1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ Tỉnh Thừa Thiên Huế

45 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 80,11 KB

Nội dung

Chúng ta đều biết bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội không mới, nhưng lại nổi lên như một căn bệnh xã hội hết sức nan giải trong giai đoạn hiện nay. Theo báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam tháng 11 năm 2010, tỉ lệ bạo lực đối với phụ nữ Việt Nam ở mức cao, cứ 3 người phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34%) cho biết họ đã từng bị bạo hành về thể xác hoặc tình dục. Nếu xem xét đến cả 3 hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng: thể xác, tinh thần, tình dục, thì có hơn một nữa (58%) phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực kể trên. Qua các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp 3 lần so với khả năng bị người khác lạm dụng. Bạo lực gia đình đã gây hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người phụ nữ. Cứ 4 người phụ nữ bị chồng bạo hành về thể chất và tình dục thì có một người cho biết họ phải chịu đựng những vết thương trên cơ thể và hơn một nữa số này đã bị thương tích nhiều lần. So với những người phụ nữ chưa từng bị bạo hành thì những người bị chồng bạo hành có nhiều khả năng bị bệnh tật, sức khỏe kém hơn gấp 2 lần và khả năng nghĩ đến việc tự tử nhiều hơn gấp 3 lần. Những thực trạng và hậu quả như vậy, đã gây những hệ lụy xấu đến chính những gia đình có tình trạng bạo lực và cho xã hội. Trong những năm qua Đảng và nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến công tác đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình. Từ năm 1980, chính phủ Việt Nam đã ký kết gia nhập Công ước về loại bỏ các tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Luật phòng chống bạo lực gia đình đã được Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào tháng 11/2007 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2008. Qúa trình thực hiện đã đạt đươc những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên tình trạng bạo lực gia đình vẫn diễn biến phức tạp cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Chính vì những lý do trên nên công tác thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình trên phạm vi cả nước nói chung, trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng trở nên hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn cả về lý luận và thực tiễn đối với tỉnh nhà. Do đó, tôi đã chọn đề tài “Hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ Tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài niên luận của mình.

Trang 1

A MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa của đề tài 3

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3

B NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH 5

1.1 Khái niệm bạo lực gia đình và pháp luật bạo lực gia đình 5

1.1.1 Khái niệm bạo lực gia đình 5

1.1.2 Pháp luật về bạo lực gia đình 6

1.1.2.1 Bạo lực gia đình trong luật phòng chống bạo lực gia đình 6

1.1.2.2 Cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng chống bạo lực gia đình 9

1.1.3 Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình 15

1.2 Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình 17

1.2.1 Phong tục, tập quán 17

1.2.2 Tâm lý 17

1.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội 19

1.2.4 Định kiến giới 19

1.2.5 Trình độ dân trí 20

1.3 Các hình thức của bạo lực gia đình theo pháp luật Việt Nam 21

1.3.1 Bạo lực thể xác 21

1.3.2 Bạo lực tinh thần 23

1.3.3 Bạo lực tình dục 24

1.3.4 Bạo lực kinh tế 27

Trang 2

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAOHIỆU QUẢ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 292.1 Thực trạng của bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế 292.2.1.Tình hình bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế (giai đoạn 2008 -2010) 292.1.2 Thực tiễn áp dụng luật phòng chống bạo lực gia đình trên địabàn tỉnh Thừa Thiên Huế 312.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống bạo lựcgia đình đối với phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế 392.2.1 Giải pháp dành cho nạn nhân của bạo lực gia đình 392.2.2 Giải pháp cho tác nhân- người gây ra nạn bạo lực gia đình 392.2.3 Những giải pháp cho các cơ quan chức năng có thẩm quyềntrong việc phòng chống bạo lực gia đình 40

C PHẦN KẾT LUẬN 42TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 3

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chúng ta đều biết bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội khôngmới, nhưng lại nổi lên như một căn bệnh xã hội hết sức nan giải trong giaiđoạn hiện nay Theo báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu quốc gia về bạolực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam tháng 11 năm 2010, tỉ lệ bạo lực đốivới phụ nữ Việt Nam ở mức cao, cứ 3 người phụ nữ có gia đình hoặc đãtừng có gia đình thì có một người (34%) cho biết họ đã từng bị bạo hành vềthể xác hoặc tình dục Nếu xem xét đến cả 3 hình thức bạo hành chínhtrong đời sống vợ chồng: thể xác, tinh thần, tình dục, thì có hơn một nữa(58%) phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hìnhthức bạo lực kể trên Qua các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năngphụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp 3 lần so với khả năng bịngười khác lạm dụng Bạo lực gia đình đã gây hậu quả hết sức nghiêmtrọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người phụ nữ Cứ 4 ngườiphụ nữ bị chồng bạo hành về thể chất và tình dục thì có một người cho biết

họ phải chịu đựng những vết thương trên cơ thể và hơn một nữa số này đã

bị thương tích nhiều lần So với những người phụ nữ chưa từng bị bạo hànhthì những người bị chồng bạo hành có nhiều khả năng bị bệnh tật, sức khỏekém hơn gấp 2 lần và khả năng nghĩ đến việc tự tử nhiều hơn gấp 3 lần.Những thực trạng và hậu quả như vậy, đã gây những hệ lụy xấu đến chínhnhững gia đình có tình trạng bạo lực và cho xã hội

Trong những năm qua Đảng và nhà nước Việt Nam đã rất quan tâmđến công tác đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình Từ năm 1980, chínhphủ Việt Nam đã ký kết gia nhập Công ước về loại bỏ các tất cả các hìnhthức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) Luật phòng chống bạo lực giađình đã được Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vàotháng 11/2007 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2008 Qúa trình thực hiện đã đạt

Trang 4

đươc những kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên tình trạng bạo lực gia đìnhvẫn diễn biến phức tạp cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng.

Chính vì những lý do trên nên công tác thực hiện luật phòng chốngbạo lực gia đình trên phạm vi cả nước nói chung, trên địa bàn Tỉnh ThừaThiên Huế nói riêng trở nên hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay Điềunày có ý nghĩa hết sức to lớn cả về lý luận và thực tiễn đối với tỉnh nhà Do

đó, tôi đã chọn đề tài “Hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ TỉnhThừa Thiên Huế” để làm đề tài niên luận của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Đề tài hướng đến những mục tiêu như sau:

- Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh ThừaThiên Huế

- Tìm ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực gia đình đối với

phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế

- Đánh giá được những hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đìnhđối với phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế

- Đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế bạo lực gia đình đối vớiphụ nữ tỉnh Thừa Tiên Huế

Từ những mục tiêu trên đề tài hướng tới những nhiệm vụ sau:

- Làm sáng rõ khái niệm đặc điểm của bạo lực gia đình

- Chỉ ra và phân tích các đặc điểm các hình thức bạo lực gia đình

- Nắm bắt các hình thức và phương pháp phòng chống bạo lực giađình

- Làm rõ những nguyên nhân và hậu quả mà nạn bạo lực gia đình đã

để lại cho phụ nữ, cho trẻ em và cho cả toàn xã hội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 5

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá và xemxét về hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ địa bàn tỉnh ThừaThiên Huế

- Phạm vi nghiên cứu: Với mục đích đề tài đã được nêu trên, đề tài đisâu vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bạo lực gia đình và hậu quả

mà nạn bạo lực gia đình đã để lại cho phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế Đặcbiệt chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề trên chủ yếu vào giai đoạn 2008-2010

4 Ý nghĩa của đề tài

Về mặt lý luận:

- Quá trình thực hiện đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa các quy địnhcủa pháp luật hiện hành quy định về việc triển khai thực hiện luật phòngchống bạo lực gia đình, những kết quả đạt được và chưa đạt được

- Trang bị kiến thức nâng cao hiểu biết về vấn đề phòng chống bạolực gia đình và luật phòng chống bạo lực gia đình

Về mặt thực triễn: Kết quả nghiên cứu này góp phần giúp cho các cơquan chức năng và cả xã hội có những cách nhìn khách quan đúng đắn vàtoàn diện về vấn đề bạo lực gia đình cũng như thực tiễn thực hiện luậtPhòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Góp phầnđưa ra những phương pháp cũng như cách thức nhằm thực hiện Luật phòngchống bạo lực gia đình có hiệu quả hơn đẩy lùi và ngăn chặn các hành vibạo lực

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Để thực hiện đề tài “Hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ

nữ tỉnh Thừa Thiên Huế”, đã sử dụng phương pháp luận duy vật biệnchứng và phương pháp duy vật lịch sữ Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một

số phương pháp cụ thể như: phân tích, giải thích, thống kê, tổng hợp

6 Cơ cấu của đề tài khoa học

Đề tài gồm có 3 phần:

A PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 6

B PHẦN NỘI DUNG:

Gồm có 2 chương:

Chương 1: Pháp luật Việt Nam về bạo lực gia đình

Chương 2: Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảphòng chống bạo lực gia đình với phụ nữ Tỉnh Thừa Thiên Huế

C PHẦN KẾT LUẬN

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

 PHỤ LỤC

Trang 7

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH

1.1 Khái niệm bạo lực gia đình và pháp luật bạo lực gia đình

1.1.1 Khái niệm bạo lực gia đình

Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với

nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôidưỡng, làm phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy địnhcủa luật này (Điều 8, luật hôn nhân và gia đình năm 2000)

