PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf (Trang 47 - 95)

5. Nội dung và kết quả đạt được:

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY

4.2.1 Hoạt động tín dụng4.2.1.1 Huy động vốn 4.2.1.1 Huy động vốn

Vốn huy động là nguồn kinh doanh chủ yếu và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Vốn nhàn rỗi trong dân cư còn rất lớn, vấn đề là làm sao thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi đó vào trong Ngân hàng. Mục đích của việc huy động vốn một phần là để tạo nguồn vốn cho các hoạt động của Ngân hàng, phần lớn còn lại cung cấp tín dụng trên địa bàn. Đây là một trong những công tác quan trọng mà ngân hàng đã xác định được trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, huy động được nhiều nguồn vốn cũng đồng nghĩa với việc chủ động trong quá trình điều hành kinh doanh. Do đó vai trò của việc huy động vốn là rất quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng. Vì vậy việc phân tích để kiểm soát và kịp thời có những chiến lược phù hợp trong công tác huy động vốn là rất cần thiết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 3. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 -2008)

Đvt: triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

CHỈ TIÊU

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tiền gửi thanh toán 87.657 34,8 269.328 32,0 443.697 30,0 181.671 207,3 174.369 64,7 Tiền gửi tiết kiệm 164.268 65,2 572.451 68,0 1.035.293 70,0 408.183 248,5 462.842 80,9

Tổng vốn huy động 251.925 100,0 841.779 100,0 1.478.990 100,0 589.854 234,1 637.211 75,7

Hình 6. Tình hình huy động vốn qua 3 năm (2006 -2008)

Nhìn chung vốn huy động của ngân hàng tăng qua 3 năm, năm 2006 là 251.925 triệu đồng, năm 2007 tăng 234,1% so với 2006, đến 2008 là 1.478.990 triệu đồng tăng 75,7% so với 2007, vốn huy động tăng là do các các khoản mục cấu thành nên vốn huy động: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm tăng qua 3 năm.

a) Tiền gửi tiết kiệm

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm là nguồn huy động quan trọng vì phần lớn khách hàng gửi tiền vào đây với mục đích tiết kiệm vì nó thường có lãi suất cao và ổn định. Mặt khác vì khoản tiền này khách hàng thường không sử dụng ngay mà gửi vào ngân hàng với mục đích thu lợi nhuận từ số tiền dôi ra sau một thời gian gửi ngân hàng nên ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn này. Trong năm qua ngân hàng khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm với nhiều hình thức khác nhau như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm dự thưởng…... Kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm qua 3 năm của ngân hàng cho thấy số lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng liên tục qua các năm và tỷ trọng của nó trong vốn huy động cũng tăng từ năm 2006 – 2008. Cụ thể năm 2006 tiền gửi tiết kiệm đạt được là 164.268 triệu đồng, chiếm 65,2% trong vốn huy động, đến năm 2007 số lượng tiền gửi tăng vượt bậc đến 572.451 triệu đồng chiếm 68,0%, tăng 248,5% so với 2006. Năm 2008 tiền gửi tiết kiệm tăng lên là 1.035.293 triệu đồng chiếm 70% trong tổng nguồn vốn huy động tăng 80,9% so với 2007. Điều đó chứng số lượng huy động khoản mục này tăng đáng kể.

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 2006 2007 2008

Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm

Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay mà ngân hàng vẫn có được những kết quả khả quan như thế chứng tỏ ngân hàng có những chiến lược khá linh động và hiệu quả với sự biến động không ngừng của thị trường. Nguyên nhân của sự tăng cao là do sản phẩm tiết kiệm của Ngân hàng đa dạng với các bậc lãi suất khác nhau cho khách hàng lựa chọn, ngoài ra lãi suất thay đổi phù hợp với lãi suất thị trường và có lợi cho khách hàng. Ngân hàng cũng linh động trong lãi suất tiền gửi cho khách hàng khi khách hàng muốn rút tiền trước thời hạn mà vẫn hưởng lãi suất, chứ không phải hưởng lãi suất không kỳ hạn như trước đây. Bên cạnh đó là thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng tận tình, vui vẻ làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng. Chính điều này đã thu hút khách hàng đến gửi tiền vào Ngân hàng ngày càng nhiều.

