Các dạng tài sản trí tuệ gồm có: bằng độc quyền sáng chế, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu và các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

Một phần của tài liệu Đề tài : Xây dựng phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho việt nam (Trang 44 - 47)

doanh, nhãn hiệu và các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

- Bằng độc quyền sáng chế (patents): bằng độc quyền sáng chế là một văn bản được công bố công khai, trao cho tác giả (inventor) hoặc bên nhận chuyển nhượng (assignee) các quyền đặc biệt như quyền ngăn cấm người khác chế tạo, sử dụng, hoặc bán sáng chế (invention), kiểu dáng (design) hoặc phát kiến (discovery) trong phạm vi lãnh thổ nhất định và trong thời hạn một số năm nhất định. Đối với dạng tài sản này, định giá viên cần xem xét các yếu tố sau đây (nếu có) ngoài các yếu tố được nêu trong BVS-IX):

(i) Phạm vi bảo hộ, như phạm vi lãnh thổ, tình trạng đăng ký và duy trì hiệu lực độc quyền, phạm vi của yêu cầu bảo hộ (rộng hay hẹp) và các biến thể tương đương của sáng chế;

(ii) Các rủi ro từ việc khai thác độc quyền, như xâm phạm, hủy bỏ hiệu lực độc quyền, sự tồn tại rào cản công nghệ hoặc kinh tếđối với sự khai thác thương mại thành công, hoặc các sáng chế tương đương có khả năng làm suy giảm lợi ích kinh tế của độc quyền;

(iii) Các thông tin được công bố hoặc thuộc tư nhân được thu thập liên quan tới sáng chếđược định giá và các công nghệ cạnh tranh hoặc có thể so sánh, như dữ liệu của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), các dữ liệu công khai được nộp cho Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (Securities and Exchange Commission - “SEC”), hoặc từ các tài liệu nghiên cứu thị trường;

(iv) Khi tiến hành định giá danh mục (portfolio) bằng độc quyền sáng chế, định giá viên cần xem xét các sự hiệp lực (synergies) của danh mục đó do tập hợp các độc quyền mang lại, như loại trừ khả năng thực hiện độc quyền đối với các sáng chế tương tự của người khác, hoặc có được tổ hợp các khả năng khai thác thương mại đối với sáng chế trong phạm vi rộng hơn, linh hoạt hơn hoặc theo mong muốn của chủ sở hữu.

Như vậy, theo Tiêu chuẩn định giá tài sản vô hình (BVS-IX) của Hoa Kỳ, có thể thấy rằng sáng chế được coi là một trong những loại tài sản thuộc phạm vi điều chỉnh của Tiêu chuẩn đó, cụ thể là sáng chếđược cấp bằng độc quyền, và được định giá theo ba cách tiếp cận cơ bản là chi phí, thị trường và thu nhập (các cách tiếp cận khác không được đề cập tới trong Tiêu chuẩn này); tuy nhiên Tiêu chuẩn không quy định rõ quy trình chi tiết để tiến hành định giá. Các tiêu chuẩn như vậy cũng được áp dụng ở Canada. Các cách tiếp cận định giá cơ bản nêu trên cũng được thể hiện trong một số văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính Hoa Kỳ (IRS Business Valuation Guidelines), được công bố ngày 27/7/200661, theo đó tài sản vô hình (Intangible Property) được định giá theo Hướng dẫn số §4.48.5, đặc biệt là theo ba cách tiếp cận cơ bản là thị trường, chi phí và thu nhập (các điểm 2.4(7), 2.4(10)- (12)). Trong Hướng dẫn này, tài sản vô hình bao gồm sáng chế (inventions) và bằng

61 Hướng dẫn Định giá doanh nghiệp IRS là văn bản do Cơ quan Thu nhập nội bộ (Internal Revenue Service -“IRS”) thuộc Bộ Tài chính (Department of the Treasury) của Hoa Kỳ công bố, gồm có 4 Hướng dẫn: Hướng dẫn “IRS”) thuộc Bộ Tài chính (Department of the Treasury) của Hoa Kỳ công bố, gồm có 4 Hướng dẫn: Hướng dẫn

độc quyền sáng chế (patents) (điểm 5.1(2)).

