Tác giả: Như trên.

Một phần của tài liệu Đề tài : Xây dựng phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho việt nam (Trang 63 - 67)

- Phụ lục kèm theo Báo cáo kết quả định giá (những thông tin bổ sung, thuyết minh cho Báo cáo kết quảđịnh giá nếu có).

83 Tác giả: Như trên.

chuyển giao công nghệ được đăng ký tại Bộ Khoa học và Công nghệ, trong đó chỉ có 5 sáng chế là đối tượng công nghệ được chuyển giao (chiếm tỷ lệ 1,81%), với mức giá chuyển giao trung bình là 1-3% giá bán tịnh của sản phẩm. Cũng qua khảo sát số lượng li-xăng sáng chế được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ từ năm 2000 đến năm 2007 thấy rằng hầu hết đối tượng của các hợp đồng li-xăng được đăng ký là nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp, chỉ có duy nhất 01 hợp đồng li-xăng sáng chế đã được đăng ký giữa công ty Orion Electrics Ltd., Hàn Quốc (bên giao) và Công ty liên doanh Đèn hình ti-vi Orion Hanel, Việt Nam (bên nhận) với Tỷ suất phí li-xăng bằng 1% giá bán tịnh của sản phẩm. Trong bối cảnh như vậy, mặc dù vấn đề định giá sáng chế được đặt ra không chỉ do nhu cầu mà còn do yêu cầu trong thực tiễn hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, nhưng cũng như đối với các nước đang phát triển ở châu Á nói chung, lĩnh vực định giá sáng chế vẫn tiếp tục là lĩnh vực còn mới mẻ và ít kinh nghiệm thực tiễn. Còn nhiều vấn đề mang tính lý luận cũng như thực tiễn về các phương pháp định giá sáng chế cần tiếp tục được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện nhằm áp dụng cho Việt Nam.

III. Định giá sáng chế trong hoạt động góp vốn liên doanh ở Việt Nam

Hoạt động góp vốn liên doanh ở Việt Nam được điều chỉnh chủ yếu bởi Luật Doanh nghiệp (số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005) và Luật Đầu tư (số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005). Theo quy định của Luật Doanh nghiệp (Điều 4.4) góp vốn liên doanh được hiểu là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu của công ty, trong đó tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở

hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty. Cũng theo quy định của Luật này (Điều 89), cổ phần, trái phiếu của công ty cổ phần có thể được mua bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở

hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty và phải được thanh toán đủ một lần. Như vậy, pháp luật hiện hành về doanh nghiệp đã thừa nhận sáng chế là một loại tài sản có khả năng đưa vào góp vốn liên doanh, kể cả dưới hình thức cổ phần, trái phiếu. Quy định tương tự như vậy cũng được thể hiện trong Luật Đầu tư (Điều 40.1), theo đó Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc góp vốn bằng công nghệ, để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Mặc dù các quy định nêu trên tạo cơ sở cho hoạt động góp vốn liên doanh bằng sáng chế, tuy nhiên thực tiễn hiện nay cho thấy hoạt động này chưa thực sự sôi động. Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu là do hầu hết doanh nghiệp Việt Nam còn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò cũng như giá trị kinh tế của sáng chế trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động quản trị tài sản trí tuệ nói riêng. Có rất ít

trường hợp góp vốn liên doanh bằng sáng chế được ghi nhận hoặc công bố; nếu có thì chủ yếu là góp vốn liên doanh bằng công nghệ (có thể bao gồm sáng chế) của doanh nghiệp nước ngoài (chẳng hạn, Công ty Nippon Sheet Glass góp vốn bằng công nghệ kính nổi để thành lập liên doanh với Công ty Kinh Đô, giá trị công nghệ được xác định là 2.000.000 USD; hoặc Viện Nghiên cứu hóa chất Thượng Hải góp vốn bằng công nghệ sản xuất phân bón NPK bằng phương pháp tạo hạt bằng hơi nước để thành lập liên doanh với Công ty TNHH liên doanh Phân bón Hữu Nghị, giá trị công nghệ được xác định là 63.410 USD...), giá trị của công nghệ góp vốn được doanh nghiệp nước ngoài xác định bằng phương pháp của mình và được đối tác liên doanh (Việt Nam) thừa nhận. Thực tiễn nêu trên cho thấy rằng lĩnh vực định giá sáng chế trong hoạt động góp vốn liên doanh ở Việt nam vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ và ít kinh nghiệm thực tiễn.

