1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luật phá sản Việt Nam năm 2004 - thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện

87 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 726,53 KB

Nội dung

Luật phá sản Việt Nam năm 2004 - thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện

KHOA KINH TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM NĂM 2004: THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ NỘI PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN Sinh viên thực hiện : Lê Hoàng Mai Lớp : Anh 8 Khoá : 44B Giáo viên hƣớng dẫn : GS.TS. Nguyễn Thị Mơ Nội, tháng 05 năm 2009 i MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁ SẢN, PHÁP LUẬT PHÁ SẢNVIỆT NAM NĂM 2004 3 I. Khái niệm đặc điểm của phá sản 3 1. Khái niệm về phá sản 3 1.1 Phá sản theo các cách tiếp cận từ góc độ kinh tế 3 1.2 Phá sản theo cách tiếp cận từ góc độ pháp luật 5 2. Sự tác động của phá sản 7 2.1. Về mặt tiêu cực 7 2.2. Về mặt tích cực 9 II. Pháp luật về phá sản 11 1. Sự cần thiết phải có pháp luật phá sản 11 2. Mục đích vai trò của Pháp luật phá sản 12 2.1 Mục đích của pháp luật phá sản: 12 2.2 Vai trò của Pháp luật phá sản 13 3. Một số điểm lưu ý trong các quy định của pháp luật phá sản của các nước trên thế giới: 18 3.1. Phạm vi áp dụng của Luật phá sản. 18 3.2. Thế nào là tình trạng phá sản. 21 II. Luật phá sản Việt Nam năm 2004 24 1. Sự cần thiết phải ban hành Luật phá sản năm 2004 24 2. Những nội dung cơ bản của Luật phá sản năm 2004 26 2.1. Về đối tượng áp dụng của Luật Phá sản. 26 2.2. Điều kiện để xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản 27 2.3. Thủ tục tiến hành một vụ phá sản thông thường 28 ii CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2004 TẠI THÀNH PHỐ NỘI NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 34 I. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng Pháp luật phá sản nói chung luật phá sản năm 2005 ở Việt Nam 34 1. Những thuận lợi kết quả 34 2. Những khó khăn bất cập. 38 2.1. Phạm vi chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản còn quá hẹp 38 2.2. Thủ tục giải quyết phá sản còn kéo dài 39 2.3. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà không nộp đơn yêu cầu phá sản vì các quy định trong Luật phá sản năm 2004 vẫn chưa cụ thể 40 3. Nguyên nhân bất cập trong quá trình thực hiện Luật phá sản năm 2004 41 3.1 Tính khả thi của luật không cao 41 3.2 Văn bản hướng dẫn thực hiện luật còn chậm 42 II. Áp dụng Luật phá sản năm 2004 tại TP. Nội 43 1. Thực tiễn áp dụng các quy định về giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản các doanh nghiệp ở thành phố Nội những vấn đề đặt ra. 43 2. Thực tiễn thực hiện quy trình thủ tục phá sản những vấn đề đặt ra 47 2.1. Vướng mắc trong trường hợp không xác định được địa chỉ của doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp (con nợ) khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 47 2.2. Chưa có tiêu chí cụ thể về điều kiện thụ lý đơn ra quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản 48 2.3. Những quy định về Thẩm phán phụ trách việc giải quyết phá sản còn tỏ ra không sát với thực tế. 48 2.4. Những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động của Tổ quản lý, thanhtài sản50 2.5. Về vấn đề thu hồi tài sản phá sản 57 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THỰC THI LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2004 59 I. Dự báo xu hƣớng doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản ở TP. Nội trong thời gian tới 59 1. Cơ sở để dự báo 59 iii 2. Con số dự báo 61 II. Các giải pháp cụ thể 62 1. Nhóm giải pháp sửa đổi Luật phá sản năm 2004 62 1.1. Sửa đổi các quy định về việc nộp đơn, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản việc mở hoặc không mở thủ tục phá sản 62 1.2. Bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động của Tổ quản lý, thanhtài sản67 1.3. Tăng cường cơ chế giám sát của chủ nợ đối với quá trình giải quyết thủ tục phá sản. 69 1.4. Bổ sung các quy định về thủ tục quản lý tài sản phá sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản 71 2. Nhóm giải pháp đối với Thành phố Nội 74 2.1. Có biện pháp đủ mạnh để thúc đẩy thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả 74 2.2. Kiên quyết xóa bỏ tư tưởng ỷ lại vào sự cứu xét của Nhà nước đối với những doanh nghiệp Nội hoạt động không hiệu quả 74 2.3. Tăng cường nâng cao hiểu biết ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp Nội về lợi ích của thủ tục phá sản pháp luật phá sản 75 3. Nhóm giải pháp khác 76 3.1. Đối với Toà án 76 3.2. Tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về kế toán 77 3.3 Tăng cường giáo dục sâu rộng mọi đối tượng trong tầng lớp nhân dân Nội về phá sản để đổi mới nhận thức 78 Kết luận 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 Danh mục các chữ viết tắt 1. LPSDN 1993 : Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 2. LPS 2004 : Luật phá sản năm 2004 3. CHLB : Cộng hoà liên bang 4. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn 5. WTO : Tổ chức thương mại Thế giới 6. GDP : Tổng sản phẩm quốc nội. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Phá sản doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là hiện tượng tất yếu của quá trình cạnh tranh, chọn lọc đào thải tự nhiên để loại bỏ doanh nghiệp yếu kém, khẳng định sự tồn tại phát triển đối với doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Vì những lý do khác nhau mà trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng phá sản. Chính vì thế pháp luật phá sản là một bộ phận không thể thiếu của pháp luật kinh doanh để giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến tình trạng làm ăn quẫn bách của doanh nghiệp, tức là khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Luật phá sản đầu tiên của nước ta có tên gọi là Luật phá sản doanh nghiệp, được Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ tư thông qua ngày 30/12/1993 có hiệu lực ngày 1/7/1994. Tuy nhiên, trong hơn mười năm thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Sau môt thời gian nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục nhược điểm của Luật phá sản doanh nghiệp năm1993 đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện tại. Luật phá sản mới đã ra đời: Luật này có tên gọi là Luật phá sản năm 2004. Luật phá sản năm 2004 đã được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ năm thông qua, có hiệu lực từ ngày 15/10/2004 chính thức thay thế Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993. Mục tiêu của Luật phá sản năm 2004 không chỉ nhằm giải quyết vụ việc phá sản đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ, tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp trong quá trình tiến hành các hoạt động thương mại mà quan trọng hơn là nhằm tìm kiếm giải pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong kinh doanh. Tuy nhiên, trong thực tế, mục tiêu này không phải là dễ thực hiện. Vì vậy, cần phải nắm vững nội dung của Luật phá sản sự vận dụng đúng đắn những nguyên tắc của Luật phá sản nói chung những quy định pháp lý có liên quan mới có thể thực thi Luật phá sản một cách có hiệu quả. 2 Đó là lý do để vấn đề “Luật phá sản Việt Nam năm 2004: Thực tiễn áp dụng tại thành phố Nội phương hướng hoàn thiện” được lựa chọn làm đề tài cho Khoá luận tốt nghiệp đại học này. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu để làm rõ những nội dung cơ bản của Luật phá sản năm 2004 sau khi phân tích thực tiễn áp dụng luật này tại TP. Nội trong những năm qua nhằm làm rõ bất cập những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện; từ đó đề xuất phương hướng giải pháp để Luật phá sản năm 2004 có hiệu quả hơn trong thực tiễn. 3. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứƣ: Đối tượng nghiên cứu của Khoá luận là: Luật phá sản nói chung Luật phá sản Việt Nam năm 2004 nói riêng. Phạm vi nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu của Khoá luận giới hạn ở việc phân tích những vấn đề phát sinh từ việc áp dụng Luật phá sản năm 2004 tại TP. Nội. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê nêu nhận xét cá nhân. 5. Kết cấu Khoá luận: Ngoài Lời nói đầu, Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Khoá luận bao gồm ba chương: Chƣơng 1: Tổng quan về phá sản, pháp luật phá sản Luật phá sản năm 2004 Chƣơng 2: Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 tại TP Nội những vấn đề đặt ra. Chƣơng 3: Phương hướng giải pháp tăng cường khả năng thực thi Luật phá sản năm 2004. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁ SẢN, PHÁP LUẬT PHÁ SẢNVIỆT NAM NĂM 2004 I. Khái niệm đặc điểm của phá sản 1. Khái niệm về phá sản 1.1 Phá sản theo các cách tiếp cận từ góc độ kinh tế Nghiên cứu quá trình hình thành phát triển của các nền kinh tế trên thế giới đã cho thấy rằng, phá sản ra đời tồn tại trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Điều này giải thích tại sao, phá sản là hiện tượng bình thường, phổ biến trong nền kinh tế thị trường nhưng lại rất xa lạ với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Phá sản là khái niệm chỉ tình trạng làm ăn thua lỗ của doanh nghiệp, tình trạng mất khả năng thanh toán nợ của thương gia. Về phương diện ngôn ngữ, hiện có khá nhiều thuật ngữ dùng để thể hiện khái niệm này. Ở châu Âu khi nói đến phá sản người ta hay dùng danh từ “Bankruptcy” trong tiếng Anh hoặc “Banqueroute” trong tiếng Pháp. Cả hai từ này đều bắt nguồn từ chữ “Banca Rotta” của La Mã có nghĩa là “chiếc ghế bị gẫy” 1 . Vào khoảng thế kỷ VII, tại La Mã các thương gia của một thành phố thường họp nhau lại để xem xét việc làm ăn công nợ. Người nào mất khả năng thanh toán công nợ sẽ bị mất quyền tham gia Đại hội thương gia chiếc ghế ngồi của họ theo đó cũng bị đem ra khỏi hội trường. Như vậy, “Banca Rotta” (chiếc ghế bị gẫy) được quan niệm như là một biểu tượng của việc mất khả năng thanh toán. Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, con người làm ra sản phẩm tự phục vụ, tự đáp ứng nhu cầu của mình nên hoạt động thương mại chưa tồn tại do đó không thể có hiện tượng phá sản. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chủ thể kinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh, được Nhà nước thành lập tài sản thuộc quyền sở hữu Nhà nước. Các doanh nghiệp này không có quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh 1 TS. Trương Hồng Hải, Luận án tiến sĩ: “Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ so sánh phương hướng hoàn thiện”, tr38-40 4 từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đều theo kế hoạch của Nhà nước cũng không có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Lúc bấy giờ, nếu doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì nộp vào ngân sách nhà nước, còn ngược lại nếu lỗ thì được Nhà nước bù lỗ. Các xí nghiệp, hợp tác xã thời kỳ này hoạt động kém hiệu qủa, lãi giả, lỗ thật, nợ nần chồng chất. Nhà nước phải giúp đỡ các doanh nghiệp này bằng cách hoãn nợ, xoá nợ hoặc dùng các giải pháp mang tính hành chính như giải thể, sáp nhập… Vì vậy, doanh nghiệp quốc doanh trong nền kinh tế bao cấp không bị mất khả năng thanh toán do đó hiện tượng phá sản cũng không xảy ra. Trong nền kinh tế thị trường, phá sản là một hiện tượng kinh tế-xã hội tồn tại khách quan. Tính tất yếu khách quan của hiện tượng phá sản được lý giải bởi các nguyên nhân sau: Thứ nhất, mặc dù có đời sống ngắn dài khác nhau nhưng doanh nghiệp luôn có một vòng đời nhất định: khởi nghiệp, tăng trưởng, phồn vinh suy thoái. Cũng giống như một cơ thể sống, hàng triệu tế bào liên tục được sinh ra chết đi. trong nền kinh tế thị trường hàng chục triệu doanh nghiệp được sinh ra, trải qua nhiều giai đoạn cũng đến lúc tàn lụi, đó là lúc doanh nghiệp phá sản. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh tồn của sự vật, hiện tượng. Thứ hai, nền kinh tế thị trường là nơi diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà kinh doanh. Những doanh nghiệp nào muốn tồn tại phát triển phải mạnh phải đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động, linh hoạt nắm bắt được các quy luật kinh tế chiếm lĩnh thị trường. dĩ nhiên các công ty nhỏ, không đủ sức cạnh tranh sẽ lâm vào tình trạng phá sản. Một doanh nghiệp phá sản có thể do nhiều nguyên nhân, cũng có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan tác động. Nguyên nhân khách quan như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, động đất, hay sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh…Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan như năng lực quản lý, lãnh đạo công ty, chiến lược kinh doanh,…nhiều khi cũng là nguyên nhân của các vụ phá sản doanh nghiệp. 