1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài

155 1,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 6,48 MB

Nội dung

Đánh giá chất lượng và hiệu quả so với thuốc đối chiếu bằng thử nghiệm tương đương độ hòa tan in vitro và tương đương sinh học in vivo.. Thăm dò các điều kiện phân tích trimetazidin bằng

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI CẤP BỘ

Tên đề tài: NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN TRIMETAZIDIN

PHÓNG THÍCH KÉO DÀI

Chủ nhiệm đề tài: GS TS Lê Quan Nghiệm

Cơ quan chủ trì đề tài: Đại học y dược Tp HCM (Khoa Dược)

8438

TP HỒ CHÍ MINH Tháng 12/ 2009

Trang 2

CPMP Committee for Proprietary Medicinal Products

FDA United States Food and Drug Administration

GHĐL Lower Limit of Quantification

HPLC High Performance Liquyd Chromatography

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG

2.2 Nguyên tắc loại trừ trong xác định tuổi thọ của thuốc 16

4.24 Tương quan giữa diện tích đỉnh với nồng độ Trimetazidin chuẩn 56 4.25 Kết quả khảo sát độ lặp lại trong phương pháp HPLC 57 4.26 Kết quả khảo sát độ đúng trong phương pháp HPLC 57

Trang 4

4.28 Thăm dò các điều kiện phân tích trimetazidin bằng phương pháp HPLC 59

4.30 Kết quả khảo sát sự tương quan giữa nồng độ trimetazidin trong huyết

tương và tỉ lệ diện tích đỉnh chất chuẩn trimetazidin và chất chuẩn

Lidocain

61

4.33 Độ phục hồi trimetazidin và lidocain trong huyết tương 64 4.34 Kết quả khảo sát độ ổn định của trimetazidin trong ngày bảo quản ở nhiệt

độ phòng

65

4.35 Kết quả khảo sát độ ổn định của trimetazidin sau khi làm lạnh và rã đông 65 4.36 Thành phần công thức viên nhân theo mô hình vuông la tinh 66 4.37 Dữ liệu đầu vào cho phần mềm thông minh FormRules 67

4.39 Kết quả khảo sát độ phóng thích hoạt chất 14 lô thực nghiệm 70

4.41 Các điều kiện tối ưu hóa công thức bằng phần mềm INForm 72 4.42 Thành phần công thức và tính chất sản phẩm được dự đoán bởi INForm 73 4.43 Kết quả kiểm nghiệm bán thành phẩm 3 lô thực nghiệm kiểm chứng 73

4.45 Độ phóng thích hoạt chất của kết quả dự đoán bởi INForm, trung bình 3 lô

kiểm chứng và viên Vastarel MR

75

4.48 So sánh các chỉ tiêu giữa quy mô PTN và pilot 77 4.49 Nồng độ Trimetazidin (ng/ml) trong huyết tương tại các thời điểm (giờ)

sau khi uống viên Vastarel 35 mg MR

80

4.50 Nồng độ Trimetazidin (ng/ml) trong huyết tương tại các thời điểm (giờ)

sau khi uống viên Trimetazidin 35 mg MR

80

4.51 Tóm tắc kết quả các thông số dược động học của thuốc Trimetazidin MR 83

Trang 5

35 mg và viên Vastarel 35mg MR

4.52 Yếu tố ảnh hưởng dựa trên giá trị AUC0-∞(ng/ml giờ); Cmax (ng/ml) 84 4.53 Trắc nghiệm t dựa trên giá trị AUC0-∞ (ng/ml giờ) và Cmax(ng/ml) 85 4.54 Kết quả so sánh tương đương sinh học trung bình 85

4.56 Sự thay đổi hình thức cảm quan ở điều kiện lão hóa 89

4.58 Sự thay đổi về cảm quan, hàm lượng trimetazidin trong điều kiện tư nhiên

4.59 Sự thay đổi độ hòa tan trong điều kiện tự nhiên của lô Z010209 93

Trang 6

2.6 Sự kết hợp mạng thần kinh với thuật toán di truyền 14

4.7 Đồ thị biểu diễn tương quan tuyến tính giữa nồng độ và độ hấp thu

trong môi trường acid pH 1,2

47

4.8 Đồ thị biểu diễn sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ và độ hấp

thu trong môi trường đệm phosphat pH 4,5

50

4.9 Đồ thị biểu diễn sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ và độ hấp

thu trong môi trường đệm phosphat pH 6,8

52

4.10 Tương quan tuyến tính giữa nồng độ và diện tích đỉnh 56

4.12 Sắc ký đồ của mẫu huyết thanh có trimetazidin nồng độ 20 ng/ml 60

4.13 Sắc ký đồ của mẫu huyết thanh có trimetazidin nồng độ 100 ng/ml 61

4.14 Đồ thị biểu diễn sự tuyến tính giữa nồng độ trimetazidin với diện

tích đỉnh trimetazidin

62

4.15 Minh họa ảnh hưởng của x1, x2 và x3 đến y1 69

4.16 Minh họa ảnh hưởng của x1, x2 và x3 đến y2 69

4.18 Minh họa ảnh hưởng của x1,x2 và x3 đến y4 70

4.19 Đồ thị so sánh độ phóng thích hoạt chất của 3 lô kiểm chứng 74

4.20 Đồ thị so sánh độ phóng thích hoạt chất kết quả dự đoán của

INForm, giá trị thực nghiệm và viên chuẩn Vastarel MR 35mg

75

4.21 Độ giải phóng hoạt chất giữa viên chuẩn và viên thử ở môi trường

pH 1,2

78

Trang 7

4.22 Độ giải phóng hoạt chất giữa viên chuẩn và viên thử ở môi trường

NTN sau khi uống uống Trimetazidin và Vastarel

83 4.29 Đồ thị biểu diễn nồng độ thuốc theo thời gian của thuốc thử và

thuốc đối chiếu của NTN 1

86

4.30 Đồ thị biểu diễn nồng độ thuốc theo thời gian của thuốc thử và

thuốc đối chiếu của NTN 2

86

4.31 Đồ thị biểu diễn nồng độ thuốc theo thời gian của thuốc thử và

thuốc đối chiếu của NTN 3

87

4.32 Đồ thị biểu diễn nồng độ thuốc theo thời gian của thuốc thử và

thuốc đối chiếu của NTN 5

87

4.33 Đồ thị biểu diễn nồng độ thuốc theo thời gian của thuốc thử và

thuốc đối chiếu của NTN 4

88

4.34 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng của Lô Z010209 89

4.35 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng của Lô Z020209 90

4.36 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng của Lô Z030209 90

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

2.1 HỆ THỐNG TRỊ LIỆU PHÓNG THÍCH DƯỢC CHẤT KÉO

DÀI ĐƯỜNG UỐNG

2

2.3 PHÁT TRIỂN THUỐC VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA VI TÍNH 11

2.4 NGHIÊN CỨU ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA THUỐC 14

2.5 XÁC ĐỊNH TƯƠNG ĐƯƠNG ĐỘ HÒA TAN IN VITRO 17

2.6 PHÂN TÍCH HOẠT CHẤT TRONG DỊCH SINH HỌC 20

2.7 THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG DƯỢC CHẤT

TRONG DỊCH SINH HỌC

20

3.2 NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 25

3.3.1 ĐỊNH LƯỢNG TRIMETAZIDIN NGUYÊN LIỆU VÀ TRONG

CHẾ PHẨM BẲNG PHƯƠNG PHÁP HPLC VÀ UV-Vis

27

Trang 9

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ BÀO CHẾ 37

3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TƯƠNG ĐƯƠNG IN VITRO 40

3.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TƯƠNG ĐƯƠNG IN VIVO 41

3.7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỘ ỔN ĐỊNH VÀ TUỔI THỌ 44

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47

4.1 PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG VÀ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG

6 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 96

1 Tiêu chuẩn cơ sở và phương pháp thử viên bao phĩng thích kéo dài chứa trimetazidin 35mg

2 Phiếu kiểm nghiệm viên theo tiêu chuẩn cơ sở

3 Tĩm tắt kết quả nghiên cứu tương đương sinh học

Trang 10

PHẦN A BÁO CÁO TÓM TẮT

Trang 11

Về tình hình thực hiện và những đóng góp mới

của đề tài KH&CN cấp bộ

1 Tên đề tài: Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài

2 Thuộc chương trình: Nghiên cứu nâng cao chất lượng thuốc sản xuất

trong nước

3 Chủ nhiệm đề tài: GS TS Lê Quan Nghiệm

4 Cơ quan chủ trì đề tài: Trường ĐH Y Dược Tp HCM

5 Thời gian thực hiện: từ 6/2006 đến 30/06/2009

6 Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 500 triệu đồng

Trong đó: kinh phí SNKH: 400 triệu đồng

7 Tình hình thực hiện so với đề cương

7.1 Mức độ hoàn thành khối lương công việc:

Thực hiện toàn bộ khối lương công việc so với đề cương

7.2 Về các yêu cầu khoa học và chỉ tiêu cơ bản của các sản phẩm KHCN

Nghiên cứu công thức và quy trình bào chế viên bao phóng thích kéo dài là dạng chế phẩm mới chưa được nghiên cứu sản xuất ở Viêt nam

Quy trình bào chế được nâng cấp lên quy mô 30.000 viên, ổn định và có tính lập lại

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn cơ sở , ổn định và có tuổi thọ 24 tháng

Viên bao tương đương sinh học với chế phẩm đối chiếu là viên Vastarel 35mg

8 Về những đóng góp mới của đề tài:

8.1 Về giải pháp khoa học công nghệ:

Trang 12

Nghiên cứu bào chế viên phóng thích kéo dài bằng phương thức sử dụng dữ liệu thực nghiệm và dùng phần mềm để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và tối ưu hóa công thức Kiểm chứng công thức tối ưu bằng thực nghiệm

Đánh giá chất lượng và hiệu quả so với thuốc đối chiếu bằng thử nghiệm tương đương độ hòa tan in vitro và tương đương sinh học in vivo

8.3 Những đóng góp mới khác

- Trong khuôn khổ của đề tài đã đào tạo 03 dược sĩ

- Kết quả của đề tài được dự kiến công bố trong 02 bài báo trên tạp chí chuyên ngành

9 Đáng giá chung

- Đề tài đã thực hiện đầy đủ các nội dung và mục tiêu theo đề cương được duyệt

- Kinh phí của đề tài được cấp đầy đủ theo phê duyệt, tuy nhiên không đáp ứng nhu cầu chi tiêu thực tế do kinh phí phát sinh từ thử nghiệm tương đương sinh học

- Thời gian thực hiện chậm so với đề cương

TP.Hồ chí minh, ngày 30 tháng 2 năm 2010

Chủ nhiệm đề tài

GS TS Lê Quan Nghiệm

Trang 13

Đề tài “Nghiên cứu bào chế viên Trimetazidin phóng thích kéo dài” với các mục tiêu nghiên cứu như sau:

Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu bào chế viên nén phóng thích kéo dài chứa hoạt chất Trimetazidin dihydrochlorid 35 mg

Các nội dung nghiên cứu:

1 Khảo sát và thẩm định các phương pháp định lượng để ứng dụng trong in vitro

và in vivo

2 Nghiên cứu bào chế viên phóng thích kéo dài chứa Trimetazidin 35 mg ở qui

mô pilot, có thể áp dụng để sản xuất trong nước

3 Xác định tương đương sinh học so với viên đối chiếu Vastarel MR 35 mg

4 Nghiên cứu độ ổn định và dự đoán tuổi thọ của thuốc

Kết quả:

1 Khảo sát và thẩm định các phương pháp định lượng

1.1 Định lượng trimetazidin trong chế phẩm

Phương pháp quang phổ UV: định lượng trimetazidin dihydrochlorid ở bước sóng 231nm Phương pháp được thẩm định ở 3 môi trường pH: 1,2; 4,5; 6,8 về tính tuyến tính, tính đặc hiệu, độ lập lại, độ đúng, ảnh hưởng của tá dược

Phương pháp đạt yêu cầu có thể ứng dụng để định lượng trimetazidin dihydrochlorid dạng nguyên liệu, trong chế phẩm viên, trong dịch thử độ hòa tan Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

Xác định các điều kiện sắc ký Phương pháp định lượng Trimetazidin dihydrochlorid bằng HPLC được thẩm định về: Tính thích hợp hệ thống, độ lập lại, độ đúng và độ chính xác: quy trình phân tích đạt yều cầu có thể ứng dụng để định lượng trimetazidin dihydrochlorid

So sánh 2 phương pháp định lương UV và HPLC

Kết quả cho thấy sự khác nhau về giá trị trung bình và phương sai của 2 phương pháp là không có ý nghĩa thống kê

Trang 14

Thăm dò các điều kiện phân tích trimetazidin bằng phương pháp HPLC

Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng được thẩm định về : Tính thích hợp hệ thống,

độ đặc hiệu, khoảng tuyến tính, giới hạn định lượng, độ đúng và độ chính xác, độ phục hồi: quy trình phân tích trong dịch sinh học đạt yều cầu, có thể ứng dụng trong thử tương đương sinh học in vivo

Khảo sát độ sự ổn định của trimetazidin trong dịch sinh học: Mẫu trimetazidin trong huyết tương có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ, ở -200C sau khi

rã đông ở 3 chu kỳ

2 Nghiên cứu bào chế viên phóng thích kéo dài

2.1 Đánh giá ảnh hưởng của các thành phần: bằng mô hình thực nghiệm vuông la tinh với 3 mức cho mỗi yếu tố được thiết kế gồm 9 công thức

2.2 Phân tích liên quan nhân quả bằng phần mềm FormRules

Kết quả: độ phóng thích hoạt chất ở các thời điểm 0,5 giờ, 1 giờ, 2 giờ và 4 giờ bị ảnh hưởng rõ nét bởi thành phần các Tá dược A, HPMC 15cp và Kollidon Riêng

độ phóng thích ở thời điểm sau 8 giờ chỉ bị ảnh hưởng bởi HPMC 15cp với mức

độ không đáng kể

2.3 Tối ưu hóa công thức: Mô hình công thức cho viên nhân Trimetazidin được thiết kế bởi phần mềm Design-Expert theo mô hình D-Optimal gồm 14 công thức

Dữ liệu thực nghiệm được dùng làm đầu vào cho phần mềm thông minh INForm

để tối ưu hóa các thông số của thành phần công thức

Thành phần công thức và tính chất sản phẩm được dự đoán bởi INForm và được

so sánh với thực nghiệm cho thấy không có sự khác biệt

Thành phần công thức tối ưu của viên nén phóng thích kéo dài chứa hoạt chất Trimetazidin dihydrochlorid 35 mg được xác định là:

Trang 15

2.4 Phương pháp bào chế viên nhân

Viên nhân Trimetazidin 35 mg PTKD có cấu trúc khung matrix được bào chế bằng phương pháp dập thẳng với máy dập viên xoay tròn, sử dụng chày 8 mm Quy trình gồm các giai đọan:

- Rây (qua cỡ rây 0,5 mm), riêng Aerosil rây qua rây 0,8 mm và cân từng nguyên liệu

- Trộn ban đầu trong 8 phút: trừ Mg stearat và Aerosil

- Trộn sau cùng trong 2 phút: hỗn hợp, Mg stearat và Aerosil

- Dập viên với máy dập viên xoay tròn

2.5 Nghiên cứu nâng cỡ lô từ quy mô thí nghiệm lên quy mô pilot 30.000viên

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm của 3 lô pilot cũng được so sánh với sản phẩm ở quy

mô PTN

So sánh các chỉ tiêu giữa quy mô PTN và pilot

Tính chất của viên Trimetazidin MR 35mg

97,88 ± 0,81 % (CV = 0,71%)

Độ hòa tan sau 1 giờ (%) 39,12 ± 1,02 40,15 ± 1,32

Độ hòa tan sau 4 giờ (%) 71,05 ± 0,53 72,12 ± 0,33

Trang 16

ép vĩ, mẫu được cung cấp dùng cho nghiên cứu độ ổn định

2.6 Nghiên cứu quy trình bao viên nhân

Dịch bao phim được điều chế dưới dạng hỗn dịch với thành phần là Opadry® II 10% (kl/kl) trong môi trường phân tán cồn - nước (tỉ lệ 1:5)

Thành phần dịch bao:

Opadry II® 10%

Cồn 96% 15%

Thông số kỹ thuật bao phim:

Các thông số kỹ thuật được thăm dò và lựa chọn trên thực nghiệm như sau:

- Máy bao phim tự động FC 10, 6 cánh đảo

- Đầu phun: loại IWATA – LA 70 B

- Tốc độ phun dịch bao: 12 – 17 g/phút (tốc độ bơm nhu động: 20)

- Áp suất khí nén: 2,2 kg/m2

- Bề rộng dải phun: Phủ hết bề rộng khối viên

- Khoảng cách từ sung phun đến bề mặt khối viên: 15 – 17 cm

- Sấy sau khi bao: 45 phút ở 50 oC

Kiểm nghiệm thành phẩm: viên bao đạt tiêu chuẩn cơ sở

3 Nghiên cứu tương đương sinh học so sánh với thuốc đối chiếu

3.1 Tương đương độ hòa tan in vitro

Trang 17

(Trimetazidin MR 35mg) trong 3 môi trường pH 1,2; 4,5 và 6,8 Kết quả tính toán

giá trị yếu tố tương tự f2 đều > 50 cho thấy biểu đồ hòa tan được trình bày ở hình

4.19; 4.20; 4.21 của 2 chế phẩm trong cả 3 môi trường là tương tự nhau (f2 lần

lượt là 62,32; 99,86,; 99,83)

3.2.Tương đương sinh học in vivo

Đánh giá tương đương sinh học bằng phương pháp định lượng nồng độ thuốc

trong huyết tương so sánh với viên đối chiếu Vastarel MR 35mg

Tóm tắc kết quả các thông số dược động học của thuốc Trimetazidin MR 35 mg và

Đánh giá tương đương sinh hoc

Kết quả trắc nghiệm đã chứng minh được viên Trimetazidin 35 mg MR tương

đương sinh học so với viên Vastarel 35 mg MR trong giới hạn tương đương và với

độ tin cậy 90% đối với các thông số dược động học được phân tích

4 Nghiên cứu độ ổn định và dự đóan tuổi thọ

Theo dõi độ ổn định của sản phẩm ở điều kiện lão hóa trong vòng 6 tháng

Điều kiện lão hóa: Nhiệt độ là 40 oC; Độ ẩm 75%

Tuổi thọ dự đoán của viên Trimetazidin MR 35mg khoảng 24 tháng

Kết luận

Trang 18

lượng có thể ứng dụng sản xuất trong công nghiệp

.III Các kết quả khác

3 1 Trong khuôn khổ của đề tài đã đào tạo 3 dược sĩ đại học

3 2 Kết quả của đề tài được dự kiến công bố trên 02 bài báo (đã công bố 01 bài báo)

IV Tự nhận xét

- Đề tài đã thực hiện đầy đủ các nội dung và mục tiêu theo đề cương được duyệt

- Kinh phí của đề tài được cấp đầy đủ theo phê duyệt, tuy nhiên không đáp ứng nhu cầu chi tiêu thực tế do kinh phí phát sinh từ thử nghiệm tương đương sinh học

- Thời gian thực hiện chậm so với đề cương do những khó khăn trong quá trình thực hiện thử nghiệm tương đương invivo

Trang 19

PHẦN B

BÁO CÁO CHI TIẾT

Trang 20

Tại Việt Nam, cho đến thời điểm này chưa có chế phẩm dạng phóng thích kéo dài chứa hoạt chất Trimetazidin được sản xuất trong nước Nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị cũng như góp phần phát triển việc nghiên cứu dạng thuốc phóng thích kéo dài, tác giả

chọn đề tài “Nghiên cứu bào chế viên Trimetazidin phóng thích kéo dài” với các

mục tiêu nghiên cứu như sau:

Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu bào chế viên nén phóng thích kéo dài chứa hoạt chất Trimetazidin dihydrochlorid 35 mg

Mục tiêu cụ thể

1 Xây dựng công thức, quy trình bào chế viên phóng thích kéo dài chứa Trimetazidin

35 mg ở qui mô pilot, có thể áp dụng để sản xuất trong nước

2 Xác định tương đương sinh học so với viên đối chiếu Vastarel MR 35 mg

Trang 21

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 HỆ THỐNG TRỊ LIỆU PHÓNG THÍCH DƯỢC CHẤT KÉO DÀI ĐƯỜNG UỐNG

Từ cuối thập niên 40’s đến đầu thập niên 50’s, song song với sự phát triển các dạng thuốc qui ước đã xuất hiện xu hướng điều chế các sản phẩm phóng thích kéo dài (PTKD) với ý định làm thay đổi, cải thiện hiệu quả dùng thuốc bằng cách kéo dài thời gian tác động, giảm số lần cho liều Từ giữa đến cuối thập niên 60’s đã xuất hiện các hệ thống cung cấp thuốc có kiểm soát là hệ thống trong đó sự phóng thích dược chất được biến đổi Hệ trị liệu phóng thích dược chất kéo dài tạo sự thuận tiện giúp bệnh nhân tuân theo phác đồ điều trị giúp nâng cao hiệu quả trị liệu, tạo một đáp ứng lâm sàng ổn định cho phép kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn, giảm tác dụng phụ, độc tính của thuốc, giúp nâng cao sinh khả dụng và có tính kinh tế hơn

Tuy nhiên, hệ trị liệu PTKD đòi hỏi dược chất có tính chọn lọc, yêu cầu trình độ công nghệ cao, trang thiết bị hiện đạị, hướng dẫn sử dụng, thông tin thuốc phải chặt chẽ và

cơ địa của bệnh nhân phải thích ứng với dạng thuốc PTKD

2.1.1 Đặc điểm trị liệu của dạng thuốc PTKD

Để đảm bảo sự nhanh chóng có hiệu lực và duy trì hiệu lực điều trị trong một khoảng thời gian dài, dạng thuốc PTKD thường thiết kế gồm hai phần

- Phần phóng thích tức thời: chứa tỉ lệ dược chất nhất định, dược chất phóng thích ngay sau khi dùng để hấp thu và đạt nồng độ trị liệu trong thời gian ngắn nhất

- Phần phóng thích dược chất chậm: chứa tỉ lệ dược chất nhiều hơn, sự phóng thích và hấp thu dược chất được tính toán tương đương với lượng dược chất bị chuyển hóa hoặc thải trừ để duy trì nồng độ thuốc ổn định trong khoảng nồng độ trị liệu với thời gian định trước

Trang 22

2.1.2 Tính chất lý hóa và sinh học của thuốc trong hệ thống PTKD [8]

2.1.2.1 Các đặc tính lý hóa

Sự hòa tan trong nước và hằng số pKa

Độ tan, tốc độ hòa tan và hằng số pKa của dược chất ảnh hưởng đến sự hấp thu Sự chuyển giao thuốc theo cơ chế khuyếch tán hoặc hòa tan phụ thuộc độ tan của dược chất Dược chất có độ tan trung bình hay hơi khó tan phù hợp để thiết kế hệ thống

PTKD (độ tan phù hợp khoảng 0,1 mg/ml)

Hệ số phân bố Dầu - Nước

Sự thấm dược chất qua màng phospholipid kép để vào máu phụ thuộc hệ số phân bố dầu - nước biểu kiến K

Hệ số phân bố còn ảnh hưởng đến khả năng khuyếch tán dược chất từ bể chứa hoặc khung xốp ra ngoài môi trường

Sự ổn định của dược chất trong hệ tràng vị

Sự ổn định dược chất dưới tác nhân kiềm, acid, các men trong hệ tràng vị là một yếu rất quan trọng trong dạng thuốc uống

Sự kết hợp với protein huyết tương

Sự phân bố của dược chất vào mô được quyết định bởi sự phân giải thuốc ra khỏi protein Dược chất có tỉ lệ kết hợp với protein huyết tương không cao và thời gian bán thải không quá dài thích hợp cho hệ thống PTKD

Kích thước phân tử và khả năng khuyếch tán qua màng

Sự khuyếch tán dược chất qua màng polymer hoặc khối matrix giúp kiểm soát sự phóng thích dược chất trong hệ thống PTKD Khả năng khuyếch tán được đánh giá bằng hệ số khuyếch tán, kích thước phân tử dược chất, hình dạng và kích thước ống mao dẫn trong cấu trúc xốp của màng polymer

Trang 23

Thời gian hấp thu của dược chất phải phù hợp để có thể được phóng thích hoàn toàn khi đi qua vùng hấp thu (dược chất sẽ được hấp thu từ 80 – 95%)

Sự thải trừ và thời gian bán thải

Mỗi loại dược chất có tốc độ thải trừ đặc trưng, tốc độ thải trừ được xác định định lượng bằng thời gian bán thải t1/2 Các dược chất có t1/2 ngắn là đối tượng phù hợp để thiết kế dạng PTKD vì làm giảm số lần dùng thuốc

2.1.3 Cấu trúc và cơ chế phóng thích kéo dài của khung matrix

Hiện nay, dạng thuốc uống được quan tâm nhiều khi phát triển các dạng PTKD vì sự linh động và tính đa dạng của cấu trúc trong thiết kế Trong các dạng PTKD, hệ thống

Trang 24

có cấu trúc kiểu khung xốp (matrix devices) rất phổ biến do cách bào chế tương đối đơn giản và ít gây sự phóng thích liều đột ngột nên hệ thống có độ an toàn cao

Hình 2.1 Hệ thống PTKD có cấu trúc khung xốp

Dạng thuốc này có cấu trúc khung matrix thường bằng polymer không tan Dược chất dạng hòa tan hay tiểu phân rắn được phân tán đồng nhất trong khối polymer Sự phân tán có thể được thực hiện với khối polymer nung chảy hoặc hòa tan trong dung môi dễ bay hơi, sau khi để nguội hoặc làm bốc hơi dung môi, khối rắn thu được có thể xát hạt, dập viên hay đóng vào nang

Sự phóng thích dược chất phụ thuộc vào độ tan của dược chất và sự khuyếch tán dược chất ra ngoài qua các đường mao dẫn trong khung xốp Khi thuốc vào cơ thể, bề mặt của thuốc bị hydrat hóa bởi dịch tiêu hóa tạo thành một lớp gel bao lấy viên thuốc, hoạt chất ở bề mặt viên sẽ được khuyếch tán ra ngoài Nước càng thấm vào sâu bên trong, làm tăng bề dày của lớp gel, dược chất tiếp tục được khuyếch tán ra ngoài qua các ống mao quản tạo bởi lớp gel polymer Khi hết hoạt chất, khung không chứa thuốc sẽ được đào thải theo phân ra ngoài Ngoài ra, đối với một số dược chất không tan, khung matrix sẽ được thiết kế sao cho khung sẽ bị bào mòn dần dưới tác dụng của dịch tiêu hóa để phóng thích hoạt chất

Tá dược dùng tạo khung matrix trong hệ thống PTKD

Polymer là một thành phần rất quan trọng trong hệ thống PTKD, chúng không chỉ bảo

vệ hoạt chất trong suốt quá trình di chuyển trong cơ thể mà còn kiểm soát sự phóng thích hoạt chất giúp duy trì tác dụng kéo dài của thuốc

Nhóm polymer thân nước (hydrophilic)

Cơ chế hoạt động của các polymer thân nước là trương nở, tạo gel, làm tăng độ nhớt giúp hạn chế tốc độ phóng thích của dược chất hoặc tạo các khung xốp tan dần theo

Trang 25

thời gian Thuộc nhóm này thường là các dẫn chất cellulose, polyethylene oxid, alginat, gôm…tan được trong nước, trong đó HPMC được sử dụng nhiều nhất

Nhóm thân dầu (hydrophobic)

Nhóm thân dầu có cơ chế hoạt động là tạo khung xốp không tan, dược chất khuyếch tán qua các lỗ, mao quản của khung xốp Thuộc nhóm này thường là sáp (sáp ong, sáp Carnauba), dẫn chất glycerid (Compritol 888, Precirol ATO 5…), các nhựa vinylic, các polymer không tan trong nước như polymerthacrylates (Eudragit RS/RL 100), polyvinyl acetate (Kollidon SR)…

Nhìn chung, tốc độ phóng thích dược chất có thể được điều chỉnh bằng cách phối hợp các loại polymer không cùng nhóm, polymer tan trong các môi trường khác nhau giúp

sự phóng thích thuốc được kiểm soát bằng nhiều cơ chế khác nhau

2.1.4 Bao phim cho viên phóng thích kéo dài

Ngoài mục đích che dấu mùi vị, màu sắc của hoạt chất hay bảo vệ hoạt chất chống lại các yếu tố bất lợi của môi trường, kỹ thuật bao viên mà đặc biệt là bao phim còn có khả năng làm thay đổi sự phóng thích của hoạt chất Kỹ thuật bao phim có những ưu điểm rất lớn như lớp bao mỏng, thời gian bao nhanh, hiệu quả và năng suất cao, có thể sử dụng các công thức bao và qui trình bao phù hợp để cải thiện sinh khả dụng của thuốc

và đây cũng là phương thức thích hợp để điều chế viên tan trong ruột, viên tác dụng kéo dài

Một số dẫn chất nhóm cellulose có thể được dùng tạo màng phim PTKD như ethyl cellulose, cellulose acetat, cellulose triacetat…, các chất này không tan nhưng trương

nở trong nước với các mức độ khác nhau Tính thấm của màng phim có thể được điều chỉnh bằng cách phối hợp với các polymer tan trong nước như HPMC, PEG, PVP…, hoặc phối hợp với các chất tạo kênh khuyếch tán dạng hạt rắn không tan trong nước

Trang 26

2.2 TRIMETAZIDIN DIHYDROCHLORID

2.2.1 Tên gọi [22]

Tên gọi: Trimetazidin

Tên gọi khác: Trimetazin

Tên khoa học: 1-[(2,3,4-trimethoxyphenyl) methyl] piperazin

2.2.2 Cấu trúc hóa học [22]

Công thức phân tử Trimetazidin: C14H22N2O3 = 266.3

Hình 2.2 Công thức cấu tạo của Trimetazidin

Bảng 2.1 Các thông số dược động học của Trimetazidin

Thông số dược động học Lượng giá

Tốc độ hấp thu qua đường uống Nhanh, đạt nồng độ tối đa trong máu trước 2

giờ sau khi dùng thuốc

Trang 27

Cmax trong huyết tương khi dùng liều

duy nhất

- Liều 20 mg là 55 ng/ml

- Liều 40 mg là 85 ng/ml

Sinh khả dụng tuyệt đối Hơn 85%

Khả năng thiết lập tình trạng cân

bằng

Đạt được từ 24 đến 36 giờ sau khi dùng các liều lặp lại

Gắn kết với protein huyết tương Thấp (khoảng 16%)

Đào thải Qua nước tiểu dạng không biến đổi

Thời gian bán thải trung bình Khoảng 5 – 6 giờ

2.2.5 Tính chất dược lý

Trimetazidin là một thuốc có tác dụng chống thiếu máu cục bộ do tác động lên sự chuyển hóa tế bào, giữ cho sự chuyển hóa năng lượng của tế bào ổn định trước tình trạng thiếu oxy hoặc thiếu máu, giúp cải thiện sự sử dụng glucose của cơ tim thông qua

sự kìm hãm sử dụng acid béo, hạn chế sự giảm ATP trong tế bào, không kèm theo tác dụng phụ đáng kể khi kết hợp với thuốc chống đau thắt ngực truyền thống

Các nghiên cứu có kiểm soát trên bệnh nhân đau thắt ngực cho thấy Trimetazidin có tác dụng làm tăng dự trữ mạch vành, giảm nguy cơ cao huyết áp khi gắng sức, làm giảm đáng kể tần số xuất hiện cơn đau thắt ngực và làm giảm liều Nitrat dùng trong dự phòng điều trị đau thắt ngực

2.2.5.1 Cơ chế tác động

Không thông qua tác dụng huyết động học như đa số các thuốc khác dùng trong thiếu máu tim cục bộ, cơ chế tác dụng của Trimetazidin thuần túy trên sự chuyển hóa Trimetazidin có khả năng ức chế men 3-ketoacyl Coenzyme A Thiolase (3-Kat), là một enzyme xúc tác quá trình oxy hóa acid béo, gây tiêu tốn ATP và sử dụng rất nhiều oxy Trimetazidin tạo điều kiện cho sự oxy hóa glucose, qua đó duy trì được lượng ATP cần thiết cho tế bào bị thiếu máu cục bộ Khi lượng oxy cung cấp bị giảm, lượng cơ chất cũng giảm thì lượng ATP vẫn đủ dùng để duy trì chức năng của cơ tim Thuốc đảm bảo chức năng bơm kênh Na+- K+, giúp luồng Na+, K+ qua màng tế bào ổn định và duy trì

Trang 28

tính hằng định nội môi trong tế bào, cải thiện sự chuyển hóa năng lượng cơ tim, không làm chậm nhịp tim và giảm tính co cơ, đây là điều đặc biệt hữu ích trong việc điều trị bệnh tim không thiết lập được trạng thái cân bằng bằng những liệu pháp thông thường Trimetazidin làm đồng bộ hóa quá trình phân giải glucose và oxy hóa glucose, vì vậy ion lactate và H+ sinh ra do sự phân giải glucose kỵ khí được đưa vào chu trình Kreb làm giảm nồng độ acid trong các tế bào thiếu máu cục bộ, sự nhiễm toan trong tế bào

do thiếu máu cục bộ giảm đáng kể và nhanh chóng trở lại gần như bình thường Trimetazidin làm giảm độc tính của các gốc tự do được oxy hóa trong tình trạng thiếu máu cục bộ tế bào

2.2.5.2 Chỉ định

- Trong tim mạch: điều trị các chứng đau thắt ngực, suy mạch vành (phòng cơn đau thắt ngực, dùng sau nhồi máu cơ tim cấp)

- Khoa mắt: Tổn thương mạch máu ở võng mạc

- Khoa tai: chóng mặt Méniere hoặc do nguyên nhân vận mạch, giảm thính lực

2.2.5.3 Tác dụng ngoại ý

Hiếm khi gây một số rối loạn tiêu hóa nhẹ (buồn nôn, mửa)

2.2.5.4 Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú

Các nghiên cứu trên thú vật cho thấy thuốc không có tác dụng gây quái thai, do thiếu các số liệu lâm sàng, không thể loại trừ nguy cơ gây dị dạng Do đó, nên thận trọng tránh kê toa cho phụ nữ đang mang thai Do thiếu số liệu về sự bài tiết qua sữa mẹ, không nên cho con bú trong quá trình điều trị

2.2.5.5 Tương tác thuốc

Cho đến nay không có tương tác nào được ghi nhận cụ thể với các thuốc chẹn beta, thuốc ức chế Calci, Nitrate, Heparin, thuốc hạ lipid huyết hoặc Digitalis

Trang 29

- Khoa mắt và tai: ngày 2 - 3 viên hoặc 40 - 60 giọt chia 2-3 lần vào bữa ăn

2.2.6 Các chế phẩm chứa Trimetazidin PTKD trên thị trường Việt Nam

Vastarel MR 35 mg (Servier – Pháp)

Hình 2.3 Sản phẩm Vastarel MR 35 mg

Cardimax SR 60mg (Ấn Độ)

Hình 2.4 Sản phẩm Cardimax SR 60 mg

2.2.7 Công trình nghiên cứu thực nghiệm về hoạt chất Trimetazidin

Hoạt chất Trimetazidin với cơ chế tác động đặc biệt, cho hiệu quả cao trong điều trị bệnh đau thắt ngực ổn định đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học

Về mặt bào chế, ngoài những nghiên cứu điều chế dạng khung matrix, đã có nghiên cứu thiết kế viên ba lớp phóng thích kéo dài sử dụng gôm Guar làm chất mang cho hoạt

Trang 30

chất Trimetazidin vẫn có khả năng kiểm soát sự phóng thích hoạt chất theo yêu cầu [14][15] Về mặt kiểm nghiệm, có nhiều phương pháp được đề nghị để định lượng hoạt chất Trimetazidin chế phẩm cũng như trong huyết tương khi thử tương đương sinh học,

từ các phương pháp đơn giản như phương pháp tạo phức với iron (III) chlorid, phương pháp đo quang UV-Vis [11], hay những phương pháp hiện đại và tiên tiến như HPLC [21], kết hợp LC/ESI-MS [24] có khả năng định lượng rất chính xác mẫu sinh học, tạp chất, hay sản phân hủy (nếu có) Về mặt lâm sàng, đã có rất nhiều nghiên cứu về hiệu lực, độ an toàn, những tác động có lợi khi dùng chung với những thuốc khác cũng như hiệu quả lâm sàng của hoạt chất trong hệ thống PTKD chữa đau thắt ngực [23] Hoạt chất Trimetazidin vẫn còn được tiếp tục nghiên cứu nhằm tăng cường hiệu quả trị liệu của thuốc trong điều trị

2.3 PHÁT TRIỂN THUỐC VỚI SỰ TRỢ GIÚP VI TÍNH

Phát triển thuốc với sự trợ giúp của vi tính (Computer – Aided Drug Development) là một lĩnh vực mới xuất hiện trong ngành Dược trên thế giới vào thập niên vừa qua, nhờ ứng dụng thành tựu nghiên cứu này đã đem lại nhiều thuận lợi trong việc nghiên cứu và phát triển thuốc Nổi bật nhất là sự áp dụng các phần mềm thông minh trong việc thiết

kế và tối ưu hóa công thức

2.3.1 Nghiên cứu và phát triển thuốc

Giai đoạn nghiên cứu và phát triển thuốc có liên quan đến hai nội dung chính là nghiên cứu công thức và xây dựng qui trình sản xuất Do chất lượng của sản phẩm có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, việc thành lập công thức cần phải có sự xem xét về các thành phần nguyên liệu cũng như những điều kiện pha chế Nói cách khác, công thức nên được thiết kế và tối ưu

Trang 31

2.3.2 Thiết kế công thức

Nhà bào chế cần có mô hình thực nghiệm (mô hình công thức, mô hình quy trình) để định hướng cho việc chiết xuất và thu thập dữ liệu Mối liên quan nhân quả có thể được minh họa theo biểu đồ xương cá hay biểu đồ nhân quả Về mặt toán thống kê, nhân được xem là biến số độc lập (xi): thành phần công thức và/ hoặc điều kiện sản xuất; quả được gọi là biến số phụ thuộc (yj): tính chất sản phẩm

Một mô hình thực nghiệm có F yếu tố với L mức đòi hỏi số thí nghiệm là LF Mô hình yếu tố đầy đủ có ưu điểm là cho phép khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố cũng như tương tác của chúng, tuy nhiên mô hình này cần có số thí nghiệm rất lớn khi số yếu tố tăng lên Mô hình giản lược cho phép giảm bớt rất nhiều số thí nghiệm nhưng vẫn khảo sát được sự ảnh hưởng của các yếu tố (thí dụ: mô hình D-Optimal, Taguchi OA ) Ngày nay, việc thiết kế các mô hình thực nghiệm có thể được thực hiện nhanh chóng và chính xác nhờ phần mềm chuyên dụng (Design-Expert)

2.3.3 Nghiên cứu mối liên quan nhân quả

Công nghệ thông minh có tên là logic mờ - thần kinh (với mạng thần kinh như hộp xám được gọi là mạng bộ nhớ liên hợp), thí dụ: phần mềm thông minh FormRules, có khả năng nghiên cứu mối liên quan giữa thành phần công thức và/ hoặc điều kiện sản xuất với tính chất sản phẩm về các mặt như xu hướng, mức độ và quy luật liên quan nhân quả Quy luật nhân quả được xem là tri thức nông, có thể cho nhà bào chế biết nếu thành phần công thức và/ hoặc điều kiện sản xuất như thế nào thì tính chất sản phẩm sẽ

ra sao

Qua kết quả nghiên cứu liên quan nhân quả, nhà nghiên cứu có thể chọn yếu tố có ảnh hưởng quan trọng yếu để tiến tới giai đoạn tối ưu hóa, bỏ qua các ảnh hưởng không đáng kể Nhờ đó việc xây dựng công thức bào chế được như mong muốn mà tiết kiệm thời gian và công sức

Trang 32

2.3.4 Tối ưu hóa công thức

Khi tối ưu hóa, các biến độc lập (x1, x2 ) có thể được chọn để sao cho biến phụ thuộc (y1, y2 ) được tối đa hoặc tối thiểu Đối với thuốc, mỗi sản phẩm thường có nhiều tính chất (yj) nên phải có sự dung hòa để cho các giá trị y1, y2 đạt được tối ưu thay vì các biến (y) tối thiểu hoặc tối đa

Sự kết hợp hai công nghệ thông minh gồm mạng thần kinh (với mạng thần kinh như hộp đen hay gặp là mạng thần kinh đa lớp) với thuật toán di truyền, là công cụ rất hiệu quả để tối ưu hóa các thông số, thí dụ phần mềm thông minh INForm:

- Mạng thần kinh có công dụng xác lập mối liên quan nhân quả; dự đoán chính các tính chất sản phẩm từ giữa thành phần công thức và/ hoặc điều kiện sản xuất

- Thuật toán di truyền có khả năng tối ưu hóa các thông số dựa trên mô hình liên quan nhân quả nêu trên

Hình 2.5 Chu trình dự đoán và tối ưu hóa (INForm)

Ngoài sự kết hợp hai công nghệ nêu trên, logic mờ cũng được áp dụng tăng cường nên mạng thần kinh hiệu quả hơn trong việc thiết lập mô hình liên quan nhân quả đối với các dữ liệu phức tạp và thuật toán di truyền thuận tiện hơn trong sự tối ưu hóa nhờ các hàm mục tiêu trực quan Nhờ đó, phương pháp tối ưu hóa thông minh có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp tối ưu hóa truyền thống:

- Không giới hạn về số biến x1, x2, xk: đáp ứng yêu cầu nghiên cứu với nhiều biến về thành phần công thức và/ hoặc điều kiện sản xuất

Trang 33

- Có thể tối ưu đồng thời nhiều biến y1, y2, yk: phù hợp với thực tế kết quả chiết xuất

cần đáp ứng nhiều mặt như chỉ tiêu kiểm nghiệm, tác dụng in vitro/ in vivo, giá thành

Hình 2.6 Sự kết hợp mạng thần kinh với thuật toán di truyền

2.4 NGHIÊN CỨU ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA THUỐC

2.4.1 Phương pháp theo dõi độ ổn định dài hạn (tham khảo)

2.4.2 Phương pháp lão hóa cấp tốc

Khảo sát chất lượng thuốc dựa trên sự lão hóa cấp tốc là vì nếu theo dõi hàm lượng thuốc theo thời gian ở nhiệt độ thường thì cần phải theo dõi một khoảng thời gian khá

Đầu vào (dữ liệu thực nghiệm)

Mô hình liên quan nhân quả

Tối ưu hóa

Đầu ra (công thức tối ưu)

Logic

mờ

Mạng thần kinh Hiệu quả hơn

Thuận tiện hơn

Trang 34

lâu hàng năm, tối thiểu là 12 tháng, có thể không đáp ứng được về mặt thời gian để đưa vào sản xuất

Do vậy, sử dụng sự tăng nhiệt độ, độ ẩm… để tăng tốc độ phân hủy để rút ra kết luận một cách nhanh chóng về tuổi thọ của thuốc

Nguyên tắc chọn nhiệt độ

-Nhiệt độ khảo sát lớn hơn nhiệt độ thường từ 10 oC, 20 oC, 30 oC hay hơn

-Nên chọn các nhiệt độ sao cho khi cộng với nhiệt độ tuyệt đối (273 oC) thì các nhiệt độ tương ứng là một cấp số cộng

Chú ý : không nên chọn nhiệt độ quá cao, kết quả sẽ không phù hợp khi quy trở về nhiệt độ bình thường

Nguyên tắc chọn thời gian xác định hàm lượng

-Sau những khoảng thời gian nhất định lấy mẫu ra để nhận xét và tiến hành định lượng

để xác định hàm lượng trên 3 lô sản xuất thử

-Nên căn cứ vào tính chất của chế phẩm mà chọn chu kỳ thích hợp Trong thực tế, hay chọn khoảng thời gian để thực nghiệm trong 6 tháng

2.4.3 Ước tính tuổi thọ của thuốc

Quy tắc Van’t Hoff

- Khi tăng 10 oC thì tốc độ phản ứng hóa học có thể tăng 2 – 4 lần

- Quy tắc này chỉ đúng với khoảng chênh lệch về nhiệt độ không lớn.-

Tuổi thọ của thuốc = K’ × tuổi thọ ở điều kiện lão hóa

Phương pháp tính theo quy tắc Van’t Hoff:

Phương trình Van’t Hoff để xác định giá trị của hằng số cân bằng (hằng số tốc độ) theo

sự thay đổi nhiệt độ

∆So: entropy chuẩn của phản ứng

∆Ho: enthalpy chuẩn của phản ứng

R: hằng số khí lý tưởng (1,987 calo/ oK – mol) T: nhiệt độ tuyệt đối (273 + t oC) Phương trình Van’t Hoff có thể được áp dụng để tính tuổi thọ của thuốc ở nhiệt độ T1bằng phương pháp lão hóa cấp tốc ở một nhiệt độ cao T2 với cùng độ ẩm

R = 8,314 J/ mol – K

Trang 35

C = tuổi thọ ở nhiệt độ bảo quản = t90(t2)

t2 : nhiệt độ già hóa cấp tốc

K : hệ số Van’t Hoff = 2∆t/ 10

Mức chênh lệch nhiệt độ, ∆t = t1 – t2

Một số nguyên tắc loại trừ :

Tuổi thọ của thuốc được xác định bằng thực nghiệm ở các nhiệt độ khác nhau như 35

oC, 45 oC, 55 oC và cho các kết quả khác nhau

Bảng 2.2 Nguyên tắc loại trừ trong xác định tuổi thọ của thuốc

Tuổi thọ thực nghiệm chênh nhau Tính tuổi thọ

Lấy giá trị nhỏ nhất để tính toán

Trong trường hợp thuốc mới sản xuất ra chưa kịp làm già hóa cấp tốc, thời gian từ lúc mới sản xuất cho đến khi làm thực nghiệm là Co, ta sẽ có:

C = K.C* + Co

Trang 36

2.5 XÁC ĐỊNH TƯƠNG ĐƯƠNG ĐỘ HÒA TAN INVITRO

2.5.1 Khái niệm về tương đương dược học

Hai dược phẩm là tương đương dược học khi chúng tương đương dược học hoặc thay thế dược học có sinh khả dụng không khác nhau có ý nghĩa thống kê Để có thể thay thế trong trị liệu, hai chế phẩm tương đương về dược học chưa đủ mà phải tương đương về sinh học Nhưng để có thể xác định tính tương đương sinh học của chế phẩm một cách đầy đủ, chính xác, hiệu quả nhất thì việc xác định tính tương đương dược học là một bước đầu không thể thiếu

Hai chế phẩm tương đương dược học (tương đương bào chế) khi:

- Cùng dạng thuốc

- Chứa cùng loại và cùng lượng dược chất

- Cùng đường sử dụng

- Cùng đạt các tiêu chuẩn chất lượng quy định về hàm lượng và tốc độ phóng thích

dược chất (in vitro) Để có thể tiến hành nghiên cứu tương đương sinh học thì trước

tiên hai chế phẩm phải có hàm lượng khác nhau không quá 5% và tốc độ phóng thích hoạt chất của 2 chế phẩm phải tương đương

2.5.2 Thử nghiệm độ hòa tan

Thử nghiệm độ hòa tan đã trở thành phương tiện chuẩn để kiểm soát chất lượng dược phẩm rắn trong nhiều Dược điển, là công cụ rất quan trọng trong nghiên cứu phát triển, cũng như kiểm soát chất lượng thuốc trong sản xuất

Mục đích của thử nghiệm nhằm đánh giá khả năng hòa tan và sẵn sàng hấp thu của

thuốc trong ống tiêu hóa, do đó điều kiện thử nghiệm độ hòa tan in vitro cần tương tự với tình trạng in vivo (quy định và kiểm soát chặt chẽ điều kiện nhiệt độ, môi trường,

tốc độ khuấy,…) các thay đổi nếu cần phải trên cơ sở có liên quan đến thể hiện của

thuốc in vivo

Tiêu chí xác định độ hòa tan là tỉ lệ phần trăm dược chất hòa tan vào môi trường thử

Trang 37

nghiệm so với hàm lượng ghi trên nhãn, được xác định ở một thời điểm đối với thuốc phóng thích tức thời Đối với dạng phóng thích kéo dài tỉ lệ dược chất hòa tan

Trang 38

được kiểm soát ở tối thiểu 3 thời điểm.[3] Quy định này cho phép kiểm soát nguy cơ phóng thích ồ ạt ở thời điểm đầu tiên, đánh giá tốc độ phóng thích của thuốc ở thời điểm thứ hai và khả năng phóng thích tối đa ở thời điểm cuối cùng

Trong nghiên cứu phát triển thuốc, thử nghiệm độ hòa tan in vitro được áp dụng

rộng rãi trong các bước:

- Nghiên cứu lựa chọn tá dược để xây dựng công thức bào chế (giai đoạn sàng lọc)

- Theo dõi sự ổn định về chất lượng thuốc (so sánh với mẫu đăng ký)

- Đánh giá sự đống nhất giữa các lô mẫu (so sánh với mẫu đăng ký)

- Đánh giá sơ bộ các dạng chế phẩm khác nhau (so sánh các chế phẩm)

- Xác định ảnh hưởng của các yếu tố lý hóa của dược chất

Ngoài ra còn là bước thử nghiệm đầu tiên khi khảo sát sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học

2.5.3 Thiết lập tương đương in vitro bằng thử nghiệm độ hòa tan

Thử nghiệm độ hòa tan được dùng như thử nghiệm thay thế để thiết lập tương đương sinh học đối với một số thuốc rắn dùng uống khi đáp ứng một số điều kiện quy định

Với mục đích xác định tương đương sinh học in vitro, thử nghiệm độ hòa tan được

thực hiện ở 3 môi trường có pH 1,2; 4,5 và 6,8 cho cả dạng thử và dạng đối chiếu Số liệu hòa tan theo thời gian của hai dạng được xác địng bằng trắc nghiệm xác định

sự tương tự f2. Khi giá trị f2 ≥ 50, hai dạng thuốc được kết luận là tương tự về độ hòa

tan hoặc tương đương in vitro

2.5.4 Đánh giá tương đương in vitro

Đánh giá độ hòa tan có thể dùng phương pháp yếu tố đồng dạng kiểu độc lập Sử dụng “yếu tố khác biệt”(f1) và “yếu tố đồng dạng”(f2) để so sánh độ hòa tan

Yếu tố khác biệt (f1) là phần trăm khác nhau giữa hai đường cong ở mỗi thời điểm và

là thước đo sai số giữa hai đường cong:

Trang 39

Rt: giá trị độ hòa tan của lô thuốc ở thời điểm t

Tt: giá trị độ hòa tan của lô thuốc thử nghiệm ở thời điểm t

Cách xác định yếu tố khác biệt (f 1 ) và yếu tố đồng dạng (f 2 ) như sau

Tiến hành thử độ hòa tan của thuốc thử nghiệm và thuốc gốc (12 đơn vị/ mỗi loại thuốc) trong cùng điều kiện về môi trường hòa tan, thể tích hòa tan, các thời điểm lấy mẫu, nhiệt độ, thiết bị

- Dựa vào giá trị hòa tan từ đường cong ở mỗi thời điểm để tính f1 và f2

- Đối với những đường cong giống nhau, giá trị f1 nên gần về 0 và giá trị f2 nên gần đến 100 Nói chung giá trị f1 có thể lên đến 15 (từ 0 – 15) và giá trị f2 lớn hơn 50 (từ

50 – 100) sẽ đảm bảo sự giống nhau hay sự tương đồng của hai đường cong thực hiện trên thuốc thử nghiệm và thuốc gốc

Trang 40

Đánh giá kết quả:

- Nếu f1 < 15 thì độ hòa tan của thuốc thử nghiệm và thuốc gốc không khác nhau

- Nếu f2 > 50 thì độ hòa tan của thuốc thử nghiệm và thuốc gốc tương tự nhau.Phương pháp này thích hợp nhất cho việc so sánh độ hòa tan tại ba tới bốn thời điểm hoặc nhiều hơn

2.6 PHÂN TÍCH HOẠT CHẤT TRONG DỊCH SINH HỌC

2.6.2 Phương pháp xử lý mẫu

Việc xử lý mẫu huyết tương nhằm mục đích chiết tách được tối đa lượng hoạt chất và loại bỏ hoàn toàn protein có trong huyết tương Đây là việc rất cần thiết vì lượng hoạt chất trong mẫu sinh học thường rất nhỏ, trong khi protein có khuynh hướng tủa bám trên bề mặt chất mang sắc ký, gây tăng áp suất trong sắc ký lỏng, protein làm tắt cột, dẫn đến hư cột và làm ngưng trệ hoàn toàn việc phân tích Có rất nhiều phương pháp xử

lý mẫu như: phương pháp tạo tủa protein (Protein precipitation), Phương pháp chiết lỏng-lỏng (Liquid-liquid extraction), Phương pháp chiết qua pha rắn (Solid phase extraction)

Nồng độ dược chất trong dịch sinh học có giá trị rất nhỏ, do đó để có thể định lượng người ta phải áp dụng các phương pháp hiện đại Cơ sở để xây dựng và thẩm định

Ngày đăng: 12/04/2014, 16:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.6. Sự kết hợp mạng thần kinh với thuật toán di truyền - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Hình 2.6. Sự kết hợp mạng thần kinh với thuật toán di truyền (Trang 33)
Bảng 4.11. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tá dược trong môi trường acid pH 1,2 - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Bảng 4.11. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tá dược trong môi trường acid pH 1,2 (Trang 68)
Bảng 4.12. Kết quả khảo sát độ lặp lại trong môi trường acid pH 1,2 - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Bảng 4.12. Kết quả khảo sát độ lặp lại trong môi trường acid pH 1,2 (Trang 68)
Bảng 4.15. Khảo sát ảnh hưởng của tá dược trong môi trường đệm phosphat pH 4,5 - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Bảng 4.15. Khảo sát ảnh hưởng của tá dược trong môi trường đệm phosphat pH 4,5 (Trang 70)
Bảng 4.17. Kết quả khảo sát độ đúng trong môi trường đệm phosphat pH 4,5 - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Bảng 4.17. Kết quả khảo sát độ đúng trong môi trường đệm phosphat pH 4,5 (Trang 71)
Bảng 4.26.  Kết quả khảo sát độ đúng trong phương pháp HPLC - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Bảng 4.26. Kết quả khảo sát độ đúng trong phương pháp HPLC (Trang 77)
Bảng 4.28.  Thăm dò các điều kiện phân tích trimetazidin bằng phương pháp HPLC . - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Bảng 4.28. Thăm dò các điều kiện phân tích trimetazidin bằng phương pháp HPLC (Trang 78)
Bảng 4.29. Các thông số sắc ký trong mẫu chuẩn và mẫu thử - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Bảng 4.29. Các thông số sắc ký trong mẫu chuẩn và mẫu thử (Trang 79)
Hình 4.13. Sắc ký đồ của mẫu huyết thanh có trimetazidin  và Lidocain  nồng độ 100 ng/ml - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Hình 4.13. Sắc ký đồ của mẫu huyết thanh có trimetazidin và Lidocain nồng độ 100 ng/ml (Trang 81)
Hình 4.14. Đồ thị biểu diễn sự tuyến tính giữa nồng độ trimetazidin với diện tích đỉnh - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Hình 4.14. Đồ thị biểu diễn sự tuyến tính giữa nồng độ trimetazidin với diện tích đỉnh (Trang 82)
Bảng 4.36. Thành phần công thức viên nhân theo mô hình vuông la tinh - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Bảng 4.36. Thành phần công thức viên nhân theo mô hình vuông la tinh (Trang 86)
Hình 4.16.  Minh họa ảnh hưởng của x 1 , x 2  và x 3  đến y 2 - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Hình 4.16. Minh họa ảnh hưởng của x 1 , x 2 và x 3 đến y 2 (Trang 89)
Bảng 4.39. Kết quả khảo sát độ phóng thích hoạt chất 14 lô thực nghiệm - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Bảng 4.39. Kết quả khảo sát độ phóng thích hoạt chất 14 lô thực nghiệm (Trang 91)
Bảng 4.41. Các điều kiện tối ưu hóa công thức bằng phần mềm INForm - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Bảng 4.41. Các điều kiện tối ưu hóa công thức bằng phần mềm INForm (Trang 92)
Bảng 4.43. Kết quả kiểm nghiệm bán thành phẩm 3 lô thực nghiệm kiểm chứng - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Bảng 4.43. Kết quả kiểm nghiệm bán thành phẩm 3 lô thực nghiệm kiểm chứng (Trang 93)
Bảng 4.42. Thành phần công thức và tính chất sản phẩm được dự đoán bởi INForm - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Bảng 4.42. Thành phần công thức và tính chất sản phẩm được dự đoán bởi INForm (Trang 93)
Hình thức  Viên bao phim  hình trụ tròn, màu hồng, đường kính 8mm - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Hình th ức Viên bao phim hình trụ tròn, màu hồng, đường kính 8mm (Trang 96)
Bảng 4.48. So sánh các chỉ tiêu giữa quy mô PTN và  pilot - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Bảng 4.48. So sánh các chỉ tiêu giữa quy mô PTN và pilot (Trang 97)
Hình 4.21. Độ giải phóng hoạt chất giữa viên chuẩn và viên thử ở môi trường pH 1,2 - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Hình 4.21. Độ giải phóng hoạt chất giữa viên chuẩn và viên thử ở môi trường pH 1,2 (Trang 98)
Hình 4.23. Độ giải phóng hoạt chất giữa viên chuẩn và viên thử ở môi trường pH 6,8. - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Hình 4.23. Độ giải phóng hoạt chất giữa viên chuẩn và viên thử ở môi trường pH 6,8 (Trang 99)
Bảng 4.50. Nồng độ Trimetazidin (ng/ml) trong huyết tương tại các thời điểm (giờ) sau - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Bảng 4.50. Nồng độ Trimetazidin (ng/ml) trong huyết tương tại các thời điểm (giờ) sau (Trang 100)
Hình 4.24. Sắc ký đồ huyết thanh NTN trước khi uống thuốc - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Hình 4.24. Sắc ký đồ huyết thanh NTN trước khi uống thuốc (Trang 101)
Bảng 4.54. Kết quả so sánh tương đương sinh học trung bình - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Bảng 4.54. Kết quả so sánh tương đương sinh học trung bình (Trang 105)
Hình thức cảm quan  Tháng - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Hình th ức cảm quan Tháng (Trang 109)
Bảng 4.56. Sự thay đổi hình thức cảm quan ở điều kiện lão hóa - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Bảng 4.56. Sự thay đổi hình thức cảm quan ở điều kiện lão hóa (Trang 109)
Hình 4.36. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng của Lô Z030209 - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Hình 4.36. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng của Lô Z030209 (Trang 110)
Hình 4.35. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng của Lô Z020209 - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Hình 4.35. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng của Lô Z020209 (Trang 110)
Bảng 4.58 và 4.59 - Nghiên cứu bào chế viên trimetazidin phóng thích kéo dài
Bảng 4.58 và 4.59 (Trang 112)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w