Trong trường hợp mọi thông tin liên quan đến việc đưa ra quyết định về giá trị của sáng chế có tính bất định cao, một số chuyên gia còn xem xét thêm xác suất của chi phí và thu nhập nhằm xác định mức phân bố tần suất

Một phần của tài liệu Đề tài : Xây dựng phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho việt nam (Trang 26 - 27)

cao, một số chuyên gia còn xem xét thêm xác suất của chi phí và thu nhập nhằm xác định mức phân bố tần suất (frequency distribution) của các giá trị hiện tại ròng (NPV) - còn gọi là cách tiếp cận DCF dựa trên phương pháp mô phỏng (simulation method), hay mô hình “Monte Carlo”. Tất cả các biến sốđược điều chỉnh đồng thời theo từng mức phân bố xác suất nhằm tạo ra mức phân bổ tổng hợp của các giá trị có thể có. Tuy nhiên, trong thực tế

cách tiếp cận này ít được sử dụng đểđịnh giá sáng chế vì tốn thời gian, chi phí và phức tạp vì khó thiết lập các mức phân bố xác suất cần thiết, đồng thời khái niệm và cách xác định mức phân bố tần suất NPV vẫn còn là vấn

đề tranh cãi (Nguồn: Robert Pitkethly, “The Valuation of Patent: A Review of Patent Valuation Methods with Consideration of Option Based Methods and Potential for Further Research”, 1997).

hành định giá theo cách tiếp cận này thường phải làm rõ các yếu tố bất định và đưa ra các giả thiết mang tính chủ quan nhằm xác định các dòng tiền đều hoặc biến thiên theo thời gian. Một hạn chế khác của cách tiếp cận này là việc xác định tỷ suất chiết khấu thích hợp thường là công việc rất khó khăn trong thực tiễn định giá bởi vì dựa trên giả định rằng tất cả các rủi ro được tập hợp lại và được điều chỉnh phù hợp bởi tỷ suất chiết khấu - một đại lượng bất biến so với các yếu tố rủi ro khả biến và thường không thể xác định được một cách đầy đủ. Một trở ngại khác của cách tiếp cận này là việc xác định dòng thu nhập trực tiếp do sáng chế mang lại bằng cách bóc tách (cách ly) khỏi dòng thu nhập của cả khối tài sản hữu hình và vô hình. Riêng đối với phương pháp tiết kiệm phí li-xăng, chỉ trong một số trường hợp cụ thể cho kết quả tương đối chính xác với điều kiện có tồn tại các giao dịch li-xăng so sánh hoặc mức phí li-xăng chuẩn của ngành công nghiệp tương ứng với sáng chế; tuy nhiên mức phí li-xăng nói trên thường có giá trị giả định vì trên thực tế mức phí này không được phổ biến công khai.

Thực tiễn định giá tài sản trí tuệ, trong đó có sáng chế, cho thấy cách tiếp cận thu nhập là cách tiếp cận được áp dụng phổ biến hơn cả so với các cách tiếp cận định giá khác, và trong nhiều trường hợp được lựa chọn áp dụng với danh nghĩa là cách tiếp cận định giá ưu tiên.

3.4. Cách tiếp cận dựa trên việc định giá quyền chọn thực tế (Real Option pricing based approach)

Cách tiếp cận này chủ yếu dựa trên lý thuyết về định giá các quyền chọn tài chính nhưng có thể áp dụng cho một số trường hợp khác ngoài các tài sản tài chính, trong đó có sáng chế đang được phát triển hoặc được thương mại hóa. Cách tiếp cận dựa trên quyền chọn được phát triển trên cơ sở cách tiếp cận thu nhập vì cũng sử dụng các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai để xác định giá trị hiện tại, đồng thời có xem xét thêm yếu tố linh hoạt (flexibility) trong quá trình định giá. Theo cách tiếp cận này, các giai đoạn của quá trình tạo dựng, phát triển, sử dụng/khai thác sáng chế và bản thân sáng chếđược coi như quyền chọn để mua hoặc bán.

Theo tác giả Pitkethly45, quyền chọn (option) được định nghĩa là quyền (mà không phải là nghĩa vụ) mua hoặc bán một tài sản cụ thể vào hoặc trước một thời điểm nhất định trong điều kiện giá của tài sản đó thuộc loại yếu tố biến thiên ngẫu nhiên. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, ngày nay khái niệm quyền chọn không chỉ giới hạn đối với các tài sản tài chính mà còn mở rộng tới các tài sản phi tài chính (được gọi là quyền chọn thực tế), bao gồm tài sản trí tuệ, trong đó có sáng chế. Nói cách khác, đối với sáng chế, mô hình thường được áp dụng thuộc cách tiếp cận này là mô hình định giá quyền chọn thực tế (real options) dự trên mô hình toán học Black- Scholes46. Theo mô hình này, quá trình tạo dựng, phát triển và thương mại hóa một

Một phần của tài liệu Đề tài : Xây dựng phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho việt nam (Trang 26 - 27)