãảnh hưởng không nhỏ đến hoat động sử dụng vốn sao cho có hiệu quả thật

sự khó khăn Đồng thời cần tăng cường việc thu hồi nợ của các đơn vịkhách hàng nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng tốc độ chu chuyểnvốn để doanh nghiệp tiết kiệm được vốn

2.1.2/ Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh theo lĩnh vực:

2.1.2.1/Đầu tư vào thiết bị kỹ thuật, nguyên - vật liệu và hương liệu:

Chúng ta hãy nhìn xuống bảng dưới sau để có thể có cái nhìn chungnhất về hoạt động đầu tư này

Trang 18

Bảng 2.6/ VĐT vào TSCĐ phân theo lĩnh vực giai đoan 2006 – 2008

( Đơn vị tính: triệu đồng )

( Nguồn: phòng kế toán - Công ty thuốc lá Thanh Hoá )

a/ Đầu tư cho thiết bị kỹ thuật:

Vì sản phẩm là sản xuất thuốc lá với sự phát triển bùng nổ của côngnghệ, thì hoạt động đầu tư vào trang thiết bị kỹ thuật là điều đánh quantâm Đổi mới, thay thế các thiết bị cũ đã hỏng, không còn đảm bảo để tạo rasản phẩm chất lượng cao đã làm cho hoạt động này chiếm tỷ trọng cao chohoạt động đầu tư vào tài sản cố định Và ngày càng tăng nhanh và đến năm

2008 thì tăng gấp đôi mà tăng cao nhất so với các hoạt động đầu tư khác từ791,001 năm 2006 lên 1.592,21

Thiết bị sản xuất của Công ty bao gồm: dây chuyền chế biến lá sợicông suất 245 triệu bao/năm, do hãng GBELEED của Anh chế tạo, đây làdây chuyền áp dụng công nghệ chế biến hiện đại, chuyên sản xuất thuốc lácủa Đức, Nhật, Tiệp Khắc và Trung Quốc Tuy nhiên chưa được đầu tưhoàn chỉnh, đồng bộ Hiện nay mới khai thác được 86% công suất thiết kế

So với trình độ về thiết bị chung của ngành thì đây là một lợi thế của Công

ty về thiết bị so với một số Công ty khác còn chưa có hoặc có thiết bị chếbiến lá sợi nhưng còn lạc hậu, thô sơ và thủ công, bởi đây là công đoạn có

2006

Năm 2007

Năm 2008

Trang 19

tính chất quyết định đến chất lượng sản phẩm Các thiết bị cuốn điếu đóngbao có công suất 211 triệu bao/năm Trong đó có 2 máy đóng bao cứng, 1máy cuốn điếu ghép đầu lọc tương đối hiện đại, số còn lại đều đã cũ kỹ vàlạc hậu, đây cũng là tình trạng thiết bị cuốn điếu, đóng bao chung củangành thuốc lá Việt Nam Quy trình sản xuất phù hợp với trình độ thiết bị

tự động hóa với trình độ chưa cao Hiện nay trên thế giới trình độ thiết bị tựđộng hóa rất cao, với đầu vào là nguyên liệu thô ( là thuốc chưa sơ chế ),sau khi được tự động chế biên trên một dây chuyền tự động hoàn toàn đầu

ra là sản phẩm thuốc lá điếu hoàn chỉnh bao bì, đóng gói Việc bố trí thiết

bị cuốn điếu, đóng bao theo loại sản phẩm: bao cứng, bao mềm có lợi làchuyên môn hóa được theo sản phẩm, nhưng lại không phát huy được côngsuất thiết bị, vì xu hướng giảm sản lượng bao mềm, tăng sản lượng baocứng

Việc đầu tư các thiết bị ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh tại Công

ty nhằm tạo điều kiện cho tăng giá trị sản lượng, tạo thêm công ăn việc làmcho cán bộ công nhân viên, đáp ứng yêu cầu sản xuất và yêu cầu thị trường.Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp cận với công nghệ mới với kỹ thuậtcông nghệ tiên tiến Ba là, lợi nhuận tạo ra được từ việc đầu tư trên sẽ gópphần tăng thu nhập cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên của Công ty,đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước và hoàn thành nghĩa

vụ nộp thuế đúng thời hạn Bốn là, giúp Công ty chủ động trong sản xuấtkinh doanh, kịp thời phục vụ sản xuất đúng tiến độ không phụ thuộc vàocác đơn vị Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam

b/ Đầu tư cho nguyên liệu – hương liệu:

Là yếu tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuấtkinh doanh đối với một Công ty sản xuất thuốc lá như hiện nay Không cónguồn nguyên liệu, không thể đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh liêntục Nguồn nguyên liệu không cung cấp kịp thời, đồng bộ dẫn đến sản xuất

bị đình trệ hay nói cách khác không được quan tâm đầu tư ảnh hưởng đến

Trang 20

quá trình tiêu thụ sản phẩm Không có sản phẩm để bán, không có doanhthu để bù đắp chi phí tất yếu sẽ không có lợi nhuận Còn không có hươngliệu thì việc tạo ra một sản phẩm thuốc lá không mang lại một sản phẩmđặc trưng của Công ty Điều này nói lên rằng: đầu tư nguồn nguyên liệu –hương liệu trong doanh nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng.

Công ty thuốc lá Thanh Hóa sử dụng 2 nguồn nguyên liệu chính:

- Nguồn trong nước: Công ty thu mua thuốc lá từ các địa phương,sau đó tự phối chế thành các cấp nguyên liệu có phẩm chất theo yêu cầucủa mỗi loại thuốc Nguồn này giá rẻ, dễ thu mua, hơn nữa Công ty có khảnăng tự nghiên cứu và đưa ra các giống thuốc lá mới có năng suất, chấtlượng đáp ứng nhu cầu cao hơn

- Nguồn ngoại nhập : do đặc thù nước ta có những điều kiện thuậnlợi để sản xuất thuốc lá nguyên liệu nhưng do nhiều nguyên nhân mà Công

ty vẫn phải nhập nguyên liệu Thuốc lá điếu là sự kết hợp của nhiều chủngloại nguyên liệu từ nhiều vùng Nhà nước bổ sung lẫn nhau, nhằm hạn chếnhược điểm của từng loại nguyên liệu, nhất là nguyên liệu chất lượng cao.Giá của các loại nguyên liệu này khá cao như sợi của Singpor, do tình hìnhlạm phát nên giờ giá đã lên tới 250.000 đồng/ 1 kg sợi Giá nguyên liệucao làm cho giá thành sản phẩm cao, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ vàkhông tạo ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty

Tình hình trên cho thấy việc đầu tư vào nguồn nguyên liệu thuốc lá

để có thể cạnh tranh với các công ty khác là rất cần thiết Nguồn nguyênliệu ngoại nhập gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh vì nguồnnguyên liệu này không ổn định và đặc biệt là giá rất cao Nếu nguồnnguyên liệu ngoại nhập đó được cung cấp từ nguồn trong nước thì khôngnhững Công ty có thể chủ động mua nguyên liệu mà còn hạ thấp được giáthành của sản phẩm, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động.Hiện nay, Công ty đang có chủ trương tiến tới thay thế một sản phẩm

Trang 21

nguyên liệu ngoại nhập bằng cách nhập khẩu và lại tạo giống cây thuốc

mới

Sản phẩm của Công ty là thuốc lá điếu thơm ngon được làm từ lá của

cây thuốc lá rồi chế biến qua nhiều công đoạn thì mới cho ra được 1 điếu

thuốc lá như thường ngày mà chúng ta vẫn thấy

Bảng 2.7/ Sơ đồ quy trình sản xuất thuốc lá

( Nguồn: Phòng KCS - Công ty thuốc lá Thanh Hoá )

