MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN…………………………………………… 7 1.1. Các dược chất scopolamin, clonidin và captopril……………….7 1.2. Hệ trị liệu qua da .......................................................................... 19 1.3. Các phương pháp làm tăng tính thấm và tăng hấp thu qua da ...... 241.4. Chất dính (Pressure Sensitive Adhesive – PSA)........................... 38 1.5. Các phương pháp thửtính thấm in vitro ...................................... 39 1.6. Các nghiên cứu liên quan vềhệtrịliệu hấp thu qua da ................ 46 CHƯƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 50 2.1. Nghiên cứu công thức và quy trình bào chế3 hệtrịliệu qua da với 3 dược chất scopolamin, clonidin và captopril. ............. 502.1.1. Khảo sát và xác định các phương pháp định lượng dược chất invitro và in vivo ...................................................................... 50 2.1.2. Khảo sát điều kiện tiến hành thửnghiệm độthấm qua da ....... 50 2.1.3. Khảo sát ảnh hưởng của các chất tăng thấm lên khảnăng thấm qua da của 3 dược chất bằng tếbào khuếch tán kiểu Franz.................................................................................. 51 2.1.4. Khảo sát sự ảnh hưởng của các polyme làm nền dính lên khảnăng thấm của các dược chất .................................................. 51 2.1.5. Khảo sát ảnh hưởng của chất tăng thấm và nền dính lên khảnăng thấm của các dược chất ................................................... 52 2.1.6. Nghiên cứu công thức và quy trình bào chế3 loại thuốc dán.. 52 2.2. Xây dựng tiêu chuẩn cơsởcho từng sản phẩm, đánh giá độổn định, tính kích ứng của từng chếphẩm. ............................ 52 2.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của 3 chếphẩm .................... 52 2.2.2. Khảo sát độ ổn định, ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian lên tốc độthấm của dược chất trong chếphẩm nghiên cứu................. 53 2.2.3. Khảo sát tính kích ứng của chếphẩm nghiên cứu ................... 53 2.3. Đánh giá sinh khảdụng của các chếphẩm nghiên cứu ........... 53 CHƯƠNG 3. NỘI DUNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐÃ THỰC HIỆN ............................. 55 PHẦN I. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC VÀ QUY TRÌNH BÀO CHẾTHUỐC DÁN ........................ 55 I 3.1. Nội dung 1: ............................................................................. 55 I.3.1.1. Xây dựng các phương pháp định lượng 03 dược in vitrovà thẩm định phương pháp ................................................... 55 I.3.1.2. Xác định tính chất các chếphẩm đối chiếu .......................... 70 I.3.1.3. Xây dựng các phương pháp định lượng 03 dược in vivovà thẩm định phương pháp ................................................... 75 I 3.2. Nội dung 2: Khảo sát điều kiện tiến hành thửtính thấm qua da……………………………………………………….104 I.3.3. Nội dung 3: Khảo sát ảnh hưởng của chất tăng thấm lên tính thấm qua da của 3 dược chất............................................ 109 I 3.4. Nội dung 4: Khảo sát ảnh hưởng của chất dính lên tính thấm qua da của 3 dược chất ........................................117 I 3.5. Nội dung 5: Khảo sát ảnh hưởng của hỗn hợp chất tăng thấm và chất dính lên tính thấm qua da của 3 dược chất ......... 124 I 3.6. Nội dung 6: Xây dựng công thức và quy trình bào chế03 dạng thuốc dán……………………………………………………….132 PHẦN II: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠSỞ, ĐÁNH GIÁ ĐỘ ỔN ĐINH, DỰ ĐOÁN TUỔI THỌ, XÁC ĐỊNH TÍNH KÍCH ỨNG CỦA 03 CHẾPHẨM……………………………………………………………142 II 3.1. Nội dung 7: Xây dựng tiêu chuẩn cơsởcủa 3 chếphẩm thuốc dán…………………………………………….147 II 3.2. Nội dung 8: Khảo sát độ ổn định, tuổi thọtrong điều kiện già hóa cấp tốc và điều kiện thực …………………… 154 II 3.3. Nội dung 9: Khảo sát tính kích ứng da của 03 chếphẩm ….163 PHẦN III: XÁC ĐỊNH SINH KHẢDỤNG CỦA 03 CHẾPHẨM TRÊN THÚ………………………166 III.3.1. Thuốc dán chứa scopolamin.................................................. 166 III.3.2. Thuốc dán chứa clonidin ...................................................... 173 III.3.3. Thuốc dán chứa captopril ...................................................... 177 BÀN LUẬN ............................................................................................. 181 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 187 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 1BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾ
CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC 10/06-10
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ TRỊ LIỆU HẤP THU QUA DA ĐỐI VỚI SCOPOLAMIN, CLONIDIN VÀ CAPTOPRIL
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: KC 10-29/06-10
Cơ quan chủ trì đề tài: Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm đề tài: GS.TS Lê Quan Nghiệm
Trang 2BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾ
CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC 10/06-10
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ TRỊ LIỆU HẤP THU QUA DA ĐỐI VỚI SCOPOLAMIN, CLONIDIN VÀ CAPTOPRIL
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: KC 10-29/06-10
Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì đề tài
GS.TS Lê Quan Nghiệm PGS.TS Võ Tấn Sơn
Ban chủ nhiệm chương trình Bộ Khoa học và Công nghệ
Trang 3ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP Hồ chí Minh, ngày 21 tháng 1 năm 2011
BÁO CÁO THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I THÔNG TIN CHUNG
1 Tên đề tài: Nghiên cứu bào chế hệ trị liệu hấp thu qua da đối với
scopolamin, clonidin và captopril
Họ và tên: Lê Quan Nghiệm
Ngày, tháng, năm sinh: 11/7/1955 Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị: GS, TS
Chức danh khoa học: Tiến sĩ dược học Chức vụ: P Hiệu Trưởng Điện thoại: Tổ chức: 08.38295696 Nhà riêng: 08.38377708
Mobile: 0913731058
Fax: 08.38225435 E-mail: lequannghiem55@gmail.com
Tên tổ chức đang công tác: Đại học y dược Thành phố Hồ chí Minh
Địa chỉ tổ chức: 217 Hồng bàng, Quận 5 ,TP Hồ chí Minh
Địa chỉ nhà riêng: 3A, Đề Thám, P.Cô giang, quận 1, TPHCM
3 Tổ chức chủ trì đề tài:
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Đại học y dược Thành phố Hồ chí Minh
Trang 4Website: yds.edu.vn ; uphcm.edu.vn
Địa chỉ: 217 Hồng bàng, Quận 5, TP Hồ chí Minh
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Võ Tấn Sơn
Số tài khoản: Đại học y dược TP Hồ chí Minh, số 931010500007 Ngân hàng: Kho bạc nhà nước, Quận 5, TP Hồ chí minh
Tên cơ quan chủ quản đề tài: Bộ Khoa học công nghệ
II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1 Thời gian thực hiện đề tài/dự án:
- Theo Hợp đồng đã ký kết: số 29/2009/ĐTCT-KC 10/06-10 từ tháng 01/ năm 2009 đến tháng 12/ năm 2010
- Thực tế thực hiện: từ tháng 3/năm 2009 đến tháng 12/năm 2010
- Được gia hạn (nếu có): không
Trang 5c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:
Đối với đề tài:
- Lý do thay đổi (nếu có): do tiết kiệm không mua nguyên thùng nền dính
(25kg), không sử dụng và trả công cho người tình nguyện và tiết kiệm công tác phí trong nước
3 Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài/dự án:
(Liệt kê các quyết định, văn bản của cơ quan quản lý từ công đoạn xác định nhiệm vụ, xét chọn, phê duyệt kinh phí, hợp đồng, điều chỉnh (thời gian, nội dung, kinh phí thực hiện nếu có); văn bản của tổ chức chủ trì đề tài, dự án (đơn, kiến nghị điều chỉnh nếu có)
Số
TT
Số, thời gian ban hành
Ghi chú
Trang 64 Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài, dự án:
Nội dung tham gia chủ yếu
Sản phẩm chủ yếu đạt được
Ghi chú
Thẩm định tiêu chuẩn, kiểm nghiệm mẫu
- Lý do thay đổi (nếu có): phù hợp kế hoạch và thời gian
5 Cá nhân tham gia thực hiện đề tài, dự án:
(Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp, không quá 10
Nội dung tham gia chính
Sản phẩm chủ yếu đạt được
Ghi chú*
1 Lê quan Nghiệm Lê quan Nghiệm Chủ nhiệm Quản lý, phương
pháp nghiên cứu
2 Nguyễn thiện Hải Nguyễn thiện Hải Thư ký khoa học Phương pháp
chọn tăng thấm, nền dính định lượng, bào chế ,
scopolamin
4 Nguyễn Công Phi Nguyễn công Phi captopril Các nội dung với
captopril
5 Vũ thị Hùynh Hân Vũ thị Hùynh
Hân scopolamin Các scopolamin nội dung với
6 Cao thị Thanh
Thảo
Trần Quốc Thanh clonidin Các nội dung với
clonidin
7 Nguyễn Ngọc Vinh Lê Nguyễn
Nguyệt Minh captopril Các tính thấm điều kiện thử
8 Lê Minh Quân Mai phương Mai Khảo sát tính
kích ứng Xác đinh sinh khả dụng trên thỏ
Kích ưng và sinh khả dung trên thỏ
9 Đào Minh Duy Nguyễn ngọc sao
Mai Đinhlương scopolamin trong
huyết tương thỏ
Quy trình định lượng
Tuấn Đinh lương clonidin trong
huyết tương thỏ
Quy trình định lượng
Trang 7- Lý do thay đổi (nếu cĩ): do thay đổi nhiệm vụ học tập và nghiên cứu của cá nhân sự phù hợp về chuyên mơn
6 Tình hình hợp tác quốc tế:
Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian,
kinh phí, địa điểm, tên
-thẩm định kết quả
nghiên cứu bào chế
trên các thiết bị và
dây chuyền làm
thuốc dán của trường
bạn
-đánh giá một số tính
chất của thuốc dán
-Xây dựng cơng thức và quy trình bào chế
-Bào chế 03 thuốc dán -Thẩm định kết quả nghiên cứu bào chế trên các thiết bị và dây chuyền làm thuốc dán của trường bạn -Đánh giá một số tính chất của thuốc dán thành phẩm
-Từ 7/2010 - 9/2010 -Tổng kinh phí từ đề tài: 30.000.000
Kinh phí từ nguồn khác: cĩ -Số người: 04 người
- Do khơng mua được chất dính trong nước
- Kết hợp đào tạo kỹ thuật bào chế thuốc dán trong khuơn khổ
dự án TRIG của trường gồm 3 người
- Lý do thay đổi : đào tạo kỹ thuật cho nghiên cứu sinh là giảng viên của trường trong dự án TRIG, kết hợp giải quyết việc mua chất dính trực tiếp ở nước ngồi, thực hiện nghiên cứu với dây chuyền thiết bị đồng bộ tại Hàn quốc
Trang 87 Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị:
-23, 24/7 /2009
-3 triệu -Tại Khoa Dược, TP.HCM
2 Các chất làm tăng tính thấm qua da
- 2009
-5 triệu
-Tại Khoa Dược, TP.HCM
Các chất tăng thấm qua da đối với Scopolamin, Clonidin và Captopril
-6, 7/8 /2009
-3,4 triệu
3 Các tá dược kiểm soát sụ phóng thích
hoạt chất của thuốc dán
-25 , 26 /9 / 2009 -3,6 triệu
-Tại Khoa Dược, TP.HCM
4 Các phương pháp bào chế thuốc dán
-2010
-5 triệu
-3 triệu
Các phương pháp bào chế thuốc dán hấp thu qua da -1, 2 ,3 /7 /2010
-4,4 triệu
-Tại Khoa Dược, TP.HCM
5 Nghiên cứu sinh khả dụng thuốc dán
-2010
-4 triệu
-Tại Khoa Dược, TP.HCM
-Các tá dược tạo nền dính và kiểm soát sư phóng thích dược chất dùng trong bào chế thuốc dán hấp thu qua da
-7/2010 -4,41 triệu -Tại Khoa Dược, TP.HCM
tương đương sinh học của thuốc dán
-18, 19, 20/10 /2010
-4,19 triệu -Tại Khoa Dược, TP.HCM
- Lý do thay đổi: để phù hợp với tiến độ triển khai, lượng người tham dự và
Trang 98 Tĩm tắt các nội dung, cơng việc chủ yếu:
(Nêu tại mục 15 của thuyết minh, khơng bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra khảo sát trong nước và nước ngồi)
Người,
cơ quan thực hiện
1 Nội dung 1
1 Nghiên cứu phương pháp định
lượng dược chất dạng nguyên
liệu, trong dịch thử nghiệm độ
hòa tan, dịch thử nghiệm độ
khuếch tán in vitro
- khảo sát tính chất của dược
phẩm đối chiếu
01 - 03/2009
03 - 06/2009
3 phương pháp in vitro 3/2009- 6/2009
Tính chất của
2 dược phẩm đối chiếu 3- 6/2009
Hải, Hậu, Phi,Thanh, Hân
2 Nghiên cứu phương pháp định
lượng dược chất trong dịch sinh
học: huyết tương thỏ, huyết tương
người
03 - 06/2009 3 phương
pháp trong huyết tương người, thỏ 3-6/2009
Hải, Hậu, Phi
3 Thẩm định các qui trình định
lượng về tính tương thích, khỏang
tuyến tính, tính chính xác, độ
đúng, độ lập lại…
01- 06/2009 Thẩm định 6
phương pháp đạt yêu cầu 3-6/2009
Hải, Hậu, Phi
2 Nội dung 2
Khảo sát điều kiện tiến hành thử
nghiệm độ thấm qua da 03 - 06/2009 Xác định điều kiện
7-8/2010
Minh
3 Nội dung 3
Khảo sát ảnh hưởng của chất
tăng thấm, lên khả năng thấm
của 3 dược chất
03- 06/2009 Khảo sát 13
chất, chọn được chất phù hợp cho mỗi dược chất 10/09-4/2010
Hải, Hậu, Phi
4 Nội dung 4
Trang 10chất phù hợp làm nền dính cho mỗi dược chất
7-8/2010
5 Nội dung 5
Khảo sát ảnh hưởng của chất
tăng thấm và chất dính lên khả
năng thấm của 3 dược chất
06 - 09/2009 Chọn được
các chất dính
và tăng thấm trong cơng thức bào chế
3 loại thuốc dán
7-8/2010
Phi, Hân, Thanh, Hải
6 Nội dung 6
Xây dựng công thức và quy trình
bào chế 3 thuốc dán (500 - 1000
đơn vị)
-nghiên cứu thăm dò công thức,
qui trình bào chế
-xử lý lựa chọn công thức và
thông số qui trình tối ưu
10 - 12/2009 Khảo sát nồng
độ tối ưu của dược chất, xác định 4 quy trình bào chế 4 chế phẩm thuốc dán
7- 8/2010
Phi, Hân, Thanh, Hải
7 Nội dung 7
Xây dựng tiêu chuẩn cho 3 chế
phẩm thuốc dán 01 -03/2010 Xây dựng 4 tiêu chuẩn cơ
sở cho 4 chế phẩm thuốc dán
12/2010
9/2010-Hải, Phi, Hân, Thanh
8 Nội dung 8
Khảo sát độ bền vững, ảnh hưởng
của nhiệt độ và thời gian lên tính
thấm của 3 dược chất trong chế
phẩm
Theo dõi độ ổn định và dự kiến
tuổi thọ trong điều kiện tự nhiên
01 - 06/2010 Theo dõi
trong điều kiện lão hĩa 9/-12/2010
Theo dõi điều kiện thực 9-12/2010
Hậu, Minh Phi, Hân, Thanh
Hậu, Minh Phi, Hân, Thanh
9 Nội dung 9
Trang 11khơng gây kích ứng 9/2010
10 Nội dung 10
1.Đánh giá sinh khả dụng và
hoặc tương đương sinh học của 3
chế phẩm: thiết kế, thực nghiệm
và lấy mẫu
04 - 07/2010 Đánh giá sinh
khả dung trên thỏ và lượng thuốc hấp thu theo thời gian 10-11/2010
Mai, Minh Phi, Hân, Thanh, Hải, Hậu, Hùng
2 Xử lý chiết tách dược chất và
định lượng các mẫu sinh học 08 - 10/2010 Đạt 11-12/1010
Mai, Minh Phi, Hân, Thanh, Sao Mai, Tuấn
3 Xử lý số liệu 08 - 10/2010 Đạt chỉ tiêu
11-12/2010
Hải, Hậu, Nghiệm, Minh, Phi, Hân, Thanh
11 Biên tập, báo cáo, nghiệm thu 01/2011 12/2010 Nhĩm NC
- Lý do thay đổi (nếu cĩ): gặp khĩ khăn trong đấu thầu mua vật tư, hĩa chất,
chuột Đặc biệt chất dính khơng mua được trong nước, phải trực tiếp mua ở
nước ngồi
III SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
1 Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:
Thực tế đạt được
1 Miếng thuốc dán
chứa Scopolamin hàm
lượng 1,5mg
Miếng 1.000 1.000 1.000
2 Miếng thuốc dán
chứa Clonidin hấp thu
qua da 2,5mg
Miếng 1.000 1.000 1.000
3 Miếng thuốc dán
chứa Captopril hấp
thu qua da hàm lượng
Miếng 1.000 1.000 1.000
Trang 121 Phương pháp định lượng
Scopolamin in vitro 1 phương pháp Được thẩm định 1 phương pháp Được thẩm định
2 Phương pháp định lượng
Scopolamin trong dịch sinh học 1 phương pháp Được thẩm định 1 phương pháp Được thẩm định
3 Công thức và quy trình bào
chế thuốc dán (patch) chứa
Scopolamin 1,5mg
1 cơng thức và
1 quy trình Ổn định, lặp lại
1 cơng thức và
1 quy trình Ổn định, lặp lại
4 Tiêu chuẩn của chế phẩm
thuốc dán (patch) chứa
Scopolamin 1,5mg
1 bản tiêu chuẩn Được thẩm định 1 bản tiêu chuẩn Được thẩm định
5 Phương pháp định lượng
Clonidin in vitro 1 phương pháp Được thẩm định 1 phương pháp Được thẩm định
6 Phương pháp định lượng clonidin
trong dịch sinh học
1 phương pháp Được thẩm định
1 phương pháp Được thẩm định
7 Công thức và quy trình bào chế
thuốc dán (patch) chứa
Clonidin
1 cơng thức và
1 quy trình Ổn định, lặp lại
2 cơng thức và
2 quy trình Ổn định, lặp lại
2 sản phẩm với
2 hàm lương khác nhau
8 Tiêu chuẩn của chế phẩm
thuốc dán (patch) chứa
Clonidin
1 bản tiêu chuẩn Được thẩm định
2 bản tiêu chuẩn Được thẩm định
Cho 2 sản phẩm tương ứng
9 Phương pháp định lượng
Captopril in vitro 1 phương pháp Được thẩm định 1 phương pháp Được thẩm định
10 Phương pháp định lượng
Captopril trong dịch sinh học Được thẩm định Được thẩm định
11 Công thức và quy trình bào
chế thuốc dán (patch) chứa
Captopril
1 cơng thức và
1 quy trình Ổn định, lặp lại
1 cơng thức và
1 quy trình Ổn định, lặp lại
12 Tiêu chuẩn của chế phẩm
thuốc dán (patch) chứa
Captopril
1 bản tiêu chuẩn Được thẩm định 1 bản tiêu chuẩn Được thẩm định
- Lý do thay đổi (nếu cĩ): sản phẩm thuốc dán lượng khác nhau chỉ khác nhau
về kích thước, thuận tiện khi tạo 2 sản phẩm cùng 1 lúc cho phù hợp với
thuốc đối chiếu
Trang 13c) Sản phẩm Dạng III:
Yêu cầu khoa học cần đạt
Số
kế hoạch
Thực
tế đạt được
Số lượng, nơi cơng bố
(Tạp chí, nhà
xuất bản)
Bài báo liên quan đến thuốc dán Scopolamin 02 02
1 Ảnh hưởng của chất tăng thấm lên tính thấm
của scopolamin qua da chuột
phố Hồ chí Minh, ĐHYD
2 Ảnh hưởng của các nền dính lên tính thấm của
scopolamin hydrobromid qua da chuột
phố Hồ chí Minh, ĐHYD
Bài báo liên quan đến thuốc dán Clonidin 02 02
3 Khảo sát ảnh hưởng của các chất tăng thấm đối
với sự thấm clonidin hydrochlorid qua da chuột
phố Hồ chí Minh, ĐHYD
4 Nghiên cứu sàng lọc chất dính và lựa chọn
nồng độ dược chất trong bào chế thuốc dán hấp
thu qua da chứa clonidin
phố Hồ chí Minh, ĐHYD
Bài báo liên quan đến thuốc dán Captopril 02 02
5 Khảo sát ảnh hưởng của các chất tăng thấm lên
tính thấm qua da chuột của captopril
phố Hồ chí Minh, ĐHYD
6 Khảo sát ảnh hưởng của chất dính và nồng độ
dược chất lên khả năng thấm qua da chuột của
captopril
phố Hồ chí Minh, ĐHYD
- Lý do thay đổi (nếu cĩ): khơng
d) Kết quả đào tạo:
Số lượng
Số
TT
Cấp đào tạo, Chuyên
ngành đào tạo Theo kế
hoạch
Thực tế đạt được
Ghi chú
(Thời gian kết thúc)
Trang 14Nguyễn Cơng Phi 2011
- Lý do thay đổi (nếu cĩ): khơng cĩ nguồn học viên thạc sĩ và thời gian
nghiên cứu khơng phù hợp với đối tượng thạc sĩ
đ) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp, quyền đối với giống
Ghi chú
(Thời gian kết thúc)
1 Cơng thức và quy trình bào chế 3 Cơng thức và 3 quy trình
bào chế Đang đăng ký 2011
- Lý do thay đổi (nếu cĩ): khơng kịp thực hiện
e) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế
1 chưa chưa chưa chưa
2 Đánh giá về hiệu quả do đề tài, dự án mang lại:
a) Hiệu quả về khoa học và cơng nghệ:
Về khoa học: làm sáng tỏ các yếu tố làm tăng tính thấm cuả dược chất qua da, góp phần
phát triển trong lĩnh vực sinh dược của các chất
- Về công nghệ: phát triển và ứng dụng công nghệ bào chế các hệ thống trị liệu hấp thu
qua da còn mới mẽ đối với công nghiệp dược Việt Nam, góp phần phát triển mới và tiếp
cận với nền công nghiệp dược thế giới
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
Phát triển nguồn thuốc đáp ứng nhu cầu trong điều trị, thay thế thuốc ngoại nhập
Trang 153 Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài, dự án:
Số
Thời gian thực hiện
Ghi chú
(Tóm tắt kết quả, kết luận chính, người chủ trì…)
dụng trên thỏ
II Kiểm tra định kỳ
Lần 1 20/10/2009 Cần giải quyết các vướng
mắc trong mua sắm ,đấu thầu ,đẫy nhanh tiến độ GSTS Phạm gia Khánh Lần 2 15/5/2010 Tiến độ chậm, đồng ý
giải quyết mua Durotak trực tiếp ở Hàn quốc Không thể gia hạn GSTS Phạm gia Khánh Lần 3 29/10/2010 Đạt cơ bản các nhiệm vụ,
đồng ý chỉ nghiên cứu sinh khả dụng trên thỏ chưa thể làm trên người , Chuẩn bị nghiệm thu cơ
sở trước 10/12/2010 PGSTS Trịnh văn Lẫu III Nghiệm thu cơ sở 9/12/2010 Đạt
Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)
Thủ trưởng tổ chức chủ trì
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
Trang 16MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, đồ thị MỞ ĐẦU……… 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN……… 7
1.1 Các dược chất scopolamin, clonidin và captopril……….7
1.2 Hệ trị liệu qua da 19
1.3 Các phương pháp làm tăng tính thấm và tăng hấp thu qua da 24
1.4 Chất dính (Pressure Sensitive Adhesive – PSA) 38
1.5 Các phương pháp thử tính thấm in vitro .39
1.6 Các nghiên cứu liên quan về hệ trị liệu hấp thu qua da 46
CHƯƠNG 2 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50
2.1 Nghiên cứu công thức và quy trình bào chế 3 hệ trị liệu qua da với 3 dược chất scopolamin, clonidin và captopril .50
2.1.1 Khảo sát và xác định các phương pháp định lượng dược chất in vitro và in vivo 50
2.1.2 Khảo sát điều kiện tiến hành thử nghiệm độ thấm qua da 50
2.1.3 Khảo sát ảnh hưởng của các chất tăng thấm lên khả năng thấm qua da của 3 dược chất bằng tế bào khuếch tán kiểu Franz 51
2.1.4 Khảo sát sự ảnh hưởng của các polyme làm nền dính lên khả năng thấm của các dược chất 51
2.1.5 Khảo sát ảnh hưởng của chất tăng thấm và nền dính lên khả năng thấm của các dược chất 52
2.1.6 Nghiên cứu công thức và quy trình bào chế 3 loại thuốc dán 52
2.2 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho từng sản phẩm, đánh giá độ
ổn định, tính kích ứng của từng chế phẩm .52
2.2.1 Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của 3 chế phẩm 52
2.2.2 Khảo sát độ ổn định, ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian lên tốc độ thấm của dược chất trong chế phẩm nghiên cứu 53
2.2.3 Khảo sát tính kích ứng của chế phẩm nghiên cứu 53
2.3 Đánh giá sinh khả dụng của các chế phẩm nghiên cứu 53
Trang 17
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ ĐÃ THỰC HIỆN 55
PHẦN I NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC VÀ QUY TRÌNH BÀO CHẾ THUỐC DÁN 55
I 3.1 Nội dung 1: 55
I.3.1.1 Xây dựng các phương pháp định lượng 03 dược in vitro và thẩm định phương pháp 55
I.3.1.2 Xác định tính chất các chế phẩm đối chiếu 70
I.3.1.3 Xây dựng các phương pháp định lượng 03 dược in vivo và thẩm định phương pháp 75
I 3.2 Nội dung 2: Khảo sát điều kiện tiến hành thử tính thấm qua da……….104
I.3.3 Nội dung 3: Khảo sát ảnh hưởng của chất tăng thấm lên tính thấm qua da của 3 dược chất 109
I 3.4 Nội dung 4: Khảo sát ảnh hưởng của chất dính lên tính thấm qua da của 3 dược chất .117
I 3.5 Nội dung 5: Khảo sát ảnh hưởng của hỗn hợp chất tăng thấm và chất dính lên tính thấm qua da của 3 dược chất 124
I 3.6 Nội dung 6: Xây dựng công thức và quy trình bào chế 03 dạng thuốc dán……….132
PHẦN II: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ, ĐÁNH GIÁ ĐỘ ỔN ĐINH, DỰ ĐOÁN TUỔI THỌ, XÁC ĐỊNH TÍNH KÍCH ỨNG CỦA 03 CHẾ PHẨM………142
II 3.1 Nội dung 7: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của 3 chế phẩm thuốc dán……….147
II 3.2 Nội dung 8: Khảo sát độ ổn định, tuổi thọ trong điều kiện già hóa cấp tốc và điều kiện thực ……… 154
II 3.3 Nội dung 9: Khảo sát tính kích ứng da của 03 chế phẩm ….163 PHẦN III: XÁC ĐỊNH SINH KHẢ DỤNG CỦA 03 CHẾ PHẨM TRÊN THÚ………166
III.3.1 Thuốc dán chứa scopolamin 166
III.3.2 Thuốc dán chứa clonidin 173
III.3.3 Thuốc dán chứa captopril 177
BÀN LUẬN 181
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 187 TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC
Trang 18CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết
AUC Area Under the Curve Diện tích dưới
đường cong
Cmax Maximal Plasma Concentration Nồng độ tối đa DMSO Dimetyl sulfoxid
HPLC High Performance Liquid Chromatography Sắc ký lỏng hiệu
năng cao IPM Isopropyl myristat
LC Liquid Chromatography Sắc ký lỏng
PEG Poly etylen glycol
RSD Relative Standard Deviation Độ lệch chuẩn tương
đối
T1/2 Plasma concentration haft-life Thời gian bán thải
Tmax
Time passed since administration at which the
maximal plasma concentration occurs
Thời gian thuốc đạt nồng độ tối đa USP United States Pharmacopoeia Dược điển Mỹ
Trang 19DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các tác dụng phụ thường gặp của clonidin 10
Bảng 1.2 Các thông số dược động học của captopril 13
Bảng 1.3 Một số chế phẩm có chứa Captoril trên thị trường 15
Bảng 1.4 Một số chế phẩm thuốc dán chứa scopolamin 19
Bảng 3.1 Kết quả tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh của scopolamin hydrobromid .57
Bảng 3.2 Kết quả xác định độ chính xác của phương pháp định lượng scopolamin hydrobromid 58
Bảng 3.3 Kết quả kiểm tra độ đúng của phương pháp định lượng scopolamin hydrobromid 59
Bảng 3.4 Kết quả tính tương thích hệ thống của phương pháp định lượng clonidin 63
Bảng 3.5 Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp định lượng clonidin 64
Bảng 3.6 Kết quả xác định độ chính xác của phương pháp định lượng clonidin .65
Bảng 3.7 Tương quan giữa chiều cao đỉnh và nồng độ captopril 68
Bảng 3.8 Kết quả khảo sát độ chính xác của phương pháp định lượng captopril 69
Bảng 3.9 Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp định lượng captopril 70
Bảng 3.10 Kết quả khảo sát độ đồng đều hàm lượng scopolamin của miếng dán Ariel TDDS .72
Bảng 3.11 Kết quả khảo sát độ đồng đều hàm lượng của miếng dán Catapres-TTS® -3 74
Bảng 3.12 Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống phương pháp định lượng captopril trong dịch sinh học 77
Bảng 3.13 Sự tương quan giữa chiều cao đỉnh và nồng độ captopril trong huyết tương 78
Bảng 3.14 Kết quả khảo sát độ chính xác trong ngày của captopril 80
Bảng 3.15 Kết quả khảo sát độ chính xác khác ngày của captopril 81
Bảng 3.16 Kết quả khảo sát độ đúng trong ngày 83
Bảng 3.17 Kết quả khảo sát độ đúng khác ngày 84
Bảng 3.18 Kết quả khảo sát độ phục hồi 85
Bảng 3.19 Kết quả khảo sát độ ổn định ở nồng độ 1 µg/ml 86
Trang 20Bảng 3.20 Kết quả khảo sát độ ổn định ở nồng độ 500 µg/ml 87
Bảng 3.21 Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống phương pháp định lượng clonidin trong huyết tương 90
Bảng 3.22 Kết quả xác định độ đúng và độ chính xác trong ngày của phương pháp HPLC định lượng clonidin trong huyết tương 92
Bảng 3.23 Kết quả xác định độ đúng và độ chính xác khác ngày của phương pháp HPLC định lượng clonidin trong huyết tương 93
Bảng 3.24 Tỉ lệ thu hồi của phương pháp chiết clonidin trong huyết tương 94
Bảng 3.25 Kết quả tính tương thích hệ thống 95
Bảng 3.26 Tương quan giữa diện tích đỉnh- nồng độ chuẩn scopolamin trong huyết tương 97
Bảng 3.27 Kết quả độ chính xác trong ngày 99
Bảng 3.28 Kết quả độ chính xác khác ngày 100
Bảng 3.29 Kết quả xác định độ tìm lại trong ngày của phương pháp định lượng Scopolamin trong dịch sinh học 101
Bảng 3.30 Kết quả xác định độ tìm lại khác ngày của phương pháp | định lượng Scopolamin trong dịch sinh học 102
Bảng 3.31 Tỉ lệ phục hồi đối với mẫu huyết tương chứa scopolamin .103
Bảng 3.32 Bảng kết quả chênh lệch thể tích khoang nhận tế bào đo 104
Bảng 3.33 Bảng kết quả chênh lệch đường kính trong của khoang cho .105
Bảng 3.34 Kết quả khảo sát nhiệt độ tế bào đo 105
Bảng 3 35 Nồng độ bão hòa của scopolamin hydrobromid trong các chất tăng thấm 106
Bảng 3.36 Kết quả xác định nồng độ bão hoà của clonidin hydrochlorid 107
Bảng 3.37 Nồng độ bão hòa của captopril trong các chất tăng thấm 108
Bảng 3.38 Kết quả nồng độ và tính thấm của dung dịch bão hòa captopril trong các chất tăng thấm qua da chuột cống bóc tách (n = 3) 112
Bảng 3.39 Kết quả tính thấm của dung dịch 5% captopril trong một số chất tăng thấm qua da chuột cống bóc tách (n = 3) .113
Bảng 3.40 Kết quả nồng độ và tính thấm của dung dịch bão hòa scopolamin hydrobromid trong các chất tăng thấm qua da chuột cống bóc tách (n = 3) 115
Bảng 3.41 Kết quả nồng độ và tính thấm của dung dịch bão hòa clonidin hydrochlorid trong các chất tăng thấm qua da chuột cống bóc tách (n = 3) 116
Bảng 3.42 Kết quả độ thấm của captopril theo thời gian qua da chuột cống bóc tách từ thuốc dán DIA patch chứa 5% captopril và 95% các chất dính 119
Trang 21Bảng 3.43 Kết quả ảnh hưởng của các chất dính lên tính thấm của
captopril từ thuốc dán chứa 5% captopril và 95% chất dính
các loại qua da chuột cống bóc tách (n = 3) 119 Bảng 3.44 Kết quả độ thấm của scopolamin hydrobromid theo thời gian
qua da chuột cống bóc tách từ thuốc dán DIA patch .121 Bảng 3.45 Kết quả ảnh hưởng của các chất dính lên tính thấm của
scopolamin hydrobromid từ thuốc dán
qua da chuột cống bóc tách (n = 3) 122 Bảng 3.46 Kết quả độ thấm của clonidin theo thời gian qua
da chuột cống bóc tách từ thuốc dán DIA patch 122 Bảng 3.47 Kết quả ảnh hưởng của các chất dính lên tính thấm của clonidin
từ thuốc dán qua da chuột cống bóc tách (n = 3) 123 Bảng 3.48 Kết quả độ thấm của captopril qua da chuột cống bóc tách
từ thuốc dán DIA patches chứa captopril ở các nồng độ khác nhau
với chất dính D87-2287 .125
Bảng 3.49 Kết quả về tốc độ thấm qua da chuột bóc tách và tiềm thời của captopril với các nồng độ 2,5; 5; 10; 15 và 20% trong thuốc dán DIA patch với chất dính D87-2287 ở các tỷ lệ tương ứng (n=3) .126 Bảng 3.50 Ảnh hưởng của nồng độ chất tăng thấm lên tính thấm
của captopril từ thuốc dán DIA patches chứa 20% captorpil
trong nền dính Duro-Tak 87 - 2287 với tỷ lệ tương ứng (n = 3) 127 Bảng 3.51 Kết quả định lượng scopolamin hydrobromid 2%,4%, 6%,
8%, 10% với chất tăng thấm DMSO 10% thấm qua da chuột theo
thời gian với Durotak 87-2510, Và mẫu đối chứng Ariel TDDS
chứa 1,5mg scopolamin sản xuất bởi Caleb Pharmaceuticals Inc –
Hsinchu, Taiwan (SKD: VN 3537-07) 128Bảng 3.52 Các thông số thấm của scopolamin hydrobromid 2%, 4%,
6%, 8% và DMSO 10% trong durotak 87-2510 129 Bảng 3.53 Kết quả nồng độ và tính thấm của dung dịch bão hòa clonidin
trong một số chất tăng thấm qua da chuột cống bóc tách (n = 3) 130 Bảng 3.54 Kết quả tốc độ thấm qua da chuột bóc tách và tiềm thời của
clonidin với các nồng độ 2,5; 5; 10% trong thuốc dán DIA patch với
chất tăng thấm (3-Methyl-1-butanol) 5% và chất dính
Duro-Tak 87-2510 ở các tỷ lệ tương ứng .131 Bảng 3.55 Phân loại mức độ gây ban đỏ và phù nề trong khảo sát
tính kích ứng 145 Bảng 3.56 Phân loại phản ứng trên da thỏ 146 Bảng 3.57 Các kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở của miếng dán
Trang 22Bảng 3.58 Các kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở của miếng dán
scopolamin 1,5 mg 152 Bảng 3.59 Các kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở của miếng dán captopril 250 mg .153 Bảng 3.60 Sự thay đổi hàm lượng của miếng dán captopril trong
điều kiện già hóa cấp tốc 155 Bảng 3.61 Kết quả ước tính tuổi thọ của sản phẩm miếng dán captopril 157 Bảng 3.62 Sự giảm hàm lượng captopril trong miếng dán sau 3 tháng
bảo quản ở điều kiện thực 157 Bảng 3.63 Sự thay đổi hàm lượng của miếng dán Scopolamin trong
điều kiện già hóa cấp tốc 158 Bảng 3.64 Kết quả ước tính tuổi thọ của sản phẩm Scopolamin 1,5 mg .160 Bảng 3.65 Sự giảm hàm lượng scopolamin trong miếng dán sau 3 tháng
bảo quản ở điều kiện thực 160 Bảng 3.66 Sự thay đổi hàm lượng của miếng dán clonidin trong
điều kiện già hóa cấp tốc 161 Bảng 3.67 Kết quả ước tính tuổi thọ của sản phẩm
miếng dán clonidin 7,5 mg 163 Bảng 3.68 Sự giảm hàm lượng clonidin trong miếng dán sau 3 tháng
bảo quản ở điều kiện thực 163 Bảng 3.69 Kết quả khảo sát tính kích ứng của miếng dán
scpolamin 1,5 mg 165 Bảng 3.70 Kết quả khảo sát tính kích ứng của miếng dán
clonidin 7,5 mg 165 Bảng 3.71 Kết quả khảo sát tính kích ứng của miếng dán captopril 166 Bảng 3.72 Nồng độ Scopolamin trong huyết tương thỏ dán thuốc
đối chiếu 170 Bảng 3.73 Nồng độ scopolamin hydrobromid trong huyết tương thỏ
dán thuốc thử 171 Bảng 3.74 Các thông số dược động học ở thỏ dán thuốc đối chiếu (Ariel)
và thuốc đối chiếu 172 Bảng 3.75 Các thông số dược động học ở thỏ dán thuốc đối chiếu (Ariel)
và thuốc đối chiếu (dạng logarit) .172 Bảng 3.76 Bảng tính toán các giới hạn các thông số dược động học
trên thỏ dán miếng dán Ariel và miếng dán scopolamin .173 Bảng 3.77 Nồng độ clonidin trong huyết tương thỏ dán thuốc
đối chiếu Catapres 175 Bảng 3.78 Nồng độ clonidin trong huyết tương thỏ dán thuốc thử nghiệm 175
Trang 23Bảng 3.79 Các thông số dươc động trên thỏ thử nghiệm (số liệu thô) 176 Bảng 3.80 Số liệu chuyển dạng logarit của các thông số dươc động trên
thỏ thử nghiệm) 176 Bảng 3.81 Bảng tính toán các giới hạn các thông số dược động học
trên thỏ dán Catapres và miếng dán clonidin 177 Bảng 3.82 Nồng độ captopril trong huyết tương thỏ uống dung dịch
captopril 178 Bảng 3.83 Nồng độ captopril trong huyết tương thỏ dán
miếng dán captopril 180
Trang 24DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Cấu trúc điển hình của thuốc dán TTS 20 Hình 1.2 Tác động của chất tăng thấm trong vùng lipid nội bào
(W Barry, 2004) 25 Hình 1.3 Sơ đồ về khả năng tăng thấm qua da theo định luật Fick
thứ nhất của chất tăng thấm và độ bão hòa 27 Hình 1.4 Các giai đoạn tạo vi tinh thể hình kim 34 Hình 1.5 Sóng siêu âm giúp tăng thấm các hoạt chất 35 Hình 1.6 Sơ đồ phương pháp vận chuyển ion bằng iontophoresis 36 Hình 1.7 Sơ đồ vận chuyển hoạt chất bằng phương pháp electroporation 37 Hình 1.8 Cơ chế hoạt động của các chất tăng thấm và tác động hiệp trợ
thấm của một số phương pháp khác .38 Hình 1.9 Cấu tạo tế bào khuếch tán kiểu Franz 41
Hình 1.10 Cấu tạo tế bào khuếch tán kiểu nằm ngang 42
Hình 1.11 Cấu tạo tế bào khuếch tán kiểu flow-through 42 Hình 3.1 Sắc ký đồ của scopolamin hydrobromid với hệ pha động
MeOH: đệm phosphat pH 7,4 (40:60) 57
Hình 3.2 Đường biểu diễn sự tương quan giữa nồng độ
và diện tích đỉnh của scopolamin hydrobromid 58 Hình 3.3 Sắc ký đồ mẫu trắng trong phương pháp định lượng clonidin 61 Hình 3.4 Sắc ký đồ dung dịch clonidin chuẩn 62 Hình 3.5 Sắc ký đồ mẫu thử chứa clonidin 62 Hình 3.6 Đường biểu diễn tương quan giữa diện tích đỉnh
và nồng độ clonidin 64 Hình 3.7 Sắc ký đồ mẫu huyết tương trắng 67 Hình 3.8 Sắc ký đồ mẫu chuẩn captopril 67 Hình 3.9 Sắc ký đồ mẫu thử captopril trong mẫu thử 68 Hình 3.10 Đường biểu diễn tương quan giữa chiều cao đỉnh và
nồng độ captopril 69
Hình 3.11 Đồ thị biểu diễn sự thấm của scopolamin
từ miếng dán Ariel TDDS 73 Hình 3.12 Đồ thị biểu diễn sự thấm của clonidin theo thời gian 75 Hình 3.13 Sắc ký đồ của mẫu huyết tương trắng 76 Hình 3.14 Sắc ký đồ của mẫu chuẩn captopril có nồng độ 100 µg/ml 76 Hình 3.15 Sắc ký đồ của mẫu huyết tương có nồng độ
captopril 100 µg/ml 77
Trang 25Hình 3.16 Đường biểu diễn sự phụ thuộc giữa nồng độ
captopril trong huyết tương và diện tích đỉnh 78 Hình 3.17 Sắc ký đồ mẫu huyết tương có nồng độ captopril 10 µg/ml 79 Hình 3.18 Sắc ký đồ mẫu huyết tương trắng 89 Hình 3.19 Sắc ký đồ clonidin trong huyết tương 89 Hình 3.20 Đường biểu diễn tương quan giữa đáp ứng đỉnh
và nồng độ clonidin trong huyết tương thỏ 91
Hình 3.21 Sắc ký đồ mẫu huyết tương trắng 96
Hình 3.22 Sắc ký đồ mẫu huyết tương trắng thêm 400 ng
Hình 3.26 Đồ thị biểu diễn đường tích lũy lượng captopril từ thuốc dán
DIA patch chứa 5% captopril và 95% chất dính khác nhau thấm qua
da chuột bóc tách theo thời gian (μg/cm2) 120 Hình 3.27 Đường biểu diễn độ thấm của scopolamin hydrobromid
theo thời gian qua da chuột cống bóc tách từ thuốc dán DIA patch 121 Hình 3.28 Biểu đồ độ thấm của clonidin theo thời gian qua da chuột
cống bóc tách từ thuốc dán DIA patch 123 Hình 3.29 Đồ thị biểu diễn đường tích lũy lượng captopril từ thuốc dán
DIA patch chứa captopril ở các nồng độ khác nhau với chất dính
D87-2287 thấm qua da chuột bóc tách theo thời gian (μg/cm2) 125 Hình 3.30 Đồ thị biểu diễn sự thấm của scopolamin hydrobromid 2%,
4%, 6%, 8% và DMSO 10% trong durotak 87-2510 129 Hình 3.31 Hệ thống cán và sấy thuốc dán
(Labcoater LTE-S Mathis, Thụy Sĩ) 133 Hình 3.32 Đường biểu diễn sự thay đổi hàm lượng của Captoril
trong miếng dán của lô 1 khi bảo quản ở điều kiện già hoá cấp tốc 155 Hình 3.33 Đường biểu diễn sự thay đổi hàm lượng của Captoril
trong miếng dán của lô 2 khi bảo quản ở điều kiện già hoá cấp tốc 156 Hình 3.34 Đường biểu diễn sự thay đổi hàm lượng của Captoril
trong miếng dán của lô 3 khi bảo quản ở điều kiện già hoá cấp tốc 156 Hình 3.35 Đường biểu diễn sự thay đổi hàm lượng Scopolamin trong
miếng dán của lô 1 khi bảo quản ở điều kiện già hoá cấp tốc 158 Hình 3.36 Đường biểu diễn sự thay đổi hàm lượng Scopolamin trong
miếng dán của lô 2 khi bảo quản ở điều kiện già hoá cấp tốc 159
Trang 26Hình 3.37 Đường biểu diễn sự thay đổi hàm lượng Scopolamin trong
miếng dán của lô 3 khi bảo quản ở điều kiện già hoá cấp tốc 159 Hình 3.38 Đường biểu diễn sự thay đổi hàm lượng clonidin trong miếng
dán của lô 1 khi bảo quản ở điều kiện già hoá cấp tốc 161 Hình 3.39 Đường biểu diễn sự thay đổi hàm lượng clonidin trong miếng
dán của lô 2 khi bảo quản ở điều kiện già hoá cấp tốc 162 Hình 3.40 Đường biểu diễn sự thay đổi hàm lượng clonidin trong miếng
dán của lô 3 khi bảo quản ở điều kiện già hoá cấp tốc 162 Hình 3.41 Đường biểu diễn nồng độ scopolamin trong huyết tương thỏ 171 Hình 3.42 Đường biểu diễn nồng độ clonidin tronng huyết tương thỏ
dán thuốc đối chiếu (Catapres) và thuốc thử nghiệm 176 Hình 3.43 Đường biểu diễn nồng độ Captopril trên thỏ uống
dung dịch captopril 179 Hình 3.44 Đường biểu diễn nồng độ Captopril trên thỏ dán
thuốc dán captopril 179 Hình 3.45 So sánh nồng độ captopril trong huyết tương thỏ dùng
captopril bằng đường uống và miếng dán 180
Trang 27MỞ ĐẦU
Việc đưa thuốc vào cơ thể qua da là mong muốn của các nhà bào chế trong nhiều thập kỷ qua Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản do da là hàng rào sinh học cản trở sự thấm và hấp thu các chất nên phần lớn các thuốc dùng qua đường da chỉ
có tác dụng điều trị tại chỗ
Trong những năm gần đây, nhờ những tiến bộ của khoa học và công nghệ, những hiểu biết về cấu trúc của da ở mức độ phân tử, tế bào đã được xác định, đặc biệt những hiểu biết về tính chất lý hóa của dược chất liên quan đến khả năng thấm qua da, vai trò của các chất làm tăng độ thấm của dược chất, sự áp dụng các kỹ thuật như ion di, siêu âm để làm tăng độ thấm của dược chất đã góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu các dạng bào chế mới phân phối thuốc qua đường da vào đến hệ tuần hoàn, phân bố khắp cơ thể để tạo ra tác dụng toàn thân, các hệ thống trị liệu hấp thu qua da đã dần dần trở thành hiện thực
Hệ thống trị liệu hấp thu qua da (Transdermal Therapeutic System – TTS) cụ thể
là dạng thuốc dán (patches) là dạng bào chế mới dùng dán trên da nguyên lành
có những ưu điểm như: sự hấp thu qua da loại bỏ những bất lợi do ảnh hưởng của các yếu tố sinh lý trong ống tràng vị như pH, thực phẩm, nước uống, nhu động ruột, thuốc được đưa trực tiếp vào tuần hoàn chung – không qua gan do đó tránh được sự chuyển hóa lần đầu, tiện lợi và hữu hiệu hơn so với đường uống và đường tiêm, linh động trong sử dụng vì có thể làm giảm ngay nồng độ thuốc trong máu bằng cách gỡ bỏ lớp thuốc dán
Dạng thuốc dán phóng thích và hấp thu thuốc kéo dài duy trì sự ổn định tránh sự dao động của nồng độ thuốc trong máu, giảm số lần dùng thuốc, giảm tác dụng
Trang 28Trên thế giới, TTS được quan tâm nghiên cứu và đã bước đầu phát triển với nhiều loại dược chất khác nhau làm phong phú hóa thị trường, mở ra khả năng mới đáp ứng nhu cầu điều trị
Với những ưu điểm và triển vọng phát triển của dạng thuốc này, việc nghiên cứu bào chế thuốc dán với hoạt chất có nhu cầu trị liệu cao trở thành một nhu cầu bức thiết trong nước Bên cạnh đó, cho đến hiện nay, ngành công nghiệp dược và trên thị trường Việt Nam chưa có một chế phẩm dạng trị liệu hấp thu qua da nào được sản xuất Do đó việc nghiên cứu và sản xuất loại chế phẩm này sẽ mở ra một hướng phát triển mới cho công nghiệp dược phẩm Việt Nam
Ở Việt Nam tần suất của bệnh cao huyết áp có thể trên 16% ở người lớn và trên 60% ở người cao tuổi Bệnh tăng huyết áp hầu hết là mãn tính, cần có sự điều trị lâu dài và liên tục Đối với những bệnh nhân mắc bệnh, việc tuân thủ chế độ điều trị một cách đều đặn trong một thời gian dài là điều rất quan trọng và cần thiết Hiện trên lâm sàng có nhiều nhóm thuốc khác nhau được dùng trong điều trị cao huyết áp bao gồm: nhóm thuốc lợi tiểu (indapamid, hydroclorothiazid), nhóm chẹn thụ thể β (propanolol, labetalol), nhóm ức chế men chuyển (captopril, lisinopril), nhóm chẹn kênh calci (nifedipin, amlodipin), thuốc ức chế thụ thể angiotensin (các–sartan), thuốc chẹn thụ thể alpha (như doxazosin, terazosin), thuốc liệt giao cảm và ức chế thần kinh trung ương (methyldopa, clonidin) và một số thuốc giãn mạch khác
Clonidin là loại thuốc chủ vận chọn lọc alpha2 – adrenergic, có tác dụng dược lý chính là những thay đổi về huyết áp và nhịp tim, đồng thời còn nhiều tác dụng khác như cai nghiện thuốc lá, heroin …
Về dược động học, clonidin tan trong lipid nên là một chất có thể tích phân bố lớn, được chuyển hóa phần lớn trong gan thành những chất chuyển hóa không có
Trang 29hoạt tính Những lý do trên – cùng với tác dụng phụ đáng kể khi dùng clonidin đường uống đã được ghi nhận gợi mở hướng nghiên cứu tìm kiếm dạng bào chế mới – dạng thuốc dán hấp thu qua da (patches) để có thể giảm bớt tác dụng phụ, tránh các chuyển hóa bất lợi khi thuốc di chuyển trong hệ thống tràng vị, nâng cao hiệu quả điều trị cao huyết áp
Dạng thuốc dán với hoạt chất clonidin hydrocloridđã được nghiên cứu, sản xuất
và sử dụng nhiều ở các nước trên thế giới với tên thương mại là Catapres – TTS(R) là các loại miếng dán chứa clonidin hydrocloridhấp thu 0,1 mg/24 giờ (2,5 mg/3,5 cm2 – Catapres – TTS(R)1); 0,2 mg/24 giờ (5 mg/7cm2 – Catapres – TTS(R)2); 0,3 mg/24 giờ (7,5 mg/10,5 cm2 – Catapres – TTS(R)3)
Đối với captopril, thuốc ức chế men chuyển, là một lựa chọn hiệu quả trong điều trị bệnh cao huyết áp lâu dài bằng đường uống Tuy nhiên nhược điểm của thuốc này là dùng nhiều lần trong ngày, hấp thu kém và bị ảnh hưởng bởi thức ăn (sinh khả dụng giảm còn 30 – 50%), thời gian bán thải ngắn (khoảng 2 – 3 giờ), bị chuyển hóa qua gan lần đầu, dẫn đến hiệu quả trong điều trị không ổn định Do
đó, dạng thuốc dán cho tác dụng toàn thân (patch) đã mở ra hướng giải quyết cho những khó khăn gặp phải đối với dạng thuốc uống truyền thống Tuy nhiên cho đến hiện nay chưa có dạng thuốc dán chứa catopril nào được đưa ra thị trường
mà vẫn trong giai đoạn nghiên cứu Các nghiên cứu được công bố ở nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực làm tăng khả năng thấm, tốc độ thấm của captopril và nghiên cứu phát triển dạng bào chế dùng qua đường da Một số kết quả tiêu biểu:
− Sử dụng kỹ thuật ion di (Iontophoresis) cải thiện độ thấm của captopril qua da chuột cống
− Đánh giá sự ảnh hưởng của chất dính và chất tăng thấm lên sự thấm qua da
Trang 30− Ảnh hưởng của chất chống kích ứng lên gel thân nước chứa captopril
− Ảnh hưởng của chất chống oxy hoá và chất chống kích ứng lên độ ổn định,
độ kích ứng da và khả năng thấm của gel chứa captopril
Các kết quả này cho thấy dạng thuốc dán chứa captopril là rất có triển vọng phát triển thành dược phẩm
Buồn nôn và ói mửa là một trong những dấu hiệu của nhiều bệnh Nó có thể do tổn thương thần kinh (tăng áp lực nội sọ, hội chứng màng não), tổn thương thần kinh cảm giác (rối loạn tiền đình) hoặc do rối loạn chuyển hóa, dùng thuốc chống ung thư, xạ trị, phẫu thuật, thai nghén, say tàu xe… Thông thường, một số trường hợp nôn không đáng ngại, tự nó có thể chấm dứt nhưng một số trường hợp khác thì rất trầm trọng, làm bệnh nhân mệt mỏi, suy yếu, chán nản thậm chí
có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, suy kiệt cơ thể Những trường hợp này đòi hỏi phải có sự điều trị kịp thời
Scopolamin là thuốc kháng acetyl cholin, được dùng để ức chế thần kinh trung ương làm giảm trạng thái căng thẳng, lo âu và gây ngủ ở liều cao Nó ức chế receptor muscarin ở hệ tiền đình phân nhánh đến trung tâm nôn, nên được dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với các thuốc kháng histamin để làm thuốc trị nôn do di chuyển
Các thuốc chống nôn trên thị trường hiện nay dùng phổ biến ở dạng uống hoặc tiêm Tuy nhiên, hai dạng này gặp một số nhược điểm như thuốc đường uống
Trang 31khó vào cơ thể một cách đầy đủ do bị nôn ra ngoài làm ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu hoặc đường tiêm cần phải có dụng cụ chuyên dùng và đòi hỏi người có chuyên môn nên sử dụng bất tiện
Scopolamin là thuốc trị nôn do di chuyển tốt nhất, nhưng khi dùng đường uống
sẽ gây buồn ngủ và tác dụng kháng muscarin cao (giãn đồng tử, khô miệng ), khi dùng dạng thuốc dán qua da sẽ giảm tác dụng phụ trên vì chế phẩm này phóng thích thuốc từ từ nên nồng độ thuốc trong máu thấp và kéo dài Ngoài ra, còn giảm các triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng của hội chứng tiền đình, tăng cường tác dụng thuốc mê, thuốc ngủ, thuốc giảm đau
Dạng thuốc dán chứa scopolamin đã được nghiên cứu, bào chế và sử dụng nhiều
ở các nước trên thế giới và đã thể hiện nhiều ưu điểm Một số chế phẩm thuốc dán chứa Scopolamin trên thị trường như sau:
TT Biệt dược Hoạt chất Hàm lượng /diện tích Nhà sản xuất
1,5 mg/2,5 cm21,5 mg/2,5 cm21,5 mg/2,5 cm2
Caleb Pharma Myung Moon Pharma
Novartis Với định hướng nghiên cứu phát triển hệ trị liệu hấp thu qua da có thể sản xuất trong nước và đặc điểm của các dược chất, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế hệ trị liệu qua da với các chất clonidin, scopolamin và captopril” với mục tiêu như sau:
− Nghiên cứu xác định công thức và qui trình bào chế 3 hệ trị liệu hấp thu qua
da với 3 dược chất scopolamin, clonidin và captopril;
− Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho từng sản phẩm, đánh giá độ ổn định, tính kích ứng của chế phẩm;
− Đánh giá sinh khả dụng của thuốc
Trang 32Các nội dung nghiên cứu để thực hiện các mục tiêu:
− Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng clonidin, scopolamin và
captopril in vitro và in vivo phục vụ cho định lượng dược chất trong chế phẩm,
trong môi trường thử tính thấm và trong dịch sinh học
− Khảo sát ảnh hưởng của các chất tăng thấm và chất dính lên khả năng thấm qua da chuột của clonidin, scopolamin và captopril, trên cơ sở đó chọn lựa các chất tăng thấm và chất dính phù hợp với từng dược chất
− Nghiên cứu công thức và quy trình bào chế 3 dạng thuốc dán với 3 hoạt chất clonidin, scopolamin và captopril
− Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho 03 loại thuốc dán
− Khảo sát độ ổn định, xác định tuổi thọ và khả năng gây kích ứng da của 03 chế phẩm
− Nghiên cứu xác định sinh khả dụng của chế phẩm trên thú thử nghiệm (thỏ)
Trang 33− Tên hóa học: Benzenamin; 2, 6 – dicloro – N – 2 – imidazolidinyliden
monohydroclorid hay 2-(2,6-Diclorophenylimino) imidazolidin
monohydroclorid
− Clonidin hydroclorid chứa ít nhất 98,5% và không được nhiều hơn 101,0%
C9H9N3Cl2.HCl, theo khối lượng khô
− Tinh thể màu trắng hay bột kết tinh Tan nhiều trong methanol, tan trong nước hay etanol, ít tan trong acid acetic lạnh, thực tế không tan trong acetic
− Định lượng nguyên liệu: chuẩn độ acid-base trong môi trường khan [35]
− Định lượng trong các dạng bào chế: HPLC, GC (S Murray et al.) [36]
.HCl
Trang 34− Định lượng trong dịch sinh học: HPLC-UV; LC-MS [18], [27]; LC-MS/MS [19]; GC-MS [17], [32]
1.1.1.3 Tính chất dược lý và cơ chế tác động [1]
− Clonidin là thuốc chủ vận chọn lọc alpha2 - adrenergic Khác với hoạt hóa thụ thể alpha1 - adrenergic gây tăng huyết áp rõ rệt, hoạt hóa chọn lọc thụ thể alpha2
- adrenergic do clonidin gây tác dụng hạ huyết áp
− Tác dụng dược lý chủ yếu của clonidin bao gồm những thay đổi về huyết áp
và nhịp tim, mặc dù thuốc còn có những tác dụng quan trọng khác Khoảng 2 giờ sau khi dùng thuốc đã thấy tác dụng chống tăng huyết áp tối đa, và thời gian tác dụng kéo dài phụ thuộc vào liều Khoảng 10 giờ sau một liều duy nhất 75 microgam, tác dụng chống tăng huyết áp tối đa vẫn còn 70 - 75% Khoảng 24 đến 48 giờ sau đó, thường huyết áp không bị ảnh hưởng
Tác dụng hạ huyết áp là do hoạt hóa thụ thể alpha2 - adrenergic ở những trung tâm kiểm soát tim mạch của hệ thần kinh trung ương; sự hoạt hóa này làm giảm luồng hoạt động của thần kinh giao cảm từ não, do đó giảm tiết noradrenalin ở các dây thần kinh giao cảm
Mặt khác, những thụ thể noradrenergic gắn với imidazolin có ở não và ở những
mô ngoại biên cũng có thể làm trung gian cho tác dụng hạ huyết áp của clonidin Clonidin làm giảm tiết ở những sợi giao cảm trước hạch trong dây thần kinh tạng cũng như ở những sợi giao cảm sau hạch của những dây thần kinh tim
Ngoài ra, tác dụng chống tăng huyết áp, clonidin còn có thể được trung gian hóa nhờ hoạt hóa những thụ thể alpha2 trước synapse, làm giảm tiết noradrenalin từ những đầu tận dây thần kinh ngoại biên Clonidin làm giảm nồng độ noradrenalin trong huyết tương và cũng làm giảm nồng độ renin và aldosteron ở một số người bệnh tăng huyết áp Có thể phối hợp clonidin với phần lớn những
Trang 35thuốc chống tăng huyết áp và với thuốc lợi tiểu
Tiêm ngoài màng cứng clonidin có thể làm giảm đau tại các thụ thể adrenergic alpha2 trước synapse và sau synapse ở cột sống do ngăn cản truyền tín hiệu đau; chỉ xảy ra giảm đau ở những vùng cơ thể được phân bố thần kinh bởi những đoạn tủy sống có đủ nồng độ gây giảm đau của clonidin Clonidin cũng làm giảm những triệu chứng cai thuốc xảy ra ở những người bệnh ngừng sử dụng những thuốc ngủ có thuốc phiện Khi đó, clonidin có tác dụng qua thụ thể alpha2 ở não (ở nhân lục, locus ceruleus)
1.1.1.4 Dược động học [1]
Clonidin sau khi uống được hấp thu tốt và khả dụng sinh học là 75% đến 95% Đã thấy nồng độ đỉnh trong huyết tương và tác dụng hạ huyết áp tối đa từ 1 đến 3 giờ sau khi uống thuốc Clonidin tan trong lipid có thể tích phân phối lớn và thâm nhập tốt vào hệ thần kinh trung ương Clonidin được chuyển hóa phần lớn trong gan thành những chất chuyển hóa không có hoạt tính 65% chất chuyển hóa thải trừ trong nước tiểu, 22% trong phân, và 40 - 50% thải trừ dưới dạng clonidin không thay đổi Thời gian bán thải của thuốc từ 6 đến 24 giờ, trung bình khoảng
12 giờ Thời gian bán thải của thuốc có thể tăng lên tới 18 - 41 giờ trong trường hợp suy thận Có sự tương quan chặt chẽ giữa nồng độ clonidin trong huyết tương và tác dụng chống tăng huyết áp của thuốc
Bệnh tăng huyết áp hầu hết là mãn tính, cần có sự điều trị lâu dài và liên tục Việc điều trị bệnh tăng huyết áp được kết hợp nhiều liệu pháp như thay đổi lối sống, tăng vận động thể lực, giảm cân, điều trị bằng thuốc, Trong quá trình trị liệu bằng thuốc, vì bệnh thường là mãn tính cần điều trị lâu dài, dùng thuốc nhiều lần trong ngày nên việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân là một vấn đề lớn
và có thể cải thiện bằng cách giảm số lần dùng thuốc trong ngày với các dạng
Trang 36chế phẩm mới thuận tiện khi sử dụng như thuốc phóng thích hoạt chất kéo dài,
thuốc dán (patch)
Hiện trên lâm sàng có nhiều nhóm thuốc khác nhau được dùng trong điều trị cao
huyết áp bao gồm: nhóm thuốc lợi tiểu (indapamid, hydroclorothiazid), nhóm
-blocker (propanolol, labeltalol), nhóm ức chế men chuyển (captopril, lisinopril),
nhóm chẹn kênh calci (nifedipin, amlodipin), thuốc ức chế thụ thể angiotensin
(các –sartan), thuốc chẹn thụ thể alpha (như doxazosin, terazosin), thuốc liệt giao
cảm và ức chế thần kinh trung ương (methyldopa, clonidin)… và một số thuốc
giãn mạch khác Clonidin là loại thuốc chủ vận chọn lọc alpha2 - adrenergic, có
tác dụng dược lý chính là những thay đổi về huyết áp và nhịp tim, đồng thời còn
nhiều tác dụng khác như cai nghiện thuốc lá, heroin…
Về dược động học, clonidin tan trong lipid nên là một chất có thể tích phân bố
lớn, được chuyển hóa phần lớn trong gan thành những chất chuyển hóa không có
hoạt tính
1.1.1.5 Tác dụng phụ thường gặp của clonidin dạng uống và dán qua da [1]
Các tác dụng phụ thường gặp của clonidin dạng thuốc uống và dạng dán qua da
được trình bày qua bảng 1.1
Bảng 1.1 Các tác dụng phụ thường gặp của clonidin
Tác dụng phụ Thuốc viên nén (uống) Thuốc dán qua da
Trang 37− Chỉ định: Ðiều trị tăng huyết áp nhẹ và vừa, dùng một mình hoặc phối hợp với những thuốc chống tăng huyết áp khác Không nên dùng clonidin làm thuốc hàng đầu để điều trị tăng huyết áp Là thuốc hàng thứ hai để làm giảm những triệu chứng cường giao cảm nặng khi cai nghiện heroin hoặc nicotin Tiêm ngoài màng cứng, phối hợp với những chế phẩm có thuốc phiện, để điều trị đau nặng ở người bị ung thư khó làm giảm đau (có hiệu lực nhất ở người bệnh có đau do bệnh thần kinh) Dùng để chẩn đoán tăng huyết áp do bệnh u tế bào ưa crôm Những công dụng khác: dự phòng bệnh đau nửa đầu, tăng nhãn áp và ỉa chảy do đái tháo đường
− Liều dùng: 0,2 – 1,2 mg clonidin hydroclorid mỗi ngày
sử dụng nhiều ở các nước trên thế giới Miếng dán chứa clonidin hydrochlorid: hấp thu 0,1mg/24 giờ (chứa 2,5 mg/3,5 cm2 - Catapres- TTS(R)1); hấp thu 0,2mg/24 giờ (chứa 5 mg/7 cm2 - Catapres-TTS(R)2); hấp thu 0,3 mg/24 giờ (7,5 mg/10,5 cm2- Catapres-TTS(R)3)
1.1 2 Captopril
1.1.2.1 Tính chất hóa lý [4]
Trang 38Tên khoa học: 1-[(2S)3-Mercapto–2–metyl–1–oxopropyl]-l-prolin
− Công thức phân tử: C9H15NO3S
− Khối lượng phân tử: 217,3
− Bột kết tinh trắng, mùi giống mùi sulfid Dễ tan trong nước, methanol, etanol
và cloroform, metylen clorid
− Năng suất quay cực: -125o đến -134o
Trang 39natri và nước Captopril ngăn chặn được sự hình thành angiotensin II Captopril
có tác dụng chống tăng huyết áp, điều trị suy tim, điều trị nhồi máu cơ tim
1.1.2.3 Dược động học [1]
Một số thông tin về dược động học của captopril được trình bày trong bảng 1.2 Bảng 1.2 Các thông số dược động học của captopril
Thông số dược động học Lượng giá
Tốc độ hấp thu qua đường uống Nhanh, đạt Cmax sau khi uống 1 giờ
Sinh khả dụng đường uống Khoảng 65%
Gắn kết với protein huyết tương 30%
Đào thải 75% qua nước tiểu, 50% dạng không biến đổi,
còn lại là chất chuyển hóa captopril cystein và dẫn chất disulfid
Thời gian bán thải trung bình Khoảng 2 giờ
1.1.2.5 Liều dùng và cách dùng [1]
Cách dùng: Uống captopril 1 giờ trước bữa ăn
Tăng huyết áp: Liều thường dùng: 25 mg/lần, 2-3 lần/ngày Uống captopril 1 giờ trước khi ăn Liều ban đầu có thể thấp hơn (6,25 mg × 2 lần/ngày đến 12,5 mg ×
3 lần/ngày) cũng có thể có hiệu quả, đặc biệt ở người đang dùng thuốc lợi tiểu
Trang 40khoảng 30-60 phút hoặc lâu hơn, nhưng captopril phải được dùng một cách thận trọng
Nguy cơ tăng mạnh các phản ứng phản vệ khi sử dụng đồng thời các chất ức chế ACE và màng thẩm tách có tính thấm cao, lọc máu, rút bớt LDL và trong khi giải mẫn cảm - chống dị ứng
Nếu đại phẫu hoặc trong khi gây mê với thuốc có tác dụng hạ huyết áp, cần lưu ý rằng captopril ngăn cản sự hình thành angiotensin II, gây giải phóng renin thứ phát, dẫn đến hạ huyết áp kịch phát, cần được điều chỉnh bằng tăng thể tích tuần hoàn
1.1.2.7 Tác dụng không mong muốn [1]
Hầu hết các ADR là chóng mặt và ngoại ban, ngứa, ho Các phản ứng này thường phụ thuộc vào liều dùng và liên quan đến những yếu tố biến chứng như suy thận, bệnh mô liên kết ở mạch máu
1.1.2.8 Tương tác thuốc [1]
Dùng đồng thời furosemid với captopril gây ra tác dụng hiệp đồng hạ huyết áp Dùng đồng thời captopril với các chất chống viêm không steroid (đặc biệt indomethacin) làm giảm tác dụng hạ huyết áp của captopril Captopril có thể làm tăng trở lại nồng độ lithi huyết thanh và làm tăng độc tính của lithi Các chất