b) Tiền gửi thanh toán

Như chúng ta đã biết, thói quen gửi tiền thanh toán để sử dụng cho việc thanh toán của hộ gia đình, các tiểu thương nhỏ…. là chưa cao. Bởi vì họ xem tiền là hoạt động chính cho mọi giao dịch. Năm 2006 tiền gửi thanh toán là 87.657 triệu đồng chiếm 34,8% trong tổng nguồn vốn huy động, đến 2007 tỷ lệ này chiếm trong nguồn vốn huy động là 32,0% tương đương 269,328 triệu đồng, tăng 248,5% so với 2006. Năm 2008 tăng lên 443.697 triệu đồng chiếm 30,0% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 80,9% so với 2007. Nguyên nhân của sự tăng này là do Ngân hàng đã đầu tư vào trang thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại cho việc thanh toán, làm cho việc thanh toán với khách hàng trở nên nhanh, gọn và an toàn hơn. Đặc biệt ngày càng có nhiều nơi thanh toán qua thẻ khuyến khích khách hàng sử dụng vì thanh toán qua thẻ an toàn hơn nếu khách hàng sử dụng tiền mặt khi: khối lượng giao dịch lớn, có khoảng cách không gian giữa bên mua và bên bán và hạn chế được tiền giả.

4.2.1.2 Cho vay

Hoạt động cho vay vẫn là hoạt động cốt lõi, tạo ra lợi nhuận chủ yếu nhưng cũng là nghiệp vụ có nhiều rủi ro nhất trong hoạt động của ngân hàng.

SVTH: Nguyễn Thị Mộng Lan Trang37 GVHD: Vũ Thùy Dương

Bảng 4. DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM( 2006 -2008)

Đvt: triệu đồng

( Nguồn : Phòng tín dụng ngân hàng Miền Tây )

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

CHỈ TIÊU

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Ngắn hạn 222.564 52,9 954.098 60,0 1.285.032 57,7 731.534 328,7 330.934 34,7 Trung hạn và dài hạn 198.422 47,1 636.065 40,0 941.099 42,3 636.065 220,6 305.034 48,0 Tổng 420.986 100,0 1.590.163 100,0 2.226.131 100,0 1169177 277,7 635.968 40,0

Để góp phần phục vụ tốt các mục tiêu lớn của TP.Cần Thơ trong phát triển kinh tế ngân hàng đã mở rộng đầu tư tín dụng, coi trọng hiệu quả vốn vay. Doanh số cho vay đều tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2006 là 420.986 triệu đồng, đến năm 2007 là 1.590.163 triệu đồng gấp tăng 277,7 % so với 2006 và năm 2008 là 2.226.131 triệu đồng, tăng 40,0% so với 2007. Mặc dù doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước nhưng mức độ tăng trưởng tín dụng không đều qua mỗi năm. Nguyên nhân doanh số cho vay năm 2007 cao là do trong năm này các điểm giao dịch, các chi nhánh của ngân hàng được mở ra rất nhiều và tình hình huy động vốn cũng tăng cao so với 2006.

- Ngắn hạn: Trong hoạt động cho vay, nếu xét về thời hạn thì ngân hàng

Miền Tây chủ yếu cho vay ngắn hạn chiếm hơn 50% doanh số cho vay. Năm 2006 cho vay ngắn hạn là 222.564 triệu đồng chiếm 52,9% trong tổng doanh số cho vay, năm 2007 là 954.098 triệu đồng chiếm 60,0% trong tổng doanh số cho vay, tăng 731.534 triệu đồng so với 2006, đến năm 2008 là 1.285.032 triệu đồng chiếm 57,7%, tăng 330.934 triệu đồng so với 2007. Năm 2007 tăng nhanh là do nước ta trở thành thành viên của WTO, nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi hơn so với các năm nên thúc đẩy họ tập trung vào sản xuất, tích cực mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình, cải thiện sản phẩm để đủ sức cạnh tranh, do đó nhu cầu bổ sung nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp cao và luân chuyển vốn trong quá trình sản xuất, kinh doanh thường xuyên. Bên cạnh đó nông dân lại là khách hàng chủ yếu của ngân hàng mà ngân hàng cho nông dân vay để trồng trọt và chăn nuôi nên họ chỉ vay theo thời vụ và thường thời hạn cho vay chỉ khoảng 12 tháng trở lại. Chính vì vậy vốn ngắn hạn để lưu chuyển quá trình sản xuất là rất cần thiết

