Đề tài : Xây dựng phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho việt nam

88 1.5K 6
Đề tài : Xây dựng phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trần Nam Long, CN (chủ nhiệm đề tài) , Phạm Hồng Quất, TS; Nguyễn Anh Ngọc, CN; Đặng Hoàng Anh, CN. - Hà Nội : Viện KHCN Sở Hữu Trí Tuệ , 2010. - 88tr Tổng quan về nhãn hiệu và phương pháp định giá nhãn hiệu. Giới thiệu kinh nghiệm định giá nhãn hiệu tại các nước phát triển. Trình bày thực tiễn định giá nhãn hiệu tại Việt Nam. Đề xuất phương pháp định giá nhãn hiệu.

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN KHOA HỌC SỞ HỮU TRÍ TUỆ Báo cáo tổng hợp ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NHẰM XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ SÁNG CHẾ ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hữu Cẩn Đơn vị: Viện Khoa học sở hữu trí tuệ 7997 HÀ NỘI, 12/2009 2 MỤC LỤC Trang Mở đầu 3 Chương I. Tổng quan về định giá sáng chế 4 I. Khái niệm về sáng chế; Lợi ích kinh tế của sáng chế; Mục đích, ý nghĩa của việc định giá sáng chế 4 II. Tổng quan về các cách tiếp cận định giá sáng chế 10 III. Các tiêu chuẩn quốc tế về định giá sáng chế 31 Chương II. Thực tiễn của thế giới về việc áp dụng các cách tiếp cận định giá sáng chế 41 I. Thực tiễn của một số nước Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada) 42 II. Thực tiễn của một số nước châu Âu (Đức, Anh, Đan Mạch…) 46 III. Thực tiễn của một số nước châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ) 50 Chương III. Thực tiễn của Việt Nam về việc áp dụng các cách tiếp cận định giá sáng chế 52 I. Tổng quan hiện trạng hoạt động định giá sáng chếViệt Nam 52 II. Định giá sáng chế trong hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam 63 III. Định giá sáng chế trong hoạt động góp vốn liên doanh ở Việt Nam 64 Chương IV. Đề xuất phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho Việt Nam 67 I. Giải thích thuật ngữ 67 II. Nguyên tắc định giá sáng chế 68 III. Cách thức tiến hành định giá sáng chế 69 Kết luận 85 Tài liệu tham khảo 86 3 MỞ ĐẦU Định giá tài sản trí tuệ nói chung và sáng chế nói riêng là một lĩnh vực khá mới mẻ và phức tạp đối với nhiều doanh nghiệp và đang ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế do vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế vĩ mô và vi mô. Nếu như trước đây, vấn đề định giá tài sản trí tuệ (trong đó có sáng chế) chỉ được đặt ra trong tình huống giải quyế t tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm xác định mức độ thiệt hại của chủ sở hữu do hành vi xâm phạm gây ra, thì từ khoảng hơn một thập kỷ gần đây 1 , lĩnh vực định giá tài sản trí tuệ (đặc biệt là sáng chế) thực sự phát triển nhanh chóng cả về phạm vi áp dụng lẫn mô hình tiếp cận định giá. Hoạt động định giá tài sản trí tuệ ngày nay không chỉ được thực hiện đối với nhãn hiệu (brand valuation) mà dường như đã được mở rộng tới tất cả các loại tài sản vô hình (intangible assets) 2 , trong đó có sáng chế. Mô hình tiếp cận định giá sáng chế cũng được phát triển khá nhanh chóng, từ mô hình tiếp cận định giá tương đối thô sơ bằng cách sử dụng kỹ thuật định giá với một yếu tố (chi phí) đến những mô hình tiếp cận định giá phức tạp hơn sử dụng kỹ thuật định giá với nhiều yếu tố khác nhau 3 . Mặc dù một số nước phát triển (như Hoa Kỳ, Anh) đã tiến hành định giá các tài sản trí tuệ, trong đó có sáng chế từ khá nhiều năm trước, thậm chí một số chuyên gia định giá ở các nước đó đã xây dựng những lý thuyết về việc áp dụng các cách tiếp cận định giá tài sản trí tuệ và nhiều nội dung mang tính lý luận trong những lý thuyết đó vẫn được áp dụng một cách tương đối phổ biến trong thực tiễn 4 , nhưng đến nay các tiêu chuẩn quốc tế về định giá tài sản trí tuệ và định giá sáng chế vẫn là vấn đề còn tiếp tục được các quốc gia tranh luận mà chưa đạt được sự thống nhất. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thực tiễn hoạt động định giá sáng chế dường như mới chỉ bắt đầu triển khai thử nghiệm trên cơ s ở kinh nghiệm thực tiễn của một vài nước tiên tiến trong lĩnh vực này. Ở Việt Nam, vấn đề định giá sáng chế là vấn đề hoàn toàn mới mẻ, chưa có một công trình nghiên cứu một cách hệ thống nào về các mô hình tiếp cận định giá sáng chế cơ bản đang được áp dụng phổ biến trên thế giới hiện nay và đề xuất phương pháp định giá sáng chế để thống nhấ t áp dụng trong thực tiễn ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các thành phần kinh tế. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của Đề tài này là làm rõ nguyên tắc, nội dung, cách thức áp dụng phương pháp định giá sáng chế nói chung và hướng dẫn áp dụng phương pháp đó cho các sáng chế được sử dụngViệt Nam. Để đạt mục tiêu này, nhóm tác giả sử dụng kết hợp ba phương pháp nghiên cứu sau đây: nghiên cứ u lý luận; nghiên cứu kết quả khảo sát, tìm hiểu thực tiễn; phân tích và tổng hợp. Kết quả của Đề tài trước hết được đề xuất áp dụng trong hoạt động dịch vụ định giá tài sản trí tuệ của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ. 1 Meir Perez Pugatch, “What is the Value of Your Patent? Theory, Myth and Reality”, 2007 2 Arthur Anderson, “The Valuation of Intangible Assets”, Special Report No.P254, The Economist Intelligence Unit, London, 1992 3 Dr. Meir Perez Pugatch, “What is the value of your patent? Theory, myth and reality”, 2008 4 Ma Lianyuan, “Valuation of Intellectual Assets: Valuation Techniques, Parameters, Methodologies and Limitations”, 11/2000 4 Chương I TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ SÁNG CHẾ I. Khái niệm về sáng chế; Lợi ích kinh tế của sáng chế; Mục đích, ý nghĩa của việc định giá sáng chế 1. Khái niệm về sáng chế Sáng chế (Invention) được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên 5 . Sáng chế là sản phẩm của hoạt động trí tuệ, thuộc nhóm các sản phẩm sáng tạo khoa học, kỹ thuật, do đó là một dạng tài sản trí tuệ (Intellectual Assets 6 ). Vì vậy, sáng chế có đầy đủ các đặc tính của tài sản trí tuệ, đó là: (i) Đặc tính vô hình: sáng chế tồn tại dưới dạng thông tin, tri thức (không có bản chất vật chất), do đó không thể nhận biết được sự tồn tại của sáng chế bằng giác quan của con người mà chỉ bằng nhận thức (thông qua quá trình tự nhận thức hoặc truyền thụ); (ii) Đặc tính xác định được: mặ c dù tồn tại vô hình nhưng con người vẫn có khả năng nhận biết và xác định được sáng chế. Sở dĩ như vậy vì sáng chế luôn được thể hiện dưới một hình thức vật chất xác định (mô tả, liệt kê, công thức, hình vẽ ), dưới dạng nhất định (sản phẩm hoặc quy trình). Đồng thời, mỗi sáng chế là một đối tượng tồn tại độc lập, có nội dung/bản chất xác định, có chức năng/cách thức thực hiện/kết quả thực hiện xác định, thậm chí có giá trị xác định; (iii) Đặc tính sáng tạo, đổi mới: mỗi sáng chế là một sản phẩm của hoạt động sáng tạo trí tuệ, là một thực thể hoàn toàn mới hoặc là một thực thể đã biết nhưng được bổ sung cái mới trên cơ sở nền tảng thông tin, tri th ức được tích lũy từ trước; (iv) Đặc tính kiểm soát được: do sáng chế có khả năng được vật chất hóa nên trở thành đối tượng chịu sự tác động có chủ đích của con người, như điều khiển, sản xuất, khai thác/sử dụng, duy trì, cất giữ, phát triển, mua bán, trao đổi, cho thuê, góp vốn , nhằm mang lại kết quả nhất định, trong đó quan trọng nhất là tạo ra giá trị; (v) Đặc tính sinh lợi: do có bản chất tài sản, các sáng chế đều có khả năng sinh lợi (tạo ra giá trị), nghĩa là khi được khai thác, sử dụng, bán, cho thuê, trao đổi… sáng chế có khả năng mang lại thu nhập bằng tiền hoặc bằng tài sản khác cho người kiểm soát sáng chế đó. 5 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Điều 4.12). 6 Theo nguồn gốc phát sinh, có thể phân chia các tài sản trí tuệ thành các nhóm sau đây: (i) Các tài sản trí tuệ là sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật: là các đối tượng có bản chất khoa học/kỹ thuật, gồm: các thông tin - bí quyết kỹ thuật (know-how), các sáng chế, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, các bản vẽ, bản thiết kế, công thức, dữ liệu tính toán, dữ liệu thử nghiệm, phần mềm máy tính, cơ sở dữ li ệu, công trình nghiên cứu, sách giáo khoa, đồ án quy hoạch, sơ đồ bố trí/sắp xếp; giống cây trồng…; (ii) Các tài sản trí tuệ là sản phẩm sáng tạo văn học, nghệ thuật, gồm: các tác phẩm văn học/âm nhạc/hội hoạ/mỹ thuật ứng dụng/sân khấu/điện