Như vậy, qua việc tìm hiểu thực tiễn hoạt động sáng chế và định giá sáng chếở Việt Nam, có thể khái quát những đặc điểm phản ánh hoàn cảnh/điều kiện đặc thù của Việt Nam có ảnh hưởng tới việc đề xuất phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho Việt Nam như sau:

- Thứ nhất, số lượng sáng chế của người Việt Nam được bảo hộ chiếm tỷ trọng thấp so với số lượng sáng chế của người nước ngoài, dẫn tới tình trạng dường như sáng chế trong nước ít có năng lực cạnh tranh và tiềm năng thương mại so với giá trị của sáng chế nước ngoài, công nghệ được chuyển giao chủ yếu từ nước ngoài vào Việt Nam, bên nhận công nghệ chủ yếu là doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, giá trị của công nghệ/sáng chế thường do bên giao nước ngoài xác định bằng phương pháp riêng của mình (không được công bố, do đó không có cơ sở để kiểm chứng độ tin cậy, ít có giá trị tham khảo);

- Thứ hai, thị trường công nghệ nói chung và chuyển giao công nghệ nói riêng chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Thông tin (dữ liệu) thị trường về các công nghệ/sáng chế được chuyển giao còn ít ỏi, không công khai, nếu tiếp cận được thì những thông tin đó cũng chưa thực sự phản ánh đúng giá trị của công nghệ/sáng chế được chuyển giao (mức giá chuyển giao được ấn định trong hợp đồng thường là mức giá danh nghĩa);

- Thứ ba, hầu như không có cơ sở dữ liệu hoặc nguồn thông tin thống nhất về các sáng chế đã và đang được khai thác/sử dụng tại thị trường Việt Nam, do đó khó có thể xác định được sáng chế tương đương để so sánh, hạn chế khả năng thực hiện công việc điều tra, khảo sát thị trường liên quan tới sáng chế là đối tượng định giá;

- Thứ tư, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần dần nhận thức được vai trò và lợi ích kinh tế của tài sản trí tuệ nói chung và sáng chế nói riêng; sáng chế ngày càng được coi là một trong những tài sản mang lại giá trị cho doanh nghiệp và được xuất hiện trên hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thậm chí được hạch toán theo nguyên tắc nguyên giá (chi phí). Các số liệu liên quan đến

doanh thu, chi phí liên quan tới sáng chế có thể được doanh nghiệp cung cấp tương đối chính xác và đầy đủ, đặc biệt là đối với những sáng chế đã được đưa vào sử dụng/khai thác thương mại.

Trong điều kiện đặc thù nói trên, có thể thấy rằng việc định giá sáng chế bằng phương pháp thu nhập và phương pháp chi phí là phù hợp với Việt Nam hiện nay, trong đó phương pháp thu nhập là phương pháp ưu tiên, phương pháp thị trường chỉ có thể áp dụng trong trường hợp có đủ thông tin thị trường.

Chương IV

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ

SÁNG CHẾ ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn của một số nước, khu vực trên thế giới về định giá sáng chế, hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản và điều kiện đặc thù của Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho Việt Nam như sau.

I. Giải thích một số thuật ngữ84

1. “Chi phí tái tạo” là số tiền cần thiết để tạo ra và phát triển sáng chế so sánh tương đương với sáng chế cần định giátheo cùng một cách thức.

2. “Chi phí thay thế” là số tiền cần thiết để có được (mua) sáng chế so sánh tương đương với sáng chế cần định giá.

3. “Chi phí” là số tiền cần thiết đã chi để tạo ra hoặc có được sáng chế.

4. “Điều kiện thương mại bình thường” là việc mua bán được tiến hành trong điều kiện các yếu tố cung, cầu, giá cả, sức mua không có đột biến do chịu tác động khách quan bất khả kháng (thiên tai, địch họa...); nền kinh tế không bị suy thoái hoặc phát triển quá mức; thông tin về cung, cầu, giá cả của sáng chế được công bố công khai trên thị trường.

5. “Đơn vị so sánh chuẩn” là đơn vị tính của yếu tố so sánh được quy đổi thống nhất để so sánh các sáng chế với nhau.

6. “Giá trị thị trường” của một sáng chế là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường.

7. “Giao dịch phổ biến trên thị trường” là hoạt động mua, bán đối với ít nhất ba (03) sáng chế so sánh được tiến hành công khai trên thị trường.

8. “Giao dịch thành công trên thị trường” là hoạt động mua bán sáng chế đã diễn ra, trong đó sáng chế đã được bên bán chuyển giao/chuyển nhượng cho bên nhận theo thỏa thuận giữa hai bên.

9. “Hao mòn hữu hình” là hao mòn do thời gian làm giảm giá trị của sáng chế trong quá trình đưa vào sử dụng/khai thác.

10.“Hao mòn vô hình” làhao mòn do tiến bộ công nghệ/kỹ thuật làm giảm nhu cầu của thị trường đối với sáng chế, do đó làm giảm giá trị của sáng chế.

Một phần của tài liệu Đề tài : Xây dựng phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho việt nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)