Trong thực tế, khả năng áp dụng cũng như mức độ áp dụng các cách tiếp cận định giá sáng chế nêu trên khác nhau tùy thuộc vào mục đích định giá. Chẳng hạn, cách tiếp cận chi phí được coi là phù hợp nhất với mục đích kế toán tài chính hoặc tính thuế doanh nghiệp, còn cách tiếp cận thị trường phù hợp với mục đích quản trị nội bộ doanh nghiệp (đặc biệt là nhằm phân bổ nguồn lực và đánh giá hiệu quả kinh doanh), trong khi cách tiếp cận thu nhập phù hợp với nhiều mục đích khác nhau, kể cả nhằm tính thuế thừa kế (Hoa Kỳ) hoặc ký quỹ. Mức độ áp dụng các cách tiếp cận định giá sáng chế cơ bản được khảo sát và thể hiện ở Bảng so sánh (Bảng 4) sau đây62:

Bảng 4. So sánh mức độ áp dụng các cách tiếp cận định giá sáng chế cơ bản ở Hoa Kỳ, Canada

Mục đích định giá Cách tiếp cận chi phí Cách tiếp cận thị trường Cách tiếp cận thu nhập 1. Sáp nhập và mua lại (M&A) - ++ ++ 2. Tính thuế

Thuế doanh nghiệp Thuế thừa kế +++ - - * - +++ 3. Xác định giá bán sáng chế ++ * ++ 4. Chuyển giao sáng chế + + + 5. Ký quỹ (vay) bằng sáng chế - * +++ 6. Xử lý xâm phạm quyền đối với sáng chế - + ++ 7. Quản trị sáng chế nội bộ - +++ ++

Ghi chú: “+++” : Theo lý thuyết có thể áp dụng, trong thực tếđược áp dụng rộng rãi “++” : Được áp dụng rộng rãi

“+” : Được áp dụng trong một số trường hợp “-” : Không được áp dụng

“*” : Theo lý thuyết có thể áp dụng, trong thực tế hiếm khi được áp dụng vì không khả thi

Qua Bảng 4 nêu trên có thể thấy rằng hiện nay cách tiếp cận thu nhập được sử dụng phổ biến hơn cả ở Hoa Kỳ và Canada vì phù hợp với nhiều mục đích định giá khác nhau. Một số cách tiếp cận định giá mới (như cách tiếp cận định giá quyền chọn thực tế theo mô hình Black-Scholes) cũng như một số công cụ định giá khác được doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân áp dụng như công cụ

PatentValuePredictor (của StockPricePredictor.com, LLC.)… mặc dù có được khai thác nhưng không rộng rãi vì chỉ có một số ít doanh nghiệp cung cấp dịch vụđịnh giá áp dụng đểđịnh giá sáng chế63.

Quy trình định giá sáng chế được áp dụng ở Hoa Kỳ, Canada cũng khá linh hoạt (do chưa có tiêu chuẩn chung, thống nhất về quy trình này). Một số tác giả còn đăng ký bảo hộđộc quyền các sáng chế về sản phẩm và/hoặc quy trình định giá tài sản trí tuệ, trong đó có sáng chế, tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO). Có thể liệt kê hàng loạt các sản phẩm, quy trình được đăng ký bảo hộđộc

định giá tài sản hữu hình (số §4.48.5); Hướng dẫn định giá doanh nghiệp (số §4.48.4); Hướng dẫn định giá tài sản vô hình (số §4.48.5); và Hướng dẫn định giá tài sản thực (số §4.48.6);

62 Watanabe, S. (ed), “Issues of Accounting Surrounding Intellectual Property”, 2002

quyền như vậy, chẳng hạn Bằng độc quyền sáng chế số 7188069 về phương pháp định giá tài sản trí tuệ của tác giả Hagelin, Theodore (Manlius, NY, US); Đơn đăng ký sáng chế số 20050071174 về phương pháp và hệ thống định giá tài sản trí tuệ của tác giả Leibowitz, Mark Harold (Somerset West, ZA), et al.; Đơn đăng ký sáng chế số 20050261927 về hệ thống và phương pháp định giá tài sản trí tuệ của tác giả Bilak, Mark R. (Sandy Hook, CT, US)... Ngoài ra, còn có những quy trình định giá sáng chếđược một số tác giả phổ biến công khai để tham khảo, áp dụng64.