ảnh; các tài sản trí tuệ là các sản phẩm liên quan: các cuộc biểu diễn, trình diễn, các sản phẩm ghi âm/ghi hình…; (iii) Các tài sản trí tuệ là sản phẩ m sáng tạo kinh doanh, thương mại; bí mật thương mại, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ, tên miền,… (Nguồn: TS. Phạm Đình Chướng, “Giới thiệu chung về tài sản trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ”, 2008) 5 Với những đặc tính nêu trên, đặc biệt là đặc tính “kiểm soát được” và “sinh lợi”, sáng chế không chỉ là một loại tài sản mà còn có đầy đủ các thuộc tính của hàng hóa 7 . Vì vậy, khái niệm “giá trị của sáng chế” cũng không nằm ngoài nội hàm khái niệm “giá trị của hàng hóa” như sẽ được phân tích tại mục II.1 dưới đây. Nhờ có đặc tính “sáng tạo, đổi mới”, sáng chế còn có khả năng trở thành một đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ. Theo quy định của pháp luật Việt Nam 8 , để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp - dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (Patent)- sáng chế phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện tổng quát sau đây: (i) Có tính mới; (ii) Có trình độ sáng tạo; và (iii) Có khả năng áp dụng công nghiệp. Đối với sáng chế được bảo hộ, chủ Bằ ng độc quyền sáng chế (chủ sở hữu sáng chế) được hưởng các quyền tài sản đối với sáng chế, đó là: độc quyền sử dụng, cho phép hoặc ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của mình, quyền định đoạt sáng chế (chuyển giao, bán, để thừa kế…). Trong đó, việc “sử dụng” sáng chế được hiểu là việc sản xuất sản phẩ m là sáng chế hoặc áp dụng quy trình là sáng chế; khai thác công dụng của sản phẩm là sáng chế hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình là sáng chế; lưu thông (kể cả bán), quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm đó; nhập khẩu sản phẩm đó. Đối với sáng chế chưa hoặc không được bảo hộ, chủ sở hữu sáng chế cũng vẫn được hưởng các quyền tài sản nói trên đối với sáng chế của mình, tuy nhiên các quyền đó không mang bản chất “độc quyền” và không được pháp luật bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền cho chủ sở hữu sáng chế. Trong nhiều tài liệu tham khảo hiện nay về định giá sáng chế (Patent Valuation) 9 , khái niệm “sáng chế” (với thuật ngữ tiếng Anh là “patent”) được hiểu theo nghĩa rộng, tùy theo ngữ cảnh cụ thể được xác địnhsáng chế (invention), hoặc bằng độc quyền sáng chế (patent), hoặc cả hai đối tượng đó, thậm chí đôi khi còn được hiểu là một dự án (project) nhằm khai thác sáng chế được bảo hộ. Tuy nhiên, trong bối cảnh định giá sáng chế, việc làm rõ nội hàm thu ật ngữ “sáng chế” có hay không bao gồm sáng chế được bảo hộ không có nhiều ý nghĩa trên thực tế, vì giá trị của sáng chế được quyết định bởi nhiều yếu tố chứ không chỉ bởi yếu tố liên quan tới tình trạng bảo hộ của sáng chế (chẳng hạn, một sáng chế không được bảo hộ vẫn có thể có giá trị to lớn đối với đối với chủ sở hữu, ngược lại một sáng chế được bảo hộ có thể không có giá trị nếu bị thị trường từ chối); nói cách khác, bằng độc quyền sáng chế chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ để mang lại giá trị kinh tế cho sáng chế. Do đó trong các tài liệu tham khảo liên quan, và trong Báo cáo này, thuật ngữ “sáng chế” được hiểu theo nghĩa rộng nói trên. 7 Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Theo Karl Marx, “hàng hóa” là đồ vật có hình dạng xác định, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người nhờ có các thuộc tính: hữu ích; có giá trị kinh tế; và độ khan hiếm. Ngày nay, phù hợp với sự thay đổi và phát triển nhận thức trong đời sống kinh tế, khái niệm “hàng hóa” được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là “tất cả những gì có khả năng trao đổi, mua bán trên thị trường". 8 Luật Sở hữu trí tuệ (Điều 58.1). 9 Anna Boman & Jonas Larsson, “Patent Valuation in Theory and Practice”, 2003. 