IDW ES 5 là Tiêu chuẩn định giá tài sản vô hình do Viện Kiểm toán công của Đức (The Institut der Wirtschaftsprüfer in Deutschland IDW) công bố và được dụng trong phạm vi châu Âu Viện hoạt động với danh

Một phần của tài liệu Đề tài : Xây dựng phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho việt nam (Trang 47 - 49)

- các mức giá được công bố công khai.

65 IDW ES 5 là Tiêu chuẩn định giá tài sản vô hình do Viện Kiểm toán công của Đức (The Institut der Wirtschaftsprüfer in Deutschland IDW) công bố và được dụng trong phạm vi châu Âu Viện hoạt động với danh

Wirtschaftsprüfer in Deutschland - IDW) công bố và được dụng trong phạm vi châu Âu. Viện hoạt động với danh nghĩa tổ chức phi lợi nhuận, đại diện cho các thành viên chuyên nghiệp của quốc gia và quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán. Đến nay Viện có khoảng 13.000 thành viên đầy đủ, trong đó chủ yếu (86,93%) là các nhà kiểm toán công của Đức.

STT Cách tiếp cận

Phương pháp Nội dung cách tiếp cận

Royalty);

3.3 Dòng tiền chênh lệch trong nhiều giai lệch trong nhiều giai đoạn (Multi-Period Excess Earning); 3.4 Dòng tiền lãi (Incremental Cash Flow)

Nhiệm vụ trọng tâm theo cách tiếp cận này là dự đoán các dòng tiền thích hợp trong tương lai và xác định tỷ suất lợi nhuận vốn hóa (capitalization interest rate) hoặc tỷ suất chi phí vốn hóa (capitalization cost rate) biểu thị rủi ro liên quan tới sáng chế. Các phương pháp định giá được sử dụng trong cách tiếp cận này nói chung là tương đương nhau, việc lựa chọn phương pháp tùy thuộc vào mức độ quan trọng của sáng chếđối với doanh nghiệp hoặc mức độ sẵn có các dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc định giá.

Như vậy có thể thấy rằng theo Tiêu chuẩn IDW ES 5 của châu Âu vềđịnh giá tài sản vô hình, trong đó có sáng chế, ba cách tiếp cận định giá cơ bản được áp dụng đểđịnh giá sáng chế cũng gồm có cách tiếp cận chi phí, thị trường và thu nhập (các cách tiếp cận khác không được đề cập tới trong Tiêu chuẩn này); các phương pháp định giá thuộc ba cách tiếp cận nêu trên cơ bản tương đồng với các phương pháp được nêu trong Tiêu chuẩn quốc tế IVSC nêu tại mục III trên đây.

2. Thực tiễn định giá sáng chế của châu Âu (Anh, Đức, Đan Mạch…)

Nhằm tìm hiểu thực tiễn việc áp dụng các cách tiếp cận định giá sáng chế ở châu Âu, mới đây một cuộc khảo sát đã được hãng PriceWaterhouseCoopers phối hợp với Viện Quản trị công nghệ (Institute of Technology Management) thuộc Đại học St. Gallen (Thụy Sỹ) tiến hành đối với 500 người nộp đơn đăng ký sáng chế dẫn đầu theo thống kê của Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO)66. Theo kết quả khảo sát, hơn 90% người được phỏng vấn thừa nhận tầm quan trọng của sáng kiến đổi mới và sáng chế đối với sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn người được phỏng vấn cho rằng trong thực tế việc định giá sáng chế được thực hiện “tương đối hiếm”, trong đó có tới 44% doanh nghiệp tuyên bố sử dụng quy trình định giá theo cách tiếp cận chi phí trong các trường hợp thông thường (tranh chấp, chuyển giao, thuế…). Kết quả khảo sát tình hình áp dụng các cách tiếp cận định giá ở châu Âu cụ thể như sau (Bảng 6):

Bảng 6. Tình hình áp dụng các cách tiếp cận định giá sáng chếở châu Âu

Mục đích định giá sáng chế Cách tiếp cận chi phí Cách tiếp cận thị trường Cách tiếp cận thu nhập 1. Quản trị 44,4% 31,1% 24,4% 2. Kế toán 35,7% 21,4% 42,9% 3. Thuế 35,7% 28,6% 35,7% 4. Chuyển giao 34,0% 31,9% 34,0% 5. Giải quyết tranh chấp 20,5% 43,2% 36,4% Ghi chú: % chỉ tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng

66 Martin A. Bader, Frauke Rüether, PriceWaterhouseCoopers, “Patent Valuation Practices in Europe’s Top 500”, 5/2009 5/2009

Qua Bảng 6 nêu trên, có thể thấy rằng dường như cách tiếp cận định giá dựa trên thu nhập nhằm mục tiêu quản trị sáng chế chưa được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hàng đầu ở châu Âu, mà chủ yếu phục vụ mục tiêu kế toán; còn cách tiếp cận thị trường lại được áp dụng phổ biến nhằm mục tiêu giải quyết tranh chấp; trong khi cách tiếp cận chi phí được áp dụng phổ biến hơn cả nhằm các mục tiêu quản trị, thuế, chuyển giao… Theo nhận định của người khảo sát, các cách tiếp cận định giá sáng chế ở châu Âu đến nay vẫn chưa thực sự thống nhất và ổn định, dẫn tới tình trạng hoạt động quản trị sáng chế nói riêng và tài sản trí tuệ nói chung ở châu Âu chưa thực sự hiệu quả, giá trị tiềm năng của các sáng chế do đó chưa được khai thác một cách đầy đủ.

Tuy nhiên, trong bức tranh chung nói trên, một số nước châu Âu như Anh, Đức, Đan Mạch… được coi là những nước có hoạt động định giá sáng chế tương đối sôi nổi và được coi là những nước tiên phong trong lĩnh vực định giá sáng chế ở châu Âu. Chẳng hạn, ở Anh, theo kết quả khảo sát mới đây của Intangible Business (Anh)67đối với hơn 50 chuyên gia pháp lý của hơn 40 hãng luật lớn nhất của Anh về lĩnh vực tố tụng và sở hữu trí tuệ, có 68% luật sư thừa nhận tài sản trí tuệ là loại tài sản của doanh nghiệp được định giá thường xuyên nhất; trong số các tài sản trí tuệ được định giá, sáng chế được 46% luật sư tiến hành định giá thường xuyên nhất (tỷ lệ này đối với nhãn hiệu là 56%); việc định giá sáng chế chủ yếu (73%) do các hãng chuyên cung cấp dịch vụđịnh giá thực hiện. So với các dịch vụ khác, dịch vụđịnh giá tài sản trí tuệ nói chung và sáng chế nói riêng được hầu hết các luật sư (92%) cho rằng không cần cải tiến hoặc tiếp tục hoàn thiện. Ngoài các cách tiếp cận định giá cơ bản được áp dụng khá phổ biến trong thực tiễn để định lượng giá trị của sáng chế, một số doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân còn áp dụng thêm một số công cụđịnh giá định tính khác như công cụ “PRISM” (của QED Intellectual Property, Ltd.)… Còn ởĐức hiện nay, hoạt động định giá sáng chế chủ yếu dựa trên cơ sởTiêu chuẩn SAB1 (Những nguyên tắc chung về định giá sáng chế - PAS 1070) do Viện Quản trị tài sản trí tuệ Steinbeis công bố năm 200768, mặc dù trước đó ở Đức chưa có tiêu chuẩn thống nhất về định giá sáng chế và cũng chưa có tổ chức nào có trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn đó69. Tiêu chuẩn PAS 1070 bao gồm những nguyên tắc chung về xác định giá trị tiền tệ của sáng chế cần phải được tuân thủ; những nguyên tắc đó được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết khoa học kinh tế và thực tiễn kinh doanh. Theo Tiêu chuẩn này, giá trị kinh tế của sáng chế được hiểu là thu nhập ròng trong tương lai do sáng chế mang lại. Vì vậy, cách tiếp cận cơ bản trong định giá sáng chế là cách tiếp cận thu nhập, trong đó chủ yếu là phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) và phương pháp tiết kiệm phí li-xăng(relief from royalty); còn cách tiếp

Một phần của tài liệu Đề tài : Xây dựng phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho việt nam (Trang 47 - 49)