Quy trình công nghệ chế biến sản phẩm của Công Ty Thuốc Lá

Thanh Hóa là quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục, tổ chức

sản xuất nhiều và ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, nửa

thành phẩm ở giai đoạn trước được chuyển sang giai đoạn tiếp theo để tiếp

tục chế biến, không bán nửa thành phẩm ra ngoài Vùng nguyên liệu cũng

được quan tâm thích đáng, về các dự án như để sản xuất ra sản phẩm

Vinataba có 5 đơn vị tham gia đầu tư trồng, thu mua nguyên liệu thuốc lá

vàng sấy, thuốc lá Burley và thuốc lá nâu địa phương, trong đó ở các tỉnh

phía bắc có 2 đơn vị là Công ty CP Ngân Sơn và Viện Kinh tế kỹ thuật

thuốc lá, trực tiếp đầu tư trong đó có Công ty thuốc lá Thanh Hóa Ðến

nay, Công ty đã cùng với các Công ty thuốc lá khác cùng đầu tư vào việc

xây dựng các vùng nguyên liệu trong nước khá ổn định với năng suất, chất

lượng ngày càng cao Sản lượng thu mua hằng năm đạt từ 2 nghìn - 5 nghìn

tấn, cơ bản bảo đảm nhu cầu nguyên liệu nội địa cho các đơn vị sản xuất và

lá sợi

Đóng điếu thành bao

Cuốn sợi thành điếu

Nhập kho thành phẩm Kiểm tra chất

lượng SP

Trang 22

phục vụ xuất khẩu Góp phần làm sản lượng tiêu thụ thuốc lá điếu năm

2008 của Tổng công ty đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 2582 triệubao, bằng 102% so với cùng kỳ năm trước, đạt 100,3% kế hoạch và chiếm60% sản lượng của toàn ngành

Sau khi có Quyết định 80/2002/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

về Chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng nông sản hàng hóa thông quahợp đồng, Công ty đã có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dântrồng cây nguyên liệu thuốc lá ở Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc, Hà Trung thông quaviệc ký kết hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm với người nông dân, vớigiá thu mua được công bố ngay từ đầu vụ Công ty hỗ trợ có khi còn là ứngtrước cho bà con vùng trồng, cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,than sấy nguyên liệu, cấp vốn không tính lãi cho các hộ trồng sửa chữahoặc xây mới lò sấy, mua máy bơm nước và các trang thiết bị khác phục vụvùng trồng, sau đó thu hồi đầu tư bằng sản phẩm khi thu mua vào cuối vụ.Ðồng thời, hướng dẫn bà con về kỹ thuật trồng, hái sấy, phân loại nguyênliệu và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật thông qua các đợt tậphuấn kỹ thuật định kỳ và các hội nghị đầu bờ Nhiều năm qua, cùng vớiviệc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, Công ty đã có nhiều nỗ lực thựchiện tốt nhiệm vụ của nhà nước giao cùng với các ban ngành trong huyện,tỉnh thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, tham gia phát triển kinh tế các

xã vùng sâu, vùng xa Ðến nay, Công ty trợ giúp 500 triệu đồng giúp bàcon vùng trồng cây thuốc lá bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, hạn hán và sâubệnh; 50 triệu đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng, sửa chữađường sá, cầu cống, hệ thống thủy lợi, trường học ở địa phương và vùnglân cận Đứng trước những ảnh hưởng không tốt của khí hậu trong nước dođiều kiện của khu vực thuộc miền Trung là nơi hay xảy ra hiện tượng bão

lũ hàng năm Công ty đã có những chính sách chống lũ lụt cho việc bảoquản nguyên liệu trên địa bàn

Trang 23

Bảng 2.8/ Tỷ trọng vốn đầu tư cho nguy ên vật liệu - hương liệu

Chỉ tiêu

Giá trị(triệu đồng)

tỷ lệ ( % )

Giá trị(triệu đồng)

tỷ lệ ( % )

Giátrị(triệu đồng)

tỷ lệ ( % )

( Nguồn: Phòng kế toán - Công ty thuốc lá Thanh Hoá)

Hàng năm việc đầu tư cho nguyên vật liệu và hương liệu con sốkhông cao so với toàn bộ tổng mức vốn đầu tư năm 2006 giá trị chỉ là232,81 triệu đồng chiếm 8,41% đối với hoạt động đầu tư cho nguyên vậtliệu và 121,45 triệu đồng chỉ chiếm đến 4,387 % đối với đầu tư cho hươngliệu nhưng hiện Công ty đã làm được những ví dụ mà em đã đưa ra ở trêncũng thấy sự cố gắng nỗ lực để đưa Công ty lớn mạnh hơn nữa Bảo quảnhương liệu thì khó và khác hơn nhiều nên hiện tỷ lệ cho đầu tư hương liệuđang còn thấp hơn vùng nguyên vật liệu Hiện nay công tác này do phòngKCS của Công ty Mỗi một loại thuốc lá khi sản xuất ra đều mang hươngcủa điếu thuốc đó riêng việc sử dụng hàm lượng bao nhiêu

2.1.2.2/ Đầu tư nguồn nhân lực:

Mặc dù sản phẩm thuốc lá không được Nhà nước khuyến khích pháttriển nhưng dưới góc độ là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tham giaTổng Công ty thuốc lá Việt Nam thì Công ty đã và đang là một doanhnghiệp hoạt động có hiệu quả và trải qua rất nhiều thách thức và biến độngcủa thị trường và địa phương, Công ty vẫn cố gắng giữ vững quá trình hoạtđộng diễn ra thông suốt và hiệu quả Có được thành tích như vậy điều trước

Trang 24

tiên phải nói đến đó là Công ty đã có một đội ngũ lao động quản lý có nănglực, biết nắm bắt tình hình và ứng biến kịp thời không để Công ty rơi vàothế bị động Mặc dù Công ty vẫn còn chú trọng nhiều vào sản xuất tuynhiên với sự cố gắng nỗ lực hết mình của các cán bộ quản lý mà cơ bản làđội ngũ cán bộ quản lý và chuyên viên phòng tổ chức nhân sự đã đạt thànhcông đáng ghi nhận trong hoạt động đầu tư nhân lực Trước đây cũng nhưbây giờ và về sau Công ty vẫn cố gắng hết sức để nâng cao trình độ cáchoạt động vẫn còn mới như đấu thầu hay như thẩm định cho các dự án để

có thể phân tích được rủi ro từ đó chọn ra được những dự án mang lại hiệuquả mà phù hợp với công ty Số người có bằng cấp đại học càng ngày vềCông ty công tác và tham gia hoạt động ngày một nhiều lên

Bảng 2.9/ Số lượng lao động đào tạo theo hình thức đào tạo

Đơn vị tính: Lượt người

-Đào tạo chuyên

( Nguồn: Phòng tổ chức - Công ty thuốc lá Thanh Hoá )

Hàng năm đầu tư cho lao động từ đào tạo mới ( năm 2006 là 22 lượtngười, năm 2007 là 35 lượt người và năm 2008 là 25 lượt người ) đến đàotạo nâng cao bồi dưỡng cho cán bộ công nhân lành nghề có ý thức với côngviệc của mình và đồng thời cũng say mê với công việc của mình hơn đó làmong muốn mà sâu thẳm những người đứng đầu Công ty mong muốn.Kinh phí đào tạo thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.10/ Kinh phí đào tạo nguồn nhân lực

Trang 25

Đơn vị tính: tr đồng

Chi phí đào tạo 49,324 132,75 102,03

Chi phí đào tạo

( Nguồn: Phòng tổ chức - Công ty thuốc lá Thanh Hoá )

Đối với đào tạo khi đầu tư công nghệ mới thì chi phí đào tạo đượctrích từ quỹ đầu tư phát triển Chi phí quản lý do phòng tổ chức nhân sự

chịu trách nhiệm Chi phí đào tạo của năm 2006 là thấp nhất chỉ 49,324

triệu đồng Chi phí đào tạo 1 lượt người có xu hướng tăng lên, năm 2006 là1,121 triệu đồng, năm 2008 lên đến 1,13 triệu đồng Điều đó cho thấy công

ty đã có sự quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.Tuynhiên tỷ trọng vốn dùng cho nâng cao trình độ nhân lực có tỷ lệ tương đốithấp so với tổng vốn đầu tư chỉ đạt cao nhất vào năm 2008 là 2,04%

Với phương châm, sản xuất an toàn, năng suất, chất lượng, hiệu quả.Công ty đã tích cực vận động toàn thể cán bộ, công nhân viên đẩy mạnhsản xuất, thực hiện tốt các phong trào thi đua nhằm nâng cao ý thức tráchnhiệm trong lao động sản xuất, ý thức tự lực, tự cường, cần cù chịu khó,quyết tâm thực hiện vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch của Công ty đề ra

Bảng 2.11/ Tốc độ gia tăng VĐT bảo hộ lao động

và phòng cháy, chữa cháy

Đơn vị tính: Tr.đ

Trang 26

Năm 2006 20

07

200 8

VĐT bảo hộ lao động, phòng cháy

chữa cháy

186,813

235,312

215,016

2%

15,09%

2%

7,34%

( Nguồn: phòng kế toán - Công ty thuốc lá Thanh Hoá )