6 2. Lợi ích kinh tế của sáng chế Khả năng mang lại lợi ích kinh tế của sáng chế không chỉ là thuộc tính vốn có của loại tài sản này mà còn là thực tế không thể phủ nhận trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên bình diện vi mô và vĩ mô. Có nhiều ví dụ trong thực tế minh chứng sáng chế có khả năng mang lại lợi ích kinh tế to lớn không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả nền kinh tế quốc gia. Chẳng hạn 10 , sáng chế máy dệt tự động của Sakichi Toyota (Nhật Bản) đã được chuyển giao cho Platt Brothers&Co. với giá tương đương 25 triệu USD; sáng chế thuốc kháng sinh azythromycin (tên biệt dược: Zithromax) của Công ty Pliva (Croatia) được chuyển giao cho hãng Pfizer (Hoa Kỳ) và trở thành thuốc kháng sinh bán chạy nhất thế giới hiện nay với doanh số trên 1 tỷ USD/năm; sáng chế kỹ thuật tái kết hợp ADN của Cohen-Boyer (Hoa Kỳ) là đối tượng chuyển giao của hơn 300 thỏa thuận li-xă ng với tổng lợi nhuận hàng trăm triệu USD; sáng chế vắc-xin viêm màng não B của Viện Nghiên cứu Finlay (Cu Ba) được chuyển giao cho hãng SmithKlineBeecham (Anh) để lưu thông trên toàn thế giới với mức phí li-xăng hàng năm góp phần giúp Cu Ba từng bước trang trải được các khoản nợ nước ngoài của mình; sáng chế vi mạch điện tử của Jack S. Kilby thuộc hãng Texas Instruments Inc. (Hoa Kỳ) không chỉ làm cho hãng này trở thành hãng dẫn đầu trên thị trường vi mạch thế giới mà còn tạ o ra sự cạnh tranh quyết liệt về nghiên cứu và phát triển trong ngành công nghiệp máy tính ở Hoa Kỳ và góp phần tạo ra nền tảng phát triển ngành công nghệ thông tin hiện nay của thế giới… Hiện nay, theo Lindsay Moore và Lesley Craig 11 , ngay cả khi tỷ suất đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) có xu hướng giảm trên quy mô toàn cầu do tình hình suy thoái kinh tế, các quốc gia phát triển vẫn dành trên 1 tỷ USD/ngày để chi phí cho việc tạo ra tài sản trí tuệ, trong đó đặc biệt là sáng chế, với kỳ vọng về khả năng mang lại lợi ích kinh tế lớn lao trong tương lai của loại tài sản này. Cũng theo các tác giả này, hiện nay có khoảng hơn 7 triệu bằng độc quy ền sáng chế đang có hiệu lực trên toàn cầu, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 12% đến 14% mỗi năm; thu nhập từ hoạt động chuyển giao sáng chế có xu hướng tăng từ 25% đến 35% mỗi năm, tạo ra thu nhập trên 150 tỷ USD/năm tính trên toàn thế giới. Mặc dù sáng chế được thừa nhận là một công cụ hữu hiệu nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo, cạnh tranh và chuyể n giao công nghệ, mang lại những lợi ích kinh tế to lớn trên cả bình diện vi mô và vĩ mô được phản ảnh phần nào bởi những số liệu thống kê trên đây, thực tế đến nay có rất ít công trình nghiên cứu dựa trên thông tin khảo sát về giá trị kinh tế của sáng chế đối với các quốc gia 12 . Báo cáo về giá trị của sáng chế trên cơ sở kết quả khảo sát thuộc một dự án nghiên cứu của Ủy ban Châu Âu năm 1997 (gọi là khảo sát PatVal-EU) là một trong số ít công trình nghiên cứu như vậy. Đối tượng khảo sát PatVal-EU là các tác giả sáng chế (inventors) của các bằng độc quyền sáng chế châu Âu thuộc sáu nước sau đây: Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan và 10 Kamil Idris, WIPO, “Intellectual Property, a Powerful Tool for Economic Development”, 2004 11 Dr. Lindsay Moore, Mrs. Lesley Craig, Esq., “Towards a Strategy of Valuing Patents as Intellectual Capital”, 2003. 12 Marco Ceccagnoli, et al., Final Report on “The Value of Patents for Todays Economy and Society”, 09/5/2005 7 Italia. Kết quả khảo sát được tổng hợp từ năm 2003-2004, theo đó giá trị trung bình của sáng chế thuộc các nước trên là 6,358 triệu Euro, trong đó có 7,2% sáng chếgiá trị trên 10 triệu Euro, 16,8% sáng chếgiá trị trên 3 triệu Euro và 15,4% sáng chếgiá trị từ 1-3 triệu Euro. Các sáng chếgiá trị trên 10 triệu Euro chủ yếu thuộc năm lĩnh vực công nghệ vĩ mô sau đây: hóa học và dược phẩm (11,71%), công nghệ chế biến (6,75%), điện (6,22%), cơ khí (6,10%) và thiế t bị (5,60%). Tây Ban Nha, Anh và Hà Lan là ba nước có nhiều sáng chếgiá trị nhất: 12,79% sáng chếgiá trị trên 10 triệu Euro thuộc về Tây Ban Nha, 11,12% thuộc về Anh và 8,86% thuộc về Hà Lan, tiếp theo là Italia (7,68%), Pháp (5,58%) và Đức (5,19%). Cũng theo kết quả khảo sát nói trên, đối với những sáng chếgiá trị trên 10 triệu Euro, chủ sở hữu sáng chế chủ yếu là các phòng thí nghiệm thuộc chính phủ (government laboratories) - chiếm 10,00%, các viện nghiên cứu tư nhân phi lợi nhuận (private