II. Thực tiễn của một số nước châu Âu 1. Tiêu chuẩn định giá sáng chế của châu Âu

Mặc dù sáng chế ngày càng được các doanh nghiệp ở châu Âu thừa nhận là một yếu tố và là một tài sản quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp, giá trị của sáng chế và việc định giá sáng chế được coi là công cụ hữu hiệu nhằm

64

Theo tác giả J. Timothy Cromley (“20 Steps for Pricing a Patent”, 2004), quy trình định giá sáng chế (được CPA/ABVs áp dụng) gồm có 20 bước sau đây: (i) Kiểm tra hiệu lực pháp lý của sáng chế: kiểm tra tình trạng bảo hộ của sáng chế, thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế, số năm bằng độc quyền sáng chếđược duy trì hiệu lực…; (ii) Xác định mục đích và các giả thiết tiến hành định giá; (iii) Thu thập thông tin: bản sao đơn đăng ký sáng chế, danh mục đơn đăng ký sáng chế quốc tế, bản sao kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường, báo cáo tài chính, tài liệu mô tả các tranh chấp liên quan tới sáng chế, bản sao hợp đồng chuyển giao sáng chế, dữ liệu kinh tế về lĩnh vực áp dụng sáng chế, bản sao các tài liệu quảng cáo/khuếch trương sản phẩm là sáng chế, thông tin về chi phí liên quan tới sản phẩm là sáng chế bao gồm chi phí kế toán và/hoặc chi phí nghiên cứu tính khả thi về mặt kỹ thuật; (iv) Thiết lập nhóm định giá: bao gồm chuyên gia có hiểu biết về luật sáng chế, độc quyền, kỹ

năng định giá doanh nghiệp và có kiến thức về công nghệ thuộc lĩnh vực của sáng chế, luật sư bằng độc quyền sáng chế và chuyên gia có kỹ năng về các khía cạnh kinh tế của sáng chế; (v) Đọc kỹ bản mô tả sáng chế, đặc biệt là yêu cầu bảo hộ, nhằm xác định/hiểu rõ bản chất của sáng chế cần định giá; (vi) Nghiên cứu kỹ lưỡng phạm vi bảo hộ của sáng chế nhằm xác định phạm vi quyền thực tế của chủ sở hữu sáng chế (trong đó lưu ý phạm vi quyền

được xác định bởi quá trình đăng ký xác lập quyền đối với sáng chế); (vii) Thảo luận với luật sư bằng độc quyền sáng chế (người tiến hành đăng ký sáng chế) về các yếu tố pháp lý ảnh hưởng tới giá trị của sáng chế như thông tin về tranh chấp, tình hình đăng ký sáng chếở nước ngoài, thông tin về khả năng sáng chế bị hủy bỏ/chấm dứt hiệu lực hoặc bị xâm phạm hoặc xâm phạm sáng chế khác…; (viii) Thẩm tra tính hiệu lực của sáng chế phát hiện khả năng sáng chế là đối tượng bị khiếu kiện tại Tòa án hoặc bằng độc quyền sáng chế có khả năng bị hủy bỏ hiệu lực vì không đáp ứng điều kiện bảo hộ…; (ix) Kiểm tra các sáng chếđã tồn tồn tại trước đó, đặc biệt là các bằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

độc quyền sáng chếđã cấp trước đó nhằm xác định khả năng xâm phạm quyền đối với các sáng chế này; (x) Kiểm tra danh mục bằng độc quyền sáng chế của chủ sở hữu sáng chế nhằm xác định lợi thế của chủ sở hữu và sự hạn chế khả năng xâm phạm quyền; (xi) Kiểm tra tình trạng bảo hộ sáng chếở nước ngoài nhằm xác định lợi thể về thị

trường của chủ sở hữu sáng chế; (xii) Xem xét thời gian hiệu lực còn lại của bằng độc quyền sáng chế nhằm xác

định tuổi tuổi đời kinh tế của sáng chế; (xiii) Phân tích mức phí li-xăng đã được thỏa thuận đối với sáng chế, nếu có, nhằm xác định các yếu tốảnh hưởng tới mức phí li-xăng; (ivx) Tìm hiểu kỹ lưỡng vụ kiện liên quan tới sáng chế nhằm xác định lợi thể của chủ sở hữu trong trường hợp thắng kiện; (xv) Xác định các công nghệ có thể thay thế sáng chế nhằm xác định lợi thể và thị phần của chủ sở hữu sáng chế; (xvi) Thiết lập đường cầu (demand) đối với sản phẩm là sáng chế thông qua việc xem xét, khảo sát ngành công nghiệp tương ứng; (xvii) Xác định điểm tối