Theo định nghĩa của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm

1993 được các tổ chức cũng như các nhà khoa học trên thế giới chấp nhậnrộng rãi Theo đó, bạo lực gia đình bao gồm bất kỳ một hành động bạo lựcdựa trên cơ sở một giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại

về thân thể, tình dục hay tâm lý, hay những đau khổ của phụ nữ bao gồm cả

sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cáchtùy tiện sự tự do, dù xảy ra nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư

Bộ luật của Bang Georgia (Mỹ) số 19-13-1 định nghĩa bạo lực tronggia đình là một số hành vi phạm tội thực hiện giữa những người có quan hệvới nhau Các hình thức tội phạm bao gồm hành hung, dọa nạt, rình rập,phá hoại tài sản mang tính tội phạm, câu thúc bất hợp pháp, xâm nhậpmang tính tội phạm, và bất cứ tội hình sự nào khác Các hành vi diễn ragiữa những con người có liên hệ với nhau như vợ chồng trong hiện tại hayquá khứ, là cha mẹ chung của cùng một đứa trẻ, cha mẹ và con cái, cha mẹ

kế và con kế hoặc ngay cả những người ngoài hiện đang hoặc đã sốngchung trong một gia đình

Như vậy, bạo lực gia đình bao gồm các yếu tố bạo hành về thể chất,bạo hành về tinh thần, bạo hành tình dục và cả bạo hành về kinh tế Nhữnghành vi bạo lực gia đình gây ra để lại nhiều tổn hại đối với cộng đồng xã

Trang 8

hội, đối với con người Không chỉ phụ nữ mới là đối tượng phải hứng chịuhậu quả của bạo lực gia đình, nhưng xuất phát từ những yếu tố: phong tụctập quán, tâm lý, điều kiện kinh tế xã hội, định kiến giới mà phụ nữ chính làđối tượng phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng và thường xuyên hơn.

1.1.2 Pháp luật về bạo lực gia đình

1.1.2.1 Bạo lực gia đình trong luật phòng chống bạo lực gia đình

Đối với Việt Nam, khái niệm bạo lực gia đình được quy định mộtcách rõ ràng trong các văn bản pháp lý, cụ thể ở đây là luật phòng chốngbạo lực gia đình được Quốc Hội thông qua vào ngày 21/11/2007 và có hiệulực vào ngày 1/7/2008 Tại khoản 2, Điều 1 luật phòng chống bạo lực gia

đình quy định: “ Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.”

Chúng ta có thể thấy rằng, khái niệm bạo lực gia đình ở Việt Nam đã kếthừa khái niệm về bạo lực đối với phụ nữ trong Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực đốivới phụ nữ của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 1993 Tuynhiên, sự kế thừa này được sáng tạo nhằm phù hợp với tình hình bạo lực giađình tại Việt Nam, đó là về hành vi bạo lực - phải là “ hành vi cố ý của cácthành viên trong gia đình” thì mới được xem là có hành vi bạo lực gia đình

Như vậy, chủ thể gây ra bạo lực gia đình phải là các thành viên trongcùng một gia đình với nhau, như: Vợ - chồng; cha mẹ - con cái hoặc bạo lựcđối với người cao tuổi trong gia đình và cũng không ngoại trừ cả bạo lực củacác thành viên bên nhà vợ, bạo lực của các thành viên bên nhà chồng Điều

đó có nghĩa: Chỉ các thành viên trong cùng một gia đình với nhau mà xảy rabạo lực thì mới được xem là chủ thể của bạo lực gia đình, còn nếu là người

mà không phải là người trong cùng một gia đình đó mà gây ra bạo lực thìkhông được xem là bạo lực gia đình mà sẽ cấu thành tội phạm theo Bộ luậtHình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, căn cứ vào từnghành vi và mức độ gây ra thiệt hại của từng tội phạm

Trang 9

Ví dụ: Anh Mai Xuân Bang và chị Lê Anh Thơ kết hôn được gần năm

năm và đã có với nhau 1 mặt con Tuy nhiên đời sống vợ chồng của hai anh chị không hạnh phúc do anh Bang có tính vũ phu, hay đánh đập vợ con Chiều ngày 10/10/2010, Bang đi làm về thấy vợ vẫn chưa cơm nước gì, không cần biết lý do anh Bang chạy ngay vào nhà và lôi chị Thơ ra đánh.

Nghe tiếng khóc lóc van xin của chị Thơ, anh Lý Công Trình ( là hàng xóm của gia đình Bang) mới chạy sang can ngăn, không ngờ cũng bị Bang đánh tới tấp Bực tức về hành vi của anh Bang, Trình nhặt ngay cây gậy ở sân nhà anh Bang đánh liên tiếp vào chân anh Bang khiến Bang gãy chân Thương tích 25%.