Không chỉ quan tâm bồi bổ cho cán bộ mà còn nâng cao tay nghềcủa công nhân như hàng năm vẫn tổ chức thi nâng bậc, thi an toàn laođộng Chúng ta cũng biết với mặt hàng sản xuất là thuốc lá vốn rất dễ gâynguy cơ cháy nổ; mật độ bụi và tiếng ồn từ các dây chuyền sản xuất tươngđối cao, Công ty chú trọng các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động,phòng chống cháy nổ nhằm đảm bảo an toàn sản xuất và cho người laođộng Vốn đầu tư bảo hộ, phòng cháy chữa cháy năm 2007 là cao nhất235,312 đến năm 2008 là 215,016 sau cùng là năm 2006 với 186,813 Điềunày chứng tỏ càng ngày an toàn lao động càng được quan tâm nhiều hơn.Nếu thiếi đội ngũ công nhân này đặc biệt là công nhân lành nghề thì sảnphẩm thu được sẽ không đạt như kế hoạch đề ra dẫn đến ảnh hưởng đếntình hình hoạt động của Công ty Mặt khác, cũng chẳng ai muốn làm việctrong một môi trường mà mạng người được coi là rẻ mạt không đáng đểbận tâm, hay như không an toàn một tí nào

Giai đoạn 2005 - 2008, mỗi năm công ty đã đầu tư gần 200 triệuđồng cho chi phí bảo hộ lao động như: thực hiện các biện pháp về an toàn,

kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy; các biện pháp về vệ sinh lao động,cải thiện điều kiện làm việc; trang bị phương tiện bảo hộ lao động chongười lao động (quần áo, nón, giày, khẩu trang, nút chống ồn, mũ bảohộ….); khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và các hoạt động tuyên

Trang 27

truyền huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ… ( bệnhviện 103, 108 hàng năm vẫn về Công ty để kiểm tra sức khỏe định kì chocông nhân viên chức…) Các khoản BHXH, BHYT, chế độ lương hưu, ốmđau cho công nhân cũng được Công ty tham gia đầy đủ nghĩa vụ Các hoạtđộng thăm hỏi những gia đình có công với cách mạng, với đất nước trongthời kỳ chiến tranh, cùng với sự thăm hỏi ân cần đối với những gia đìnhkhó khăn thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần đã được xem như là mộtcông việc thường niên của Công ty.

Đời sống của công nhân, cán bộ cũng được chú ý quan tâm đáng kể

Có tổ chức đi tham quan, nghỉ mát khi hè đến, hay khi có số lượng người

về nghỉ hưu được đi nghỉ dưỡng Chi cho hoạt động này năm 2007 là caonhất lên đến 46,812 triệu đồng Việc chi cho các hoạt động này ngày càngcao là điều đương nhiên bởi đời sống của những công nhân cán bộ đangđược cải thiện và nâng cao Bởi khi đồng lương được cải thiện thì conngười lại quan tâm đến đời sống tinh thần, vui chơi, giải trí Mỗi năm đếncác ngày lễ, tết hay ngày kỉ niệm thành lập Công ty đều có tổ chức cácchương trình văn nghệ - thể dục thể thao cho người lớn cũng như trẻ emthiếu niên Các chương trình không phải là hình thức tượng trưng cho có

mà là hoàn toàn được tham gia thi đấu biễu diễn công phu Như hoạt độngvăn nghệ còn có cả thuê cả chuyên gia về hướng dẫn như nhạc, kịch, múa,

có sự tập luyện bài bản và đầy hăng say Hay như cuộc thi kéo co, bóngchuyền, cầu lông, bóng bàn diễn ra ở tất cả các phân xưởng các ban ngành,phòng ban trong toàn thể Công ty, được mọi người hưởng ứng bằng việctập luyện vào các buổi sáng, chiều trong ngày một cách tích cực

Bảng 2.12/ Các khoản chi phí hàng năm cho các hoạt động vui chơi

Trang 28

8,126 8,067

Chi cho hoạt

17,930

Chi cho hoạt

động văn nghệ

12,164 15,734 13,492

Chi cho công

nhân đi tham

quan, nghỉ mát

40,123

46,812

40,781

( Nguồn: phòng kế toán - Công ty thuốc lá Thanh Hoá )