non-profit research institutes) - chiếm 9,25%, các công ty lớn (large companies) - chiếm 7,51%, còn lại là các doanh nghi ệp vừa và nhỏ, trường đại học, cá nhân… Thực tiễn cho thấy rằng với khả năng với tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế, giá trị của sáng chế đã được các chủ thể liên quan khai thác theo nhiều góc độc khác nhau. Chẳng hạn, đối với chủ sở hữu sáng chế, tổ chức tài chính hoặc nhà đầu tư vốn, sáng chế ngày càng có xu hướng được sử dụng như là mộ t công cụ tài chính hoặc tài sản tài chính; đối với nhà phân tích tài chính và nhà đầu tư, sáng chế ngày càng được thừa nhận là yếu tố quyết định giá trị của một doanh nghiệp và là một chỉ số về tiềm năng công nghệ của doanh nghiệp đó; đối với nhà đầu tư tư nhân và các tổ chức công, sáng chế là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hoặc đo l ường khả năng sử dụng vốn đầu tư; còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sáng chế ngày càng được coi là công cụ thu hút và củng cố nguồn lực tài chính. Thực tiễn hoạt cũng cho thấy rằng nếu giá trị kinh tế của sáng chế không được xác định đầy đủ thì không thể xây dựng và thực hiện chiến lược sử dụng/khai thác sáng chế với hiệu quả tối ưu và không thể thu được lợi ích kinh tế tối đa do sáng chế mang lại. Đồng thời, việc không nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc định giá sáng chế còn có thể tạo ra nguy cơ thiếu hụt các chính sách vĩ mô thúc đẩy hoạt động quản lý và quản trị sáng chế. 3. Mục đích, ý nghĩa của việc định giá sáng chế Mặc dù có thể xác định được giá trị của sáng chế bằng cách áp dụng những lý thuyết định giá sẵn có, nhưng trong khoảng thời gian dài trước đây sáng chế vẫn chỉ được coi là “vật trang trí” của doanh nghiệp với chức năng chỉ dẫn sản phẩm có những thuộc tính công nghệ độc nhất và doanh nghiệp đó là chủ sở hữu công nghệ tiên tiến. Trong bối cảnh đó, sáng chế d ường như không có giá trị mà chỉ được coi như một công cụ quảng cáo của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Ngày nay, quan điểm đó vẫn còn tồn tại ở nhiều doanh nghiệp và trong thực tiễn ở hầu hết các doanh nghiệp, hoạt động định giá sáng chế ít khi được thực hiện 13 . Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu là do thiếu kiến thức về định giá sáng chế, hoặc còn tồn 13 Samuel, T. htttp://www.pwcglobal.com/Extweb, 18/11/2002 8 tại sự hoài nghi cao độ về khả năng xác định được giá trị của sáng chế cũng như độ tin cậy của kết quả định giá. Một khó khăn khác dẫn đến thực trạng này là đặc tính “độc nhất” của sáng chế khiến cho việc tính toán và thẩm định các khía cạnh kỹ thuật, thương mại và kinh tế của sáng chế được định giá có độ ổn định/chắc chắ n không cao. Vì vậy, ban đầu giá trị của sáng chế thường chỉ được xác định trong những tình huống tranh chấp, xâm phạm đòi hỏi phải tính toán mức độ thiệt hại và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, thực tiễn ngày nay cho thấy rằng giá trị của sáng chế chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong giá trị thị trường của doanh nghiệp; những doanh nghiệp sở hữu càng nhiều sáng chếgiá trị càng chứ ng tỏ doanh nghiệp đó có khả năng hoạch định chiến lược quản trị tài sản trí tuệ/sáng chế một cách đúng đắn cũng như khả năng củng cố, phát triển vị thế chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, nhu cầu định giá sáng chế trở nên thay đổi theo hướng không chỉ giới hạn ở lĩnh vực tố tụng mà đã mở rộng sang nhiề u lĩnh vực khác như tài chính, kế toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh… và ngày nay định giá sáng chế được coi là một trong những nội dung không thể thiếu trong chiến lược quản trị tài sản trí tuệ trên cả bình diện vi mô và vĩ mô. Nói chung, mục đích chủ yếu của việc định giá bất kỳ loại tài sản trí tuệ nào, trong đó có sáng chế, là nhằm xác định chính xác, đầy đủ và khách quan giá trị của tài sản đó, từ đó giúp chủ sở hữu/người quản trị tài sản đó đưa ra quyết định quản trị tối ưu 14 , trong đó có các quyết định về phương thức kinh tế hiệu quả nhất để sử dụng, bảo vệ, hoặc trao đổi tài sản đó trên thị trường nhằm tối đa hóa giá trị của tài sản. Người ta thấy rằng hầu hết các hoạt