- Trung và dài hạn: Nhằm đáp ứng sự phát triển lâu dài của tỉnh nhà, ngân hàng tiếp tục cho vay trung và dài hạn. Tỉ trọng cho vay trung và dài hạn của ngân hàng qua 3 năm thấp hơn so với cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể: năm 2006 cho vay trung và dài hạn là 198.422 triệu đồng chiếm 47,1% trong tổng doanh số cho vay, năm 2007 là 636.065 triệu đồng chiếm 40,0%, tăng 636.065 triệu đồng so với 2006, đến 2008 là 941.099 triệu đồng chiếm 42,3%, tăng 305.034 triệu đồng so với 2007. Đây sản phẩm cho vay của ngân hàng hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp vay vốn thực hiện: Xây dựng và mua

sắm tài sản cố định (máy móc thiết bị, nhà xưởng, văn phòng, kho hàng, xe…), đầu tư mở rộng sản xuất hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, hiện đại hóa công nghệ sản phẩm, thực hiện các phương án di dời nhà máy vào khu công nghiệp và khu chế xuất. Năm 2007 cho vay trung và dài hạn tuy chiếm 40,0% trong tổng doanh số cho vay nhưng tăng 220,6% so với 2006 trong khi năm 2008 chỉ tăng 48,0% so với 2007, do năm 2007 tình hình kinh tế trong cả nước có nhiều biến đổi sau một năm gia nhập WTO, một bộ phận dân cư sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, một bộ phận người chuyển sang kinh doanh ngành nghề mới nên họ cần vay thêm vốn để đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh mới.

b) Doanh số thu nợ

Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi ngân hàng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy công tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ được ngân hàng đặt lên hàng đầu.

Không chỉ nâng cao doanh số cho vay nhiều là tốt, mà ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả vừa phải chú trọng đến chất lượng món vay, vừa phải quan tâm đến công tác thu nợ,…làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.

SVTH: Nguyễn Thị Mộng Lan Trang40 GVHD: Vũ Thùy Dương

Bảng 5. DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM(2006 -2008)

Đvt: triệu đồng

( Nguồn : Phòng tín dụng ngân hàng Miền Tây )

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

CHỈ TIÊU

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Ngắn hạn 190.338 62,4 790.651 78,6 1.003.632 60,2 600.313 315,4 212.981 26,9 Trung hạn và dài hạn 114.892 37,6 212.038 21,4 663.739 39,8 97.146 84,6 451.701 213,0 Tổng 305.230 100,0 1.002.689 100,0 1.667.371 100,0 697.459 228,5 664.682 66,3

- Ngắn hạn:

Trong tổng thu nợ thì khoản thu ngắn hạn đạt kết quả đáng kể nhất. Sở dĩ, doanh số thu nợ tăng nhanh chủ yếu là do khoản thu nợ ngắn hạn tăng cả về tuyệt đối lẫn tương đối, điển hình: năm 2006 thu nợ ngắn hạn là 190.338 triệu đồng chiếm 62,4% trong tổng doanh số thu nợ, năm 2007 là 790.651 triệu đồng chiếm 78,6%, tăng 600.313triệu đồng tương đương tăng so 315,4% với năm 2006 và năm 2008 là 1003.632 triệu đồng, tăng 212.981 triệu đồng tương đương tăng 26,9% so với 2007. Năm 2007 tăng cao là do trong năm này ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều (so với 2006 và 2008) nên thu nợ ngắn hạn cũng nhiều và đa số khách hàng vay của ngân hàng là khách hàng truyền thống, có uy tín và hoạt động có hiệu quả nên đảm bảo chi trả đúng thời hạn. Hơn thế nữa, ngân hàng luôn thực hiện nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ, năng lực ngày càng cao của cán bộ tín dụng đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, lựa chọn ngành nghề đầu tư nhằm mang lại hiệu quả cao nhất và sự chỉ đạo kịp thời của chính quyền địa phương

- Trung và dài hạn: Nếu như doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao

vào 2007 thì doanh số thu nợ trung và dài hạn lại chiếm tỉ trọng thấp nhất trong 2007. Do doanh số cho vay trung và dài hạn giảm vào 2007, mặt khác đặc điểm của loại cho vay này là thời hạn cho vay trên 1 năm và tiền vay được trả định kỳ qua nhiều năm cùng với lãi vay điều đó làm cho doanh số thu nợ trung và dài hạn không cao.

c) Dư nợ

Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động cho vay của ngân hàng như thế nào.

Dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, do đó dư nợ sẽ phản ánh chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn của ngân hàng trong năm.

SVTH: Nguyễn Thị Mộng Lan Trang42 GVHD: Vũ Thùy Dương

Bảng 6. TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 -2008)

Đvt: triệu đồng

( Nguồn : Phòng tín dụng ngân hàng Miền Tây )

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

CHỈ TIÊU

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Tuyệt

đối Tương đối

Tuyệt

đối Tương đối

Ngắn hạn 93.404 32,1 256.851 29,2 538.251 37,5 163.447 175,0 281.400 109,6

Trung hạn và dài hạn 197.466 67,9 621.493 70,8 898.853 62,2 424.027 214,7 277.360 44,6

Đối với ngân hàng Miền Tây dư nợ ngắn hạn tăng giảm qua các năm, năm 2006 dư nợ ngắn hạn chiếm 32,1% tổng dư nợ, đến năm 2007 chiếm 29,2% tăng 175,0% so với 2006, đến năm 2008 chiếm 37,5% tăng 109,6% so với 2007. Năm 2007 do cho vay ngắn hạn nhiều và thu nợ cũng nhiều nên dư nợ ngắn hạn thấp, dư nợ trung và dài hạn chiếm tỉ lệ cao do các khoản vay này ngân hàng chủ yếu thu nợ vào năm 2006.

d) Nợ quá hạn và nợ xấu

Trong những năm qua ngân hàng đã không ngừng tăng trưởng mức tín dụng, tích cực huy động vốn, mở rộng đầu tư và ra sức cải tiến nghiệp vụ, thủ tục để đẩy nhanh dư nợ cho vay nên nợ quá hạn cũng tăng qua 3 năm

Bảng 7. NỢ QUÁ HẠN VÀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 -2008)

Đvt: triệu đồng

( Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Miền Tây )

Năm 2007 nợ quá hạn tăng 42,2% so với năm 2006, năm 2008 tăng 55,5% lần so với 2007. Tuy nhiên nợ xấu thì giảm vào năm 2008, nguyên nhân là do ngân hàng cho vay có tài sản đảm bảo, mặt khác ngân hàng mới chuyển lên ngân hàng đô thị vào đầu năm 2007 nên để đạt được lợi nhuận một cách an toàn và hiệu quả thì Ngân hàng đã rất thận trọng trong vấn đề cho vay, cho vay có chọn lựa kỹ càng. Vì thế tính đến cuối năm 2008, tình hình nợ xấu của ngân hàng đã được cải thiện.

Để hiểu rõ hơn chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng thì nợ xấu và nợ quá hạn sẽ được phân tích kĩ hơn ở phần rủi ro tín dụng.

2007/2006 2008/2007 CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm

2008 Tuyệt đối Tương

đối

Tuyệt đối Tương đối Nợquá hạn 4.702 6.688 10.399 1.986 42,2 3.711 55,5

e) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Bảng 8. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh số cho vay 420.986 1.590.163 2.226.131

Doanh số thu nợ 305.230 1.002.689 1.667.371 Dư nợ 290.870 878.344 1.437.104 Dư nợ bình quân 244.150 584.607 1.157.724 Tổng vốn huy động 251.925 841.779 1.478.990 Tổng nguồn vốn 506.268 1.136.118 2.617.288 Dư nợ/ tổng vốn huy động (lần) 1,15 1,04 0,97 Dư nợ/Tổng nguồn vốn (%) 57,45 77,31 54,91 Vòng quay tín dụng (vòng) 1,25 1,72 1,44 Hệ số thu nợ (%) 72,50 63,06 74,90

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf (Trang 47 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)