Xây dựng đội ngũ đảng viên là thanh niên sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời kỳ mới
Trang 1_‹ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ‘= \ 3 wn - HOS VIÊN Cathal TRf QU C GIA HỒ C¿†Í MINH
NGUYEN Till MY TRANG
XÂY DI/MG ĐI HGŨ ĐẲNG VIÊN LÃ TH¿NH ?“IÊN -_ SINH VIỄN Õ CÁC TRƯỜNG ĐẠ! HỢC, CAO ĐẲNG
Trang 2
_ Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dân khoa học: GS Dau Thế Biểu
Phản biện !: PGS.TS Phùng Hữu Phú Thành uỷ Hà Nội
Phản biện 2: TS Không Minh Trà
Đại học Cảnh Sát Phản biện 3: TS Lê Văn Giảng
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận ẩn cấp Nhà nước họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
vào hồi: giờ ngày tháng năm 2001
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài ~
Xây dựng đội ngũ đảng viên là thanh niên nói riêng, trong đó :có
thanh niên sinh viên (TNSV) các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) là
một trong những vấn đề quan trọng của công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa lâu dài đến việc giữ vững năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đặc biệt là trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước
Lịch sử xã hội nước ta trong những thập niên vừa qua đã khẳng định rõ vai trò to lớn của thanh niên - lớp người gánh vác vận mệnh của đất nước, tiền đồ của dân tộc Ngày nay, chính TNSV trong các trường ĐH, CÐ là một
bộ phận nòng cốt trong việc tiếp thu, sáng tạo, vận dụng những thành tựu
khoa học - công nghệ, làm chủ nên kinh tế tri thức; có vai trd quan trọng quyết định đến sự phát triển của đất nước
Đảng Cộng sản Việt Nam để xướng và lãnh đạo nhân dân tiến hành
công cuộc đổi mới nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Song, "sự nghiệp đổi mới có
thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay khóng, cách mạng Việt Nam có vững bước
theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên"
Các trường ĐH và CÐ là trung tâm đào tạo nhân tài phục vụ cho sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước Các tổ chức đảng và lực lượng đảng viên ở các trường này là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo toàn điện đối với sinh viên, trước hết là về chất lượng chính trị Vì thế, việc xây dựng đội ngũ đảng viên ở các trường này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt Tuy nhiên, việc xây đựng đội ngũ đảng viên là TNSV còn gặp nhiều khó khăn Để nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong sinh viên ở các trường ĐH, CÐ trên địa bàn cả
Trang 42
nghiêm túc về lý luận và tổng kết thực tiễn, từ đó đề ra các chủ trương,
giải pháp thích hợp
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong hơn 70 năm qua, Đẳng Cệng sản Việt Nam luôn coi trọng VIỆC
phát triển đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên, nhất là việc phát triển đảng
viên là thanh niên (trong đó có TNSV) nhằm tăng thém sinh luc cho Đảng,
trẻ hoá đội ngũ, bảo đảm sự kế thừa và phát triển của Đảng, đáp ứng được
yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong các thời kỳ
Tại Hội nghị chuyên để về "Công tác phát triển đẳng viên trể trong
tình hình mới” (ngày 21/1/1995) do Ban Tổ chức Trung ương và Ban
Thường vụ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức đã để cập đến vấn đề phát triển đảng trong TNSV các trường ĐH, CÐ Các bài tham luận về vấn đề nói trên được in trong tập sách “Phấn đấu vào Đảng để
thực hiện lý tưởng cao đẹp của chúng ta" (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1992) Một số đồng chí lãnh đạo Đảng, các nhà nghiên cứu lý luận, những
người làm công tác Đảng, công tác giáo dục đã để cập đến một số khía
cạnh của công tấc xây dựng đội ngũ đảng viên là thanh niên sinh viên
trong các trường đại học, cao đẳng như: Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam (luận án PTS triết học của
Dương Tự Đam, H, 1996); Những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến tư tưởng chính trị của sinh viên Thực trạng và giải pháp (luận ấn PTS triét hoc của Nguyễn Đình Đức, H,1996); Công tác chính trị tư
tưởng trong các trường đại học và cao đẳng (PGS PTS Nguyễn Phú
Trọng, tạp chí Cộng sản, số 17, 9/1998); Vấn đê phát triển đảng trong
thanh niên sinh viên hiện nay (Hoàng Bình Quân, Thông tin khoa học
Thanh niên, số 5, 5/1999)v.v
Việc xây dựng đội ngũ đảng viên là TNSV trong các trường ĐH, CÐ
trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được thể hiện trong Một số đề tài nghiên
cứu khoa học của các cơ quan Irung ương và Hà Nội đưới các góc độ
Trang 5văn hoá chính trị) -Để tài 93 - 98 - 081/ĐT (Phân viện Báo chí và Tuyên
truyền, Học viện CTQG Hồ Chí Minh thực hiện, H,12/1993); Công tác
phát triển đẳng trong sinh viên một số trường đại học ở Hà Nội - Thực
trạng và giải pháp (Đoàn TNCS Học viện CTQG Hồ Chí Minh thực hiện,
H 10/1997); Đổi mới sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội (Nguyễn Đức Minh chủ
biên, Nxb CTQG, H.1997); Công tác xây dựng Đảng trong các trường đại
học, cao đẳng ở Hà Nội" (PGS PTS Nguyễn Phú Trọng, tạp chí Cộng sản,
số 9, 5/1997)
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hoàn chính về việc xây dựng đội ngũ đảng viên là TNSV ở các trường ĐH, CÐ nói
chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói néng
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Luận ấn nhằm mực đích: góp phần phát triển số lượng và nâng cao
chất lượng đội ngũ đảng viên là TNSV các trường ĐH và CĐ nhằm đáp
ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
Để đạt được mục đích trên, luận án giải quyết những mưưệm vụ sau:
- Trình bày tương đối có hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lanin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí,
vai trò của thanh niên, TNSV trong sự nghiệp cách mạng; khẳng định vị
tri, vai trò của công tác xây đựng đội ngũ đảng viên là TNSV các trường DH va CÐ trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
- Lam 16 thuc trạng đội ngũ đảng viên và công tác xây dựng đội ngũ
đảng viên nói trên
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục xây dựng đội ngũ dang viên là TXSV đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu việc xây dựng đội ngũ đảng viên là
Trang 64
uỷ Hà Nội (chủ yếu là từ học sinh phổ thông, sinh viên học hệ tập trung; không đề cập đến TNSV trong các trường ĐH, CÐ của quân đội, an ninh và các trường ĐH đân lập, ĐH mở)
Phạm vì khảo sát thực tế được giới hạn từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương
lần thứ ba (khoá VII, 6/1992) đến thời gian thực hiện luận án
3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được triển khai nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vấn đề thanh niên (trong đó có TNSV), về xây dựng đội ngũ đảng viên
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là:
phương pháp tổng kết thực tiễn, thống kê khảo sát; kết hợp sử dụng các phương pháp lõ-gích và lịch sử, phân tích và tổng hợp; khái quát hoá trên
cơ sở phân tích các số liệu, các kết quả điều tra xã hội học; đồng thời tham
khảo những tư liệu, tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến để tài
6 Đóng góp mới của luận án
- Đánh giá một cách cơ bản thực trạng đội ngũ đảng viên và công tác
xây dựng đội ngũ đảng viên là TNSV trong các trường ĐH, CÐ đóng trên
địa bàn Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi tiếp tục xây dựng đội ngũ
này trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được vận dụng vào thực tiễn xây dựng đội ngũ đảng viên là TNSV ở các trường ĐH và CÐ
Laiện án có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy bộ
môn xây dựng Đảng trong các học viện, các trường chính trị, Đồng thời,
luận án góp phần nhỏ vào việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương
Trang 7(khoá VIII) về giáo dục và đào tạo, Chỉ thị số 34 - CT/IW ngày 30/5/1998
của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần
thứ sáu (lần 2) khoá VIII của Đảng
8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, l6 bảng,
luận án gồm 3 chương và 6 tiết
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN
Chương Ì
XÂY DỰNG ĐỘI NGỮ ĐẢNG VIÊN LÀ THANH NIÊN SINH VIÊN - MỘT
SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM
1.1.Thanh niên và thanh niên sinh viên trong sự nghiệp cách
mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
1.1.1.Vai trò, đặc điển của thanh niên
* Vai trò của thanh niên
- Sự khởi đầu của một đời người bắt đầu từ tuổi thanh niên Vấn đề thanh niên luôn có tầm quan trọng đặc biệt trong thời đại, đối với môi quốc gia, dân tộc
- Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của GCCN - giai cấp đại biểu cho
lực lượng sản xuất tiên tiến nhất, cần phải có sự đóng góp của nhiều thế hệ
mà nổi bật là thế thệ thanh niên Thanh niên là cội nguồn sức sống của dân
tộc Tương lai của dân tộc và của cả loài người phụ thuộc vào lớp trẻ Điều
đó chỉ có được khi thanh niên được Đảng Cộng sản-một chính đảng chân chính nhấ:, cách mạng nhấ: lãnh đạo
- Cách mạng vê sản và sự nghiệp xây dựng CNXH, CNCS đã thực sự lầm cne raế nệ tnann niên paát huy được vai trò ro iớn của mình một cách
chủ động, tích cực và sáng tạo Chính hiện thực cuộc sống đã, đang và sẽ cuốn híứ: ruổi trả vào đờ: sống chính trị, Thanh niên, khi được tổ chức lại:
ˆ
6 tous ye nh hạt nhân của đội quân cách mạng, là lực lượng hùng nậu có
Trang 86
khả năng hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong cuộc đấu tranh
chống kẻ thù cách mạng Đồng thời, họ cũng là phững người làm chủ
những trị thúc hiện đại, vận dụng những trì thức đó vào công cuộc xây
dựng CNXH TNSV sẽ là người tham gia vào bộ máy của Đảng và
Nhà nước, là lực lượng có đủ thời gian và điều kiện để biến CNXH từ
lý tưởng trở thành hiện thực
- Thanh niên Việt Nam là người chủ tương lai của đất nước : Việt Nam, là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng Họ là lực lượng xã hội to lớn,
có tiềm năng hùng hậu, có mát trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
góp phần xây dựng đất nước Sự thành công và phát triển hay sự trì trệ
và tụt hậu của đất nước - điều đó tuỳ thuộc vào phần lớn ở chất lượng thanh niên như thế nào?
* Đặc điểm cửa thanh niên, tác giả luận án cho rằng:
- Tuổi thanh niên là sự kế tiếp của tuổi thiếu niên: là thời kỳ
phát triển mạnh mẽ cả về thể chất, trí tuệ và tài năng, là thời kỳ chuẩn bị mọi mặt để phát triển đến đỉnh cao ở tuổi trung niên Đó chính là
giai đoạn đánh dấu sự tự khẳng định vị trí, vai trò trong xã hội của
thanh niên Ở họ, sự phát triển sinh học thường đến sớm và hoàn
chỉnh nhanh hơn sự phát triển xã hội Vì thế, luôn có sự đan Xen giữa
mặt mạnh và mặt yếu trong con người thanh niên, sự nhiệt tình đôi lúc
thái quá đến bồng bột, sự thông minh đôi lúc đến ngộ nhận
- Tuổi thanh niên là tưổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con
người Đặc trưng của lớp người trẻ tuổi này là sống nặngt ình cảm hon lý trí Cách nhìn nhận vấn đề, giải quyết sự việc, lựa chọn giá trị ở thanh niên thường mang tính chủ quan, phiến diện, lý tưởng hóa Đây là nét khác biệt căn bản giữa thế hệ thanh niên và thế hệ cha anh,
có thể dẫn đến những mâu thuẫn xung đột thế hệ Do đó, rất cần đến
Sự piáo dục và quản lý xã hội đối với thanh niên