Công ty cũng vì thế mà quan tâm đến việc đầu tư trong các giảithưởng trong các cuộc thi được tổ chức Con cái của công nhân, cán bộcũng được tổ chức trại hè, vui chơi, tham gia các hoạt động thể thao, cáccuộc thi được tổ chức trong khu tập thể của Công ty để các em có sân chơiriêng của mình khi hè đến tạo an tâm cho cha mẹ các em Hoạt động nàyhang năm vẫn được đầu tư đáng kể, năm 2006 con số chi cho các hoạt độngnày là 7,438 triệu đồng, năm 2007 là 8,126 triệu đồng, và năm 2008 là8,067 triệu đồng Trẻ em là mầm non tương lai là hi vọng của đất nước,giúp các em đến trường để có hành trang cho cuộc sống sau này thì Công tyquan tâm đến việc trao học bổng, hay phần thưởng đối với những em cóthành tích cao trong học tập, hay như kì thi đại học cũng rất quan trọng,chẳng có gì nhiều như một lời chúc mừng các em đã đỗ đại học Bằngnhững việc làm cũng không có gì to tác nhưng trước tiên đã làm cho sự gắn

bó giữa nội bộ trong cùng một Công ty được trở nên than thiết với nhauhơn, sau đó là phía Công ty với người dân địa phương để từ đây Công ty có

Trang 29

được sự ủng hộ nhiều hơn nữa để gia sức đóng góp vào sự phát triển chungcủa nền kinh tế nói riêng, của đất nước nói chung

2.1.2.3/ Đầu tư chất lượng sản phẩm:

Để tiến hành sản xuất thuốc lá, trước hết lá thuốc lá sau khi phân cấpđược đưa vào lên men và được bảo quản tại kho sau khi lên men Sau đó tạiphân xưởng sợi lá thuốc lá được phối chế ( đúng theo công thức của mácthuốc do Phòng kỹ thuật Công Nghệ quy định ), làm ẩm tách mảnh, thái lá,bung nổ sợi, qua bộ phận máy sợi, qua bộ phận sấy sợi, làm dịu và phunhương liệu trực tiếp vào sợi bằng máy tự động Sản phẩm cuối cùng tạiphân xưởng sợi là sợi thành phẩm được đóng gói bảo quản tại kho vàchuyển qua giai đoạn 2 là cuốn sợi thành điếu, giai đoạn 3 là đóng điếuthành bao, thành tút, thành thùng nhập kho thành phẩm Tất cả các côngđoạn thành phẩm đều được kiểm tra thành phẩm chất lượng sản phẩm theođúng quy định kỹ thuật Giai đoạn chế biến 2 là cuốn sợi thành điếu đượcthực hiện trên các dây chuyền, thiết bị tự động tại Phân Xưởng bao mềm vàbao cứng Hệ thống cân đo tự động sẽ ấn định lượng sợi trên điếu thuốc lá

và được đóng thành một điếu thuốc lá hoàn chỉnh Giai đoạn thứ 3 là giaiđoạn đóng bao sản phẩm được thực hiện trên các dây chuyền tự động,chẳng hạn thuốc lá Valentine cứ 20 điếu được đóng thành một bao, và 10bao lại đóng thành một tút, 50 tút được đóng thành một thùng Số lượngđiếu trong bao, bao trong tút, tút trong thùng phụ thuộc vào từng quy địnhcủa từng mác thuốc Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trên các côngđoạn dây chuyền sản xuất là một việc hết sức quan trọng, do nhân viênPhòng Quản Lý Chất Lượng trực tiếp đi ca hướng dẫn các kỹ thuật viênphân xưởng bao cứng thực hiện Đó là những tiêu chuẩn về chất lượngnguyên vật tư phụ liệu đầu vào, và tiêu chuẩn bán thành phẩm và thànhphẩm về hình thức và kiểu dáng bao bì Nếu chưa đạt sản phẩm đó sẽ lạisữa chữa, tái sản xuất Còn với những sản phẩm đạt chất lượng sẽ đượcnhập kho thành phẩm Công việc cuối cùng của quá trình sản xuất là vận

Trang 30

chuyển thành phẩm về nhập kho Hệ thống kho thành phẩm của Công tyđược trang bị các thiết bị chuyên dùng nhằm bảo quản chất lượng sản phẩm

ổn định cho đến khi nhận lệnh xuất bán

Đầu tư sản xuất các sản phẩm thuốc lá phải căn cứ vào quy hoạchphát triển ngành thuốc lá trong từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ phêduyệt và đảm bảo nguyên tắc:

 Không đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuấtsản phẩm thuốc lá vượt quá tổng năng lực sản xuất tại thời điểm ban hànhNghị định số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về

“Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá trong giai đoạn2000-2010”, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu

 Được phép đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ sảnxuất sản phẩm thuốc lá hoặc di chuyển địa điểm sản xuất theo quy hoạch đểnâng cao chất lượng sản phẩm, giảm nồng độ các chất độc ảnh hưởng đếnsức khỏe con người và bảo vệ môi trường

 Tổ chức, cá nhân không có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc

lá không được sử dụng máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm thuốc lá dướimọi hình thức Nhà nước có chính sách hỗ trợ Tổng công ty Thuốc lá ViệtNam mua lại các máy móc thiết bị sản xuất thuốc lá có nguồn gốc hợp phápcủa tổ chức, cá nhân không có chức năng sản xuất sản phẩm thuốc lá vàcủa các địa phương, các liên doanh trong quá trình sắp xếp ngành thuốc lá

 Ngừng lập các dự án mới về hợp tác sản xuất, gia công hoặcliên doanh với nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá, trừ trường hợp sảnxuất để xuất khẩu do Bộ Công nghiệp đề nghị và được Thủ tướng Chínhphủ cho phép, với điều kiện phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Namchiếm từ lệ từ 51% trở lên trong các liên doanh sản xuất sản phẩm thuốc lá.Công ty đã đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh cơ sở theo Tiêuchuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn ngành và Quyết định số 4196/1999/QĐ-BYT

Trang 31

ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định vềchất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Việc đầu tư hàng năm cho phòng KCS để kiểm tra chất lượng củasản phẩm cũng được thoả đáng bằng việc cho các cán bộ đi học thêm cáclớp ngắn hạn đào tạo chuyên sâu hơn nữa về trình độ Mặt khác, đó là cùngtham gia giao lưu với các cán bộ chuyên gia chất lượng hàng đầu của TổngCông ty để có thể có thêm nhiều kiến thức và ngày càng hoàn thiện mìnhhơn nữa Một phần góp phần vào chất lượng của sản phẩm được củng cố

mà sản phẩm tạo ra có nét hương vị riêng dần để cạnh tranh với các loạisản phẩm khác trên thị trường và mang dấu ấn riêng đối với khách hàngtiêu dung

Ngày đăng: 04/09/2012, 01:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Trang web: http://vntb.vinataba.com.vn Link
7. Trang web: http://www.mpi.gov.vn Link
8. Trang web: http://www.tapchicongnghiep.vn Link
9. Trang web: http://www.saga.vn Link
1. Giáo trình kinh tế đầu tư - trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Thống kê Khác
3. Chiến lược kinh doanh của Công ty thuốc lá Thanh Hoá đến năm 2010 Khác
4. Tạp chí Kinh tế và dự báo5. Báo đầu tư Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.5/ Báo cáo tài chính các năm 2006 - 2008 - đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá  giai đoạn 2006 – 2008.DOC
Bảng 2.5 Báo cáo tài chính các năm 2006 - 2008 (Trang 15)
Bảng 2.6/ VĐT vào TSCĐ phân theo lĩnh vực giai đoan 2006 – 2008 - đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá  giai đoạn 2006 – 2008.DOC
Bảng 2.6 VĐT vào TSCĐ phân theo lĩnh vực giai đoan 2006 – 2008 (Trang 18)
Bảng 2.7/ Sơ đồ quy trình sản xuất thuốc lá - đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá  giai đoạn 2006 – 2008.DOC
Bảng 2.7 Sơ đồ quy trình sản xuất thuốc lá (Trang 21)
Bảng 2.8/ Tỷ trọng vốn đầu tư cho nguy ên  vật liệu - hương liệu - đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá  giai đoạn 2006 – 2008.DOC
Bảng 2.8 Tỷ trọng vốn đầu tư cho nguy ên vật liệu - hương liệu (Trang 23)
Bảng 2.9/ Số lượng lao động đào tạo theo hình thức đào tạo - đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá  giai đoạn 2006 – 2008.DOC
Bảng 2.9 Số lượng lao động đào tạo theo hình thức đào tạo (Trang 24)
Bảng 2.11/ Tốc độ gia tăng VĐT bảo hộ lao động - đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá  giai đoạn 2006 – 2008.DOC
Bảng 2.11 Tốc độ gia tăng VĐT bảo hộ lao động (Trang 26)
Bảng 2.12/ Các khoản chi phí hàng năm cho các hoạt động vui chơi - đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá  giai đoạn 2006 – 2008.DOC
Bảng 2.12 Các khoản chi phí hàng năm cho các hoạt động vui chơi (Trang 28)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w