Nêu rõ tên, trình độ nghiệp vụ và chữ ký của người định giá 8 Ngày có hiệu của

Một phần của tài liệu Đề tài : Xây dựng phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho việt nam (Trang 39 - 42)

8. Ngày có hiệu của

Hướng dẫn

Hướng dẫn định giá quốc tế (International Valuation Guidance Note) có hiệu lực (dự kiến) vào ngày… (chưa xác định) năm 2009.

Các tiêu chuẩn nêu trong Hướng dẫn chưa được quốc tế

công nhận và công bố một cách chính thức, tuy nhiên đã phản ánh những nguyên tắc chung được thừa nhận về các cách tiếp cận định giá tài sản vô hình nói chung và định giá sáng chế nói riêng đang được áp dụng phổ biến trên thế

giới hiện nay, đặc biệt là khu vực Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada) và châu Âu (Anh).

Qua Bảng phân tích nêu trên (Bảng 2), có thể rút ra nhận xét chung như sau: Đến nay chưa có tiêu chuẩn định giá quốc tế dành riêng cho sáng chế được công nhận và áp dụng rộng rãi trên thế giới; vì vậy, đểđịnh giá sáng chế, các nước có thể áp dụng tiêu chuẩn Hướng dẫn định giá quốc tế đối với việc định giá tài sản vô hình do Hội đồng Tiêu chuẩn định giá quốc tế (IVSC) công bố năm 2009 với những điều chỉnh thích hợp đối với sáng chế. Theo Hướng dẫn này, có ba cách tiếp cận cơ bản

để định giá tài sản vô hình, trong đó có sáng chế, đó là cách tiếp cận chi phí, thị

trường và thu nhập; cách tiếp cận định giá quyền chọn không được đề cập đến trong Hướng dẫn. Trong ba cách tiếp cận nêu trên, cách tiếp cận thu nhập được ưu tiên áp dụng, hai cách tiếp cận còn lại được sử dụng để kiểm chứng kết quảđịnh giá. Việc định giá sáng chế được thực hiện theo quy trình do các nước thiết lập vì Hướng dẫn không quy định rõ quy trình định giá.

Chương II

THỰC TIỄN CỦA THẾ GIỚI VỀ VIỆC ÁP DỤNG

CÁC CÁCH TIẾP CẬN ĐỊNH GIÁ SÁNG CHẾ

Như đã đề cập ở Chương I, mặc dù hoạt động định giá sáng chế ngày càng được coi là có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế, tuy nhiên thực tế cho thấy không phải nước nào cũng phổ biến và áp dụng các cách tiếp cận định giá cơ bản nêu trên một cách hệ thống; nói cách khác, các cách tiếp cận như vậy chưa thực sự được áp dụng một cách rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là tại các nước thành viên của OECD53. Một cuộc khảo sát gần đây đối với các doanh nghiệp châu Âu cho thấy chỉ có 12% doanh nghiệp được khảo sát có tiến hành thuê bên thứ ba thực hiện định giá sáng chế của mình, trong đó tỷ lệ này ở Italia, Tây Ban Nha là khoảng 46%, các nước thuộc khối Benelux là 42%, Anh là 40%, Đức, Pháp khoảng 32%54. Ở Nhật Bản, chỉ có khoảng 50% doanh nghiệp nắm giữ sáng chế có tiến hành định giá danh mục sáng chế của mình55.

