Bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản

Một phần của tài liệu Luật phá sản Việt Nam năm 2004 - thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện (Trang 72 - 76)

II. Các giải pháp cụ thể

1.2.Bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản

1. Nhóm giải pháp sửa đổi Luật phá sản năm 2004

1.2.Bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản

sản phù hợp bảo đảm cho việc tiến hành công việc phá sản được thuận lợi.

Về phí phá sản: cần có quy định chi tiết các khoản phí, lệ phí, chi phí được coi là hợp lý trong quá trình giải quyết phá sản. Nên quy định mức án phí cao hơn mức thu hiện nay là 1 triệu đồng/vụ, tùy theo tính chất phức tạp của vụ phá sản.

1.2. Bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản sản

Quy chế hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản cần quy định cụ thể trong LPS 2004, đặc biệt là trong quy định về việc phân công, phân nhiệm và cơ chế làm việc của các thành viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản cũng như việc thực hiện nhiệm vụ của Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Người viết đề xuất một số kiến nghị sau:

1.2.1. Tăng cƣờng sự giám sát, kiểm tra của thành viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Trước hết, cần phân công cho một thành viên của Tổ quản lý, thanh lý tài sản là đại diện doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản và một thành viên khác là đại diện chủ nợ có số nợ nhiều nhất giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp cũng như giám sát những hành vi bị cấm và bị hạn chế theo Điều 31 LPS 2004.

Đồng thời, cần quy định cụ thể về quyền và nhiệm vụ của các thành viên của Tổ. Trong Tổ quản lý, thanh lý tài sản, vị trí, vai trò của các thành viên không phải như nhau. Đây là một thiết chế rất đặc biệt, trong đó có sự tham gia đại diện cơ quan công quyền. Do đó, cần phải có những quy định chi tiết về Quy chế làm việc của Tổ, giới hạn trách nhiệm, quyền hạn của mỗi loại thành viên.

Đặc biệt, cần quy định về trách nhiệm cá nhân của Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản và các thành viên của Tổ khi thực hiện các quyết định của Tòa án. Hoạt động của Tổ trưởng có vị trí rất quan trọng, vì đây là người điều phối hoạt động, tổ chức thực hiện các quyết định quan trọng của Thẩm phán và thực hiện thanh toán cho các chủ nợ. Do đó, cần quy định rõ chế độ báo cáo của Tổ trưởng đối với Thẩm phán.

Luật Thương mại Sài Gòn năm 1972 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quy định: Quản tài viên có nghĩa vụ thu hồi các món nợ do người thứ ba thiếu. Sau khi trừ đi các khoản chi tiêu, phí tổn, phải nộp lại số tiền đã thu được vào quỹ tồn trữ trong 3 ngày và phải báo cáo với thẩm phán đã nộp rồi. Nếu nộp muộn hơn sẽ phải chịu tiền phạt. Thiết nghĩ, đây cũng là những quy định cần được xem xét, kế thừa.

Kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn quy chế phối hợp hoạt động giữa Cơ quan thi hành án dân sự và Tòa án, quy chế hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

1.2.2 Bổ sung hƣớng dẫn về cơ chế làm việc của Tổ quản lý, thanh lý tài sản

Khi có quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản, tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản cần tổ chức phiên họp thứ nhất để phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên và thông báo địa điểm, kế hoạch làm việc của Tổ. Địa điểm làm việc của Tổ là trụ sở của Toà án hoặc trụ sở cơ quan Thi hành án do Tổ trưởng quyết định sau khi trao đổi ý kiến với Thẩm phán. Phiên họp của Tổ quản lý, thanh lý tài sản chỉ được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 tổng số thành viên. Các quyết định của Tổ quản lý, thanh lý tài sản bao gồm các quyết định sau: lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ; đề nghị Thẩm phán tuyên bố giao dịch mà doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện vô hiệu; thu hồi tài sản mà doanh nghiệp đã giao dịch vi phạm Điều 31 của Luật Phá sản; đề nghị Thẩm phán quyết định thu hồi tài sản hoặc phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp đối với các trường hợp quy định tại Điều 43 của Luật phá sản, đề nghị Thẩm phán ra quyết định buộc doanh nghiệp thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhằm bảo toàn tài sản hoặc phục vụ cho việc thanh lý tài sản hoặc làm tăng thêm khối tài sản của doanh nghiệp. Những quyết định này phải có quy định chặt chẽ về thủ tục xem xét và thông qua, theo chúng tôi, nên quy định chỉ thông qua những quyết định đó khi có sự đồng ý của đa số thành viên tham gia cuộc họp, trường hợp có số phiếu ngang nhau thì ý kiến của Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản là ý kiến quyết định.

1.2.3. Cần quy định rõ hơn về việc chuyển giao tài liệu cho Toà án lƣu trữ

Theo người viết, vấn đề đặt ra ở đây cần được làm rõ là tài liệu do Tổ quản lý, thanh lý tài sản lập bản chính thì được lưu giữ tại Toà án, còn bản sao thì lưu giữ tại cơ quan thi hành án. Tuy nhiên, phải có quy định về việc bàn giao hồ sơ, tài liệu giữa Tổ quản lý, thanh lý tài sản và Toà án, thời gian bàn giao hồ sơ cho Toà án lưu giữ là bao lâu? Nghĩa là, trong trường hợp này cần quy định là toàn bộ hồ sơ bản chính do Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải lưu giữ tại Toà án và trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Tổ quản lý, thanh lý tài sản giải thể thì Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải bàn giao hồ sơ cho Toà án và phải lập biên bản, thống kê các tài liệu bàn giao cho Toà án.

Ngoài ra, Luật cần có quy định cho phép Tổ truởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền huy động nhân viên kế toán và các cán bộ khác của cơ quan Thi hành án giúp Tổ quản lý, thanh lý tài sản hỗ trợ công tác kiểm tra sổ sách kế toán, quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án theo qui định của pháp luật về thi hành án dân sự, tổ chức thi hành các quyết định của Thẩm phán, đóng tài khoản khi có quyết định giải thể Tổ quản lý, thanh lý tài sản và bàn giao tài liệu khi kết thúc việc giải quyết phá sản.

1.3. Tăng cường cơ chế giám sát của chủ nợ đối với quá trình giải quyết thủ tục phá sản.

Theo nguyên tắc giải quyết phá sản của Ngân hàng thế giới thì các quyền của chủ nợ phải được bảo đảm thông qua việc thiết lập một Uỷ ban chủ nợ để cho phép chủ nợ có khả năng tham gia chủ động vào thủ tục phá sản. Pháp luật quốc gia cần xây dựng cơ chế để Uỷ ban chủ nợ có thể giám sát hiệu quả đối với toàn bộ quá trình phá sản nhằm bảo đảm sự trung thực khách quan. Uỷ ban chủ nợ sẽ hoạt động như một cầu nối trong việc cung cấp thông tin cho các chủ nợ khác và trong việc triệu tập các chủ nợ để đưa ra quyết định về những vấn đề quan trọng. Pháp luật cần quy định các vấn đề như điều kiện và quyền bỏ phiếu, số chủ nợ cần thiết để biểu quyết, hội nghị chủ nợ và các hoạt động của hội nghị chủ nợ. đặc biệt, cần thiết lập các quy định cần thiết trong việc lựa chọn và chỉ định uỷ ban chủ nợ để thực hiện

một số hoạt động trong thủ tục phá sản. Việc thành lập Uỷ ban chủ nợ với tư cách là cơ quan thường trực của Hội nghị chủ nợ là một nhân tố cần thiết, thúc đẩy sự tham gia tích cực của chủ nợ vào quá trình giải quyết phá sản được pháp luật nhiều nước quy định. Chẳng hạn:

Theo kinh nghiệm của Mỹ thì, trong thủ tục phá sản, vai trò của các chủ nợ là rất quan trọng, đặc biệt trong việc chủ động tái tổ chức công ty. Một Uỷ ban chủ nợ được thành lập với quyền hành rất lớn. Pháp luật Mỹ không chỉ quy định một Uỷ ban chủ nợ mà trong trường hợp đặc biệt có thể có vài Uỷ ban chủ nợ (Uỷ ban đại diện người lao động, Uỷ ban đại diện chủ nợ có bảo đảm ...), các Uỷ ban này đều có sự trợ giúp của các luật sư. Tại một số nước khác như pháp luật của các nước theo khối thịnh vượng chung như Pháp ..., chủ nợ thường đóng vai trò ít quan trọng hơn trong việc giám sát vụ việc và hoạt động của người quản lý cũng như trong thủ tục phá sản nói chung. Xu hướng hiện đại là cho phép chủ nợ được quyết định những gì có lợi cho họ nhất và làm cho toà án không cần thiết phải tham gia vào việc ra ra quyết định của họ trừ trường hợp đảm bảo rằng các chủ nợ nhỏ cũng được đối xử công bằng.

Pháp luật phá sản Đức quy định bên cạnh Hội nghị chủ nợ còn có Hội đồng chủ nợ. Hôi đồng chủ nợ là một cơ quan thường trực cấp dưới của Hội nghị chủ nợ không mang tính chất bắt buộc. Đại diện trong Hội đồng chủ nợ gồm những chủ nợ được bảo đảm, chủ nợ phá sản có quyền đòi nợ lớn nhất và những chủ nợ nhỏ nhất. Trong Hội đồng chủ nợ cũng phải có một đại diện của những người lao động nếu những người lao động là chủ nợ phá sản có quyền đòi nợ không nhỏ. Thành viên Hội đồng chủ nợ do Toà án bổ nhiệm, miễn nhiệm theo yêu cầu của các chủ nợ hoặc khi xét thấy cần thiết. Thành viên Hội đồng chủ nợ giúp đỡ và giám sát người quản lý phá sản trong việc điều hành và được hưởng thù lao cho những hoạt động của mình và được trả những chi phí hợp lý đã bỏ ra khi thực hiện hoạt động với tư cách là thành viên Hội đồng. Thành viên Hội đồng chủ nợ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các chủ nợ có bản đảm, chủ nợ phá sản, nếu có lỗi vi phạm của

mình. Nghị quyết của Hội đồng chủ nợ có giá trị nếu được đa số thành viên tham gia biểu quyết tán thành.

Phù hợp với thông lệ chung của thế giới, người viết đề xuất sửa đổi quy định của LPS 2004 như sau:

+ Quy định cơ chế hoạt động của Hội nghị chủ nợ một cách độc lập khỏi sự can thiệp của Toà án (thẩm phán), hạn chế tình trạng hành chính hoá quan hệ dân sự, kinh tế. Chủ nợ có bảo đảm cần được tham gia một cách tích cực hơn vào việc xem xét và thông qua kế hoạch phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hội nghị chủ nợ phải được quyền cử người thay thế người quản lý và điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản trong trường hợp xét thấy người quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã hiện tại không có khả năng điều hành hoặc nếu tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

+ Quy định việc thành lập Uỷ ban chủ nợ với sự tham gia của một số chủ nợ nhất định nhằm tạo cơ chế tham gia một cách thường xuyên, liên tục của các chủ nợ vào quá trình giải quyết phá sản.

Một phần của tài liệu Luật phá sản Việt Nam năm 2004 - thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện (Trang 72 - 76)