5 Phá sản bao giờ cũng kéo theo những hệ quả kinh tế-xã hội nhất định. Ví dụ, sự phá sản của một bộ phận lớn doanh nghiệp thường gây ra những xáo trộn, ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất, thu nhập của một bộ phận lớn người lao động. Song sự tác động của phá sản không phải bao giờ cũng chỉ có ý nghĩa tiêu cực. Sinh- Tử, Thành lập- Phá sản là những quy luật của cuộc sống doanh nghiệp thị trường. Một trong những quy luật cơ bản của triết học là quy luật phủ định của phủ định, phá sản cũng chính là sự phủ định cần thiết để kinh tế có bước phát triển cao hơn. Tóm lại, nhìn từ góc độ kinh tế, phá sản là một thuật ngữ chỉ tình trạng làm ăn thua lỗ, quẫn bách đến mức không thể trả được các món nợ dù có bán hết mọi tài sản hiện có. Phá sản là một hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường, nó hiện hữu như một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc đào thải tự nhiên của nền kinh tế thị trường. 1.2 Phá sản theo cách tiếp cận từ góc độ pháp luật Phá sản đã có từ lâu, nhưng với tư cách là một hiện tượng phổ biến thì nó chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế này, cùng với các quyền cơ bản khác của công dân, quyền tự do kinh doanh đã rất được Nhà nước tôn trong, đề cao bảo vệ. Với tư cách là một quyền cơ bản của công dân, quyền tự do kinh doanh có nội hàm rất rộng, bao gồm nhiều bộ phận cấu thành như quyền tự do thành lập doanh nghiệp; quyền tự do quyết định quy mô kinh doanh; quyền tự do lựa chọn ngành nghề, mặt hàng kinh doanh; quyền tự do định đoạt các vấn đề phát sinh trong khi hành nghề; quyền tự do thiết lập các quan hệ kinh tế; quyền tự do lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp; quyền tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Như vậy, tự do cạnh tranh như một bộ phận cấu thành rất quan trọng của quyền tự do kinh doanh đã tạo tiền đề pháp lý để các doanh nghiệp tham gia vào các cuộc chiến với nhau nhằm giành giật thị trường, khách hàng, lợi nhuận. Cũng như mọi cuộc chiến khác, cuộc chiến giữa các nhà kinh doanh cũng mang lại những hậu quả nhất định cho bên thua cuộc: Phá sản. Xét trên quan điểm của pháp luậtnói thì Phá sản cũng là một quyền của doanh nghiệp đã là quyền thì được pháp luật bảo vệ. [...]... sức, tiền bạc cho các đương sự Nhà nước Những phân tích ở trên cho thấy đặc điểm của pháp luật phá sản với ý nghĩa là lĩnh vực pháp luật độc lập trong hệ thống pháp luật các nước II Luật phá sản Việt Nam năm 2004 1 Sự cần thiết phải ban hành Luật phá sản năm 2004Việt Nam quá trình hình thành phát triển của Pháp luật phá sản có những hoàn cảnh lịch sử đặc thù có lẽ chính những điều đó đã... pháp luật này tạo thành một lĩnh vực pháp luật được gọi là pháp luật về phá sản mà xương sống của nó là Luật Phá sản Tóm lại, vì có phá sản nên phải có pháp luật về phá sản pháp luật về phá sản là tổng thể các văn bản do Nhà nước ban hành, trong đó quy định về dấu hiệu của tình trạng phá sản; điều kiện áp dụng các thủ tục phá sản (thủ tục phục hồi, thủ tục thanh lý); địa vị pháp lý của các chủ thể... của bộ phận pháp luật này Có thể khái quát như sau: Trong thời kỳ Pháp thuộc, cùng với Bộ luật thương mại Pháp, chế định pháp luật về phá sản đã được áp dụngNam Kỳ từ năm 1864 Bắc Kỳ từ năm 1888 Năm 1942 triều đình Huế ban hành Bộ luật thương mại áp dụng cho phần lãnh thổ Trung kì từ năm 1944 Đây là một văn bản pháp luật thể hiện rõ sự vay mượn Pháp luật phá sản của Pháp với quan điểm khắc trong... phải có pháp luật về phá sản như là một lĩnh vực pháp luật độc lập 2 Mục đích vai trò của Pháp luật phá sản 2.1 Mục đích của pháp luật phá sản: Mục đích chính của pháp luật phá sản ở hầu hết các quốc gia là chính phủ muốn tạo lối