5. Nội dung và kết quả đạt được:
3.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG
3.2.1 Thuận lợi
Cần Thơ là Thành phố trực thuộc Trung ương, là nơi hứa hẹn nhiều thành công đã đem đến cho Ngân hàng nhiều cơ hội tham gia đầu tư, tài trợ, cho vay, huy động vốn.
Được NHNN tỉnh Cần Thơ quan tâm chỉ đạo tốt và được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cấp chính quyền địa phương nơi Ngân hàng hoạt động đặc biệt là quan tâm hỗ trợ về vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cần Thơ vì vậy mà ngân hàng Miền Tây hoạt động ổn định như hiện nay.
Ngân hàng được chuyển đổi sang mô hình hoạt động Ngân hàng đô thị đầu năm 2007, đồng thời tăng vốn điều lệ lên mức 1000 tỷ đồng vào đầu năm 2008. Vốn điều lệ được tăng lên do có sự bổ sung thêm các cổ đông mới giúp ngân hàng thoát khỏi tình trạng thiếu hụt vốn, giảm được việc vay nợ của các tổ chức tín dụng khác.
Các phòng giao dịch và cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ được đầu tư nâng cấp khang trang hơn, tốt hơn và hiện đại hơn với các phương tiện chuyên dụng trong hệ thống ngân hàng như: xe chở chuyên dụng, hệ thống báo cháy, báo động, tổng đài nội bộ và các trang thiết bị khác nhằm phục vụ khách hàng đươc tốt và an toàn hơn. Chính thức đưa hệ thống quản trị Ngân hàng trực tuyến Microbank vào hoạt động. Triển khai thành công và đưa vào hoạt động hệ thống bảo mật dùng vân tay (lần đầu tiên sử dụng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam)
cho tòan bộ nhân viên truy cập vào cơ sở dữ liệu của Ngân hàng và áp dụng cho cả khách hàng.
Lần lượt mở rộng mạng lưới khắp nước, khởi đầu bằng những sự kiện khai trương dồng loạt các chi nhánh ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh vào trung tuần tháng 10/2007.
Ngân hàng đã triển khai hệ thống camera quan sát chuyên dụng thông qua mạng Internet (dùng IP camera) kết hợp với hệ thống hội nghị truyền hình (đã đưa vào ứng dụng năm 2006), tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho việc giám sát điều hành của Ngân hàng khi mở rộng mạng lưới.
Tập trung phát triển các kênh phân phối mới như: ATM, WEB, POS, các loại thẻ thanh toán và liên kết với các đối tác chiến lược có tiềm lực tài chính mạnh
Nhân viên được tham dự nhiều lớp đào tạo về dịch vụ khách hàng, về nghiệp vụ và sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cùng các kĩ năng khác như: ngoại ngữ, vi tính, uy tín ngân hàng ngày càng được mở rộng và nâng cao thông qua việc doanh số huy động ngày càng gia tăng.
Hoạt động tín dụng từng bước được kiểm chặt chẽ trên cơ sở phát triển an toàn và hiệu quả, đảm bảo an toàn nguồn thu và mở rộng thị trường theo định hướng.
3.2.2 Khó khăn
Các NHTM, các tổ chức tín dụng trong và ngoài quốc doanh khác hiện đang phát triển mạnh, rất nhạy bén. Do đó có sự cạnh tranh gay gắt trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tình hình biến động lãi suất cao nên tình hình huy động vốn thường xuyên phải cân đối.
Hoạt động tín dụng tuy chất lượng khá tốt nhưng chưa thật bền vững và điều đó phụ thuộc vào nguồn thu nhập khách hàng, mà khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là nông dân và các cơ sở chế biến nuôi trồng thủy sản, hai đối tượng này giá cả luôn biến động dễ xảy ra nợ quá hạn. Ngoài ra còn có sự có mặt của các công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện đã gây khó khăn trong huy động vốn.