Có một số yếu tố hạn chế việc áp dụng rộng rãi các cách tiếp cận định giá sáng chế cơ bản tại các nước nói trên, đó là: thứ nhất, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp coi bằng độc quyền sáng chế như một công cụ tự vệ mà không thừa nhận bằng độc quyền sáng chế đó như một tài sản tài chính có giá trị kinh tế và cần được định giá; thứ hai, ở hầu hết các nước nói trên, các tiêu chuẩn kế toán hiện hành không quy định tài sản vô hình bao gồm sáng chế56, do đó sáng chế không xuất hiện trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp và do đó không xác định được giá trị của tài sản này bằng phương pháp kế toán; thứ ba, nhiều doanh nghiệp vẫn còn hoài nghi về độ tin cậy của các cách tiếp cận đang được áp dụng hiện nay để định giá sáng chế; thứ tư, giá trị của sáng chế phụ thuộc nhiều vào thị trường, trong khi việc đánh giá khả năng thâm nhập thị trường trong hiện tại và tương lai của sáng chế duờng như lại là vấn đề khó khăn nhất, đồng thời việc bóc tách giá trị của sáng chế khỏi giá trị của khối tài sản nói chung cũng như việc lựa chọn cách tiếp cận định giá tốt nhất cũng là trở ngại lớn đối với hầu hết doanh nghiệp57.

Mặc dù có những khó khăn như trên, các chuyên gia định giá trên thế giới vẫn không ngừng nỗ lực tìm kiếm và đề xuất áp dụng các cách tiếp cận định giá sáng chế khác nhau nhằm áp dụng vào thực tiễn. Sau đây là thực tiễn của một số nước, khu vực trên thế giới về việc áp dụng các cách tiếp cận khác nhau trong hoạt động định giá sáng chế.

53 OECD, “Intellectual Property as an Economic Asset: Key Issues in Valuation and Exploitaion”, 2005 54 DLA, “European Intellectual Property Survey”, 2004 54 DLA, “European Intellectual Property Survey”, 2004

55 JIII, “Survey on Patent Valuation System in Patent Licensing Market”, 2003

56 OECD, “Intellectual Property as an Economic Asset: Key Issues in Valuation and Exploitaion”, 2005 57 JIII, “Survey on Patent Valuation System in Patent Licensing Market”, 2003 57 JIII, “Survey on Patent Valuation System in Patent Licensing Market”, 2003

I. Thực tiễn của một số nước Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada) 1. Tiêu chuẩn định giá sáng chế của Hoa Kỳ, Canada

Hoạt động định giá sáng chế hiện nay ở Hoa Kỳ, Canada chủ yếu dựa trên hệ

thống các tiêu chuẩn định giá tài sản vô hình thuộc tập hợp các Tiêu chuẩn định giá doanh nghiệp (Business Valuation Standards - “BVS”) do Hiệp hội Định giá viên Hoa Kỳ (American Society of Appraisers - “ASA”) phê chuẩn từ tháng 7/2008 thông qua Ủy ban Định giá doanh nghiệp (Business Valuation Committee)58 trên cơ sở áp dụng các Tiêu chuẩn thống nhất về hành nghề định giá (the Uniform Standards of Professional Appraisal Practice - “USPAP”) do Quỹ tài trợ định giá (Appraisal Foundation) xây dựng59. Nói cách khác, đến nay Hoa Kỳ, Canada chưa xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn định giá dành riêng cho sáng chế.

Mục đích của việc xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn nói trên là nhằm duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động định giá doanh nghiệp phục vụ lợi ích của định giá viên doanh nghiệp và người sử dụng kết quả định giá. Theo hệ thống tiêu chuẩn nói trên, việc định giá tài sản vô hình, trong đó có sáng chế, tuân theo Tiêu chuẩn BVS- IX: Định giá tài sản vô hình (Intangible Asset Valuation), chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2008. Nội dung cơ bản của Tiêu chuẩn này được thể hiện tại Bảng 3 sau đây.

Bảng 3: Tiêu chuẩn định giá tài sản vô hình theo BVS-IX (Hoa Kỳ) BVS-IX: Định giá tài sản vô hình

1. Mởđầu - Mục đích: Xác định và mô tả các yêu cầu đối với việc định giá các tài sản vô hình; sản vô hình;

- Khả năng áp dụng: Tiêu chuẩn này phải được tuân thủ trong mọi hoạt động định giá tài sản vô hình do các thành viên (định giá viên) của ASA

Một phần của tài liệu Đề tài : Xây dựng phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho việt nam (Trang 39 - 42)