Thế nào là tình trạng phá sản

Một phần của tài liệu Luật phá sản Việt Nam năm 2004 - thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện (Trang 26 - 29)

II. Pháp luật về phá sản

3. Một số điểm lưu ý trong các quy định của pháp luật phá sản của các nước trên

3.2. Thế nào là tình trạng phá sản

Thế nào là lâm vào tình trạng phá sản cũng là vấn đề mà pháp luật các nước có những quy định khác nhau với những tiêu chuẩn không giống nhau.

Việc thương nhân lâm vào tình trạng phá sản là căn cứ để Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với thương nhân đó. Quyết định này của Toà án gây ra hậu quả xấu về nhiều mặt cho nhiều đối tượng, nhất là cho con nợ. Ví dụ, quyết định mở

7

TS. Trương Hồng Hải Đại học Luật Hà Nội, Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ luật so sánh và phương hướng hoàn thiện, tr 66-70.

thủ tục phá sản có thể ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của nhà kinh doanh, đồng thời hạn chế quyền quản lý tài sản và quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Như vậy, sự quan niệm sai, không phù hợp với bản chất của sự việc và thực tế khách quan thì nhất định sẽ gây hại không những cho từng thương nhân cụ thể mà còn cho cả nền kinh tế nói chung. Vì vậy, việc xác định tình trạng phá sản luôn được các nhà khoa học pháp lý, nhất là các chuyên gia về luật phá sản các nước quan tâm nghiên cứu, xác định. Thông thường, tiêu chuẩn xác định một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thường được Nhà nước ghi nhận ngay trong Luật Phá sản để làm căn cứ pháp lý thống nhất và duy nhất cho Toà án áp dụng khi giải quyết vụ việc phá sản. Ví dụ, theo Điều 2 Luật Mất khả năng thanh toán (Phá sản) của CHLB Nga năm 2002 thì: “Tình trạng phá sản là tình trạng con nợ không có khả năng thoả mãn một cách đầy đủ các yêu cầu của chủ nợ đối với các nghĩa vụ trả tiền hoặc các món nợ bắt buộc phải trả khác”. Luật Phá sản của Nhật Bản không đưa ra khái niệm chung về tình trạng phá sản mà chỉ đưa ra cơ sở của việc phá sản nói chung và cơ sở của việc phá sản công ty nói riêng. Ví dụ, tại Điều 126 Luật phá sản Nhật Bản năm 2000 quy định:

“1. Khi con nợ không thể thanh toán thì theo yêu cầu, Toà án phải tuyên bố người đó phá sản bằng cách đưa ra phán quyết.

2. Nếu con nợ ngừng thanh toán thì con nợ được xem là không có khả năng thanh toán.”

Như vậy, ở Nhật Bản, cơ sở của sự nhận định về việc con nợ đã lâm vào tình trạng phá sản và do đó, có thể bị Toà án tuyên bố phá sản là việc con nợ đã không thanh toán được các món nợ đến hạn của mình8

.

Ở Trung quốc, tuy khái niệm phá sản được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Phá sản doanh nghiệp (Điều 3), Luật Tố tụng Dân sự (Điều 1999), Luật Công ty (Điều 196) nhưng nhìn chung đều thống nhất với nhau ở một

8

điểm có tính chất nguyên tắc, đó là đều lấy việc con nợ không trả được các món nợ đến hạn làm căn cứ để xác định doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản.

Ở Việt Nam, các nhà lập pháp ở các thời kỳ lịch sử khác nhau cũng có quan điểm về tình trạng phá sản như ở nhiều nước trên thế giới. Ví dụ, tại Điều 864 Bộ luật Thương mại Sài Gòn 1972 đã viết “Thương gia ngưng trả nợ có thể đương nhiên hoặc theo đơn xin của trái chủ, bị Toà tuyên án khánh tận”. Luật PSDN 1993 của Việt Nam khẳng định rằng “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn” (Điều 2). Quan điểm này của nhà lập pháp Việt Nam cũng đã được tiếp tục ghi nhận tại Điều 3 Luật Phá sản năm 2004 như sau: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là đã lâm vào tình trạng phá sản”.

Như vậy, bản chất của tình trạng phá sản là việc con nợ không có khả năng trả các món nợ đến hạn của mình. Vì vậy, về cơ bản, khi con nợ ngừng trả nợ thì coi như đã lâm vào tình trạng phá sản và lúc đó, các chủ nợ đã có cơ sở pháp lý để làm đơn yêu cầu Toà án thụ lý giải quyết vụ việc phá sản mà họ là nguyên đơn.

Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia khác nhau, do xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên có thể có các quan niệm khác nhau về cái gọi là lâm vào “tình trạng phá sản”. Có nước, khi xác định tình trạng phá sản, ngoài yếu tố chung, cơ bản, thiết yếu là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn còn phải có thêm một dấu hiệu nữa là thời hạn chậm thanh toán. Ví dụ, theo Điều 3 Luật mất khả năng thanh toán (Phá sản) của CHLB Nga năm 2002 thì các thể nhân, pháp nhân chỉ bị coi là đã lâm vào tình trạng phá sản nếu sau 3 tháng, kể từ ngày đến hạn phải trả mà họ không trả được các món nợ đến hạn đó. Sự quy định thêm về thời gian chậm thanh toán có ý nghĩa nhất định, nhằm khẳng định thêm tính trầm trọng của tình trạng mất khả năng thanh toán của con nợ. Ngoài ra, một số nước còn bổ sung thêm một dấu hiệu nữa vào khái niệm tình trạng phá sản là con nợ không thể thanh toán được một khoản

tiền tối thiểu nào đó. Ví dụ, theo Luật Phá sản của Singapore năm 19999

thì con nợ sẽ bị áp dụng thủ tục phá sản khi không trả được số nợ đến hạn ít nhất là 5.000 Đô la Singapore. Theo Luật Mất khả năng thanh toán (Phá sản) của CHLB Nga năm 2002 thì số tiền đó đối với pháp nhân là không dưới 100.000 Rúp (tương đương 2.828 USD) và đối với cá nhân là không dưới 10.000 Rúp (tương đương 282,8 USD) (Điều 6). Ở Mỹ, số tiền này là không dưới 10.000 USD. Mục đích của việc quy định này là nhằm khuyến khích các chủ nợ và con nợ tự tìm cách giải quyết êm thấm các vụ tranh chấp có quy mô nhỏ bằng những hình thức khác thay vì đưa nó ra Toà án để giải quyết theo thủ tục phá sản nhằm giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho các đương sự và Nhà nước.

Những phân tích ở trên cho thấy đặc điểm của pháp luật phá sản với ý nghĩa là lĩnh vực pháp luật độc lập trong hệ thống pháp luật các nước.

Một phần của tài liệu Luật phá sản Việt Nam năm 2004 - thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)