Thu nhập của Ngân hàng chủ yếu là từ thu lãi cho vay, thu từ dịch vụ không đáng kể đây là điều mà Ngân hàng quan tâm và trong thời gian tới cần mở rộng nhiều dịch vụ Ngân hàng hơn để cải thiện cơ cấu thu nhập.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
Nguồn vốn là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động, tạo lập được dùng để đầu tư và thực hiện những nghiệp vụ kinh doanh nhằm sinh lợi. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh. Do đó, ngân hàng cần phải tạo được nguồn vốn ổn định, phù hợp với nhu cầu về vốn.
Bảng 1. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
Đvt: triệu đồng
( Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng Miền Tây )
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007
CHỈ TIÊU
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Tuyệt đối Tương
đối Tuyệt đối
Tương đối 1. Vốn huy động 251.925 49,8 841.779 74,1 1.478.990 56,5 589.854 234,1 637.211 75,7 2. Vốn vay và tài trợ khác 32.269 6,4 60.068 5,3 32.630 1,2 27.799 86,1 -27.438 -45,7 3. Vốn chủ sở hữu 221.860 43,8 234.112 20,6 1.105.622 42,2 12.252 5,5 871.510 372,3 4. Khoản phải trả khác 214 0,0 159 0,0 46 0,0 -55 -25,7 -113 -71,1 Tổng nguồn vốn 506.268 100,0 1.136.118 100,0 2.617.242 100,0 629.850 124,4 1.481.170 130,4
Nhìn vào bảng số liệu tình hình nguồn vốn qua 3 năm cho thấy nguồn vốn của NH có xu hướng tăng liên tục. Cụ thể năm 2006 tổng nguồn vốn là 506.268 triệu đồng, năm 2007 là 1.136.118 triệu đồng tăng 629.850 triệu đồng tương đương tăng 124,4% so với 2006, năm 2008 tăng lên 2.617.288 triệu đồng tăng 1.481.170 triệu đồng tương đương tăng 130,4% so với 2007. Nguyên nhân của sự tăng mạnh tổng nguồn vốn là do sự tăng trưởng của các khoản mục trong tổng nguồn vốn:
+ Vốn huy động
Mặc dù tình hình kinh tế những năm qua có nhiều biến động nhưng ngân hàng đã có những kết quả tích cực trong công tác huy động vốn. Việc chăm lo công tác huy động làm cho nguồn vốn tăng trưởng ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa dạng hoá khách hàng với định hướng phát triển của ngành.
Vốn huy động bao gồm các loại tiền gửi như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, ngoài ra NH còn huy động vốn dưới hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu….. để thu hút tiền nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư, đây là nguồn vốn chính để NH hoạt động. Ngân hàng huy động vốn tiền gửi của nền kinh tế để hình thành quỹ cho vay của mình nên chỉ được sử dụng nguồn huy động này trong một thời gian nhất định vì quyền sở hữu thuộc về người kí thác, do vậy các NH luôn dự trữ lại với 1 tỉ lệ nhất định nào đó đủ đảm bảo chi trả cho nhu cầu rút tiền của khách hàng.
Hình 2. Tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn
Tỉ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn
0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 2006 2007 2008 Tỉ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn % 49,8 74,1 56,5
Qua bảng số liệu cho thấy nguồn vốn huy động chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn qua các năm. Cụ thể: Năm 2006 là 215.925 triệu đồng chiếm 49,8% trong tổng nguồn vốn, năm 2007 là 841.779 triệu đồng chiếm 74,1% trong tổng nguồn vốn, tăng 234,1% so với 2006, năm 2008 là 1.478.990 triệu đồng chiếm 56,5%, tăng 75,7% so với 2007. Đây là dấu hiệu rất tốt, vì vậy việc làm tăng nguồn vốn huy động như vậy sẽ làm giảm đáng kể nguồn vay từ đó làm giảm đáng kể chi phí trả lãi vay.
+ Vốn vay
Vốn vay là nguồn vốn ngân hàng vay từ NHNN và các tổ chức tín dụng khác. Vốn vay và tài trợ khác tuy chiếm tỉ trọng không cao trong tổng nguồn vốn và giảm vào năm 2008 nhưng là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng trong trường hợp ngân hàng thiếu hụt vốn.
