Các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf (Trang 27 - 28)

5. Nội dung và kết quả đạt được:

2.1.4.4 Các chỉ số tài chính

a) ROA: Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản (%)

Chỉ số này cho thấy khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản hay nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, ngân hàng có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. Nếu ROA quá lớn, nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận.

b) ROE: Lợi nhuận ròng/ Vốn tự có (%)

ROE là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn tự có. Nó cho biết lợi nhuận ròng mà các cổ đông có thể nhận được từ việc đầu tư vốn của mình. Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có của ngân hàng chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng nguồn vốn. Việc huy động quá nhiều có thể ảnh hưởng đến độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng.

c) Lợi nhuận ròng/ Tổng thu nhập(%)

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng. Cụ thể, chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập của ngân hàng.

d) Tổng thu nhập/ Tổng tài sản(%)

Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lí và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng thương mại.

e) Tổng chi phí/Tổng tài sản(%)

Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này cao cho nhà phân tích thấy được ngân hàng đang yếu kém trong khâu quản lý chi phí của mình và từ đó nên có những thay đổi thích hợp để có thể nâng cao lợi nhuận ngân hàng trong tương lai.

f) Tổng thu nhập/ Tổng chi phí(%)

Chỉ số này tính toán 1 đồng chi phí bỏ ra để có được bao nhiêu đồng thu nhập. Đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thông

thường chỉ số này phải lớn hơn 1, nếu nó nhỏ hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tương lai.

g) Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu(%)

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tài sản trên vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy ngân hàng chấp nhận rủi ro cao khi muốn đạt được ROE cao như mong đợi của ngân hàng.

h) Hệ số chênh lệch thu nhập lãi: ( Thu nhập lãi suất – chi phí lãi suất)/ Tài sản sinh lời (%)

Chỉ tiêu này đo lường khả năng quản lý tài sản trong việc tạo ra lợi nhuận ròng và mức lãi ròng. Mức lãi ròng được nhà quản lý ngân hàng theo dõi chặt chẽ, bởi căn cứ vào đó có thể dự đoán được khả năng sinh lãi của ngân hàng. Nếu như mức chênh lệch giữa thu nhập lãi suất và chi phí lãi suất bị nhỏ lại, thì để đạt được một mức doanh lợi theo kế hoạch, ngân hàng hoặc phải tăng lợi tức bằng các hoạt động kinh doanh hoặc giảm bớt khả năng chi tiêu.

Tài sản sinh lời (TSSL):TSSL là tất cả tài sản đem lại tiền lãi. Tiền mặt tại quỹ và máy móc thiết bị là hai loại tài sản không sinh lời.

TSSL = Tổng tài sản - (Tiền mặt tại quỹ + Tiền dự trữ + Máy móc thiết bị và tài sản cố định khác)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)