Phù hợp với TĐGVN 05 (Quy trình thẩm định giá tài sản).

Một phần của tài liệu Đề tài : Xây dựng phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho việt nam (Trang 69 - 72)

- Phụ lục kèm theo Báo cáo kết quả định giá (những thông tin bổ sung, thuyết minh cho Báo cáo kết quảđịnh giá nếu có).

86Phù hợp với TĐGVN 05 (Quy trình thẩm định giá tài sản).

Trong Bước (1), cần xác định các thông tin/dữ liệu tổng quát sau đây:

- Thông tin về người yêu cầu định giá (tên, địa chỉ), đại diện của người đó (nếu có); những người sử dụng kết quảđịnh giá (nếu có);

- Nội dung yêu cầu định giá; mục đích định giá (nếu cần);

- Thông tin/dữ liệu cơ bản vềđặc điểm pháp lý, kinh tế, kỹ thuật của sáng chế; - Xác định nguồn thông tin/dữ liệu;

- Xác định những điều kiện/giả định trong quá trình định giá, bao gồm những yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến giá trị của sáng chế; những hạn chế về đặc điểm pháp lý, kinh tế, kỹ thuật của sáng chế; hạn chế về nguồn thông tin dữ liệu...;

- Xác định thời điểm, địa điểm định giá.

Trong Bước (2), cần xác định rõ ràng các nội dung sau đây: - Thời hạn thực hiện định giá và thông báo kết quảđịnh giá;

- Phạm vi công việc trên cơ sở tình huống/bài toán định giá; các bước thực hiện công việc định giá;

- Các thông tin/dữ liệu cần được bổ sung phục vụ việc tiến hành định giá; các yêu cầu cụ thểđể có được những thông tin/dữ liệu đó;

- Xác định sơ bộ chi phí định giá.

Trong Bước (3), cần phải thu thập bổ sung thông tin/dữ liệu từ các nguồn tối thiểu sau đây:

- Người yêu cầu định giá;

- Kết quả khảo sát thực tế, điều tra thị trường;

- Thông tin/dữ liệu được thu thập từ các nguồn chính thức khác như cơ quan quản lý nhà nước, báo cáo tài chính được công bố, cơ sở dữ liệu được phép truy cập, số liệu thống kê được công bố chính thức...

Những thông tin/dữ liệu có thể cần phải được bổ sung nhằm phục vụ việc định giá sáng chế bao gồm: (1) Xác định thông tin/dữ liệu tổng quát về sáng chế cần định giá (2) Lập kế hoạch định giá, trong đó xác định phạm vi công việc, quy trình thực hiện công việc định giá

(3) Thu thập bổ sung thông tin/dữ liệu, khảo sát thực tế (nếu cần) (4) Phân tích, xử lý thông tin/dữ liệu (5) Lựa chọn phương pháp và kỹ thuật định giá phù hợp nhằm xác định giá trị sáng chế cần định giá (6) Lập Báo cáo kết quả định giá và thông báo kết

- Thông tin mô tả bản chất kỹ thuật của sáng chế;

- Thông tin/dữ liệu về tình trạng pháp lý của sáng chế cần định giá và/hoặc sáng chế so sánh;

- Thông tin về yếu tố cung - cầu đối với sáng chế, lực lượng tham gia thị trường, động thái của người mua - người bán tiềm năng đối với sáng chế;

- Thông tin/dữ liệu liên quan đến chi phí, giá bán, thu nhập, lãi suất... của sáng chế cần định giá và/hoặc sáng chế so sánh;

- Thông tin/dữ liệu về tình hình chuyển giao quyền đối với sáng chế cần định giá và/hoặc sáng chế so sánh; mức phí li-xăng và các điều kiện khác trong các thoả thuận chuyển giao đó;

- Các thông tin/dữ liệu khác về mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ của sáng chế hoặc thị trường sáng chế; các yếu tố pháp luật, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến khối lượng/phạm vi sử dụng sáng chế...