- Thanh niên là một nhóm nhân khẩu xã hội duge phan chia
Trang 9mọi giai cấp và tầng lớp xã hội, bao gồm các nhóm, các đối tượng khác nhau Mỗi nhóm xã hội đặc thù thanh niên mang những nét đặc trưng riêng có của nó
- Thanh niên Việt Nam là một thế hệ cường tráng, hiếu học, có kiến thức, giàu lòng yêu nước, cần cù trong lao động, đầy nghị lực, tự ˆ
tin và sáng tạo, đám vượt khó khăn, cùng nhau đoàn kết, tiếp tục gánh
vác sự nghiệp mà các thế hệ cha anh đã để lại
1.1.2 Vai trò, đặc điển của thanh niên sinh viên
* Vai trò của thanh niên sinh viên (TNSV)
- Khả năng trí tuệ và trình độ chiếm lnh tri thức của TNSV thé
hiện rõ vai trò của họ trong cuộc cách mạng xoá bỏ CNTB và trong
cách mạng XHCN TNSV - một bộ phận quan trọng và nhạy cảm nhất
của giới trí thức Họ là nguồn bổ sung cho đội ngũ trí thức mới - trí
thức vô sản
- Sự nghiệp của GCVS không thể thiếu được sự tham gia tích
cực và tự giác của TNSV Họ là người bạn đáng tin cậy của GCCN Sự gắn bó mật thiết giữa bộ phận ưu tú nhất của TNSV với GCVS cách mạng sẽ đem lại sức mạnh to lớn và sự phát triển nhanh chóng của
cách mạng
- TNSV Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, luôn
là lực lượag hăng hái tham gia các phong trào cách mạng Nhiều
TNSV Việt Nam là tấm gương sáng trong học tập, đấu tranh, lao động
cho thế hệ mai sau Nhiều người trong số họ đã trở thành những nhà khoa học có uy tín lớn trong nước và quốc tế, những nhà giáo, thầy thuốc mẫu mực, những văn nghệ sĩ tài năng, những người quản lý sản xuất kinh đoanh giỏi; đảm nhiệm những trọng trách quan trọng trong
các cơ quan của Đảng, Nhà nước và đoàn thể ở các cấp, các ngành
Không ít người đã được Nhà nước tặng nhiều đanh hiệu cao quý
- Vai trò của TNSV ngày càng trở nên quan trọng, nhất là trong
Trang 10§
Họ là bộ phận có vai trò quan trọng nhất của thanh niên trong sự nghiệp
đổi mới đất nước, xây dựng thành công CNXH, đưa đất nước ta có vị trí
xứng đáng trong cộng đồng quốc tế khi bước vào thế kỷ XXI
* Đặc điểm của thanh niên sinh viên
TNSV là những người thường có độ tuổi 18 đến 25, đang học tại các
trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Đó là một giới năng động mà thành phần, số lượng của nó hàng năm thay đổi Để đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp CNH, HĐH, của nền kinh tế tri thức, tỷ lệ TNSV nước ta tiếp tục
tăng
- TNSV là một nhóm xã hội đặc thù - thanh niên trí thức Họ có vị trí
song hành trong xã hội, là đội dự bị của trí thức; là bộ phận trí tuệ và ưu tứ trong các thế hệ thanh niên Cùng với giới trí thức, TNSV thường đại điện cho bộ mặt tính thần của xã hội, được xã hội tôn trọng và để cao Song, họ
có nhược điểm là nhận thức chưa đẩy đủ, bàng quan, dễ coi thường những
gÌ Vượt ra ngồi phạm vị các khát niệm khoa học kỹ thuật
- Đối với TNSV, sự lựa chọn của họ về giá trị cuộc sống, thái độ nhập cuộc với cuộc sống thường được biểu hiện tập trung nhất ở jý tưởng nghề nghiệp Lý tưởng nghề nghiệp, hướng tới những vị trí xã hội trong nghề nghiệp ở TNSV cao hơn những thanh niên khác cùng lứa tuổi
- So với các bộ phận thanh niên khác, TNSV được sự giáo dục có hệ
thống và toàn diện hơn về mọi mặt về cả tư rưởng, đạo đức, trị thức chuyên
môn Họ chịu sự quản lý khá chặt chế của hệ thống chính trị trong môi
trường ĐH và các đoàn thể ngoài xã hội khác Trong công cuộc đổi mới đất
nước hiện nay, sẽ ngày càng có nhiều cần bộ chủ chốt trong các Tinh vue quan trọng của đất nước vốn là TNSV,
1.2, Sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ đẳng viên là TNSV trong
giai đoạn cách mạng mới
]1.2.L TNSV với sự nghiệp CNH, HDH
* Vai trò của TN§V trong sự nghiệp CNH, HDH được thể hiện ở
Trang 11- TNSV là nguồn cung ứng nhân lực lao động có trình độ chuyên môn cao Hàng năm, số TNSV tốt nghiệp từ hơn 100 trường ĐH, CĐ trong cả
nước chiếm một tỷ lệ không nhỏ Đây là nguồn nhân lực lao động chất
lượng cao - lao động trí tuệ, đấp ứng được yêu cầu của CNH, HĐN; là lực
lượng kế tục và phát huy nguồn trí tuệ vô cùng quý giá của dan tộc ta trong công cuộc đổi mới hiện nay
- TNSV với ưu thế về tuổi đời, về nhiệt tình, về học vấn là lực lượng
xung kích trong phong trào cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ hiện đại
trong sản xuất ở thời kỳ CNH, HĐH
- TNSV nước ta với tự cách là một bộ phận quan trọngcúa đội ngũ trí
thức XHCN sẽ gốp phân cùng các nhóm trí thức khác làm thay đổi môi
trường xã hội, xây dựng lối sống công nghiệp phù hợp với yêu câu của xã hội hiện đại
- Sự tham gia tích cực của TNSV trong su nghiép CNH, HDH, sé góp
phần nàng cao chất lượng của hoạt động quản lý kinh tế - xã hội, phát triển dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống
*Yêu cầu của CNH, HĐH đổi với TNSV
- Về tự tưởng chính trị và đạo đức: CHN, HĐH đời hỏi TNSV nước ta phải tham gia với tất cả nỗ lực và sự hiểu biết, giác ngộ sâu sắc về chính trị, tư tưởng Vì thế, TNSV không những phải rèn luyện lập trường, quan điểm chính trị mà còn phải trau đổi trí thức khoa học, tu dưỡng đạo đức và đạt tới sự trung thành văn hoá của thế hệ những người Việt Nam hiện đại
- Về năng lực chuyên môn: TNSV phải có học vấn cơ bản, hiện đại và
hệ thống, lý luận gắn với thực tiễn; có khả năng tư duy khoa học, sáng tạo, nhạy cảm và đổi mới
12.2 Sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ đảng viên là thanh niên Sinh viên (DVSV) trong giai đoạn cách mạng mới
Trang 1210
- Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng đội ngĩ đảng viên
của Đảng trẻ về tuổi đời, có trí tuệ cao, có năng lực, phẩm chất tốt, dồi dào về thể lực, trong sáng về đạo đức là nhiệm vụ có tâm chiến lược của Đảng
