II. Các giải pháp cụ thể
3. Nhóm giải pháp khác
3.3 Tăng cường giáo dục sâu rộng mọi đối tượng trong tầng lớp nhân dân Hà Nộ
về phá sản để đổi mới nhận thức
Phá sản là một trong những biện pháp để thúc đẩy lưu thông vốn, vì vậy, không nên coi phá sản là một thủ tục để chấm dứt hoạt động của một doanh nghiệp mà mục đích quan trọng là tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội tổ chức lại hoạt động kinh doanh. Trường hợp đã áp dụng mọi biện pháp mà doanh nghiệp vẫn không thể khắc phục được thì mới thực hiện việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp để chia cho các chủ nợ. Chỉ khi nào các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chủ sở hữu hoặc người quản lý doanh nghiệp, các chủ nợ, người lao động trong các doanh nghiệp nhận thức đúng đắn những vấn đề này và sử dụng Luật phá sản như là một công cụ hữu hiệu để lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp, cứu vãn doanh nghiệp trong hoàn cảnh khó khăn, phục hồi doanh nghiệp trở lại hoạt động kinh doanh bình thường thì pháp luật phá sản mới thực sự phát huy được tác dụng của nó trong việc cơ cấu lại nền kinh tế.
Kết luận
Luật Phá sản năm 2004 và việc thực hiện Luật phá sản năm 2004 trên địa bàn cả nước nói chung và trên địa bàn TP. Hà Nội nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập mà nguyên nhân bao gồm cả yếu tố bên trong (bản thân Luật phá sản năm 2004) và cả yếu tố bên ngoài (tư tưởng, quan niệm về phá sản,…). Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả mà vẫn không tìm đến Toà án yêu cầu phá sản.
Luật phá sản năm 2004 được ban hành nhằm mục đích ứng dụng cho các “sự cố” của nền kinh tế, nó không chỉ là Luật để “chôn” các doanh nghiệp yếu kém mà còn nhằm mục đích khôi phục lại sự cân bằng về cán cân thanh toán tài chính của thị trường. Sẽ là không tưởng nếu đòi hỏi có một văn bản pháp luật hoàn hảo, nhất là trong lĩnh vực phá sản mà mục tiêu quan trọng là dung hòa giữa những lợi ích đối kháng, bởi lẽ bản thân Luật Phá sản là Luật của sự thất bại. Chúng ta chỉ có thể hy vọng xây dựng một văn bản pháp luật ít khiếm khuyết nhất trong một giai đoạn nhất định. Không phủ nhận nỗ lực to lớn của các nhà làm luật trong việc nghiên cứu, ban hành một văn bản Luật mang tính khả thi cao về phá sản nhưng với những quy đinh hiện nay thì Luật Phá sản năm 2004 mang trong mình nhiều bất cập dẫn đến việc khó thực thi.
Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn TP. Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung cần tuyên truyền, phổ biến pháp luật phá sản để pháp luật này thực sự đi vào thực tiễn và được các doanh nghiệp chấp nhận như một vấn đề tất yếu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Luật Phá sản số 21/2004/QH11 của Quốc hội
2. Nghị quyết 03/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản. 3. Nghị định 94/2005/NĐ-CP của Chính phủ về giải quyết quyền lợi của
người lao động ở doanh nghiệp và hợp tác xã bị phá sản.
4. Thông tư liên tịch 19/2008/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và Tổ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
5. Công văn 7050/BTC-TCT của Bộ Tài chính về việc Quyết toán thuế đối với doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
6. Công văn 1977/VPCP-XDPL của Văn phòng Chính về việc thực hiện Luật phá sản.
7. Nghị định 67/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
8. Nghị định 10/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993.
9. Nghị định số 114/CP ban hành ngày 3/11/2008 của Chính phủ về việc Hướng dẫn chi tiết ban hành một số điều luật của Luật phá sản đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác.
10.Nghị định số 189/CP ban hành ngày 23/12/1994 về việc Hướng dẫn thi hành luật phá sản doanh nghiệp.
11.Quyết định số 01/2005 của Toà án nhân dân Tối cao về Quy chế làm việc của Tổ thẩm phán phụ trách tiến hành làm thủ tục phá sản.
12.Vụ Công tác lập pháp (2005), Những nội dung cơ bản của Luật phá sản
năm 2004, nhà xuất bản Tư pháp.
13.Vũ Thị Hồng Vân- Viện kiểm sát nhân dân tối cao, “Đánh giá thực trạng thi hành Luật phá sản doanh nghiệp năm 2004”.
14.Luật phá sản năm 2004 và những văn bản hướng dẫn thi hành, nhà xuất
bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2008
15. Bộ Tư Pháp (2008), “Báo cáo thực trạng áp dụng Luật phá sản năm
2004”.
16. TS. Trương Hồng Hải, Đại học luật Hà Nội, Luận án “Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ luật so sánh và phương hướng hoàn thiện”
17.Dương Đăng Huệ, “Phá sản Việt Nam năm 2004 với việc cải thiện môi
trường kinh doanh”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 3/2005, tr26-31.
Tài liệu tiếng Anh
18. Dr. Hans-Jochem Luer (2000), The Insolvency Laws of Germany, Juris Publishing.
19. David A.Skeel Jr (2003), “A history of bankruptcy law in America”,
Website 20. http://www.thaibinhtrade.gov.vn 21. http://vneconomy.vn 22. http://vnba.org.vn 23. http://vietnamnet.vn 24. http://vnexpress.net 25. http://www.hg.org/bankrpt.html 26. http://bbc.co.uk