đa hóa lợi nhuận của sản phẩm là sáng chế bằng cách xác định đường thu nhập cận biên (marginal revenue - MR) trên cơ sởđường cầu (D), sau đó ước tính chi phí ban đầu theo các quy mô sản xuất khác nhau và xác định đường chi phí cận biên (marginal cost - MC). Trên cơ sởđường MR và đường MC, xác định mức giá tại đó sản phẩm

được bán với số lượng nhất định, từđó xác định giá mục tiêu tối ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận và dự báo dòng tiền trong tương lai; (xviii) Xem xét khả năng áp dụng các cách tiếp cận định giá truyền thống là chi phí, thị trường và thu nhập, tuy nhiên nhiều nhà định giá ưu chuộng cách tiếp cận thu nhập hơn so với các cách tiếp cận khác để định giá sáng chế - loại sáng chế có bản chất duy nhất và có khả năng tạo ra thu nhập (cách tiếp cận chi phí và thị

trường hiếm khi được áp dụng trong trường hợp này); (xix) Tiến hành định giá theo cách tiếp cận thu nhập, trong

đó áp dụng một trong hai phương pháp sau đây: phương pháp tính lợi nhuận (profit-contribution method) do sáng chế trực tiếp mang lại; hoặc phương pháp dựa trên phí li-xăng (royalty- based method) tính toán dòng thu nhập kỳ vọng của chủ sở hữu sáng chế theo thoả thuận li-xăng; (xx) Xây dựng báo cáo định giá sáng chế, trong đó nêu rõ các giả thiết được sử dụng trong quá trình định giá, các lập luận và chứng cứ, quy trình định giá, kết luận về giá trị của sáng chế và trình độ chuyên môn của các thành viên thuộc nhóm định giá.

nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị doanh nghiệp, tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có tiêu chuẩn định giá dành riêng cho sáng chế được công bố hoặc được thừa nhận rộng rãi ở châu Âu; việc định giá sáng chế vẫn được thực hiện trên cơ sở áp dụng tiêu chuẩn IDW ES 565 về định giá tài sản vô hình (intangibles assets) - tiêu chuẩn do Viện Kiểm toán công (Institute of Public Auditors) của Đức công bố và có giá trị áp dụng trong phạm vi châu Âu.

Theo Tiêu chuẩn IDW ES 5, sáng chế có thể được định giá theo ba cách tiếp cận sau đây: (i) cách tiếp cận chi phí (cost approach); (ii) cách tiếp cận thị trường (market approach); và (iii) cách tiếp cận thu nhập (income approach). Nội dung của các cách tiếp cận và các phương pháp cơ bản thuộc mỗi cách tiếp cận được nêu tại Bảng 5 sau đây.

Bảng 5. Cách tiếp cận và phương pháp định giá sáng chế được áp dụng theo Tiêu chuẩn IDW ES 5 (châu Âu)

STT Cách tiếp cận

Phương pháp Nội dung cách tiếp cận

1 Chi phí 1.1 Chi phí tái tạo (Reproduction Cost) (Reproduction Cost) 1.2 Chi phí thay thế (Replacement Cost)

Giá trị của sáng chếđược xác định bằng chi phí cần thiết để tạo ra bản sao đồng nhất với sáng chế cần định giá (phương pháp 1.1), hoặc được xác định bằng chi phí cần thiết để tạo ra hoặc có được sáng chế tương đương với sáng chế cần định giá (phương pháp 1.2).

Khi áp dụng cần làm rõ việc có hay không sử dụng các mức hao mòn trên cơ sở xem xét một cách hợp lý sự lỗi thời về mặt kinh tế, kỹ thuật hoặc chức năng của sáng chế.

2 Thị trường 2.1 Giá thị trường trong thị trường tích trong thị trường tích cực (Market Prices in Active Market); 2.2 Tương tự (Analogous) Giá trị của sáng chếđược xác định với điều kiện cần là có tồn tại thị trường tích cực. Một thị trường được coi là tích cực nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- hàng hóa trên thị trường đồng nhất (homogennous) với nhau; - vào bất kỳ thời điểm nào cũng có sự tồn tại người mua và

Một phần của tài liệu Đề tài : Xây dựng phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho việt nam (Trang 44 - 47)