Những quy định về Thẩm phán phụ trách việc giải quyết phá sản còn tỏ ra

Một phần của tài liệu Luật phá sản Việt Nam năm 2004 - thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện (Trang 53 - 55)

II. Áp dụng Luật phá sản năm 2004 tại TP Hà Nội

2. Thực tiễn thực hiện quy trình và thủ tục phá sản và những vấn đề đặt ra

2.3. Những quy định về Thẩm phán phụ trách việc giải quyết phá sản còn tỏ ra

không sát với thực tế.

2.3.1. Tổ Thẩm phán làm việc quá tải

Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có hướng dẫn các trường hợp cần phải do Tổ Thẩm phán gồm 3 người tiến hành thủ tục phá sản, trong đó có các trường hợp sau: Cần giải quyết tranh chấp về khoản nợ; Tuyên bố giao dịch là vô hiệu; Giải quyết tiếp vụ án mà doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản là đương sự trong vụ án đó; Doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có bất động sản, có nhiều chủ nợ hoặc người mắc nợ tại nhiều tỉnh khác nhau hoặc ở nước ngoài.

Thông thường vụ phá sản nào cũng có tranh chấp về khoản nợ có thể là nợ phải trả cho chủ nợ có thể là nợ phải thu từ người mắc nợ. Mỗi vụ phá sản đều có nhiều người tham gia và vì vậy, chắc chắn sẽ có những chủ nợ hoặc người mắc nợ ở nhiều tỉnh khác. Nếu áp dụng đúng quy định của Nghị quyết 03 của Hội đồng Thẩm phán

thì hầu như vụ phá sản nào cũng phải do Tổ Thẩm phán gồm ba người tiến hành, quy định này đòi hỏi các Toà án địa phương, nhất là nơi có những vụ phá sản phức tạp như trên phải có nhiều Thẩm phán.

Ở Toà kinh tế TP. Hà Nội chỉ có 6 thẩm phán và nếu thành lập thì được 02 Tổ, trong khi số vụ phá sản mà Toà kinh tế TP Hà Nội thụ lý từ ngày LPS 2004 có hiệu lực đến cho đến hết năm 2006 là 11 vụ. Thực hiện quy định này thì mỗi Thẩm phán phải tham gia giải quyết hơn 6 vụ, nhưng thực tiễn các vụ giải quyết phá sản tại TP. Hà Nội cho đến nay chỉ có 01 Thẩm phán tiến hành, kể cả những vụ phá sản có những dấu hiệu như quy định tại Nghị quyết 03.

2.3.2. Luật quy định chưa rõ về thẩm quyền của Thẩm phán trong việc ra quyết định bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý

Điều 8 LPS 2004 khi xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản không quy định thẩm phán có quyền ra quyết định bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý, nhưng theo điểm h khoản 1 điều 10 LPS 2004 thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn “thi hành quyết định bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý”. Trên thực tế, ở Hà Nội đã có những vụ phá sản không thực hiện được vấn đề này do cơ quan bán đấu giá không thực hiện việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản với lý do chưa có quyết định của thẩm phán về bán đấu giá tài sản nhưng khi đề cập đến vấn đề này, thẩm phán cũng cho rằng không có đủ căn cứ pháp lý để ra quyết định bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý vì tại Điều 8 Luật Phá sản không quy định trực tiếp cho thẩm phán, mặt khác Quyết định số 01 ngày 27/4/2005 của Toà án nhân dân tối cao về Quy chế làm việc của Tổ thẩm phán cũng không đề cập đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu Luật phá sản Việt Nam năm 2004 - thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)