động liên quan đến việc lập kế hoạch, đàm phán hay quản lý các mối quan hệ công việc hoặc giao dịch liên quan tới tài sản trí tuệ/sáng chế đều cần có các thông tin về giá trị của tài sản đó. Cụ thể, việc định giá sáng chế nhằm các mục đích chính sau đây 15 (Bảng 1): Bảng 1. Mục đích định giá sáng chế STT Mục đích định giá sáng chế Diễn giải 1. Chuyển giao quyền sở hữu (bán - assigment) hoặc quyền sử dụng (license) Xác định giá trị của hợp đồng chuyển giao (phí chuyển nhượng hoặc phí li-xăng) sáng chế. 2. Sáp nhập và mua lại (mergers & aquisitions) doanh nghiệp Xác định giá trị doanh nghiệp dựa vào tỷ trọng (mức độ đóng góp) của sáng chế trong tổng giá thị trường của doanh nghiệp. 3. Tiết kiệm chi phí (cost savings) Việc duy trì các sáng chếgiá trị kinh tế cũng đòi hỏi phải chi phí, đặc biệt là chi phí duy trì hiệu lực độc quyền sáng chế. Việc định giá chính xác nhằm tiếp tục phát triển sáng chế có tiềm năng thương mại, và/hoặc loại bỏ những sáng chế không còn khả năng mang lại lợi ích lớn hơn chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 4. Góp vốn đầu tư, liên doanh hay liên minh Xác định chính xác giá trị phần sở hữu tương ứng 14 Hungary Patent Office, Pro Inno Europe, Student Handbook, “Valuation of Intellectual Property”, 2008 15 WIPO, “Valuation of Intellectual Property: What, Why and How”, WIPO Magazine 9-10/2003 9 STT Mục đích định giá sáng chế Diễn giải chiến lược (joint venture, strategic alliance) trên cơ sở vốn góp bằng sáng chế của doanh nghiệp trong dự án đầu tư hoặc liên doanh, liên kết kinh doanh. 5. Cổ phần hoá, phát hành cổ phiếu (shareholders) Xác định giá trị của doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp khi tham gia cổ phẩn hoá hoặc phát hành cổ phiếu ra công chúng. 6. Ký quỹ (thế chấp), chứng khoán hóa (collateralization, securitization) Các ngân hàng tại một số quốc gia có xu hướng chấp nhận các sáng chế làm vật ký quỹ để cho vay với điều kiện xác định được giá trị của sáng chế đó. 7. Hỗ trợ giải quyết tranh chấp (litigation) Xác định mức độ (giá trị) thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, xác định giá trị hàng xâm phạm; hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài sản trong trường hợp phá sản, vi phạm hợp đồng, thừa kế 8. Hưởng thuế ưu đãi từ việc biếu tặng (donation) sáng chế Giá trị của sáng chế được biếu tặng (thường là cho các tổ chức phi lợi nhuận) được dùng làm cơ sở để các cơ quan thuế tính toán mức ưu đãi thuế cho doanh nghiệp biếu tặng. Các mục đích định giá sáng chế nêu trên có thể khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi loại chủ thể, chẳng hạn nhà quản lý doanh nghiệp định giá sáng chế nhằm đưa ra quyết định đúng đắn về việc có hay không nộp đơn đăng ký xác lập quyền đối với sáng chế hoặc có hay không tiếp tục duy trì hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế, hoặc nhằm tính toán phí chuyển giao sáng chế trong các giao d ịch li-xăng, hoặc nhằm đánh giá giá trị của doanh nghiệp sáp nhập hoặc mua lại, hoặc nhằm xác định giá trị thị trường của bản thân doanh nghiệp; các luật sư và thẩm phán định giá sáng chế nhằm xác định giá trị thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại trong các vụ xâm phạm sáng chế; các tổ chức tài chính định giá sáng chế trong giao dịch ký quỹ hoặc vay ngân hàng bằng sáng chế; còn nhà đầu t ư và nhà phân tích tài chính định giá sáng chế để đánh giá giá trị của doanh nghiệp làm cơ sở đưa ra quyết định đầu tư hoặc nhằm tư vấn… Xét trên bình diện vĩ mô, việc xác định giá trị của sáng chế cũng như lợi ích kinh tế do sáng chế mang lại cũng được coi là có vai trò quan trọng 16 trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của sáng chế, từ đó thực sự thừa nhận sáng chế là một loại tài sản vô hình có giá trị, việc khai thác giá trị của sáng chế được gắn với chế độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế cũng như tôn trọng độc quyền đối với sáng chế của người khác; vi ệc thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ thương mại công nghệ ngày càng chiếm tỷ trọng tăng dần trong thương mại quốc tế, do các bên tham gia đàm phán sẵn sàng ký kết thỏa thuận chuyển giao công nghệ trên cơ sở đã xác định rõ 16 Ma Lianyuan, “Valuation of Intellectual Property Assets: Valuation Techniques, Parameters, Methodologies and Limitations”, 11/2000 10 ràng giá trị của công nghệ được chuyển giao; việc thúc đẩy hoạt động đầu tư vào các ngành công nghiệp, trong đó sáng chếgiá trị được xác định và được coi là một phần/toàn bộ tài sản đầu tư liên quan đến việc thành lập các doanh nghiệp hoặc liên doanh hoạt động trong những ngành công nghiệp mới. II. Tổng quan về các cách tiếp cận định giá sáng chế 1. Một số khái niệm về giá trị và định giá sáng chế Theo tác giả Boer, F.P. 17 , “định giá được hiểu là việc gán một lượng tiền tệ nhất định vào đối tượng được định giá”. Theo tác giả Rick Neifeld 18 , “định giá là một thuật ngữ kế toán dùng để chỉ tổng số tiền phải trả để nhận được những lợi ích trong tương lai của một tài sản vào thời điểm nhất định”. Trong lĩnh vực sáng chế, theo tác giả Robert Pitkethly 19 , “định giá bằng độc quyền sáng chế hoặc đơn đăng ký sáng chế hoàn toàn liên quan tới việc đưa ra quyết định về tương lai giống như việc mức giá thị trường cổ phiếu do nhà đầu tư quyết định trên cơ sở hiệu quả kinh doanh trong tương lai của công ty”. Còn theo Patent Hawk 20 , “định giá bằng độc quyền sáng chế được hiểu là việc ước tính giá trị thị trường của công nghệ được cấp bằng độc quyền sáng chế chứ không phải để tiến hành kế toán; trong đó, giá trị của một bằng độc quyền sáng chế phản ảnh phạm vi bảo hộ và nhu cầu đối với sáng chế được bảo hộ so với tình trạng kỹ thuậ t; giá trị thị trường của bằng độc quyền sáng chế hoàn toàn là sự tính toán thu nhập tiềm năng của sản phẩm hoặc dịch vụ sử dụng sáng chế được cấp bằng độc quyền”. Những khái niệm nêu trên chỉ là một trong nhiều cách thể hiện khác nhau liên quan tới khái niệm về định giá sáng chế. Một cách tổng quát, định giá sáng chế được hiểu là việc xác định “giá trị ” của sáng chế tại một thời điểm nhất định trong những điều kiện nhất định. Nói cách khác, “giá trị” của sáng chế là mục tiêu của việc định giá sáng chế. Như đã đề cập ở trên (mục I.1.), khái niệm giá trị của sáng chế thuộc nội hàm khái niệm giá trị của hàng hóa 21 . Khái niệm về giá trị và các khái niệm liên quan tới giá trị (giá trị sử dụng, giá trị trao đổi, giá cả) của hàng hóa có một quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử kinh tế học và triết học và có nội hàm được mở rộng dần theo thời gian. Giá trị (value) của hàng hóa là thuộc tính bản chất của hàng hóa, được hiểu là kết quả của lao động sống (living labor) của người tạo ra hàng hóa và lao động được vật hóa (materialized labor) kết tinh trong hàng hóa đó. Nói cách khác, giá trị của hàng hóa là giá trị lượng lao động tiêu hao để tạo ra hàng hóa đó và được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết (socially necessary labor time), 17 Boer F.P., “The real options solution - Finding value in a high-risk world”, John Wiley & Sons Inc., 2002 18 Rick Neifeld, “Patent Valuation from a Practical View Point, and Some Interesting Patent Value Statistics from the PatentValuePredictor Model”, 2009 19 Robert Pitkethly, “The Valuation of Patents: A Review of Patent Valuation Methods with Consideration of Option Based Methods and the Potential for Further Research”, 1997 20 Patent Hawk, “Patent Valuation Theory”, 2009 21 Ma Lianyuan, “Valuation of Intellectual Assets: Valuation Techniques, Parameters, Methodologies and Limitations”, 30/10/2009 [...]... cận định giá sáng chế cơ bản Cách tiếp cận định giá (valuation approach) sáng chế được hiểu là cách ước tính giá trị của sáng chế bằng việc áp dụng một hoặc nhiều phương pháp định giá (valuation method) đặc thù; nói cách khác một cách tiếp cận định giá sáng chế là một nhóm phương pháp định giá có bản chất giống nhau, trong đó, phương pháp định giá sáng chế được hiểu là cách thức cụ thể để tính toán giá. .. phương pháp khác nhau tùy thuộc vào lý do (mục đích) định giá và lĩnh vực công nghệ tương ứng của sáng chế Trong số đó, các phương pháp sau đây được áp dụng phổ biến hơn cả trong thực tiễn: (i) Phương pháp dòng tiền chiết khấu (Discounted Cash Flow - DCF) Phương pháp này được coi là phương pháp