Như vậy, chủ thể của bạo lực gia đình trong ví dụ trên là Mai XuânBang vì anh Bang và chị Thơ có mối quan hệ là vợ chồng, là người trongcùng một gia đình Còn đối với anh Lý Công Trình – không phải là chủ thểcủa bạo lực gia đình vì: Trình chỉ là người hàng xóm, không phải là thànhviên trong gia đình anh Bang Anh Trình trở thành chủ thể của tội “ cố ýgây thương tích” được quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình Sự củanước Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam

Dấu hiệu thứ hai của bạo lực gia đình là dấu hiệu hành vi Hành vi ởđây phải là ” hành vi cố ý” của các thành viên trong gia đình mà gây tổnhại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế…” Ngoài racác hành vi của bạo lực gia đình còn được quy định tại Khoản 1, Điều 2Luật phòng chống bạo lực gia đình

Khoản 1, Điều 2 luật phòng chống bạo lực gia đình:

“ Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

Trang 10

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.”

Hơn thế nữa, tại khoản 2 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đìnhcòn quy định khá mới, thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới quyền lợi củamột thành phần phụ nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhaunhư vợ chồng hoặc vợ chồng đã ly hôn

Khoản 2, Điều 2 Luật phòng chống bạo lưco gia đình:

“Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.”

Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng: Quốc Hội chấp nhận đưavào luật về vấn đề này là gián tiếp thừa nhận tình trạng không đăng ký kếthôn nhưng vẫn chung sống với nhau Điều đó trái với quy định chấm dứttình trạng hôn nhân thực tế

Một số ý kiến khác thì cho rằng: Đây là luật phòng chống bạo lựcgia đình, cho nên đối tượng điều chỉnh là thành viên trong gia đình Nếunhư những đối tượng mà pháp luật về hôn nhân gia đình không công nhận

là một gia đình thì không điều chỉnh Bởi khi xảy ra bạo lực với các thành

Trang 11

phần này, sẽ rất khó để xác định đâu là bạo lực gia đình và đâu là bạo lực ởngoài xã hội.

Qua những vấn đề nêu trên, chúng ta có thể thấy: bạo lực gia đìnhthường được dựa trên cơ sở giới Có nghĩa là: bạo lực được thực hiện bởinam giới đối với nữ giới ( bao gồm đối với cả trẻ em gái) Tuy nhiên cầnlưu ý rằng phụ nữ không chỉ là nạn nhân của baọ lực gia đình mà còn là thủphạm gây ra bạo lực gia đình

Một hiện tượng nữa, đó là bạo lực trong gia đình“ đồng tính” Đây

là một hiện tượng xã hội mang tính nhạy cảm và tế nhị, bởi xã hội cũngnhư pháp luật Việt Nam vẫn chưa thừa nhận mối quan hệ này Tuy nhiên,

nó vẫn xảy ra trong cuộc sống và các chuyên gia tâm lý cho rằng: Việc chịunhiều o ép về mặt tâm lý khiến cho cách hành xử của một số cặp vợ chồngđồng tính trở nên khác người, mức độ bạo lực nặng hơn bình thường

Như vậy, hiểu rõ bản chất của bạo lực gia đình sẽ giúp cho các cơquan chức năng dễ dàng tìm ra những cách thức và phương pháp để phòngchống bạo lực gia đình Hướng tới xây dựng gia đình hạnh phúc, để mỗigia đình thực sự là tổ ấm thương yêu của mỗi người, hạn chế tình trạng bạolực trong gia đình, xây dựng gia đình văn hóa theo đúng chủ trương, đườnglối của của Đảng và nhà nước đề ra

1.1.2.2 Cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng chống bạo lực gia đình

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề bạo lực gia đìnhđược Chính Phủ và toàn xã hội ngày càng quan tâm giải quyết Việt Nam

đã chứng tỏ cam kết của mình đối với việc thúc đẩy bình đẳng giới vàchấm dứt bạo lực đối với phụ nữ thông qua việc phê chuẩn các hiệp địnhquốc tế cơ bản về quyền con người, bao gồm:

ICCPR : Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự

ICESCR : Công ước quốc tế về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội.CEDAW : Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ các hình thứcphân biệt đối xử đối với phụ nữ

Trang 12

CRC : Công ước về quyền trẻ em.

Tuyên bố xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ tại hội nghị bộ trưởngngoại giao lần thứ 37

Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ(CEDAW) không có một điều khoản nào đề cập trực tiếp đến vấn đề bạolực gia đình nhưng có nhiều vấn đề liên quan đến vấn đề bạo lực đối vớiphụ nữ Việt Nam với tư cách là thành viên của Công ước đã có những tiếpcận theo đúng cách tiếp cận đối với bình đẳng và bình đẳng giới, trong hệthống pháp luật của Việt Nam từ hiến pháp cho đến các đạo luật đều khẳngđịnh “Công dân nữ và nam ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội và gia đình”( Hiến pháp 1992)

Công ước về quyền trẻ em được liên hợp quốc thông qua vào năm

1989 và có hiệu lực từ ngày 2/9/1990 Việt Nam là thành viên của công

ước này từ năm 1990; tại khoản 2 điều 2 nêu rõ:”Các quốc gia thành viên phải tiến hành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ tránh khỏi các hình thức phân biệt đối xử hoặc trừng phạt vì lý do về địa lý, hoạt động, những phát biểu hoặc tính ngưỡng của cha mẹ, cuả người giám

hộ pháp lý hoặc những thành viên trong gia đình”.

Những thỏa thuận quốc tế này đã nêu rõ tầm quan trọng của việcnhận thức và thực hiện các quyền đối với sức khỏe, cuộc sống; bảo vệ anninh chính trị đối với phụ nữ và trẻ em Những cam kết này đã tạo cơ sở,tiền đề cho việc xây dựng các khung pháp lý và chính sách quốc gia nhằmgiải quyết các vấn đề trên tại Việt Nam Các cam kết được đưa vào Hiếnpháp cũng như các văn bản luật và chính sách khác Chính phủ Việt namcũng cam kết đạt được: Những yêu cầu phát triển thiên niên kỷ của LiênHợp quốc ; Hoạt động được đưa ra tại hội nghị quốc tế phụ nữ tại Bắc kinhnăm 1995 và Chương trình hành động của quốc tế về Dân Số và Phát triểntại Cairo năm 1994

Trang 13

Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác xây dựng gia đình ở việtNam hiện nay còn nhiều yếu điểm đã và đang đối mặt với nhiều thách thức,đặc biệt là đối với vấn đề về baọ lực gia đình Theo quan niệm truyền thốngcủa người Việt Nam, bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư và tế nhị, nên ítđược đề cập trong các văn bản pháp luật Kể từ năm 1992, Đảng và nhànước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của các việc phòng chống bạolực gia đình Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã có một số các chính sách cũngnhư đưa ra những văn bản pháp lý đề cập đến vấn đề, đề ra các biện phápbảo vệ cho người bị bạo lực gia đình và thúc đẩy bình đẳng giới.

Cở sở pháp lý của quốc gia về vấn đề bạo lực gia đình được thể hiệnqua bảng sau:

LUẬT

 Hiến pháp nước Cộng Hòa xã Hội chũ Nghĩa Việt Nam năm 1992

 Bộ luật Hình sự năm 1999

 Bộ luật Dân sự năm 2005

 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

 Pháp lệnh số 03/2003/PL – UBTTVQH( pháp lệnh về dân số)

 Luật bảo vệ chăm sóc và giái dục trẻ em năm 2004

 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2004

 Luật bình đẳng giới năm 2006

 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007

 Luật người cao tuổi năm 2009

VĂN BẢN PHÁP QUY

 Chỉ thị số 49/2005 CT- TW về phát triên gia đình ở Việt Nam

 Chỉ thị số 16/2008/ CT- TTG về thực hiện luật phòng chống bạo lựcgia đình 2008;

 Nghị định số 08/2009/NĐ- CP hướng dẫn chi tiết thực hiện luậtphòng chống bạo lực gia đình 2009;

 Nghị định số 110/2009/NĐ- CP hướng dẫn sử phạt vi pham hành

Trang 14

chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình;

 Nghi định số 55/2009/NĐ- CP hướng dẫn sử phạt vi pham hànhchínhtrong lĩnh vực bình đẵng giới 2009;

 Thông tư số 16/2009/TT- BYT hướng dẫn việc tiếp nhận chăm sóc y

tế và báo cáo đối với nạn nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình tại

cơ sở khám bệnh;

 Thông tư số 02/2010/TT – BVHTTDL Quy định chi tiết về thủ tụcđăng ký hoạt động, giải thể cơ sơ hổ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;tiêu chẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ của nhân viên tư vấn, chứngnhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng chống bạo lựcgia đình

VĂN BẢN CHIẾN LƯỢC

 Chương trình hành động quốc gia về trẻ em, giai đoạn 2001-2010;

 Kế hoạch hành động về phòng, chống bạo lực gia đình của Bộ Vănhóa thể thao và du lịch, giai đoạn 2008- 2015;

 Kế hoạch hành động quốc gia về bạo lực gia đình, giai đoạn 2010-2020

 Kế hoạch phát triền kinh tế xã hội, giai đoạn 2011- 2015;

 Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, giai đoạn 2011- 2020

Những văn bản luật, chính sách và các văn bản chiến lược vừa nêu ởbảng trên quy định rõ về việc cấm các hành vi ngược đãi, hành hạ và bạolực Những văn bản này nhấn mạnh nguyên tắc bình đẳng giữa phụ nữ vànam giới cũng như nghĩa vụ về việc tôn trọng và chăm sóc gia đình

Hiến pháp năm 1992 – Văn bản pháp ý cao nhất của nước CộngHòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ghi nhận: Nhà nước, gia đình cũngnhư xã hội có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ phụ nữ Điều 40 – Hiến

Pháp 1992 quy định “ Nhà nước, xã hội và công dân có trách nhiệm bảo

vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em; thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hoa gia đình”.

Trang 15

Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình đó

là: “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ” – khoản

6 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình Mặt khác cơ quan tổ chức phải có

trách nhiệm “…Kịp thời hòa giải mâu thuẩn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình”.

Ngày 21/11/2006 Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNam khóa XI, tại kỳ họp thứ 10 đã thông qua luật Bình Đẳng giới, quyđịnh những vấn đề bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống

và chi tiết về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân nhằmđảm bảo các nguyên tắc này

Tiếp theo, Luật phòng chống bạo lực gia đình được Quốc Hội nướcCộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XII, tại kỳ họp thứ 2 thôngqua ngày 5/12/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008 Tại khoản 2

Điều 35 của luật phòng chống bạo lực gia đình quy định:” Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch được giao “chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình” Nhiệm vụ cụ thể

liên quan đến công tác xây dựng chương trình, kế hoạch phòng chống bạolực gia đình của Bộ được quy định của điều 36 của Luật như sau:

“ 1 Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch

về phòng, chống bạo lực gia đình.

2 Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.

3 Hướng dẫn thực hiện hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở; việc thành lập, giải thể cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

Trang 16

4 Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan ban hành

và tổ chức thực hiện quy định về bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

5 Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

6 Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.

7 Chủ trì, hướng dẫn công tác tổng hợp, phân tích về tình hình phòng, chống bạo lực gia đình; chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo thống kê

về phòng, chống bạo lực gia đình; chỉ đạo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.

8 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc biên tập, cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình.”

Để thúc đẩy việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và Luật Phòngchống bạo lực gia đình, Chính Phủ đã ban hành một số nghị định, thông tư

và kế hoạch hành động quốc gia, nêu rõ vai trò và trách nhiệm đối với việcthực hiện theo dõi báo cáo và dự trù kinh phí của các bộ, ngành, Ủy bannhân dân các cấp, các tổ chức quần chúng, các cộng đồng và các nhân

Chỉ thị số 16/2008/CP- TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng ChínhPhủ về việc tổ chức triển khai thi hành luật phòng chống bạo lực gia đình

đã nêu rõ trách nhiệm của Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch tại khoản d,

Điều 1 :” Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2010

- 2020, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý  I năm 2009;”

Nghị Định số 08/2009/NĐ- CP ngày 04/2/2009 quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của luật Phòng chống bạo lực gia đình tạikhoản 1, Điều 2 quy định:”Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.”

Trang 17

Từ cơ sở pháp lý nêu trên, chúng ta có thể thấy Đảng và nhà nướcđặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng gia đình Trong nhiều năm quaViệt Nam đã có nhiều cố gắng để ngăn chặn và loại trừ các hành vi bạo lựcgia đình, nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành nhằm bảo vệ sự an toàncủa mỗi thành viên gia đình, tạo điều kiện cho việc triển khai luật Phòngchống bạo lực gia đình có hiệu quả, đồng thời huy động sự tham gia củacác bộ ngành, các tổ chức chình trị xã hội, các tổ chức phi chính phủ, cácđoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào công tác này Một mặtnhằm thể hiện sự cam kết của nhà nước đối với các văn bẳn pháp lý Quốc

tế có liên quan đến bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em,chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ, phòng chống bạo lực gia đình màViệt Nam có tham gia ký kết Mặt khác nhằm cũng cố và xây dựng gia đìnhngày một tiến bộ, đẩy lùi nạn bạo hành trong gia đình, xây dựng nếp sốngvăn hóa, văn minh, góp phần phát triên kinh tế của xã hội và đất nước

1.1.3 Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình

Phòng, chống bạo lực gia đình có ý nghĩa rất quan trọng trong việcbảo đảm quyền con người, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm củacác thành viên trong gia đình; đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ em;đảm bảo bình yên, hạnh phúc trong mỗi gia đình cũng như trật tự xã hội

Việc phòng chống bạo lực gia đình trước hết là nhằm ngăn chặn kịpthời hành vi bạo lực hoặc nguy cơ gây ra hành vi bạo lực gia đình, bảo vệkịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể, đặc biệt là nạnnhân của hành vi bạo lực gia đình Không chỉ đem lại sự an toàn tạm thờicho họ mà việc hiểu biết thêm những quy định về vấn đề này, nhận thứcđược tác động xấu của hành vi này tới những người xung quanh, đặc biệtđối với trẻ em, mà còn giúp cho họ khả năng tự bảo vệ bản thân và giađình Với phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, là thành viên của giađình có xảy ra tình trạng bạo lực gia đình thì việc phòng chống bạo lực giađình là một cách đảm bảo quyền phụ nữ, là chỗ dựa vững chắc cho hạnh

Trang 18

phúc của gia đình Với những chủ thể gây ra bạo lực gia đình, việc đượcthông tin về hậu quả của bạo lực gia đình, về quyền và nghĩa vụ của cácthành viên gia đình, về những trách nhiệm phải gánh chịu về hành vi bạolực của mình…có những tác động rất lớn trong giáo dục, răn đe, thậm chí

là cải tạo làm thay đổi nhận thức của họ

Việc phòng chống bạo lực gia đình sẽ nâng cao ý thức bảo vệ gia đìnhcho các thành viên, góp phần bảo đảm cho một gia đình dân chủ, hòa thuận,hạnh phúc, bền vững Bắt đầu bằng việc nhận ra hậu quả của hành vi bạo lực,những quyền và nghĩa vụ của mình với hành vi bạo lực trong gia đình Mỗithành viên trong gia đình sẽ có ý thức sâu sắc hơn về việc cần tôn trọng lẫnnhau, cần có sự quan tâm đúng cách tới nhau, cần có những ứng xử hợp lý khixảy ra tranh chấp…Từ đó họ sẽ hiểu và trân trọng hơn gia đình và nhữngngười thân của mình

Phòng chống bạo lực gia đình không phải là trách nhiệm của riêng ai

mà là trách nhiệm của toàn xã hội: các cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội

và Nhà nước Việc thực hiện các quy định về phòng chống bạo lực gia đình

sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân với cộng đồng, gópphần xóa bỏ quan niệm “đèn nhà ai nấy sáng”, thiếu sự quan tâm đến hành

vi bạo lực gia đình cũng như thái độ thờ ơ với nạn nhân của bạo lực giađình Từ đó nhận thức của mỗi người về gia đình, về vai trò của từng thànhviên trong gia đình, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ được nâng lên.Đây là yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm bình đẳng giới thực chất tronggia đình và xã hội cũng như đảm bảo một xã hội dân chủ văn minh

1.2 Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình

1.2.1 Phong tục, tập quán

Trang 19

Việt Nam là một nước Á Đông, đã trải qua một thời gian dài của chế

độ phong kiến nên tư tưởng gia trưởng còn rất nặng nề, điều này có ảnhhưởng lớn đến vấn đề bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay Tính gia trưởngđược chấp nhận trong gia đình và ngoài xã hội như một lẽ đương nhiên đãtạo một vị trí đặc biệt cho những người đàn ông trong gia đình: Họ cóquyền quyết định những vấn đề quan trọng, quyết định thái độ ứng xử vớicác thành viên khác, họ có quyền dạy dỗ vợ con theo ý mình…thậm chí cóngười còn coi việc sử dụng bạo lực là ứng xử cần thiết để đảm bảo hạnhphúc gia đình Đi cùng với đó là tư tưởng “đèn nhà ai nấy rạng”, “vợ chồngđóng cửa bảo nhau” nên những việc trong gia đình thì những người kháckhông muốn can thiệp vào hoặc có thể người trong gia đình cũng khôngmuốn cho mọi người biết vi họ cho rằng “xấu chồng thì hổ ai” Đây là mộttrong những yếu tố gây khó khăn rất lớn trong công tác phòng chống bạolực gia đình hiện nay

Bên cạnh những phong tục tập quán lạc hậu chúng ta cũng không thểkhông nhắc đến những truyền thống tốt đẹp như: kính già yêu trẻ, con cáiphải hiếu thảo với cha mẹ, ông bà hay những triết lý nho giáo tiến bộ “phuthê cung kính như khách” đã và đang có những tác động tích cực đến việcbảo vệ những thành viên yếu thế trong gia đình: người già được kính trọng,trẻ con được yêu thương vợ chồng tôn trọng lẫn nhau…Những tư tưởngnày được phát huy và áp dụng phù hợp với xã hội hiện nay thì sẽ góp phầnquan trọng, tích cực trong phòng, chống bạo lực trong các gia đình ViệtNam có hiệu quả

1.2.2 Tâm lý

Khái niệm tâm lý được đề cập ở đây không phải là tâm lý xã hội nóichung mà là tâm lý của từng thành viên trong gia đình với tư cách là cha,

mẹ, con, anh, chị, em…với nhau và với vấn đề bạo lực gia đình

Tâm lý của mỗi cặp vợ chồng nói chung vẫn là”phu xướng phụ tùy”, đềcao vai trò tự chủ của đàn ông trong gia đình Điều này có đã làm mất đi

