Trong một số tài liệu, ngoài mô hình Black-Scholes (model), để định giá quyền chọn thực tế người ta còn sử

Một phần của tài liệu Đề tài : Xây dựng phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho việt nam (Trang 27 - 28)

dụng mô hình nhị thức (Binomial Model), trong đó sử dụng phương pháp phân tích hình cây đểđịnh lượng giá trị

sáng chế có liên quan tới tính linh hoạt của quyết định quản trị sáng chế, được coi là một loạt (chuỗi) quyền chọn. Khi sáng chế được tạo ra/phát triển và được khai thác thương mại, có nhiều quyết định được đưa ra liên quan đến thời gian đầu tư, thời gian cấp bằng độc quyền và duy trì hiệu lực quyền, khả năng từ bỏ quyền, phương hướng nghiên cứu và phát triển… Thông tin về những quyết định như vậy thường không sẵn có vào thời điểm định giá, đặc biệt là đối với những sáng chế ở giai đoạn mới phát triển hoặc có nhiều rủi ro trong quá trình phát triển. Giá trị của sáng chế được xác định trên cơ sở xem xét tới sự linh hoạt của những quyết định về tương lai nói trên.

Công thức tổng quát thể hiện cách tính toán giá trị sáng chế theo cách tiếp cận dựa trên định giá quyền chọn thực tế như sau:

Call + PV = EFP + Put

PV = EFP + Put - Call (C6)

trong đó: EFP (expected future profit) là lợi nhuận tương lai kỳ vọng từ sáng chế

Put là giá trị của quyền bán Call là giá trị của quyền mua

Trong Công thức (C6) nêu trên, lợi nhuận tương lai kỳ vọng từ sáng chế (EFP) được xác định là thu nhập ròng trong tương lai từ sáng chế được quy về thời điểm hiện tại (tương tự như cách tiếp cận DCF). Giá trị của quyền bán (Put) thường được xác định là giá trị của quyền rút bỏ đơn đăng ký sáng chế (tương đương chi phí không phải nộp để theo đuổi đơn trong tương lai, hoặc quyền từ bỏ bằng độc quyền sáng chế (tương đương chi phí không phải nộp để duy trì hiệu lực bằng độc quyền sáng chế). Giá trị của quyền mua (Call) được xác định là giá trị hiện tại của chi phí nộp đơn, hoặc giá trị hiện tại của chi phí duy trì hiệu lực bằng độc quyền sáng chế.

Ưu điểm chính của cách tiếp cận dựa trên quyền chọn thực tế là việc xác định giá trị của sáng chế trên cơ sở xem xét tới tính không ổn định của dòng tiền, đồng thời xem xét tới tính linh hoạt vốn có trong hoạt động quản trị sáng chế ở các giai đoạn khác nhau (kể cả giai đoạn sớm) của quá trình tạo ra và sử dụng/khai thác sáng chế, giúp nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn hơn về việc tiếp tục đầu tư hay tìm kiếm li-xăng, thậm chí từ bỏ quyền đối với sáng chế. Tuy nhiên, nhược điểm

chính của cách tiếp cận dựa trên quyền chọn thực tế là tính phức tạp, khó hiểu và do đó việc áp dụng đòi hỏi chi phí tốn kém. Nhiều chuyên gia còn hoài nghi về mức độ chính xác của mô hình này khi áp dụng đối với sáng chế, trong đó vấn đề chủ yếu còn đang tranh cãi đến nay là việc áp dụng mô hình này sẽ cho kết quả cao hơn giá trị thực của sáng chế vì có xem xét tới cả những quyết định phi hiện thực về tương lai phát triển và thương mại hóa sáng chế47.

phương pháp này là xem xét tới tính không ổn định (về giá trị) của sáng chế trong quá trình quản trị, tuy nhiên nhược điểm quan trọng của phương pháp này là phức tạp, đòi hỏi rất nhiều dữ liệu đầu vào làm ảnh hưởng tới tính khả thi và độ tin cậy của phương pháp, do đó ít được áp dụng trong thực tiễn đểđịnh giá sáng chế.

Một phần của tài liệu Đề tài : Xây dựng phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho việt nam (Trang 27 - 28)