Hình 3. Tỉ trọng vốn vay và tài trợ khác trong tổng nguồn vốn
Năm 2006 vốn vay và tài trợ khác là 32.269 triệu đồng chiếm 6,4% trong tổng nguồn vốn, năm 2007 là 60.068 triệu đồng chiếm 5,3% trong tổng nguồn vốn, tăng 86,1% so với năm 2006. Năm 2008 tỉ lệ vốn vay và tài trợ khác chiếm trong tổng nguồn vốn là 1,2%, giảm 45,7% so với 2007. Nguyên nhân vốn vay và tài trợ giảm tỉ trọng qua các năm là do các khoản mục vốn huy động, vốn tự có tăng mạnh vào năm 2008, do đầu năm 2007 ngân hàng được chuyển đổi sang mô hình hoạt động Ngân hàng đô thị, đồng thời tăng vốn điều lệ lên mức 1000 tỷ đồng vào đầu năm 2008 làm cho tổng nguồn vốn đã khá đủ để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó ngân hàng không cần vay nhiều vì lãi suất vốn vay là cao nhất nên khoản mục này giảm qua các năm là rất tốt. Qua bảng số
Tỉ trọng vốn vay và tài trợ khác trong tổng nguồn vốn
0,0 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0 6,0 7,0 2006 2007 2008 Tỉ trọng vốn vay và tài trợ khác trong tổng nguồn vốn % 6,4 5,3 1,2
liệu ta có thể nhận thấy hoạt động huy động vốn và các khoản mục khác tăng mạnh góp phần làm tăng tổng nguồn vốn, làm giảm khoản vay, đã góp phần không nhỏ vào vấn đề tăng lợi nhuận giảm chi phí cho ngân hàng giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt được kết quả tốt.
+ Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn tự có của ngân hàng là bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số nguồn vốn khác của ngân hàng theo quy định của ngân hàng trung ương. Mặc dù vốn điều lệ chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc có hay không một ngân hàng vì nó là căn cứ pháp lý để thành lập ngân hàng. Đặc biệt nó còn là chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn của một ngân hàng. Một ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng lớn thì càng tạo được lòng tin cho khách hàng trong hoạt động huy động vốn và các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, giúp hạn chế được rủi ro có thể xảy ra.
Bảng 2. TÌNH HÌNH VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 -2008)
Đvt: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng Miền Tây )
Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản: Nhìn vào bảng số liệu tình hình vốn tự có trên tổng tài sản có sự tăng giảm qua các năm nhưng nhìn chung là đã khá hợp lí và đáp ứng được qui định của ngân hàng nhà nước là luôn phải duy trì vốn tự có trên tổng tài sản thường xuyên ở mức không dưới 5%.
CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Vốn chủ sở hữu 221.860 234.112 1.105.622
Tổng tài sản 506.268 1.136.118 2.617.288
Vốn huy động 251.925 841.779 1.478.990
Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (%) 43,82 20,61 42,24 Vốn huy động/vốn chủ sở hữu (lần) 1,14 3,60 1,34
Hình 4. Tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản
Năm 2006 tỉ lệ tổng vốn tự có trên tổng tài sản là 43,82%, năm 2007 tỉ lệ này giảm là 20,61% do năm này tổng vốn tự có tăng 1,1 lần thấp hơn tình hình tăng của tổng tài sản là 2,2 lần, nguyên nhân trong năm 2007 các khoản mục vốn huy động, vốn vay và tài trợ khác chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn và tăng so với năm 2006 nên kéo theo tổng nguồn vốn tăng, do đó làm cho tỉ lệ này giảm. Năm 2008 vốn tự có tăng là 1.105.622 triệu đồng do đầu năm 2008 ngân hàng tăng mức vốn điều lệ lên 1000 tỉ đồng nên tỉ lệ tổng vốn tự có trên tổng tài sản tăng lên là 42,24%.