Với ý nghĩa đó, xây dựng đội ngũ đảng viên là TNSV các trường ĐH, CĐ là một đòi hỏi khách quan và bức xúc
- Chú trọng xây dựng đội ngũ ĐVSV, đó là một trong những biên pháp
cơ bản để tăng cường Hềm lực trí tuệ của GCCN trong điều kiện CNH, HDH đất nước; nhằm đảm bảo nguyên tắc kế thừa và kế tục sự nghiệp vẻ vang của
Đảng, đảm bảo chất lượng đảng viên trong thời kỳ mới
*Đặc điểm ĐVSV:
Một là, ĐVSV là một bộ phận ưu tú nhất trong sinh viên; có phẩm chất đạo đức, năng lực học tập và khả năng công tác xã hội Họ hầu hết là cán bộ Đoàn, lớp, Hội sinh viên (Hội SV)
Hai la, DVSV trẻ cả về tuổi đời và tuổi Đảng Do đó, họ còn thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, chưa từng trải trong hoạt động
Ba là, phần lớn ĐVSV đựơc kết nạp trong môi trường đại học, tri thức xây dựng Đảng ở đội ngũ này còn hạn chế; việc rèn luyện, thử thách
để phát huy vai trò đảng viên ở họ chưa được nhiều
Bốn là, năng lực học tập và nghiên cứu khoa học, khả năng làm công
tác đảng, công tác xã hội ở họ không đồng đều
Năm là, số lượng ĐVSV luôn biến động: chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số sinh viên, lại phân bố không đều giữa các trường, khoa, lớp Phần lớn DVSV luân phiên nhau làm cấp uỷ Có ĐVSV tốt nghiệp ra trường vẫn tiếp tục sinh hoạt tại chỉ bộ của trường
* Một số yêu cầu về xây dựng đội ngũ ĐVSV hiện nay, phải đảm bảo
đúng theo các yêu cầu sau đây:
Trang 13những tiêu chuẩn đó cho phù hợp với môi trường hoạt động của TNSV va
ĐVSV; đặc biệt phải coi trọng cả đức và tài mà đức là gốc
Thứ hai, chú trọng giáo dục, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng và trình độ trí tuệ cho TNSV, ĐVSV, lấy bản lĩnh
chính trị làm cốt lõi
Thứ ba, lãnh đạo, quản lý và phân công công tác cho ĐVSV phải căn cứ vào đặc điểm của đội ngũ này
Thứ tư, thường xuyên tiến hành sàng lọc đội ngũ ĐVSV theo tiêu
chuẩn mà Nghị quyết Hội nghị TW 3 (khóa VID để ra Việc đóng góp ý kiến cho ĐVSV cần lưu tâm đến quần chúng TNSV, các tổ chức, đoàn thể
xã hội mà họ tham gia hoạt động
Chương 2
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN LÀ THANH NIÊN SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
2.1- Tình hình đội ngũ thanh niên sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nộ'
- Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của cả nước mà còn trung tâm giáo dục đại học lớn nhất (chiếm 1/3 số trường ĐH,CĐ) với đủ các ngành học, các bộ môn khoa học có ở Việt
Nam Số cán bộ làm công tác quản lý, giảng dạy là những trí thức đầu đàn, có học hàm học vị cao chiếm tỷ lệ cao so với đội ngũ này trong toàn quốc
Tuy nhiên, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tấc xây dựng Đảng trong nhà trường chưa quan tâm đúng mức Các tổ chức thuộc hệ thống chính trị của các trường đều được thiết lập Song, Hội SV - một tổ
chức chính trị - xã hội quan trọng của sinh viên mới chỉ có ở 26/44 trường
- Hàng năm, số sinh viên đựơc tuyển vào các trường ĐH, CÐ ở Hà Nội ngày càng tăng Cơ cấu xã hội và cơ cấu vùng miền của sinh viên các
- ~~ =e ew er mG enn Sele ep Am whee «+ ~ ——~ Y a
Trang 1412
tỷ lệ thấp 90% sinh viên ở độ tuổi từ 18 - 25 Cơ cấu sinh viên theo ngành nghề đào tạo hiện nay còn mất cân đối
Sự say mê học tập, nghiên cứu khoa học, tính tích cực xã hội, sự nhạy
bén chính trị của sinh viên Hà Nội khá cao Song, một bộ phận sinh viên có phần xem nhẹ phẩm chất chính trị, tình cảm với Đảng Đoàn còn mờ
nhạt, sa vào các tệ nạn xã hội
2.2- Công tác xây dựng đội ngũ đảng viên sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội
2.2.1 Hệ thống tổ chức đẳng và đội ngũ đẳng viên
- Hệ thống tổ chức đảng của các trường ĐH, CÐ ở Hà Nội bao gồm: I đảng bộ trên cấp cơ sở, l đảng bộ các trường ĐH dân lập, ! đảng bộ Nông
trường 1A (thuộc ĐHQG Hà Nội) và 1 chỉ bộ cơ sở, 9/38 đẳng bộ cơ sở 3
cấp, còn lại là 2 cấp Các chỉ bộ đựơc chia làm 4 loại hình, trong đó cé chi
bộ sinh viên (6%) Chi bộ cán bộ giảng dạy chiếm tỷ lệ cao nhất (54%) và
là chi bộ trung tâm
Tính đến hết năm 1998, có gần 3.000 đảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở
lên, trong đó có 2.000 là tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư Độ tuổi đẳng viên từ 31
- 40 và từ 41 - 45 chiếm tỷ lệ cao nhất, độ mổi rừ 30 trở xuống chỉ có 10% TY
lệ đảng viên là cán bộ khoa học đầu đàn có học hàm, học vị cao, cán bộ chủ
chốt của Đảng, chính quyền, đoàn thể là 90% Số bí thư chi bộ có trình độ tương đương với thủ trưởng trong đơn vị chiếm 80% Hầu hết bí thư Đoàn
trường là đảng uỷ viên
- Tỷ lệ DVSV trên tổng số sinh viên đang học tập trung chiếm
khoảng 2,2% Số ĐVSV là người Hà Nội gốc rất ít; ÐVSV vốn là học sinh phổ thông ngày càng nhiều Tuổi Đảng của ĐVSV dân được nâng lên, số ĐVSV được chuyển chính thức nhiều hơn so với trước Chất lượng ĐVSV được đảm bảo và nâng cao
2.2.2 Thực trạng cóng tác xây đựng đội ngũ ĐVSY
- Thành uỷ Hà Nội đặc biệt quan tâm đến công tác phất triển đẳng
Trang 15lần thứ XI, Quy định số 22-QD/TU (ngày 12/4/1993), Chỉ thị số 24- C17TU (ngày 19/5/1995), Quy định số 100-QĐÐ/TU (ngày 25/01/1995) của
Thành uỷ Hà Nội đã thể hiện rõ điều này TCCSĐ các trường ĐH, CÐ
cũng có những nghị quyết, quy định, quy chế về công tác phát triển đảng
trong TNSV Do đó, số đảng viên là sinh viên được kết nạp năm sau cao hơn năm trước, Năm 1998, tỷ lệ ĐVSV mới được kết nạp là 6,8%, tăng 1%; năm 1999: 54,74%, trong đó tỷ lệ ĐVSV là vốn học sinh phổ thông là
74,04%
Nhiều TCCSĐ đã thực sự đổi mới công tác phát triển đảng trong