thoát nhân đạo cho những doanh nghiệp lâm vào tình trạng tài chính khó khăn, hoặc không có khả năng trả nợ Bên cạnh đó, tuỳ theo luật pháp từng nước mà pháp luật phá sản còn... phá sản mới đã được ban hành, luật này có tên gọi là Luật phá sản năm 2004 Luật phá sản năm 2004 ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của Luật phá sản năm 1993 Luật phá sản năm 2004 ra đời ngoài việc dựa trên tinh thần ưu tiên bảo vệ lợi ích của chủ nợ người lao động vốn là mục đích của Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993, Luật này còn nhằm mục tiêu phục hồi tái tạo lại doanh nghiệp Ngoài ra, pháp luật. .. nhà đầu tư, nhà kinh doanh là công cụ pháp lý để 25 Nhà nước can thiệp vĩ mô vào nền kinh tế nhất là trong bối cảnh nền kinh tế của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2 Những nội dung cơ bản của Luật phá sản năm 2004 2.1 Về đối tượng áp dụng của Luật Phá sản Theo Luật phá sản doanh nghiệp, đối tượng áp dụng của Luật là doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu được thành lập hoạt động theo pháp... lập pháp về vấn đề phá sản chứ chưa thật sự có giá trị điều chỉnh trên thực tế Đến cuối năm 1993, Luật phá sản đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới được ban hành Luật này có tên gọi là Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 Luật phá sản Doanh nghiệp được quốc hội chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1994 Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 bao gồm 6 chương 52 điều Việc ban hành... kinh tế tạo công ăn việc làm bởi nhiều công ty vẫn được tiếp tục kinh doanh tài sản của các công ty được bảo vệ Ở Việt Nam, pháp luật phá sản cũng đã được xây dựng theo khuynh hướng này Cụ thể là, Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 gần đây là Luật Phá sản 2004 đã không chỉ bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ nợ mà còn bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho cả doanh nghiệp mắc nợ đặc... thì cũng không thuộc phạm vi áp dụng của Luật phá sản Một trong số rất ít những nước có cách làm này là Việt Nam Theo Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 Luật Doanh nghiệp năm 1999 thì ở Việt Nam lúc đó có 2 loại thương nhân họ được gọi với hai tên khác nhau là doanh nghiệp hộ kinh doanh cá thể Theo Luật PSDN 1993 Luật Phá sản 2004 thì tuyên bố phá sản chỉ áp dụng cho một loại chủ thể kinh... gia tố tụng phá sản; trình tự tiến hành việc giải quyết phá sản; thứ tự ưu tiên thanh toán từ tài sản phá sản các vấn đề khác có liên quan đến việc giải quyết một vụ phá sản cụ thể Nói cách khác từ góc độ pháp luật, khi một thương gia, một doanh nghiệp bị phá sản thì theo quy định của pháp luật Toà án sẽ tuyên bố thương gia, doanh nghiệp đó 6 bị phá sản Tuyên bố phá sản là một thủ tục pháp lý bắt . vụ phá sản thông thường 28 ii CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2004 TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 34 I. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng Pháp luật phá sản nói. có thể thực thi Luật phá sản một cách có hiệu quả. 2 Đó là lý do để vấn đề Luật phá sản Việt Nam năm 2004: Thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện được lựa. luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Khoá luận bao gồm ba chương: Chƣơng 1: Tổng quan về phá sản, pháp luật phá sản và Luật phá sản năm 2004 Chƣơng 2: Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm

Ngày đăng: 17/04/2014, 13:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bảng thống kê số vụ phá sản trên cả nước ở Việt Nam giai đoạn từ  năm 2004-2008 - Luật phá sản Việt Nam năm 2004 - thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện
Bảng 1 Bảng thống kê số vụ phá sản trên cả nước ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2004-2008 (Trang 40)
Bảng 2  : Số vụ phá sản tại TP. Hà Nội từ 1/1/1993 đến 31/12/2006 - Luật phá sản Việt Nam năm 2004 - thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện
Bảng 2 : Số vụ phá sản tại TP. Hà Nội từ 1/1/1993 đến 31/12/2006 (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w