Vốn huy động/Vốn chủ sở hữu:
Hình 5. Tỉ lệ vốn huy động trên vốn chủ sở hữu
Ta thấy vốn huy động ngày càng tăng qua các năm và chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn, đồng thời phù hợp với qui định của NHNN là ngân hàng không được huy động quá 20 lần vốn chủ sở hữu để đảm bảo an toàn cho ngân hàng và khách hàng thể hiện qua hệ số Vốn huy động/ Vốn chủ sở hữu đều nhỏ
Tổng vốn tự có/Tổng tài sản 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2006 2007 2008 Tổng vốn tự có/Tổng tài sản % 43,82 20,61 42,2 4 Vốn huy động/vốn chủ sở hữu 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 2006 2007 2008 Vốn huy động/vốn chủ sở hữu Lần n 3,60 1,14 1,34
hơn 20 qua 3 năm. Điều này cho thấy kết cấu vốn của ngân hàng khá ổn định. Cần duy trì.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY
4.2.1 Hoạt động tín dụng4.2.1.1 Huy động vốn 4.2.1.1 Huy động vốn
Vốn huy động là nguồn kinh doanh chủ yếu và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Vốn nhàn rỗi trong dân cư còn rất lớn, vấn đề là làm sao thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi đó vào trong Ngân hàng. Mục đích của việc huy động vốn một phần là để tạo nguồn vốn cho các hoạt động của Ngân hàng, phần lớn còn lại cung cấp tín dụng trên địa bàn. Đây là một trong những công tác quan trọng mà ngân hàng đã xác định được trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, huy động được nhiều nguồn vốn cũng đồng nghĩa với việc chủ động trong quá trình điều hành kinh doanh. Do đó vai trò của việc huy động vốn là rất quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng. Vì vậy việc phân tích để kiểm soát và kịp thời có những chiến lược phù hợp trong công tác huy động vốn là rất cần thiết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 3. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 -2008)
Đvt: triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007
CHỈ TIÊU
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tiền gửi thanh toán 87.657 34,8 269.328 32,0 443.697 30,0 181.671 207,3 174.369 64,7 Tiền gửi tiết kiệm 164.268 65,2 572.451 68,0 1.035.293 70,0 408.183 248,5 462.842 80,9
Tổng vốn huy động 251.925 100,0 841.779 100,0 1.478.990 100,0 589.854 234,1 637.211 75,7
Hình 6. Tình hình huy động vốn qua 3 năm (2006 -2008)
Nhìn chung vốn huy động của ngân hàng tăng qua 3 năm, năm 2006 là 251.925 triệu đồng, năm 2007 tăng 234,1% so với 2006, đến 2008 là 1.478.990 triệu đồng tăng 75,7% so với 2007, vốn huy động tăng là do các các khoản mục cấu thành nên vốn huy động: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm tăng qua 3 năm.
a) Tiền gửi tiết kiệm
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm là nguồn huy động quan trọng vì phần lớn khách hàng gửi tiền vào đây với mục đích tiết kiệm vì nó thường có lãi suất cao và ổn định. Mặt khác vì khoản tiền này khách hàng thường không sử dụng ngay mà gửi vào ngân hàng với mục đích thu lợi nhuận từ số tiền dôi ra sau một thời gian gửi ngân hàng nên ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn này. Trong năm qua ngân hàng khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm với nhiều hình thức khác nhau như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm dự thưởng…... Kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm qua 3 năm của ngân hàng cho thấy số lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng liên tục qua các năm và tỷ trọng của nó trong vốn huy động cũng tăng từ năm 2006 – 2008. Cụ thể năm 2006 tiền gửi tiết kiệm đạt được là 164.268 triệu đồng, chiếm 65,2% trong vốn huy động, đến năm 2007 số lượng tiền gửi tăng vượt bậc đến 572.451 triệu đồng chiếm 68,0%, tăng 248,5% so với 2006. Năm 2008 tiền gửi tiết kiệm tăng lên là 1.035.293 triệu đồng chiếm 70% trong tổng nguồn vốn huy động tăng 80,9% so với 2007. Điều đó chứng số lượng huy động khoản mục này tăng đáng kể.
0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 2006 2007 2008
Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm
Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay mà ngân hàng vẫn có được những kết quả khả quan như thế chứng tỏ ngân hàng có những chiến lược