TNSV Tuy nhiên, tỷ lệ TNSV được kết nạp Đảng còn ít, có trường nhiều năm không kết nạp được ĐVSV Trong toàn khối, số chỉ bộ phát triển sinh viên vào Đảng chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 30%
- Chất lượng ĐVSV được chú trọng Đại đa số ĐVSV giữ được phẩm
chất người đảng viên Tuy vậy, tri thức về xây dựng Đảng - một bộ phận đặc thù trong tri thức của người đảng viên ở họ hiện nay lại bất cập
- Việc quản lý ĐVSV được thực hiện theo đúng quy định, nhưng nặng về quản lý trước khi kết nạp, mới chỉ chú ý quản lý ĐVSV' trong môi trường học tập TCCSĐ gặp nhiều khó khăn cả về phương thức và cách giải quyết sinh hoạt cho ĐVSV chưa nhận công tác Hiện nay, phân công
nhiệm vụ cho ĐVSV là vấn để nổi cộm nhất khi ĐVSV ít, số lượng sinh
viên đông
2.2.3 Nguyên nhân của thực trạng trên - Nguyên nhân của những kết quả đạt được:
Trước hết, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta
khởi xướng và lãnh đạo cơ bản là đúng đắn Từ Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VII đến nay, Đảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, quy
định có liên quan đến giáo dục, đàc tạo, đến TCCSĐ trcng môi trường
ĐH, đến thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời kỳ mới Đó còn là sự chỉ
Trang 1614
các cấp ở Trung ương và Hà Nội trong việc xây dựng TCCSĐ “trong sạch vững mạnh”, trong xây dựng đội ngũ ĐVSV,
Bên cạnh đó, còn có sự đổi mới về nhận thức và phương thức hoạt
động của nhiều TOCSĐ và đảng viên các trường nói trên cũng như sự phối hợp cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức chính trị trong môi trường đại học đối với công tác này Vai trò tham mưu của Ban cán su Dang DH, CD đối với Thành uỷ Hà Nội, với đảng uỷ các trường là rất quan trọng Đối
với TNSV, định hướng chính trị và ý thức phấn đấu vào Đảng đã có chiều
hướng phát triển tốt Đội ngũ ĐVSV thực sự là nòng cốt trong công tÁc
xây dựng đội ngũ ĐÐVSV
- Nguyên nhân của những hạn chế:
Trong những năm qua, tình hình quốc tế có nhiều biến động, CNXH lâm vào thoái trào,“điễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch đối với Việt Nam có tác động không nhỏ đến TNSV, ÐVSV Những tác
động mặt trái kinh tế thị trường đối với TNSV, ĐVSV tiểm ẩn một nguy cơ làm cho lớp người trẻ tuổi này dễ xa rời lý tưởng chính trị, không quan
tâm đến chính trị, không coi trọng giá trị chính trị - xã hội Họ đã không
ý thức được đầy đủ tri thức, tài năng khoa học, lý tưởng xã hội - nghề
nghiệp chỉ hướng tới được mục tiêu, đạt được những giá trị cao quý khi có
bản linh chính trị vững vàng
Chính sách đào tạo và sử dụng sinh viên, ĐVSV sau khi tốt nghiệp ra trường chưa phù hợp cũng là nguyên nhân làm hạn chế đến công tấc xây dựng đội ngũ ĐVSV Sự phối kết hợp giữa các lực lượng làm công tác giáo dục chính trị tưởng trong nhà trường chưa theo kịp yêu cầu cả trong giáo
dục, rèn luyện và quản lý TNSV, ĐVSV Đải mới cả về nhận thức và
phương thức lãnh đạo trong xây dựng đội ngũ DVSV ở một số cấp uỷ đẳng,
đảng viên còn chậm, chưa đúng mức Vai trò của Đồn thanh niên trong
cơng tác xây dựng Đảng còn hạn chế
Trang 17trường ĐH Chi bộ bộ môn trực thuộc đảng bộ khoa cũng gặp khó khăn trong công tác này do số lượng đảng viên ít
2.2.4.,Những bài học kinh nghiệm
Bài học thứ nhất: làm tốt công tác phát triển Đảng trong TNSV Nó đời hỏi phải có sự chuyển biến đồng bộ vẻ nhận thức của TCCSĐ và các đoàn thể xã hội, từng đảng viên, phải đổi mới cách thức tiến hành công tác này cho phù hợp với thực tiễn của đảng bộ từng trường
Bài học thứ hai: phát huy vai trò, trách nhiệm của TCCSĐ, của người đẳng viên trong giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện TNSV, ĐVSV, là vấn để cơ bản trong xây dựng đội ngũ DVSV
Bài học thứ ba: phân công công tác cho ĐVSV phải có sự dẫn dất cụ thể, giao việc từ đễ đến khó, từ ít đến nhiều; phù hợp theo năng lực, sở trường của từng người ngay trong môi trường hoạt động của họ là tổ chức
Đoàn, Hội SV
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM
XAY DUNG DOI NGU ĐẢNG VIÊN LÀ THANH NIÊN SINH VIÊN
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ MỚI
3.1 Phương hướng và các quan điểm chỉ đạo trong công tác xây
dựng đội ngũ đảng viên là thanh niên sinh viên
3.1.1, Phương hướng chung là phải dat TNSV, DVSV trong mối quan hệ với việc xây dựng đội ngũ đảng viên của toàn Đảng; chú trọng và đảm bảo chất lượng 2VSV đáp ứng yêu cẩu của sự nghiệp CNH, HĐH,
của c¬ộc vận động đổi mới và chính đốn Đảng Từ phương hướng chung
đó, xây dựng đội ngũ 2VSV cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, giác ngộ TNSV
Trang 1816
- Đảm bảo tính đảng và tính khoa học trong công tác phát triển đảng
là TNSV và sàng lọc đội ngũ ĐVSV,
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục nhận thức
về tư cách đảng viên cho TNSV, ĐVSV
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn, phát huy vai trò của TCCSĐ, giữ
vững nguyên tắc rổ chức và sinh hoạt Đảng 3.1.2 Các quan điểm chỉ đạo
Thứ nhất: Đảm bảo phát huy vai trò của thanh niên trí thức trong sự
nghiệp của các mạng, trong CNH, HĐH đất nước
Thứ hai: Chú trọng nâng cao chất lượng đảng viên (trẻ, khoẻ, có trí
tuệ cao, đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh), tăng thêm thành phần và cơ cấu đảng viên của Đảng đảm bảo cho Đảng thực sự phát huy được vai
trò lãnh đạo, nâng cao uy tín và ảnh hưởng của Đảng trong xã hội - xứng đáng là một Đảng cầm quyền
Thứ ba: Quán triệt và thực hiện mục tiêu giáo dục con người toàn
diện: dạy chữ, dạy nghề, dạy người; trong đó dạy người là quan trọng nhất
Giáo dục TNSV, ĐVSV vừa có bản lĩnh khoa học, vừa có bản lĩnh chính
trị mà bản lĩnh chính trị là gốc, giúp cho TNSV phát triển các tiểm nang sáng tạo của mình
3.2 Các giải pháp cơ bản
3.2.1.Cụ thể hoá tiêu chuẩn đẳng viên là thanh niên sinh viên
Xem xét bất cứ quần chúng nào vào Đảng đều dựa vào tiêu chuẩn do Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định Đối với TNSV, khi xem xét kết nạp họ vào Đảng, ngoài việc dựa vào tiêu chuẩn chung nói trên còn phải nhìn nhận những tiêu chuẩn đó một cách cụ thể, vận dụng chúng một
cách linh hoạt, phù hợp với đặc thù đào tạo và thực tế rèn luyện, tu đưỡng, phấn đấu của TNSV Cân tránh cả hai khuynh hướng khi xem xét kết nạp
Trang 19đến công tác phát triển Dang và chất lượng ĐVSV, ảnh hưởng đến uy tín
của Đảng và lòng tin của quần chúng đối với Đảng
Cu thé hod tiêu chuẩn đảng viên nói trên còn giúp cho TNSV có sự định hướng tõ ràng, thái độ phấn đấu tích cực để trở thành đảng viên Đồng thời cũng giúp họ phát triển năng lực tự đánh giá bản thân một cách đúng đắn, nghiêm túc khi phấn đấu vào Đảng cũng như khi đã trở thành đảng viên - đặc biệt là xác định động cơ vào Đảng ở TNSV, ĐVSV
Phải xem xét, đánh giá nghiêm tức cả đạo đức và năng lực Cần phải
tránh cả hai khuynh hướng: thiên về đạo đức, xem nhẹ tài năng hoặc chỉ
nhấn mạnh tài năng (học giỏi) mà xem nhẹ đạo đức
Việc chú trọng tiêu chuẩn đạo đức của TNSV, ĐVSV hiện nay xuất phát từ chô: Te**~ Thứ nhát, TNSV, ĐVSV trước hết phải là một công dân - chiến sĩ có Xa ed a thy Sư mm jose {_ m— 4
đạo đức gương mâu, có lý tưởng chính trị đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ
=> luật, tên trọng pháp luật Càng đi vào kinh tế thị trường, họ càng phải chú
"trọng tau déi đạo đức, nhân cách, lối sống, có đủ bản lĩnh vượt qua
>2 những tác động mặt trái, tiêu cực của kinh tế thị trường
—
a Thit hai, moi sự đánh giá về năng lực trên thực tế không tách rời khỏi đạo đức và nhân cách nói chung Học tập cũng là lao động và cũng là
“ eee — —
đạo đức đối với TNSV, DVSV
3.2.2 Đẩy mạnh công tác phát triển đẳng trong thanh niên sinh viên Đây là giải pháp mang tinh rién dé va là điều kiện đầu tiên trong công
tác xây dựng đội ngũ DVSV
Cần tạo ra chuyển biến mới trong nhận thức của tất cả moi thanh viên, mợi tổ chức, mọi lực lượng trong nhà trường với đổi mới từ các tổ
chức, :ực lượng ngoài nhà trường có liên quan đến giáo dục, quản lý
TNSV, ĐVSV Cần phải chú ý tới tính toàn diện của các đối tượng cần đổi
mới về công tác đảng trong các trường ĐH, CĐ Đó thực cbất là một cuộc
Trang 2018
Nội dung đổi mới nhận thức về công tác phát triển đảng trong TNSV
hiện nay: sự nhìn nhận, đánh giá TNSV trong cái nhìn biện chứng, gắn với đặc điểm của họ và thời đại họ đang sống; có thái độ thông cảm, khoan
dung, tin cậy, mạnh đạn giao việc cho lớp người này TCCSĐ và mỗi đảng viên trong môi trường đại học phải coi TNSV là đối tượng để phát triển
đảng: cần thống nhất nhận thức rằng, phát triển đảng cho một bộ phận
TNSV mm tú phải đặt trên một nến tảng rộng rãi là giáo dục về Đảng, về giai cấp công nhân, về CNXH cho tất cả TNSV trong nhà trường: phải coi
đó là trách nhiệm của mỗi người đảng viên và của từng tổ chức đảng Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong TNSV phải thống nhất với
mục tiêu xây dựng đội ngũ ĐVSV Do đó, việc phát hiện và bồi đưỡng TNSV phải được tiến hành ngay từ năm đấu và thường xuyên trong suốt
quá trình đào tạo TỪ năm thứ hai trở đi có thể xét kết nạp và đẩy mạnh công tác phát triển đảng ở những năm sau Muốn xây dựng, hình thành và
phát triển đội ngũ đảng viên là TNSV (f yếu phải có một số lượng nhất định đảng viên và những đảng viên đó có ít nhất tx 1/2 dén 1/3 thoi gian đào tạo trong trường Chỉ như vậy, khái niệm “xây dựng đội ngi DVSV” mới có ý nghĩa thực tiến; mới giải quyết được hài hoà, hợp lý giữa phát
triển đẳng và xay dựng dựng đội ngũ đẳng viên là TNSV; đẩy mạnh công tác phát triển đảng ở đối tượng này mới thực sự có hiệu quả, thúc đẩy công
tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống trong sinh viên
3.2.3 Tăng cường công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện thanh niên sinh viên, đẳng viên sinh viên
Đây là giải pháp quan trọng đối với công tác phat triển đảng và xây
dựng đội ngũ DVSV
Giáo dục chính trị tư tưởng cho TNSV, ĐVSV là mặt chính trị - xã
hội trong giáo dục đại học Nó rất cần thiết cho việc giáo dục, đào tạo
Trang 21bộ hoạt động giáo dục đó ngày càng đạt tới một chất lượng cao về trình độ khoa học, trình độ tư tưởng
Để giáo dục chínnh trị tư tưởng cho TNSV, ĐVSV cần coi trọng
giáo dục chính khoá các môn khoa học Mác - LA nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh cũng như đầu tư xây dựng lực lượng giáo viên ở những bộ môn này
sao cho tương xứng với tầm vóc của bộ môn khoa học đó Các hoạt động ngoại khoá, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động của nhà văn hoá TNSV của TNSV, Đoàn thanh niên, Hội SV cũng có tác dụng giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện thối quen, nhu cầu quan tâm tới chính trị, sự
nhạy cảm, sắc bén về tư duy chính trị, xác định đứng đắn niềm tin chính
trị, ý thức chính trị và bản linh chính trị cho TNSV Nói dung giáo dục chính trị tư tưởng cho TNSV tập trung vào các chủ đề: nhận thức khoa học
về Đảng, về giai cấp công nhân, vẻ CNXH, về truyền thống đân tộc Đối với ĐVSV, cần thiết phải nâng cao trị thức xây đựng Đảng
cho họ Đây là nội dung quan trọng, cơ bản trong công tấc giáo dục chính trị tư tưởng cho DVSV, giúp cho họ cố bản chính trị vững vàng, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao Do đó, phải đổi mới cả về nội đung và hình
thức khi tiến hành công tác này Đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp thông tin thường xuyên về trị thức xây đựng Đẳng cho DVSV, dua ho vào cic hoạt động thực tiễn để khác phục những thiếu hụt vẻ tri thức nối trên cũng như rèn luyện công tác thực tiễn ở họ Coi việc mở các lớp bồi đưỡng đảng viên mới, bối dưỡng tri thức xây dựng Đẳng là trách nhiệm của
TCCSĐ, là nghĩa vụ của mỗi DVSV
Giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống là một nội dung quan trọng
của giải pháp này Đó cũng là biện pháp để rèn luyện, quản lý TNSV, DVSV
Giáo duc đạo đức, nhân cách, lối sống cho TNSV, ĐVSV có mối liên
hệ hữu cơ với giáo dục chính trị tư tưởng Nó tạo ra động lực thúc đẩy sự
phát triển tinh thần, sự vươn tới nhân cách văn hoá của TNSV, ĐVSV, hình
Trang 2220
Giáo dục đạo đức, nhân cách lối sống cho TNSV, DVSV phai kết hợp đồng bộ nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, mềm tin và rèn luyện trong thực tế ở môi trường hoạt động của họ, ở tổ chức chính trị mà họ tham ga,
trong mối liên hệ tập thể, quan hệ bạn bè, thầy trò, giữa đảng viên với
nhau Phải đặc biệt chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức giảng viên, đảng viên là giáo viên trong nhà trường, lực lượng này có ảnh hưởng to lớn đối với TXNSV, ÐĐVSV
Căn cứ vào đặc điểm TNSV, ĐVSV, các TCCSĐ và nhà trường cần có
nội dung và hình thức giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho phù hợp,
có hiệu quả nhằm xây dựng người TNSV, người ĐVSV có đạo đức trong
sáng, lối sống lành mạnh mang nhân cách của người trí thức cách mạng chân chính
3.2.4 Phát huy vai trà của nhà trường và các đoàn thế, đặc biệt là
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Xây dựng đội ngũ ĐVSV sẽ vấp phải những khó khăn nhất định, kết qua thu được sẽ rất hạn chế nếu chỉ tiến hành trong chi bộ, rong một đảng
bộ Vì vậy, cần có sự phối kết hợp cộng đồng trách nhiệm của các lực lượng, trước hết và trực tiếp là các tổ chức, lực lượng trong hệ thống chính trị cơ sở ở nhà trường và các tổ chức, lực lượng xã hội bên ngoài nhà trường có liên
quan đến TNSV, ĐVSV, Vai trò của Thành uỷ Hà Nội, Ban cấn sự Đảng
Đại học - Cao đẳng Hà Nội là rất to lớn và đặc biệt quan trọng
Để việc phối hợp đó được thuận lợi và có hiệu quả, cần có một cơ quan có đủ thẩm quyển và đúng chức năng (Ban cán sự Đảng ĐH - CÐ hoặc Vụ công tác chính trị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoặc Ban Tu tưởng - văn noá Trung ương, Ban Khoa giác Trung ương) đứng ra chủ trì,
liên kết xã hội meng Xuyên, thực chất chứ Không hình thức, chiến lệ, Cần
phân rõ công việc và trách nhiệ”: paối aợo thật rõ rằng, tuỳ theo chíc
năng của từng cƠ quan,
Lan gười đại điện cho quyền lợi chính trị của đoàn viên sinh viên, tổ
Trang 23xây dựng đội ngũ đảng viên là TNSV, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên
của tổ chức Đoàn Đoàn phải chủ động trong quan hệ công tác với tổ chức đảng, chính quyền trong nhà trường từ khâu chọn lựa TNSV ưu tú đến chuyển đảng viên chính thức cho TNSV, giáo đục đội ngũ đảng viên này
Để có nhiều TNSV được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tổ chức Đoàn cần tiến hành “Việc triển khai học tập lý luận trong đoàn viên thanh niên theo
Thông trị số 05 TT/TƯĐTN (02/6/1999), đẩy mạnh “Cuộc vận động đoàn
viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam” 3.2.5 Nang cao vai trò hạt nhân lãnh đạo của các tổ chức đẳng trong trường đại học, cao đẳng với tư cách là chủ thể của công tác xây dựng đội ngũ đảng viên là thanh miên sinh viên
XAy dung va củng cố vững chắc từng tổ chức đảng ở cơ sở thành hạt
nhân lãnh đạo và nòng cốt, phấn đấu thực hiện đường lối giáo dục - đào tạo của Đảng được thực hiện trong công việc hàng ngày, ở nội dung bài giảng, trong hoạt động của sinh viên Đặc biệt phải xảy dựng các chỉ bộ giáo viên, xây dựng lực lượng đẳng viên là giáo viên - trung tâm đầu não trong công tác
xây dựng Đảng của nhà trường
- TCCSĐ cần chú trọng việc học tập nghị quyết, nghe thời sự, bồi dưỡng lý luận chính trị cho DVSV; coi trọng bồi dưỡng nhận thức chính trị, tư tưởng và kiến thức về Đảng cho TNSV; xây dựng các quy chế về học tập lý luận chính trị cho ĐVSV Các nguyên tắc hoạt động của Đảng ở cơ sở
phải được tuân thủ nghiêm ngặt và chấp hành đúng
- Đặc biệt chú trong chi bộ sinh viên (ở những nơi đã thành lập) Tạo
lập quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa ĐVSV với các đảng viên khác trong
Trang 2422
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1 Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, vấn để thanh
miền đã được tất cả các quốc gia, các thời đại coi là một vấn để có tầm quan trọng đặc biệt
Dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, vai trò to lớn và quyết định của
thanh niên nước ta đã được khẳng định và phát huy trong đấu tranh cách
mạng, xây dựng CNXH, trong công cuộc Đổi mới, CNH, HĐH đất nước
Là một bộ phận được tuyển chọn trong thanh niên, TNSV nước ta là
bộ phận ưu tú nhất của thế hệ trẻ về mặt trí tuệ và đời sống tính thần Họ là nguồn dự trữ đáng kể để bổ sung và làm tăng nhanh lực lượng lao động trí ốc - nguồn nhân lực có chất lượng cao - những trí thức tương lai tiêu biểu cho nguồn lực trí tuệ của dân tộc Với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước,
TNSV là một lực lượng đồng vai trò nòng cốt trong việc tiếp thu khoa học,
kỹ thuật, công nghệ mới Cùng với thế hệ trẻ cả nước, TNSV là lớp người thực hiện những nhiệm vụ trọng đại và ước mơ cao đẹp mà thế hệ trước chưa có điều kiện hoàn thành hoặc chưa làm được, và nâng nó lên ở một tầm cao mới với chất lượng mới Chúng ta có thể tin tưởng vào TNSV
trong sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Xây dựng đội ngũ đảng viên là TNSV các trudng DH, CD 6 Ha Nội trong thời kỳ mới có ý nghĩa cực kỳ quan trọng Đó là sự tiếp nối thế hệ của Dang, làm tăng thêm sinh lực và trí tuệ cho Đảng, góp phần giải quyết hai vấn đề rất bức xúc trong công tác xây dựng đội ngũ đảng viên
của Đảng: trẻ hoá và cơ cấu thành phần đội ngũ đảng viên; đáp ứng sự
nghiệp CNH, HĐH của cả nước cũng như của Hà Nội, xây dựng Thủ đô xứng đáng với sự mong đợi của cả nước Hơn nữa, việc xây dựng đội ngũ
đảng viên là TNSV còn là chiến lược đào tạo cán bộ trẻ, xây dựng lực lượng cán bộ nồng cốt cho đất nước sau này
Trang 25mặt hạn chế cần được khắc phục không chỉ đối với các cấp uỷ đảng,
những người làm công tác đảng hay bản thân người đảng viên, kể cả đẳng viên là TNSV mà còn cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức chính
trị trong môi trường giáo dục đại học, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường Đặc biệt là phát huy vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh và Hội SV - những tổ chức chính trị - xã hội của TNSVcũng như không thể không có sự định hướng tu dưỡng, rèn luyện của bản thân mỗi TNSV, méi DVSV phấn đấu trở thành đảng viên và giữ vững danh hiệu
người đảng viên cộng sản
3 Để xây đựng đội ngũ đảng viên là TNSV trong các trường ĐH, CÐ
nói chung, ở Hà Nội nói riêng có hiệu quả thiết thực, cần thiết phải tiến hành
đồng bộ các giải pháp Những giải pháp đó là: giải pháp nhận thức, giải pháp
giáo dục và giải pháp tổ chức - quản lý
Trên đây là kết quả nghiên cứu bước đầu của tác giả luận án về những vấn để lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ đảng viên là TNSV các
trường ĐH, CÐ trên địa bàn thành phố Hà Nội Đó không chỉ là vấn để của tổ chức đảng thuộc khối các trường ĐH, CÐ mà còn là của tổ chức đảng các
cấp, các ngành có liên quan, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội SV, Bộ
Giáo dục & Đào tạo Một hướng nghiên cứu như thế có thể và cần phải
được đặt ra tiếp theo sau công trình này
KIẾN NGHỊ
Để công tác xây dựng đội ngũ đảng viên là TNSV thực sự có hiệu quả
và trở thành công việc thường xuyên của các tổ chức đảng và các cơ quan đoàn thể có liên quan trong nhà trường cũng như ngoài xã hội, tác giả luận
án Xin mạnh dạn đề xuất một số ý xiến sau:
- Vụ Công tác chính trị (Bộ Giáo dục & Đào tạo), Ban cấn sự
Đảng các trường ĐH, CÐ của Hà Nội, Ban Thanh niên trường học (khối
Trang 2624
các nhà hoạt động văn hoá nghệ thuật cần có sự phối hợp với nhau cùng quan tâm tới chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho TNSV Các cơ quan trên tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình nhằm nêu
gương người tốt, việc tốt (nhất là gương điển hình trong TNSV) và giáo dục
truyền thống cách mạng dưới hình thức sinh hoạt văn hoá nhẹ nhàng phù hợp
với đặc điểm lứa tuổi và có tác dụng sâu sắc đối với TNSV, DVSV
- Cần tiến hành một tổng kết đánh giá về công tác đảng trong các
trường ĐH, CÐ đối với TNSV trí thức trong hơn một thập niên đổi mới vừa qua, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) về phát huy
nhân tố con người trong các tầng lớp xã hội Các tổ chức đảng, các ban ngành có liên quan đến công tấc giáo dục, quản lý sinh viên cần tổ chức một
cuộc điều tra khảo sát xã hội học trên diện rộng với quy mô lớn nhu cầu,
nguyện vọng của TNSV đối với việc tu đưỡng, phấn đấu trở thành đảng
viên, về tình hình phát triển đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên là TNSV
các trường ĐH, CĐ trong những năm gần đây (từ Đại hội VII tới nay) - Ban cán sự Đảng ngành Giáo dục & Đào tạo cần phối hợp với các ban, ngành ở Trung ương như: Ban Tư tưởng - văn hoá, Ban Khoa giáo, Ban Dan van, Trung Đoàn, Hội SV nên tổ chức những chuyên đề thảo
luận riêng về công tác đảng trong sinh viên vẻ: giáo dục đảng viên là
TNSV, kính nghiệm xây dựng đội ngũ ĐVSV trong các đảng bộ thuộc
khối ĐH, CĐ Ban tổ chức Trung ương nên có quy định phù hợp về thời
gian lưu sinh hoạt đảng cho ĐVSV mới tốt nghiệp, rách nhiệm của
TCCSĐ đối với ĐVSV dự bị Bộ Giáo dục & Đào tạo nên có hướng phân
công nơi công tác cho ÐVSV khi tốt nghiệp
- Thành uỷ Hà Nội (cụ thể là Ban cán sự Đảng Đại học, Cao đẳng Hà Nội), TCCSĐ các trường ĐH, CÐ Hà Nội cần quán triệt và đẩy mạnh hơn
nữa việc quản ly DVSV ở nơi cư trú theo quyết định 50/QĐÐ- TW (ngày 26-
Trang 27LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Mỹ Trang(1998), "Vài nét về công tấc phát triển đảng ở các trường đại học hiện nay”, Tạp chí ƒ+ch sử Đảng, (2), tr 48 - 50
Nguyễn Thị Mf Trang(1998) “Quan điểm của V.LLAnin về giáo dục che thanh niên sinh viên”, Tạp chí Mghiên cứu lý luận,(9), tr 6 - 9
Nguyễn Thị Mỹ Trang(1998), "Giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên các trường đại học", Tạp chí Thông tin khoa học Thanh niên, (1 1), tr 24 - 25
Nguyễn Thị Mỹ Trang(1999) "Nên quan tâm hơn nữa việc phát triển đẳng
trong sinh viên”, Tạp chí X4y đựng Đảng, (2), tr 32 - 33
Nguyễn Thị Mỹ Trang(1999), “Phát triển đảng viên trong đội ngũ các nhà
giáo tương lai", Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (T), tr 41 - 43 Nguyễn Thị Mỹ Trang,(1999), "Phát triển đảng trong sinh viên ĐHNN I Hà Nội, xây đựng nguồn lực cho CNH HĐH”, Tạp chí Thông tin khoa học Thanh nién, (10), tr 19 - 20
Nguyễn Thị Mỹ Trang(2000), "Tìm hiểu những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng cho thanh niên sinh viên”,
Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (8), tr 6 - 10
Nguyễn Thị Mỹ Trang(2000), "Bồi dưỡng trí thức về Đảng cho đội ngũ đẳng
viên JA sinh viên”, Tạp chí Xây đựng Đảng, (1U, tr 22 - 23