định giá cơ bản và phổ biến nhất vì cho kết quả đáng tin cậy hơn so với các phương pháp khác35 Phương pháp. .. triển sáng chế được coi là một trong những yếu tố quyết định giá trị của sáng chế đó Cách tiếp cận chi phí gồm có ba phương pháp sau đây: (i) Phương pháp chi phí quá khứ (Historic cost) Phương pháp này xác định tổng chi phí phát sinh trong quá khứ để tạo ra và phát triển sáng chế so sánh đồng nhất với sáng chế cần định giá vào thời điểm sáng chế cần định giá được tạo ra và phát triển Trên thực tế phương. .. đó quyết định giá trị của sáng chế Cách tiếp cận thị trường gồm có ba phương pháp cơ bản sau đây: (i) Phương pháp đấu giá (auction) Theo phương pháp này, giá trị của sáng chế được xác định là mức giá cuối cùng trong cuộc đấu giá hoàn hảo với nhiều người mua tiềm năng có thông tin hoàn hảo về tất cả các khía cạnh (kinh tế, kỹ thuật, pháp lý…) của sáng chế (ii) Phương pháp giá trị thị trường so sánh... sáng chế, nghĩa là giá trị của sáng chế chỉ được xác định sau khi có dữ liệu về việc duy trì hiệu lực của bằng độc quyền 4.3 Phương pháp ước tính giá trị của chủ sở hữu sáng chế (patent holder’s estimations of value) Theo phương pháp này, giá trị của bằng độc quyền sáng chế được xác định dựa trên giá bán tối thiểu đối với bằng độc quyền sáng chế đó do chủ sở hữu sáng chế ấn định Tuy nhiên, phương pháp. .. bằng cách sử dụng phương pháp định tính (mang tính chủ quan, không chính xác) - Các khó khăn nêu trên hạn chế độ tin cậy của phương pháp giao dịch thị trường khi áp dụng để định giá sáng chế - Trong thực tiễn phương pháp này được sử dụng như một Hướng dẫn của IVSC: Cấu trúc Tiêu chuẩn: Nội dung cơ bản hoặc bội số định giá nhằm phản ảnh sự khác nhau về đặc điểm của tài sản cần định giátài sản so sánh... tế phương pháp này không được áp dụng phổ biến do đặc tính “độc nhất” của sáng chế cần định giá nên hiếm khi tồn tại một sáng chế khác giống hệt để tiến hành so sánh Tuy nhiên, việc tính toán các chi phí quá khứ cho sáng chế thường được thực hiện để phục vụ cho việc xác định chi phí tái tạo theo phương pháp (ii) dưới đây (ii) Phương pháp chi phí tái tạo (Replication cost) Phương pháp này xác định tổng... sánh (Comparable market value) Theo phương pháp này, giá trị của sáng chế được xác định bằng cách so sánh với giá trị thị trường (market value) của sáng chế tương đương hoặc sáng chế trong giao dịch tương đương (iii) Phương pháp phí li-xăng so sánh (Comparable royalty rate) Theo phương pháp này, giá trị của sáng chế được xác định bằng cách so sánh với thu nhập từ sáng chế tương đương là đối tượng của... và đánh giá thêm các phương pháp mới về định giá sáng chế (Hoa Kỳ) Hơn nữa, cho tới nay cũng vẫn chưa có tiêu chuẩn định giá tài sản trí tuệ được áp dụng chính thức trong phạm vi quốc tế, vì vậy việc định giá các tài sản trí tuệ vẫn chủ yếu được thực hiện trên cơ sở áp dụng các tiêu chuẩn định giá tài sản vô hình theo nguyên tắc được nêu trong dự thảo Hướng dẫn của Hội đồng Tiêu chuẩn định giá quốc... tồn tại của hai hay nhiều sáng chế có thể thay thế lẫn nhau trong quá trình sử dụng, thì giá trị của những sáng chế đó được xác định bởi sự tác động lẫn nhau giữa sáng chế này với sáng chế kia; nói cách khác, giá trị của sáng chế được định giá chịu tác động bởi giá trị của những sáng chế thay thế khác Giá trị tối đa của sáng chế có xu hướng được thiết lập bởi chi phí mua sáng chế thay thế Đây là yếu . áp dụng phương pháp định giá sáng chế nói chung và hướng dẫn áp dụng phương pháp đó cho các sáng chế được sử dụng ở Việt Nam. Để đạt mục tiêu này, nhóm tác giả sử dụng kết hợp ba phương pháp. HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN KHOA HỌC SỞ HỮU TRÍ TUỆ Báo cáo tổng hợp ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NHẰM XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ SÁNG CHẾ ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM. IV. Đề xuất phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho Việt Nam 67 I. Giải thích thuật ngữ 67 II. Nguyên tắc định giá sáng chế 68 III. Cách thức tiến hành định giá sáng chế 69 Kết luận 85 Tài

Ngày đăng: 13/04/2014, 13:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan