1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chia tài sản chung của vợ chồng- thực tiễn giải quyết tại tòa án nhân dân thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

81 3,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 761 KB

Nội dung

Xuất phát từđời sống xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật trước đây mà Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định ba trường hợp c

Trang 1

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ

KHÓA 2010 - 2014

CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TẠI TÒA ÁN NHÂN

DÂN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

ThS Nguyễn Thị Thúy Hằng Lê Thanh Thọ

Lớp: K34A - Dân Sự

Trang 2

Mặc dù đã cố gắng trong quá trình làm bài, tuy nhiên nội dung bài khóa luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Em kính

Trang 3

mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để em đạt được kết quả tốt hơn trong quá trình tích lũy kiến thức để xứng đáng là một sinh viên của Khoa Luật - Đại học Huế Em xin chân thành cảm ơn.

Huế, tháng 03 năm

2014 Sinh viên Lê Thanh Thọ

Trang 4

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 3

5 Cơ cấu khóa luận 3

B PHẦN NỘI DUNG 4

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 4

1.1 Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng 4

1.1.1 Khái niệm tài sản chung của vợ chồng 4

1.1.2 Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng 5

1.1.3 Đặc điểm của chia tài sản chung của vợ chồng 6

1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của việc chia tài sản chung của vợ chồng 7

1.2 Khái quát về chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử 8

1.2.1 Chia tài sản chung của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam 8

1.2.2 Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ Pháp thuộc 10

1.2.3 Chia tài sản chung của vợ chồng theo hệ thống pháp luật miền Nam nước ta trước ngày thống nhất (1954-1975) 12

1.2.4 Chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật HN&GĐ nước ta từ Cách mạng Tháng Tám đến nay 13

1.3 Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật hiện hành 14

Trang 5

1.3.1 Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 14

1.3.2 Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết 23

1.3.3 Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 30

Chương 2 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TẠI TAND THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 36

2.1 Tình hình giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng tại TAND Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế 36

2.2 Những khó khăn, tồn tại trong quá trình giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng 47

2.2.1 Khó khăn, vướng mắc về mặt lập pháp 47

2.2.2 Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ thực tiễn giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng tại Tòa án nhân dân Thị xã Hương Thủy 57

2.2.3 Khó khăn từ nhận thức của người dân trong chia tài sản chung của vợ chồng 59

2.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng 60

2.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 60

2.3.2 Những giải pháp hoàn thiện công tác giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng 68

2.3.3 Những giải pháp khác 69

C PHẦN KẾT LUẬN 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 6

DANH MỤC NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình

HĐTPTANDTC : Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối caoTAND : Tòa án nhân dân

TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

BLDS : Bộ luật Dân sự

TTDS : Tố tụng dân sự

QSDĐ : Quyền sử dụng đất

Trang 7

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Gia đình là tế bào của xã hội, thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội

Để cho gia đình tồn tại và phát triển, cần có các điều kiện cơ sở vật

chất-cơ sở kinh tế để gia đình tồn tại và phát triển Do tính chất đặc biệt củaquan hệ hôn nhân gia đình khi vợ chồng ở trong tình trạng chung sống vớinhau, yếu tố tình cảm là yếu tố chi phối, tính chất này đòi hỏi phải xácđịnh một quy chế pháp lý đặc biệt nhằm điều chỉnh vấn đề tài sản của vợchồng Do vậy chế độ tài sản chung của vợ chồng luôn được các nhà làmluật quan tâm xây dựng như là một trong những chế định cơ bản nhất,quan trọng nhất của pháp luật về hôn nhân và gia đình Tuy nhiên khôngphải đời sống vợ chồng lúc nào cũng thuận lợi, bên cạnh đó do nhu cầuriêng mà các bên buộc phải chia tài sản chung của vợ chồng Xuất phát từđời sống xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, kế thừa

và phát triển các quy định của pháp luật trước đây mà Luật HN&GĐ năm

2000 đã quy định ba trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng baogồm: chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, chia tài sảnchung của vợ chồng khi ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng khimột bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết Tuy nhiên, cùngvới sự biến đổi không ngừng của các quan hệ xã hội, quy phạm pháp luậtđiều chỉnh các quan hệ về chia tài sản chung của vợ chồng tỏ ra chưa phùhợp với tình hình mới vì đã được ban hành cách đây 13 năm, điều đó làmcản trở sự phát triển của các quan hệ đó Điều này cũng dẫn đến một hệquả nữa là việc giải quyết tài sản chung của vợ chồng trên thực tế xảy ranhiều vướng mắc, bất cập, ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ chồng Chính

vì vậy đòi hỏi phải nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện và đầy đủ vềcác quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng nhằm góp

Trang 8

phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn

đó, tác giả đã chọn đề tài “Chia tài sản chung của vợ chồng- Thực tiễn

giải quyết tại Tòa án nhân dân Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích:

Một là, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng,

tìm hiểu thực tế áp dụng giải quyết chế độ tài sản chung của vợ chồng tronghoạt động giải quyết các vụ việc chia tài sản chung của vợ chồng tại TANDThị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Hai là, chỉ ra những điểm còn thiếu hoặc chưa hợp lý trong quy định

của pháp luật, những điểm hạn chế trong quá trình giải quyết chia tài sảnchung của vợ chồng tại TAND, từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phầnhoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợppháp của vợ chồng

Đề tài giải quyết những nhiệm vụ sau:

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng,tìm hiểu các quy định trong nước và pháp luật một số nước liên quan điềuchỉnh đến vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về chiatài sản chung của vợ chồng hiện nay thông qua việc giải quyết các vụ việcchia tài sản chung của vợ chồng tại TAND Thị xã Hương Thủy, làm rõnhững mặt thuận lợi và khó khăn, vướng mắc, tồn tại

Trên cơ sở đó làm rõ sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung và đề xuất một

số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng

Trang 9

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các quy định của pháp luật ViệtNam hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng Tìm hiểu thực tiễn ápdụng giải quyết của TAND Thị xã Hương Thủy

Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp,tác giả nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chiatài sản chung của vợ chồng có sự đối chiếu so sánh với pháp luật của một sốnước trên thế giới và pháp luật thời kỳ trước Đồng thời sự nghiên cứu nàychỉ tập trung tại TAND Thị xã Hương Thủy trong giai đoạn từ 2010-2013

4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Để thực hiện được việc nghiên cứu thì cần dựa trên cơ sở lý luận củaChủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và phápluật, các quan điểm của Đảng và nhà nước ta về quản lý Nhà nước, quản lý

xã hội cũng như chủ trương, quan điểm về việc xây dựng gia đình ViệtNam ấm no, hạnh phúc, văn minh

Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu nhưphân tích, tổng hợp, lôgic, lịch sử, sử dụng kết quả thống kê,… nhằm làmsảng tỏ các vấn đề trong nội dung khóa luận

5 Cơ cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,nội dung của khóa luận bao gồm 02 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chia tài sản chung của

vợ chồng

Chương 2: Thực tiễn giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng tạiTAND Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế Một số kiến nghị nhằmnâng cao hiệu quả giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng

Trang 10

B PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

1.1 Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng

1.1.1 Khái niệm tài sản chung của vợ chồng

Để tìm hiểu khái niệm tài sản chung của vợ chồng thì trước hết phảitìm hiểu khái niệm tài sản bởi tài sản chung của vợ chồng cũng là một loạitài sản theo pháp luật dân sự, vì vậy nghiên cứu vấn đề tài sản chung của

vợ chồng cũng đặt trong chế định tài sản nói chung Theo quy định củaĐiều 163 BLDS 2005 thì “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá vàquyền tài sản”

Pháp luật quy định về chế độ tài sản của vợ chồng để đảm bảo quyềnchiếm hữu, sử dụng và định đoạt của vợ chồng đối với tài sản đó trong thời

kỳ hôn nhân và cũng là căn cứ để chia tài sản khi ly hôn, chia tài sản chungtrong thời kỳ hôn nhân Tài sản của vợ chồng bao gồm vật, tiền, giấy tờ cógiá và các quyền tài sản thuộc sở hữu của vợ chồng Tài sản của vợ chồnggồm có tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của vợ, chồng Hiệnnay Luật HN&GĐ năm 2000 không đưa ra định nghĩa thế nào tài sản chungcủa vợ chồng mà chỉ liệt kê các loại tài sản thuộc tài sản chung của vợchồng tại Điều 27: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồngtạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thunhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợchồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác

mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung” Theo tác giả thì cách đưa ra mộtđịnh nghĩa theo kiểu liệt kê các thành tố của nó như vậy không hợp lý, đâycũng là một hạn chế trong lĩnh vực lập pháp của nước ta

Trang 11

Trong nhiều công trình nghiên cứu cũng có đưa ra khái niệm tài sảnchung của vợ chồng, chẳng hạn tác giả Nguyễn Thị Hạnh đưa ra định nghĩakhá hợp lý như sau: “Tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữuchung của cả vợ và chồng; vợ, chồng cùng là chủ sở hữu đối với khối tàisản đó” [16, tr.4] Tuy nhiên, khái niệm này lại chưa đề cập đến cơ sở hìnhthành tài sản chung của vợ chồng là do thỏa thuận hay do pháp luật quyđịnh, cũng như chưa đề cập đến quyền sở hữu bình đẳng đối với tài sảnchung của vợ chồng

Cũng có tác giả cho rằng tài sản chung của vợ chồng là vật, lợi ích vậtchất khác thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, do vợ chồngcùng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt vì nhu cầu chung của gia đình Kháiniệm trên cũng chưa chuẩn xác bởi “lợi ích vật chất khác” là một khái niệm

mơ hồ và khó định lượng, bên cạnh đó việc sở hữu tài sản chung của vợchồng không chỉ nhằm đảm bảo nhu cầu chung của gia đình mà còn nhằm

để thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng

Từ những phân tích trên, tác giả xin mạnh dạn đưa ra định nghĩa về tài

sản chung của vợ chồng như sau: Tài sản chung của vợ chồng là tài sản do

pháp luật quy định hoặc do vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung của vợ chồng; vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó nhằm đảm bảo nhu cầu của gia đình hoặc thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng một cách bình đẳng

1.1.2 Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng

Trong quan hệ hôn nhân gia đình, đặc biệt trong tư tưởng người ÁĐông thì khi xác lập quan hệ vợ chồng, người ta chỉ quan tâm đến yếu tốtình cảm, còn vấn đề tài sản thì ít được đề cập đến, vì vậy bình thường, tàisản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất - phần quyền sở hữu của

vợ, chồng không được xác định trước Tuy nhiên, khi tình cảm vợ chồngkhông còn, hoặc khi một bên chết trước, lúc này vấn đề chia tài sản chung

Trang 12

được đặt ra Mặt khác, khi vợ, chồng chết, việc chia tài sản chung của vợchồng còn nhằm đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế theo quy địnhcủa pháp luật thừa kế và để vợ, chồng còn sống có thể thực hiện đầy đủquyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình

Bên cạnh đó, thực tiễn phát triển đòi hỏi phải có một cơ chế hợp lý,vừa tạo điều kiện cho vợ, chồng đầu tư kinh doanh; thực hiện các nghĩa vụtài sản khác, vừa đảm bảo sự ổn định, phát triển của gia đình cũng là mộttrong những cơ sở để nhà làm luật xây dựng các trường hợp chia tài sảnchung của vợ chồng Khi đem chia, khối tài sản chung được phân, táchthành từng phần (tính theo hiện vật hoặc giá trị) để vợ, chồng có quyền sởhữu riêng

Xuất phát từ thực tế trên, Luật HN&GĐ năm 2000 trên cơ sở kế thừaLuật HN&GĐ năm 1986 đã tiếp tục quy định chia tài sản chung của vợchồng Trong nhiều năm qua chế định này đã từng bước đi vào cuộc sốngphát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng, củng cố chế độ hônnhân và gia đình Việt Nam

Việc chia tài sản chung của vợ chồng không được định nghĩa trongcác văn bản pháp luật, có lẽ các nhà làm luật cho rằng ngay cụm từ chia tàisản chung của vợ chồng đã đủ để phản ánh khái niệm đó Theo tác giả cóthể tạm định nghĩa chia tài sản chung của vợ chồng như sau:

“Chia tài sản chung của vợ chồng là phân chia tài sản chung của vợ chồng thành từng phần thuộc sở hữu riêng của vợ và chồng theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án”.

1.1.3 Đặc điểm của chia tài sản chung của vợ chồng

Thứ nhất, về chủ thể của quan hệ pháp luật chia tài sản chung của

vợ chồng

Chủ thể của quan hệ này phải là các bên có quan hệ hôn nhân hợppháp với tư cách là vợ chồng của nhau (đây là đặc điểm chỉ tồn tại trong

Trang 13

quan hệ chia tài sản chung của vợ chồng) Do đó, để trở thành chủ thể trongquan hệ pháp luật này thì họ phải tuân thủ các điều kiện kết hôn được quyđịnh trong pháp luật hôn nhân gia đình.

Thứ hai, tài sản chung của vợ chồng chỉ được chia khi thuộc trường hợp chia do pháp luật quy định

Điều này xuất phát từ việc khi bắt đầu xác lập quan hệ hôn nhân hợp phápthì chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng đối với tài sản chung được bắtđầu và được xác lập, thực hiện trong suốt thời kỳ hôn nhân, vợ chồng không thểthỏa thuận thay đổi chế độ tài sản chung này được Vì vậy việc chia tài sảnchung của vợ chồng chỉ được thực hiện khi rơi vào các trường hợp do pháp luậtquy định, không được chia tài sản chung của vợ chồng chỉ vì ý thích cá nhân.Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì có ba trường hợp chia tàisản chung của vợ chồng là khi một bên chết hoặc bị tuyên bố là đã chết, khi lyhôn hoặc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Thứ ba, cơ chế phân chia tài sản chung của vợ chồng rất đặc biệt

Nói cơ chế phân chia này rất đặc biệt bởi vì đối với các loại tài sảnchung khác, khi phân chia thì căn cứ vào vốn góp của mỗi bên vào tài sảnchung để phân chia nhưng đối với tài sản chung của vợ chồng khi phânchia ở Tòa án thì việc chia tài sản chung bắt đầu bằng việc chia đôi, việctính toán công sức đóng góp của mỗi bên chỉ mang tính chất ước lượngtương đối chứ không thể tính toán số học một cách tuyệt đối như đối vớicác hình thức đóng góp ở các hình thức sở hữu chung theo phần Đặc biệtkhi vợ hoặc chồng chết thì tài sản chung được chia đôi chứ không tính đếncông sức đóng góp của mỗi bên Cơ chế phân chia này chỉ xuất hiện duynhất trong chia tài sản chung của vợ chồng

1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của việc chia tài sản chung của vợ chồng

Trong quan hệ vợ chồng, yếu tố tình cảm thường được đưa lên vị tríhàng đầu, không có sự phân biệt rạch ròi nguồn gốc tài sản và tài sản của

Trang 14

ai, nhưng cuộc sống gia đình không tránh khỏi việc phát sinh các mâuthuẫn, bất đồng quan điểm trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sảnchung Trong khi đó việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu cá nhân thì khôngcần có sự nhất trí, sự bằng lòng của nhau, chính vì vậy mà việc chia tài sảnchung sẽ là một giải pháp để loại bỏ các mâu thuẫn trong quản lí, sử dụng

và định đoạt tài sản

Việc chia tài sản chung là một giải pháp cho các cặp vợ chồng có tuổi

vì lý do nào đó mà có mẫu thuẫn sâu sắc về tình cảm, nhưng lại không dám

ra Tòa ly hôn do sợ điều tiếng của dư luận, sợ mất hòa khí gia đình, sợ concái lo buồn, sợ hàng xóm chê cười Quy định này tạo điều kiện cho họ được

có tài sản riêng để sống độc lập, tránh đối mặt với các mâu thuẫn

Bên cạnh đó, việc chia tài sản chung của vợ chồng còn giúp một bên

vợ chồng an tâm đầu tư, sản xuất kinh doanh riêng, tránh những tranh chấpphát sinh khi một bên làm ăn thua lỗ ảnh hưởng đến tài sản chung của vợchồng, tạo ra sự độc lập về tài chính của mỗi người trong thời đại côngnghệ thông tin hiện nay Đồng thời, khi một bên chết thì việc chia tài sảnchung của vợ chồng giúp đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế, giúp

họ thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản được thừa kế

1.2 Khái quát về chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử

1.2.1 Chia tài sản chung của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử pháp luật Việt Nam thì cổ luật ViệtNam được giới hạn từ cuộc khởi nghĩa của vua Hàm Nghi chống Pháp trở

về trước (1885) Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quy định về hônnhân gia đình chiếm vị trí quan trọng trong các văn bản luật và chịu ảnhhưởng to lớn của Khổng giáo bởi pháp luật thời kỳ này là công cụ quyềnlực chính trị của nhà vua Ở thời kỳ này quan hệ gia đình mang nặng tínhchất gia trưởng, quyền uy, phục tùng trong đó người vợ phụ thuộc tuyệt đối

Trang 15

vào người chồng Người chồng trong hôn nhân phong kiến được xem là trụcột gia đình, là người chủ gia đình, đại diện cho quyền lợi của gia đình,cũng là chủ các tài sản trong gia đình, điều này có thể giải thích nguyênnhân vì sao pháp luật thời kỳ này không dự liệu cụ thể về chế độ tài sản của

vợ chồng

Qua nghiên cứu các quy định liên quan đến vấn đề tài sản của vợchồng trong hai bộ luật tiêu biểu ở giai đoạn này là Quốc Triều hình luậtdưới triều Lê và bộ Hoàng Việt luật lệ dưới thời nhà Nguyễn cho thấy chế

độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật thời kỳ này là chế độ cộng đồngtoàn sản với nội dung là tất cả các tài sản có trước và trong thời kỳ hônnhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng Tài sản chung của vợchồng với thành phần bao gồm các động sản (Quốc Triều hình luật gọi làphù vật) và bất động sản (điền sản) Trong đó điền sản được coi là tài sảnchủ yếu, có ý nghĩa thiêng liêng Với quan điểm đó thì Quốc Triều hìnhluật và Hoàng Việt luật lệ đều quy định thành phần khối tài sản chung của

vợ chồng bao gồm ba loại:

Một là, phu tông điền sản (tài sản của chồng được thừa kế từ giađình chồng)

Hai là, thê điền sản (tài sản của vợ được thừa kế từ gia đình)

Ba là, tần tảo điền sản (tài sản do vợ chồng làm ra trong thời kỳ hônnhân)

Tất cả những tài sản trên đều do sự quản lý và định đoạt của ngườichồng Tuy nhiên pháp luật thời Lê và tục lệ cũng dành cho người vợ đượctham gia vào việc quản lý tài sản của gia đình Điều 373, 374 Quốc Triềuhình luật quy định khi phân chia tài sản gia đình do ly hôn, người vợ đượclấy lại số tài sản riêng do bố mẹ cho làm của hồi môn và chia tài sản trong

số tài sản mà hai người làm ra trong thời kỳ hôn nhân thành hai phần bằngnhau cho hai người

Trang 16

Quốc Triều hình luật cũng quy định khi vợ hoặc chồng chết thì điền sảnđều được chia đôi mỗi người một phần Đây được xem là những quy định rấttiến bộ, thể hiện tính nhân đạo và tính dân tộc nếu đặt trong hoàn cảnh lịch sửhồi bấy giờ khi mà người vợ trong nhiều trường hợp vẫn được đặt ngang hàngvới người chồng Chính vì vậy mà nhà sử học Phan Huy Chú dã coi pháp luậtthời Lê là “mẫu mực để trị nước, khuôn phép để buộc dân”, còn Giáo sưOliverôldman, chủ nhiệm khoa Luật Đông Á (Đại học Haward) cho rằng:

“Đây là công trình bất hủ của Đại Đông Á truyền thống, nhiều điều đã có thểsánh ngang về mặt chức năng với những quan điểm pháp luật ở phương Tâycận đại” [14, tr.2] Thật đáng tiếc, điều này lại không được ghi nhận trongHoàng Việt luật lệ khi xem người vợ là vô năng lực, bởi vì trên thực tế HoàngViệt luật lệ sao chép nguyên văn từ luật của nhà Thanh [12, tr.13]

Như vậy pháp luật phong kiến do vẫn còn mang nặng tư tưởng lễ giáo,gia trưởng, đề cao coi trọng vị trí, vai trò của người chồng trong gia đình,người đàn ông trong xã hội, nên quyền lợi của người phụ nữ trong chia tàisản chung vẫn chưa được bình đẳng và chưa được bảo đảm

1.2.2 Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ Pháp thuộc

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đi

từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác rồi đầu hàng vô điều kiện, thời kỳPháp thuộc kéo dài gần tám chục năm Để đảm bảo và duy trì nền móng caitrị thực dân ở nước ta, thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị, chianước ta ra làm 3 miền và từng miền cho ban hành và áp dụng các bộ luậtriêng điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, trong đó có chế độ tàisản chung của vợ chồng:

Ở Bắc Kỳ áp dụng BLDS 1931 (Dân luật Bắc Kỳ)

Ở Trung Kỳ áp dụng BLDS 1936 (Dân luật Trung Kỳ)

Ở Nam Kỳ cho ban hành tập Dân luật giản yếu 1883 (Dân luật giảnyếu Nam Kỳ)

Trang 17

Pháp luật thời kỳ này vẫn duy trì hai trường hợp chia tài sản chungcủa vợ chồng như cổ luật là chia khi một bên chết trước và chia tài sảnchung khi ly hôn.

Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước,Điều 113 bộ Dân luật Bắc Kỳ và Điều 111 Dân luật Trung Kỳ đều quyđịnh: Khi người chồng mệnh một (chết) đi rồi, nếu người vợ cư sương thủtiết (không tái giá) thì tài sản chung vẫn giữ nguyên Khi ấy người vợ góađược thay chồng quản lý tài sản chung Khi người vợ chết trước thi mộtmình người chồng trở thành chủ sở hữu tất cả tài sản chung, kể cả kỷ phầncủa vợ nữa

Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Dânluật Bắc Kỳ và Dân luật Trung Kỳ đều quy định nếu có lập hôn khế thì chiatheo các điều khoản trong đó, nếu không có thì chia như sau:

+ Trường hợp vợ chồng không có con chung, tài sản được chia đôi saukhi các bên lấy lại tài sản thuộc tài sản riêng của mình

+ Trường hợp vợ chồng có con mà ly hôn thì tài sản chung của vợchồng sẽ không được chia theo nguyên tắc chia đôi mà người vợ chỉ đượcchia một phần trong tài sản chung tuỳ theo kỷ phần mà người vợ đã đónggóp Nếu “phạm gian” mà ly hôn thì phần mà người vợ được chia sẽ bị bớt

đi một nửa Nếu người vợ ly hôn mà không có con thì sẽ được lấy lại kỷphần của mình và một nửa tài sản chung

Trong bộ Dân luật Giản yếu 1883 không thừa nhận chế độ cộng đồngtạo sản, toàn bộ tài sản trong gia đình đều thuộc sở hữu của người chồng

Do đó không đặt ra vấn đề chia tài sản

Như vậy chế độ hôn nhân của nước ta ở thời kỳ Pháp thuộc là công cụpháp lý của giai cấp thống trị nhằm củng cố và bảo vệ lợi ích của mình.Thời kỳ này quyền lợi của người phụ nữ, người vợ hầu như không đươcpháp luật xem xét, coi trọng

Trang 18

1.2.3 Chia tài sản chung của vợ chồng theo hệ thống pháp luật miền Nam nước ta trước ngày thống nhất (1954-1975)

Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nước ta tạm thời bịchia cắt làm hai miền theo Hiệp định Giơ-ne-vơ Ở miền Bắc tiến hành xâydựng chủ nghĩa xã hội Ở miền Nam đế quốc Mỹ thay chân Pháp tiến hànhchiến tranh xâm lược kiểu mới, dựng lên chế độ Ngụy quyền Sài Gòn, âmmưu chia cắt lâu dài nước ta Pháp luật HN&GĐ trong thời kỳ này có bavăn bản áp dụng:

- Luật Gia đình năm 1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm

- Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 dưới chế độ Nguyễn Khánh, quyđịnh về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng

- BLDS 1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu

Khi nghiên cứu các văn bản trên về vấn đề chia tài sản chung của vợchồng, tác giả nhận thấy rằng Luật Gia đình năm 1959 không quy định vềvấn đề chia tài sản chung của vợ chồng, bởi Luật này không cho vợ chồng

ly hôn (trừ trường hợp đặc biệt được Tổng thống cho phép) mà chỉ cho lythân Theo quy định của Điều 66 Luật Gia đình năm 1959 thì khi ly thân

“không thay đổi chế độ cộng đồng tài sản”, tuy nhiên do vợ chồng khôngsống với nhau nên việc quản lý tài sản chung do Tòa án quyết định

Đối với Sắc luật 15/64 và BLDS 1972 thì việc chia tài sản khi ly hôn,khi một bên chết trước hoặc khi ly thân (Sắc luật 15/64 không quy định vềchia tài sản khi một bên chết trước) được áp dụng như sau:

Nếu có hôn ước thì chia theo các điều khoản của hôn ước

Nếu không có hôn ước thì tài sản bên nào thuộc bên đó, tài sản chungchia đôi, nếu ly hôn mà do lỗi của một bên thì những quyền lợi mà bên kiadành cho sẽ mất hết từ khi kết hôn

Nhìn chung cả ba văn bản trên tuy có nội dung khác nhau nhưng đều

có những quy định bảo vệ vị trí của người chồng, coi trọng vấn đề tiền bạc,tài sản hơn vấn đề tình cảm vợ chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng

Trang 19

1.2.4 Chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật HN&GĐ nước ta từ Cách mạng Tháng Tám đến nay

Cách mạng Tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộnghoà ra đời Dù còn bận chống thù trong giặc ngoài, nhưng Đảng và Nhànước ta vẫn chú trọng tới việc soạn thảo xây dựng hệ thống pháp luật nhằmcủng cố và bảo vệ thành quả của cách mạng

Năm 1950 Nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên về hôn nhângia đình là: Sắc lệnh số 97-SL và sắc lệnh số 159-SL Sắc lệnh vẫn duy trìcác trường hợp chia tài sản chung của luật cũ, tuy nhiên việc quy định về vấn

đề chia tài sản còn rất chung chung, sắc lệnh chưa quy định rõ về cách thứcchia, nguyên tắc chia cũng như hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung

Ở thời kỳ này Nhà nước ta chưa ban hành BLDS mới, thay vào đó làviệc duy trì áp dụng Dân luật Bắc Kỳ và Dân luật Trung Kỳ trên cơ sở cóchọn lọc các yếu tố tiến bộ, xóa bỏ các quy định hủ tục, lạc hậu Mà theocác bộ Dân luật này quy định, chế độ tài sản chung của vợ chồng là chế độcộng đồng toàn sản Do đó việc Sắc luật chỉ quy định các trường hợp chia

mà chưa dự liệu nguyên tắc chia thì vẫn áp dụng nguyên tắc chia đôi

Năm 1959, lần đầu tiên Luật HN&GĐ được ra đời, hay còn gọi là Đạoluật số 13 Theo Luật HN&GĐ năm 1959 tài sản chung của vợ chồng là tàisản chung hợp nhất, tức mọi tài sản mà vợ chồng có trước và sau khi kếthôn đều là tài sản chung của vợ chồng, luật không thừa nhận tài sản riêng.Luật quy định hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng là: chia tàisản chung của vợ chồng khi một bên chết trước và chia khi ly hôn

Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trướcthì sẽ chia như khi ly hôn Còn khi ly hôn việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sựđóng góp về công sức của mỗi bên, tình hình tài sản, tình trạng cụ thể củagia đình

Trang 20

Luật HN&GĐ năm 1959 đã khắc phục được những hạn chế của haisắc lệnh khi quy định rõ nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng Đồngthời khẳng định được bản chất pháp luật xã hội chủ nghĩa, là công cụ pháp

lý của Nhà nước, phục vụ nhân dân lao động, là nền móng để từng bướcxây dựng ngành Luật HN&GĐ trong hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩacủa Nhà nước ta

Luật HN&GĐ năm 1986 được Nhà nước ban hành vào những nămđầu của thời kỳ đổi mới

Về quy định chia tài sản chung của vợ chồng so với Luật HN&GĐnăm 1959 có điểm tiến bộ hơn, đó là quy định chia tài sản chung của vợchồng trong ba trường hợp: Chia khi ly hôn, chia khi một bên chết trước vàchia trong thời kỳ hôn nhân Về nguyên tắc chia tài sản khi một bên chếttrước và chia trong thời kỳ hôn nhân sẽ chia như khi ly hôn, đồng thời ápdụng cả pháp luật về thừa kế theo Thông tư số 81/1988 Còn khi ly hôn sẽtheo nguyên tắc chia đôi

Kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 cũng quyđịnh việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong ba trường hợp trên.Như vậy trong từng thời kỳ, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và thực tếlúc bấy giờ mà việc quy định về chia tài sản chung của vợ chồng có khác nhau.Luật HN&GĐ Việt Nam đang ngày một củng cố và hoàn thiện, góp phần điềuchỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình ngày một tốt hơn Đồng thời thúc đẩy

xã hội ngày một tiến lên, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh

1.3 Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật hiện hành

1.3.1 Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Trước hết cần phải khẳng định rằng quy định về chia tài sản chung của

vợ chồng khi hôn nhân tồn tại không phải gián tiếp quy định về chế độ lythân bởi hiện nay ly thân không được thừa nhận trong pháp luật Việt Nam

Trang 21

(mặc dù dự thảo sửa đổi Luật HN&GĐ năm 2000 có đưa quy định về lythân vào nhưng hiện nay chưa được Quốc hội thông qua) Theo các BLDS

cũ thì ly thân được hiểu là trường hợp vợ chồng sống cách biệt nhau trongmột thời gian nhất định và tài sản của vợ chồng được thực hiện theo chế độbiệt sản Nghĩa là phần tài sản của mỗi người được chia trong khối tài sảnchung và mọi tài sản mà mỗi bên tạo ra khi sống ly thân là tài sản riêng củamỗi người Theo Ph.Angghen, ly thân có nguồn gốc từ tôn giáo và đượcgiải quyết dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng Nhà làm luật tư sản cho rằng lythân là một giải pháp nhằm giải tỏa xung đột trong quan hệ vợ, chồng; mặtkhác, thời hạn mà vợ chồng ly thân do Tòa án quyết định sẽ tạo cơ hội để

vợ chồng suy xét lại, nhằm hàn gắn mâu thuẫn giữa vợ chồng, vợ chồngchung sống đoàn tụ không phải ly hôn [18, tr.50] Như vậy có thể hiểu chiatài sản khi hôn nhân tồn tại chủ yếu xuất phát từ những lý do về mặt tài sản,còn với trường hợp ly thân bao giờ cũng xuất phát từ yếu tố tình cảm

1.3.1.1 Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Theo quy định tại Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000, để có thể chia tàisản chung trong thời kì hôn nhân phải có những điều kiện nhất định, đó làtrong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân

sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng mới có thể thỏa thuậnchia tài sản chung

* Chia tài sản chung khi vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng

Đầu tư kinh doanh riêng là khái niệm tương đối rộng và tương đối khó

xác định, đây cũng là hoạt động thương mại nên theo tác giả thì hoạt động

đầu tư kinh doanh riêng là hoạt động nhằm sinh lợi, do một người (vợ hoặc chồng) bỏ vốn ra để thực hiện một trong các công đoạn của quá trình

từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường.

Chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng đầu tưkinh doanh riêng xuất phát từ việc tôn trọng quyền tự do của cá nhân, nếu

Trang 22

một trong hai vợ chồng muốn đầu tư kinh doanh riêng thì có thể chia tàisản chung của vợ chồng Việc ghi nhận quyền chia tài sản chung của vợchồng để đầu tư kinh doanh riêng là sự cụ thể hóa một trong những quyềnhiến định của công dân, đó là quyền tự do kinh doanh được quy định tạiĐiều 33 Hiến pháp 2013.

Việc đầu tư kinh doanh được coi là một lý do chính đáng bởi để thựchiện hoạt động đầu tư kinh doanh thì chắc chắn cần phải có một khối tàisản thuộc sở hữu của người đầu tư để giao dịch Việc tài sản đem đầu tư làtài sản thuộc sở hữu chung sẽ gây nhiều phức tạp cho việc thực hiện giaodịch, bởi việc định đoạt tài sản đó cần có sự thỏa thuận của các đồng sởhữu, nếu như người kia không quan tâm đến việc kinh doanh hoặc thậm chíphản đối việc kinh doanh đó thì việc thỏa thuận sẽ rất mất thời gian, thậmchí rắc rối và khó thực hiện trong khi hoạt động kinh doanh thì cần phảinhanh chóng để “chớp thời cơ” Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt độngđầu tư kinh doanh nhằm phát triển kinh tế gia đình và đất nước, LuậtHN&GĐ năm 2000 quy định rằng đây là một lý do chính đáng để vợ chồng

có thể chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân

Mặt khác quy định này còn nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình, bảo đảmcuộc sống ổn định của các thành viên trong gia đình tránh khỏi những ảnhhưởng tiêu cực, hạn chế rủi ro do hoạt đồng đầu tư kinh doanh gây ra bởinhư đã phân tích, việc “chớp thời cơ” cũng mang lại những rủi ro nhấtđịnh, nếu như thất bại thì tài sản chung sẽ được đưa ra để thực hiện nghĩa

vụ dân sự, do đó đời sống gia đình sẽ có nhiều sự xáo trộn, làm mất trật tự

Trang 23

tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việcnhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác Việc thực hiện nghĩa

vụ dân sự riêng là việc thực hiện nghĩa vụ mà chỉ một người (vợ hoặcchồng) phải thực hiện còn người kia (chồng hoặc vợ) không phải liên đớithực hiện Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng này chỉ nhằm để thực hiệnđúng nghĩa vụ phải thực hiện, chứ có mục đích nhằm để phát sinh lợi (vìnếu nhằm để phát sinh lợi thì sẽ thuộc trường hợp chia để đầu tư kinhdoanh riêng) Nghĩa vụ dân sự riêng bao gồm các trường hợp thực hiệnnghĩa vụ phát sinh do giao dịch do một bên thực hiện trước thời kì hônnhân hoặc không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như: trướckhi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân, người vợ hoặc người chồng đó đãvay nợ sử dụng vào nhu cầu riêng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vitrái pháp luật gây ra, nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng người khác,… Nếutài sản riêng không có hoặc không đủ mà vợ chồng không thỏa thuận được

về việc lấy tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ riêng cho một bên thì vợ,chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để người

vợ, chồng lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồngnhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng của mình một cách độc lập mà khônglàm ảnh hưởng tới quyền lợi của phía bên kia

Có quan điểm cho rằng thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng phát sinh cóthể là nghĩa vụ dân sự riêng trong tương lai [19, tr.26-27] Tuy nhiên quanđiểm này chưa được kiểm chứng bởi hiện tại chưa có quy định nào đề cậpđến vấn đề này

Luật chỉ dự liệu trường hợp chia tài sản để thực hiện nghĩa vụ dân sựriêng chứ không hề dự liệu việc chia tài sản để thực hiện trách nhiệm hình

sự hay trách nhiệm hành chính với hình phạt tiền nên nếu trên thực tế xảy

ra những trường hợp này thì vẫn không được chia tài sản chung trong thời

kỳ hôn nhân mặc dù nó vẫn là “nghĩa vụ”

Trang 24

* Chia tài sản chung của vợ chồng khi có lý do chính đáng khác

Trường hợp này Luật HN&GĐ năm 2000 dự liệu “các trường hợpkhác” để các văn bản đưới luật quy định trong khi các nhà làm luật chưanghĩ ra, tuy nhiên cho đến nay dù đã có hai văn bản hướng dẫn là Nghịquyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTPTANDTC hướngdẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 và Nghị định số70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhLuật HN&GĐ năm 2000 nhưng vẫn chưa có một hướng dẫn đề cập vấn đềnày Trước đây theo Điểm b Mục 3 Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTP củaHĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ năm 1986 thì trườnghợp vợ chồng tính tình không hợp nhưng con cái đã lớn không muốn lyhôn, được coi là một trường hợp có lý do chính đáng Đây cũng là một quyđịnh có thể xem xét để bổ sung sau này để tránh tình trạng lúng túng trongviệc công nhận có hay không có lý do chính đáng Bên cạnh đó, tác giảcũng cho rằng trường hợp một người thường xuyên có hành vi phá tán tàisản mà không thuộc trường hợp bị tuyên hạn chế năng lực hành vi dân sự(vì không nghiện hút hay nghiện các chất kích thích khác) cũng được coi là

lý do chính đáng để vợ chồng chia tài sản chung bởi trên thực tế việc phátán tài sản sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của một bên vợhoặc chồng Trên thực tế để đánh giá sự chính đáng trong lý do của việcchia tài sản chung vẫn chưa có một căn cứ nào, nếu như việc chia tài sảnchung do tòa án quyết định thì một lý do có được coi là lý do chính đángkhác hay không sẽ do tòa án cân nhắc, điều này sẽ tạo nên sự tùy tiện trongviệc áp dụng pháp luật; còn nếu việc chia là do vợ chồng thỏa thuận thìkhông thể kiểm soát được lý do chia tài sản có là chính đáng hay không bởi

sự thỏa thuận này không cần được Tòa án công nhận hay công chứng,chứng thực; pháp luật chỉ có quy định về sự vô hiệu của bản thỏa thuậnchia khi nó được lập ra nhằm để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tàisản Theo tác giả, một khi vợ chồng thống nhất ý chí về sự cần thiết của

Trang 25

việc chia tài sản chung và cả về cách chia, thì trong quan hệ giữa vợ vàchồng, vấn đề chính đáng hay không chính đáng của lý do chia tài sảnkhông được đặt ra; bởi như ta đã thấy, sự thoả thuận giữa vợ và chồng vềviệc chia tài sản chung không chịu sự giám sát của Toà án, trừ trường hợp

có đơn yêu cầu của một người thứ ba về việc ngăn chặn việc chia tài sảnchung nhằm trốn tránh việc thực hiện những nghĩa vụ tài sản của bản thân

vợ hoặc chồng Nói cách khác, vấn đề có hay không có lý do chính đángchỉ được đặt ra một khi giữa vợ và chồng không có sự nhất trí, đồng thuận

về việc chia hay không chia tài sản chung Thậm chí có tác giả cho rằngquy định về sự hiện hữu của một lý do chính đáng trở nên thừa, chỉ nên quyđịnh lý do chính đáng khác cho trường hợp vợ chồng không tự thỏa thuậnđược về chia tài sản chung của vợ chồng [11, tr.46]

1.3.1.2 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ năm

2000 thì việc chia tài sản chung được tiến hành theo cách thức ưu tiên thỏathuận, nếu không thỏa thuận được thì mới yêu cầu tòa án chia

* Nguyên tắc tự thỏa thuận của vợ chồng

Trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của vợ chồng đối với tài sảnchung, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định vợ chồng có thể tự thỏa thuậnchia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, việc chia là hoàn toàn tự do, cóthể chia hết tài sản, chia một phần tài sản, chia cho hai bên có tài sản nhưnhau, chia cho một bên tất cả tài sản hiện có, miễn là việc chia đó khôngnhằm để trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài sản, nếu việc chia tài sảnchung trong thời kỳ hôn nhân nhằm để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tàisản thì sẽ không được pháp luật công nhận Cụ thể hóa vấn đề này, Điều 11Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:

Trang 26

“Theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan thì việcchia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ vềtài sản sau đây bị Toà án tuyên bố là vô hiệu:

1 Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khác theo quy định củapháp luật

2 Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại

3 Nghĩa vụ thanh toán khi bị Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp

4 Nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước

5 Nghĩa vụ trả nợ cho người khác

6 Các nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của pháp luật”

Đây chính là điểm mới của pháp luật HN&GĐ hiện hành so với LuậtHN&GĐ năm 1986

Bên cạnh đó, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định việc thỏa thuận của

vợ chồng phải lập thành văn bản Thực tiễn xét xử cho thấy, nếu các đương

sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề đang có tranh chấp sẽ là biệnpháp hữu hiệu hơn cả, tránh được những mâu thuẫn, bất đồng khi chia tàisản chung trong thời kỳ hôn nhân

Vợ chồng có thể thỏa thuận về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đãchia là sở hữu riêng của mỗi người hay là tài sản chung hoặc có thể thỏathuận về thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và nhữngthu nhập hợp pháp khác của một bên sau khi chia tài sản chung là tài sảnriêng của vợ, chồng hay vẫn là tài sản chung

Như vậy Luật HN&GĐ năm 2000 rất đề cao nguyên tắc tự thỏa thuậnkhi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Tuy nhiên ởđây đòi hỏi sự thỏa thuận của vợ chồng phải trung thực, tự nguyện, khôngđược lừa dối, cưỡng ép, có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi của cácbên vợ chồng

Trang 27

* Nguyên tắc vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết

Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được việc chia tài sản chungthì cả hai bên hoặc một bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, tuy cácvăn bản hiện hành không quy định về cách thức chia trong trường hợp nàynhưng kế thừa các quy định tại Điều 18, Điều 42 của Luật HN&GĐ năm

1986 thì có lẽ cơ chế chia giống như trong một vụ ly hôn, tức là về nguyêntắc là chia đôi, có xem xét đến công sức đóng góp của mỗi bên Việc LuậtHN&GĐ năm 2000 không quy định về cách thức chia trong trường hợpnày có thể là sơ suất của nhà làm luật Vì vậy theo tác giả cần phải có vănbản hướng dẫn quy định cụ thể về vấn đề này tạo cơ sở pháp lý cho các Tòa

án khi giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại

1.3.1.3 Hình thức và hậu quả pháp lý của chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

* Hình thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhânTheo quy định của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 thì thỏathuận của vợ chồng phải được lập thành văn bản Yêu cầu bắt buộc của vănbản là phải ghi rõ các nội dung: lý do chia tài sản; phần tài sản chia (baogồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đó cần mô tả rõnhững tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia; phần tài sảncòn lại không chia (nếu có); thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sảnchung; phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ kí của cả

vợ và chồng Văn bản có thể có người làm chứng, hoặc được công chứng,chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật Vậy nên việc chia tài sản của vợ chồng hiện tại không hề bắt buộcphải có người làm chứng, hay phải công chứng chứng thực, tuy nhiên vớimột số trường hợp để đảm bảo cơ sở pháp lý chắc chắn cho việc thực hiệncác thủ tục pháp lý tiếp theo có liên quan đến tài sản chia thì bản thỏa thuận

Trang 28

chia tài sản chung phải có công chứng, chứng thực, ví dụ chia tài sản chung

là QSDĐ, chia tài sản chung để tham gia giao dịch bảo đảm

* Hậu quả pháp lý của chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳhôn nhân

- Hậu quả pháp lý về nhân thân

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứtquan hệ vợ chồng trước pháp luật, giữa hai bên vẫn tồn tại mọi quyền vànghĩa vụ của vợ chồng như nghĩa vụ chăm sóc, giúp dỡ lẫn nhau; nghĩa vụchung thủy, có quyền lựa chọn nghề nghiệp chính đáng, quyền lựa chọn nơi

cư trú, quyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết trước,…Việc vợchồng ở chung hay ở riêng với nhau sau khi chia tài sản chung là tùy thuộcvào thực tế đời sống cụ thể của vợ chồng, điều này không làm hạn chế cácquyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật

Vì vậy, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không có nghĩa làquy định về chế độ ly thân Do quan hệ hôn nhân vẫn đang tồn tại nên trên

cơ sở tính chất cộng đồng của hôn nhân, khối tài sản chung của vợ chồngphát sinh sau khi chia tài sản chung về nguyên tắc vẫn là sở hữu chung hợpnhất, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

- Hậu quả pháp lý về tài sản

Hậu quả pháp lý về tài sản của việc chia tài sản chung trong thời kìhôn nhân chính là sự thay đổi của các khối tài sản Điều 30 Luật HN&GĐnăm 2000 quy định: “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thìthuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫnthuộc sở hữu chung của vợ chồng” Như vậy, nếu vợ chồng thỏa thuận chiamột phần tài sản chung thì phần đã chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phầntài sản đã chia đó thuộc sở hữu riêng của vợ chồng; phần tài sản chung cònlại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng Tuy nhiên, "thu nhập do laođộng, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác

Trang 29

của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng trừtrường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”.

Sau khi chia tài sản, vợ chồng có thể khôi phục lại chế độ tài sảnchung, trên cơ sở có văn bản thỏa thuận giữa vợ chồng về việc khôi phụctài sản chung và có người làm chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ,chồng hoặc theo quy định của pháp luật

1.3.2 Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc

Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Vợ chồng có quyền thừa kế tàisản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế” Hay nói cách khác

vợ, chồng có thể thừa kế tài sản của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật.Khi vợ hoặc chồng chết, tài sản chung của vợ chồng có thể được chia theoyêu cầu chia di sản của người thừa kế hoặc yêu cầu của chính người chồnghoặc vợ còn sống

* Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được đặt ra khi một bên vợ hoặc chồng có disản thừa kế chết đi, nhưng không lập di chúc hoặc có di chúc nhưng dichúc không hợp pháp

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng, điều kiện và trình tự thừa

kế do pháp luật quy định, tại Điểm a Khoản 1 Điều 676 BLDS 2005 quy

Trang 30

định: vợ, chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng với cha mẹ và con củangười chết

Điều kiện để vợ, chồng được hưởng di sản thừa kế của nhau theo luật làgiữa họ phải tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp, tức đó là quan hệ hônnhân có đăng ký kết hôn, không vi phạm các trường hợp cấm kết hôn vàtuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn Ngoài ra, quan hệ “hôn nhân thực tế”cũng được coi là có giá trị pháp lý khi thỏa mãn các quy định của pháp luật.Trước đây, các văn bản hướng dẫn về trường hợp "hôn nhân thực tế"vẫn còn chồng chéo lẫn nhau [10, tr.79] Chỉ đến khi có Nghị quyết số35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội khóa X về việc thi hành LuậtHN&GĐ năm 2000 và Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP thì mới có những hướng dẫn thống nhất về vấn đề này,

cụ thể:

Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày03/01/1987, ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực, mà chưa đăng kýkết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêucầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn củaLuật HN&GĐ năm 2000

Trường hợp nam và nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày03/01/1987 đến ngày 01/01/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định củaLuật HN&GĐ 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể

từ này Luật HN&GĐ 2000 có hiệu lực cho đến ngày 01/01/2003; trong thờihạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án ápdụng các quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết

Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luậtkhông công nhận họ là vợ chồng

Như vậy trên đây là các trường hợp đã được pháp luật cộng nhận làquan hệ “hôn nhân thực tế”, do đó đến trước ngày 01/01/2003 mà họ vẫn

Trang 31

chưa đăng ký kết hôn nhưng có một bên vợ hoặc chồng chết thì bên cònsống vẫn có quyền thừa kế tài sản của bên đã chết.

Trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc hồi năm 1954,

đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ hoặc lấy chồng ở miền Bắc thìtheo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, thì vẫn xử lý theoThông tư số 60 ngày 22/2/1978 của TANDTC Theo tinh thần của Thông

tư, thì đây là trường hợp ngoại lệ, là hậu quả của chiến tranh, vì vậy cuộchôn nhân sau của cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc vẫn là cuộc hôn nhânhợp pháp Trừ khi có căn cứ cho rằng người vợ hoặc người chồng tập kết

đã có vợ hoặc chồng ở miền Nam nhưng lại nói dối là chưa có nay người

vợ hoặc chồng sau cho rằng mình bị lừa dối nên xin hủy việc kết hôn của

họ, thì Tòa án xử hủy việc kết hôn Đối với trường hợp nhiều vợ chồng,nhiều chồng trước ngày 25/3/1977 (ngày công bố áp dụng pháp luật thốngnhất trên cả nước) ở Miền Nam thì đều coi là vợ chồng hợp pháp Bởi vậynếu một bên vợ hoặc chồng chết thì người vợ hoặc chồng sau vẫn có quyềnthừa kế tài sản của người đã chết Đối với cán bộ Miền Bắc đã có vợ vàoMiền Nam công tác trước ngày giải phóng mà lại lấy chồng/vợ ở MiềnNam thì TANDTC hướng dẫn nếu có vận dụng Thông tư 60 thì cũng rấthạn chế do thời kỳ này Luật HN&GĐ 1959 đã được ban hành và có hiệulực, hầu hết người dân đã biết về quy định lấy nhiều vợ chồng là vi phạmpháp luật, nên nếu xảy ra trường hợp trên thì chỉ trong một số trường hợpđặc biệt mới được xem là vợ chồng hợp pháp [6, tr.7]

Ngoài ra, Điều 680 BLDS năm 2005 còn quy định việc thừa kế trongtrường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn hoặc đã kếthôn với người khác như sau:

“1.Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhâncòn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế

di sản

Trang 32

2 Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã đượcTòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật,nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

3 Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đóchết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản”.Theo những quy định trên thì có thể rút ra một nguyên tắc là vợ chồngvẫn được hưởng thừa kế của nhau khi hôn nhân vẫn còn tồn tại Pháp luậtquy định như vậy nhằm bảo vệ quyền thừa kế hợp pháp của một bên vợchồng, mặt khác cũng xóa bỏ triệt để ảnh hưởng của pháp luật phong kiến

về quan hệ bất bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ thừa kế

* Thừa kế theo di chúc

Trường hợp một bên vợ hoặc chồng có di sản thừa kế trước khi chết

có để lại di chúc (di chúc hợp lệ), quy định rõ những chủ thể nào đượchưởng di sản, “kỷ phần” bao nhiêu, thời điểm chia lúc nào,… thì phải chiatheo di chúc Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho bên còn sống đủ điềukiện được hưởng di sản thừa kế, nhưng vì một lý do nào đó mà bị người lập

di chúc truất quyền thừa kế, tại Điều 669 BLDS năm 2005 quy định: trườnghợp bên vợ hoặc chồng còn sống không được người lập di chúc cho hưởngtài sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của mộtngười thừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng một kỷ phần bằng haiphần ba của một suất chia theo luật, trừ trường hợp họ từ chối

Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi của bên vợ hoặc chồng còn sống, giúp

họ ổn định và duy trì cuộc sống bình thường, Luật HN&GĐ năm 2000 cònquy định việc hạn chế quyền yêu cầu chia di sản thừa kế: “Trong trườnghợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêmtrọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên cònsống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa

kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định;

Trang 33

nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn vớingười khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia

di sản thừa kế”

Điều này được hướng dẫn cụ thể như sau: thời hạn chưa cho chia disản thừa kế theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 làkhông quá ba năm Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sốngcủa bên còn sống và gia đình là trường hợp nếu chia di sản thì bên còn sống

và gia đình không thể duy trì cuộc sống bình thường do không có chỗ ở,mất tư liệu sản xuất duy nhất để tạo thu nhập hoặc vì lý do chính đángkhác Trong thời gian Tòa án chưa cho chia di sản, bên còn sống chỉ cóquyền sử dụng, khai thác để hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản vàphải giữ gìn, bảo quản di sản, không được thực hiện các giao dịch liên quanđến việc định đoạt di sản, nếu không được sự đồng ý của những người thừa

kế khác

Đây là một quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2000, nó xuất phát

từ đời sống thực tiễn của xã hội và nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên vợ,chồng và gia đình

Như vậy trên đây là những điều kiện để chia tài sản chung của vợchồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1.3.2.2 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

Luật HN&GĐ năm 2000 không dự liệu nguyên tắc chia tài sản chungcủa vợ chồng khi một bên chết trước, dẫn tới những cách hiểu không thốngnhất khi áp dụng luật trong từng trường hợp cụ thể này

Trước đây theo quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 thì khi một bên

vợ, chồng chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng “thì chiađôi”, phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật vềthừa kế Theo tác giả đây là một quy định hợp lý, bởi quan hệ tài sản của

Trang 34

vợ chồng là quan hệ sở hữu chung hợp nhất; mọi tài sản do vợ chồng laođộng, sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồngtạo ra trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản mà vợ chồng được thừa kếchung, tặng cho chung đều là tài sản chung của vợ chồng Vợ chồng cóquyền sở hữu ngang nhau đối với khối tài sản chung mà không phụ thuộcvào công sức đóng góp của mỗi bên vào việc xây dựng và phát triển vàokhối tài sản chung nhiều hay ít, do đó việc chia mỗi bên một nửa là hợp lý.Bên cạnh đó, do một bên đã chết nên việc xác định công sức đóng góp củamỗi bên vào việc duy trì, phát triển khối tài sản chung là vô cùng khó khăn,bởi chỉ có vợ chồng mới hiểu rõ thực tế tài sản của mình Trên thực tế xét xửthì các Tòa án vẫn áp dụng nguyên tắc chia đôi khi có yêu cầu của các bên.

1.3.2.3 Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

* Quan hệ nhân thân

Nếu việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khônglàm chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, thì việc chia tài sản chungcủa vợ chồng do một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết sẽ làmchấm dứt hoàn toàn quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng Người vợ hoặcngưòi chồng còn lại có thể quyết định tương lai của mình, pháp luật hoàn toànkhông can thiệp và cũng cấm các hành vi cưỡng ép họ phải “ở vậy” nuôi conhoặc “thờ chồng” Họ có thể tiếp tục kết hôn với người khác hoặc sống độcthân, pháp luật hoàn toàn không can thiệp vào quyết định của họ

* Quan hệ tài sản

Sau khi bản án hoặc quyết định của Tòa án về phân chia tài sản chungcủa vợ chồng khi một bên chết trước có hiệu lực pháp luật thì quan hệ tàisản giữa vợ chồng cũng hoàn toàn chấm dứt

Một vấn đề đặt ra là, trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị Tòa ántuyên bố là đã chết nay quay trở về Vấn đề sẽ chẳng có gì nếu người vợ

Trang 35

hoặc người chồng “còn sống” chưa kết hôn với người khác, bởi theo quyđịnh của BLDS năm 2005 thì quan hệ vợ chồng đương nhiên được phụchồi; còn trường hợp họ đã kết hôn với người khác thì quan hệ nhân nhân vàquan hệ tài sản giữa họ với người bị tuyên bố là đã chết sẽ phức tạp hơn.Theo quy định tại Điều 83 BLDS năm 2005 thì người bị Tòa án tuyên bố là

đã chết hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án raquyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết Trường hợp vợhoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thìquan hệ hôn nhân sau sẽ được thừa nhận, trường hợp chưa kết hôn vớingười khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục Người bịtuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tàisản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn

Việc Tòa án tuyên bố một người đã chết, thì cái chết “pháp lý” nàycũng có giá trị ngang bằng với cái chết sinh học thông thường Cho nênkhi bản án hoặc quyết định này của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan

hệ hôn nhân giữa bên còn sống với bên đã chết hoàn toàn chấm dứt.Điều này cũng đồng nghĩa với việc quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữuchung hợp nhất về tài sản cũng chấm dứt, tuy nhiên khi người đó khôngchết mà quay về thì quan hệ nhân thân và tài sản đương nhiên được phụchồi (trường hợp vợ hoặc chồng chưa kết hôn với người khác), bởi vì cánhân- một thực thể sống đang tồn tại thực tế nên không có ai tước mấtđược quyền sống của họ, còn việc tuyên bố là đã chết chỉ là sự phỏngđoán dựa trên những căn cứ vào thời điểm tuyên bố là đã chết [ 7, tr.191].Trường hợp vợ hoặc chồng đã kết hôn với người khác thì quan hệ nhânthân và tài sản chấm dứt kể từ khi quyết định của Tòa án có hiệu lực,người bị tuyên bố chết có quyền yêu cầu nhận lại những tài sản hiện còntrong khối tài sản chung của vợ chồng

Trang 36

1.3.3 Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

1.3.3.1 Căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợchồng thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân,nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ,thực chất quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn mất hết ý nghĩa

Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn hết sức phức tạp, do vậy khigiải quyết thường các đương sự kháng cáo chủ yếu là do chưa thỏa mãnviệc xác định và chia tài sản Do vậy để có cơ sở giải quyết thì LuậtHN&GĐ năm 2000 đã kế thừa các quy định của Luật HN&GĐ năm 1986

về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn Bên cạnh việc quy địnhnguyên tắc chung về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ở Điều 95còn quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong một số trường hợp

cụ thể như: chia tài sản chung khi vợ chồng sống chung với gia đình mà lyhôn (Điều 96), chia QSDĐ của vợ chồng khi ly hôn (Điều 97), chia nhà ởthuộc sở hữu chung của vợ chồng (Điều 98),…

1.3.3.2 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Hậu quả của việc ly hôn sẽ kéo theo sự chấm dứt hoàn toàn của quan

hệ nhân thân và quan hệ tài sản Vì vậy việc phân chia tài sản chung saukhi ly hôn của vợ chồng sẽ được các nhà làm luật chú trọng Trong các bộluật cũ của pháp luật phong kiến Việt Nam do ảnh hưởng của tư tưởngtrọng nam, khinh nữ nên các vụ ly hôn có sự thiệt thòi về phần tài sản chongười phụ nữ Pháp luật nước ta ngày nay thừa nhận sự bình đẳng của vợchồng trong mọi lĩnh vực Theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm

2000 thì việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn do các bên thỏathuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết

Việc vợ chồng tự thỏa thuận việc chia tài sản chung khi ly hôn sẽ phùhợp với nguyện vọng của các bên, tạo điều kiện cho việc thì hành án sau

Trang 37

này Mặt khác tránh tư tưởng được thua trong khiếu kiện, kéo dài vụ ánmột cách không cần thiết; tránh được sự bất đồng, không thỏa mãn vớiquyết định phân chia của Tòa án, tạo sự bình thường hóa quan hệ giữa cácbên sau khi ly hôn để có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con cái, sớm ổnđịnh cuộc sống gia đình

Luật HN&GĐ năm 2000 đề cao và tôn trọng quyền tự định đoạt của

vợ chồng, mặc dù quy định việc vợ chồng có quyền thỏa thuận chia tài sảnchung nhưng không đặt ra yêu cầu phải được sự công nhận của Tòa án Tuynhiên để tránh việc thỏa thuận của vợ chồng nhằm mục đích trốn tránhnghĩa vụ, tẩu tán tài sản, việc thỏa thuận của vợ chồng trong việc chia tàisản chung khi ly hôn phải phù hợp với các nguyên tắc của Luật HN&GĐ.Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau, có yêu cầuTòa án giải quyết thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết Về nguyên tắc, phần của

vợ chồng trong khối tài sản chung là ngang bằng nhau, do đó khi vợ chồng

ly hôn, tài sản chung được chia đôi Tuy vậy, để đảm bảo quyền lợi chínhđáng của vợ chồng và những người khác có quyền, lợi ích liên quan đến tàisản của vợ chồng, trong từng trường hợp cụ thể, tài sản chung của vợchồng không thể chia đôi mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc khác, cụ thểtheo quy định tại Khoản 2 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 gồm cácnguyên tắc sau:

- Nguyên tắc thứ nhất: “Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc đượcchia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, côngsức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này Laođộng của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập”

Xuất phát từ bản chất của quan hệ sở hữu chung hợp nhất về tài sảncủa vợ chồng, mọi tài sản, thu nhập hợp pháp mà vợ chồng tạo ra trong thời

kỳ hôn nhân đều là tài sản chung, không phụ thuộc vào công sức đóng gópnhiều hay ít của các bên Do đó khi ly hôn tài sản chung sẽ được chia đôi

Trang 38

Cuộc sống chung của gia đình không thể tự tay một bên vợ hoặcchồng có thể xây đắp được, mà nó phải là kết quả đóng góp của các thànhviên trong gia đình Tuy nhiên vấn đề đặt ra là ý thức của các bên trongviệc vun sức xây dựng mái ấm gia đình, khi một bên tích cực tạo lập, pháttriển, duy trì khối tài sản chung, còn bên kia thì hoang phí, phá tán tài sảnchung Do đó để bảo vệ quyền lợi của bên có ý thức trong việc xây dựnggia đình, việc phân chia tài sản chung cần có sự cân nhắc về công sức đónggóp của các bên

Việc xem xét đến “công sức đóng góp” của mỗi bên vào việc tạo lập,duy trì phát triển tài sản chung không có nghĩa là xem xét xem vợ, chồng ai

là người làm ra nhiều tài sản trong gia đình hoặc ai là người trực tiếp làm ratài sản Nếu hiểu như vậy, vô hình chung là sự thừa nhận không có sự tồntại của sở hữu chung hợp nhất về tài sản của vợ chồng

Bên cạnh xem xét công sức đóng góp, hoàn cảnh của mỗi bên cũngđược nhà làm luật quan tâm và xem như một tiêu chí khi phân chia tài sảnchung của vợ chồng Trên cơ sở nguyên tắc chung là chia đôi, Tòa án xemxét đến khả năng lao động, điều kiện sức khỏe của các bên vợ, chồng đểphân chia tài sản chung, nhằm tạo điều kiện nhanh chóng ổn định cuộcsống của các bên sau khi ly hôn

- Nguyên tắc thứ hai: “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, conchưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân

sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.Khác với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định

mở rộng hơn đối tượng được bảo vệ quyền lợi sau khi chia tài sản chung của

vợ chồng khi ly hôn, gồm: vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưngtàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không cótài sản để tự nuôi mình Đây là một quy định rất tiến bộ và nhân đạo của LuậtHN&GĐ năm 2000, trên nền tảng lấy con người làm gốc, pháp luật luôn

Trang 39

hướng tới bảo vệ con người, đặc biệt là những con người dễ bị thiệt thòi nhấtcủa xã hội mà cụ thể ở đây là người phụ nữ, con chưa thành niên, con thànhniên nhưng tàn tật Họ là những đối tượng chịu nhiều mất mát nhất cả vềphương diện tình cảm lẫn đời sống vật chất khi cuộc sống gia đình tan vỡ.Trường hợp phân chia tài sản chung của vợ chồng, nếu con chưa thànhniên mà có tài sản riêng thì Tòa án không được chia tài sản đó cho các bên

vợ chồng mà sẽ giao cho người nuôi giữ, chăm sóc đứa trẻ đó quản lý Nếucon cái mà có đóng góp vào khối tài sản chung của bố mẹ thì phải tríchchia phần đóng góp của con cái trong khối tài sản chung của vợ chồng

- Nguyên tắc thứ ba: “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sảnxuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao độngtạo thu nhập”

Theo nguyên tắc này Tòa án phân chia tài sản chung của vợ chồng khi

ly hôn thì cần phải căn cứ vào đặc điểm nghề nghiệp, điều kiện lao độngsản xuất, hoàn cảnh sống của mỗi bên vợ chồng để phân chia tài sản chungcủa vợ chồng cho phù hợp, đảm bảo cho các bên vợ, chồng sau khi ly hônđược nhanh chóng đi vào ổn định cuộc sống riêng

- Nguyên tắc thứ tư: “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiệnvật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớnhơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trịchênh lệch”

Theo nguyên tắc trên thì những tài sản có thể chia bằng hiện vật thìchia theo hiện vật, nếu không thể chia bằng hiện vật thì chia theo giá trị, tức

là thanh toán bằng tiền Và cũng để đảm bảo công bằng trong quyền lợi củamỗi bên thì bên nhận được vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng sẽthanh toán phần giá trị chênh lệch

Như vậy, trên cơ sở việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônphải tuân thủ nguyên tắc chung thì các Tòa án khi xem xét giải quyết các

Trang 40

vụ việc trong thực tiễn, còn phải biết kết hợp hài hòa các nguyên tắc trên;

có như vậy mới đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên về vấn

đề tài sản, đồng thời tránh được những tranh chấp kéo dài giữa vợ chồng

mà có thể bị kháng nghị đến cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm

Ngoài ra, khoản 1 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định vềtài sản riêng của vợ, chồng Trong đó tài sản riêng của bên nào vẫn thuộcquyền sở hữu của bên ấy, trường hợp có tranh chấp về tài sản riêng thì vợ,chồng phải có nghĩa vụ chứng minh, nếu không chứng minh được thì đó sẽ

là tài sản chung của vợ chồng

Đối với việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng,khoản 3 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: vợ, chồng có quyềnthỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết Tòa

án có thể quyết định thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản theo phương thứctrích từ khối tài sản chung của vợ chồng để thanh toán nghĩa vụ chung vềtài sản của vợ chồng, sau đó phần tài sản còn lại sẽ chia cho mỗi bên Hoặccũng có thể thanh toán theo phương thức xác định nghĩa vụ chung của vợchồng sau đó chia cho mỗi bên phải có nghĩa vụ thanh toán một phần cụthể trong số nghĩa vụ chung đó

So với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 còn quyđịnh rõ về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong các trường hợp cụ thểđối với tài sản chung là QSDĐ, là nhà ở và việc bảo vệ quyền lợi cho mỗibên vợ hoặc chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêngcủa bên kia

1.3.3.3 Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi

ly hôn

Sau khi bản án, quyết định về việc ly hôn của vợ chồng có hiệu lựcpháp luật thì chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng hoàn toàn chấm dứt.Tài sản chung của vợ chồng sau khi chia cho vợ, chồng sẽ trở thành tài sản

Ngày đăng: 11/04/2014, 16:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Tư Pháp, Báo cáo số 153/BC-BTP tổng kết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000, Hà Nội, năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 153/BC-BTP tổng kết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000
6. Đào Mai Hường, Chuyên đề giải quyết án hôn nhân và gia đình, Khoa Luật Đại học Huế , năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề giải quyết án hôn nhân và gia đình, Khoa Luật Đại học Huế
7. Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2005 (Tập I), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2005 (Tập I)
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
8. Nguyễn Văn Thành, Hoàng Việt luật lệ, NXB Văn học, Hà Nội, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Việt luật lệ
Nhà XB: NXB Văn học
9. Hoàng Yến, Trị đương sự quậy tòa bằng cách nào, http://plo.vn/tap- chi-phap-luat/tri-duong-su-quay-toa-bang-cach-nao-327938.html,xem 3/3/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trị đương sự quậy tòa bằng cách nào, http://plo.vn/tap-chi-phap-luat/tri-duong-su-quay-toa-bang-cach-nao-327938.html
10. Khoa Luật Đại học Huế, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình, NXB Đại học Huế, Thừa Thiên Huế, năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình
Nhà XB: NXB Đại học Huế
11. Khoa Luật Đại học Luật Cần Thơ, Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia Đình (tập 2), NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia Đình (tập 2)
Nhà XB: NXB Trẻ
12. Nguyễn Cảnh Minh, Những cuộc cải cách trong lịch sử Việt Nam trung đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cuộc cải cách trong lịch sử Việt Nam trung đại
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
13. Nguyễn Hồng Hải, “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành”, Tạp chí Luật học,(số 5), năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành”, "Tạp chí Luật học,(số 5)
14. Nguyễn Ngọc Huy, Tạ Văn Tài, Trần Văn Tài, Trần Văn Liêu (dịch), Luật trong truyền thống Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật trong truyền thống Việt Nam
Nhà XB: NXB Tư Pháp
15. Nguyễn Thị Hạnh, “Trao đổi về bài viết “ Tài sản chung hay tài sản riêng””, Tạp chí TAND, (số 9), năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trao đổi về bài viết “ Tài sản chung hay tài sản riêng"””, Tạp chí TAND
16. Nguyễn Thị Hạnh, Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam- Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện, Luận án Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam- Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện
18. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam
Nhà XB: Nxb Tư pháp
19. Phạm Thị Linh Nhâm, Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
20. Phan Thị Vân Hương, “Một số ý kiến về việc sửa đổi bổ sung Luật HN&GĐ thông qua công tác xét xử”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 1), năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ý kiến về việc sửa đổi bổ sung Luật HN&GĐ thông qua công tác xét xử”," Tạp chí Tòa án nhân dân
21. Phương Thảo, Hợp đồng hôn nhân là công bằng và tiến bộ, http://phapluatxahoi.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng hôn nhân là công bằng và tiến bộ
34. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
35. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
36. Ủy ban các vấn đề xã hội, Báo cáo số 2552/BC-UBCVĐXH13 - Báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi), Hà Nội, năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 2552/BC-UBCVĐXH13 - Báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi
17. Những vướng mắc về xác định tài sản chung của vợ chồng, http://luatminhlong.com/chi-tiet/nhung-vuong-mac-ve-xac-dinh-tai-san-chung-cua-vo-chong-trong-luat-hon-nhan-va-gia-dinh.html,xem 28/2/2014 Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w