Trong trường hợp hồ sơ yêu cầu định giá sáng chế không có đủ thông tin cần thiết nhằm xác định bản chất và giá trị của sáng chế thì cần phải tiến hành khảo sát thực tế/thị trường của sáng chế đó, kể cả việc lấy ý kiến chuyên gia; việc tiến hành khảo sát phải trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, phạm vi, khối lượng, chi phí... khảo sát và được sự chấp thuận của người yêu cầu định giá.

Trong Bước (4), cần tiến hành phân tích mọi thông tin/dữ liệu trong hồ sơ yêu cầu định giá nhằm đánh giá tính xác thực, mức độ phù hợp với tình huống/bài toán định giá, đặc biệt là những thông tin/dữ liệu có tác động trực tiếp tới giá trị của sáng chế cần định giá. Sau khi phân tích, cần tiến hành xử lý thông tin/dữ liệu nhằm phục vụ việc định lượng các tham số cần thiết đểđưa vào công thức định giá

Trong Bước (5), cần lựa chọn phương pháp định giá sáng chế phù hợp với kết quả xử lý thông tin/dữ liệu trong Bước (4) và nội dung tình huống/bài toán định giá, sau đó xác định kỹ thuật định giá phù hợp với cách tiếp cận đó để áp dụng, đưa ra kết luận về giá trị của sáng chế.

Điều kiện cụ thểđể lựa chọn áp dụng mỗi phương pháp định giá như sau:

- Trong trường hợp sáng chế cần định giá đã được đưa vào sử dụng/khai thác thương mại và có đầy đủ số liệu ước tính thu nhập trong tương lai do sáng chế tạo ra qua các thời kỳ khác nhau: áp dụng phương pháp thu nhập;

- Trong trường hợp sáng chế cần định giá đang trong quá trình phát triển và/hoặc mới được đưa vào sử dụng/khai thác thương mại do đó mới chỉ có số liệu về chi phí tạo ra sáng chế mà chưa thể có đầy đủ số liệu ước tính thu nhập trong tương lai do sáng chế mang lại cũng như chưa có đầy đủ thông tin về thị trường tương ứng với lĩnh vực kỹ thuật của sáng chế: áp dụng phương pháp chi phí;

- Trong trường hợp có đầy đủ thông tin/dữ liệu cần thiết về giao dịch phổ biến trên thị trường của các sáng chế so sánh, hoặc trong trường hợp cần phải được áp dụng để kiểm tra kết quảđịnh giá theo các cách tiếp cận khác: áp dụng phương pháp thị trường.

Trong Bước (6), cần tiến hành lập Báo cáo định giá sáng chế, trong đó nêu rõ nội dung tình huống/bài toán định giá; các thông tin/dữ liệu làm cơ sở cho việc định giá; các hạn chế hoặc giả định của quá trình định giá; quy trình định giá; phương pháp định giá được áp dụng để xác định giá trị của sáng chế, kể cả phương pháp định giá được áp dụng để kiểm tra kết quả (nếu cần); kết luận cuối cùng về giá trị hiện tại của sáng chế.

2. Áp dụng kỹ thuật định giá theo phương pháp định giá đã lựa chọn để xác định giá trị của sáng chế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. Phương pháp thu nhập87

Trước hết, cần xác định các giả định (điều kiện) của quá trình định giá, bao gồm:

- Một sáng chế có giá trị vì có khả năng tạo ra thu nhập cho chủ sở hữu sáng chế. Vì vậy, giá trị của sáng chế và thu nhập từ sáng chế có mối quan hệ trực tiếp: nếu những yếu tố khác không đổi, thu nhập từ sáng chế càng cao thì giá trị của sáng chế càng lớn;

- Giá trị thị trường của một sáng chế bằng với giá trị hiện tại (giá trị tại thời điểm định giá) của các khoản thu nhập ròng trong tương lai do sáng chế tạo ra;

- Các điều kiện, giả thiết khác căn cứ vào những thông tin/dữ liệu được cung cấp trong Hồ sơđịnh giá.

Áp dụng kỹ thuật dòng tiền chiết khấu để tính toán giá trị của sáng chế88 như sau:

(i) Xác định doanh thu (Ri) trực tiếp từ việc sử dụng/khai thác sáng chế trong mỗi giai đoạn (năm).

Một phần của tài liệu Đề tài : Xây dựng phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho việt nam (Trang 69 - 72)