Trang 20

quyền tự vệ của người vợ trước những hành vi bạo lực của chồng mình Điềunày đã ăn sâu rất nhiều thế hệ người Việt Nam: vợ đánh chồng luôn được coi

là hành vi xấu, bị xã hội lên án; còn chồng đánh vợ thì mặc nhiên được coi làbiết dạy vợ, xã hội coi đó là chuyện hết sức bình thường; hành vi đòi hỏi củangười chồng luôn được coi là chính đáng và người vợ có nghĩa vụ phải phụctùng theo…Hơn thế nữa, với người đàn ông, việc sử dụng sức mạnh thể chất

để thể hiện mình dường như đã trở thành một thói quen, một điều không thểthiếu; và khả năng kiềm chế của họ cũng không bằng phụ nữ nên rất dễ “độngtay động chân” khi giải quyết các mâu thuẩn trong gia đình Tuy cũng cầnphải nhìn nhận rằng: Trong suy nghĩ của một số phụ nữ việc đay nghiến chìchiết là hoàn toàn bình thường, mà không hề nghĩ đó là hành vi bạo lực, gây

ra những tổn thương về tinh thần cho người chồng

Cha mẹ luôn dành những tình cảm yêu thương, trân trọng cho concái mình Song quan niệm giáo dục con cái mình phần đông vẫn là “thươngcho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” Chính vì vậy mà việc cha mẹ đánhđập con cái là chuyện rất bình thường, thậm chí còn có quan điểm cho rằngđánh con là một việc cần thiết và không thể thiếu để dạy con nên người.Những đứa con trong gia đình phải chấp nhận cách giáo dục này, và cuốicùng cũng cảm thấy đó là điều bình thường để chịu đựng Bên cạnh đó còn

có nhiều bậc phụ huynh cho rằng con cái là của mình không ai có thể canthiệp nên có quyền đối xử tùy ý

Với các thành viên khác trong gia đình, tâm lý “kính già yêu trẻ”,

“kính trên nhường dưới” vẫn được đề cao Tuy nhiên, do ảnh hưởng nhềuyếu tố văn hóa, sự áp đặt của những thành viên lớn tuổi với thành viên nhỏtuổi hơn trong gia đình là khá phổ biến và thường xuyên vì quan niệm

“khôn không đến trẻ, khỏe không đến già” Trong xã hội hiện nay, điều nàythường làm phát sinh tư tưởng chống đối ở giới trẻ khiến các mối quan hệtrong gia đình trở nên căng thẳng, dễ làm phát sinh bạo lực gia đình

1.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội

Trang 21

Điều kiện kinh tế xã hội luôn là yếu tố tác động mạnh tới các mốiquan hệ trong gia đình và ngoài xã hội Kinh tế khó khăn thường gây nên

sự căng thẳng, tranh chấp trong gia đình, là nhân tố dẫn tới các hành vi bạolực về thể chất, tinh thần không đáng có.Việc thiếu thốn về vật chất cũnglàm cho các thành viên trong gia đình không có điều kiện giao lưu học tậptiếp cận những tri thức tiến bộ từ bên ngoài, cũng như không có được địnhhướng về cách ứng xử trong gia đình, khiến tình trạng bạo lực càng dễ cónguy cơ xảy ra Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu ở các giađình ở vùng sâu vùng xa, vùng núi hiểm trở, những vùng tập trung đồngbào dân tộc thiểu số Tuy nhiên, ở rất nhiều gia đình, dù điều kiện vật chấtđầy đủ nhưng vẫn có hiện tượng bạo lực gia đình Điều này được lý giảinhư sau: khi kinh tế phát triển, các thành viên trong gia đình có xu hướngthỏa mãn các lợi ích cá nhân mà thiếu đi sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau;hoặc vì quá ham mê các lợi ích kinh tế mà phát sinh tranh chấp giữa cácthành viên trong gia đình Ở những gia đình này, bạo lực gia đình về tinhthần có xu hướng phát triển hơn bạo lực về thể chất, kinh tế hay tình dụcbởi vì những nhu cầu này đã phần nào đáp ứng bằng tiền bạc

Hiện nay, bạo lực gia đình đang có xu hướng gia tăng trong xã hộiViệt Nam: mọi người dễ dàng tìm đến việc dùng bạo lực để giải quyết cácmâu thuẩn phát sinh Ngoài ra sự suy giảm các giá tri truyền thống cũnglàm gia tăng các hành vi bạo lực vốn hiếm gặp trước đây: vợ đánh chồng,con cái đánh đập, mắng chửi cha mẹ, bạo lực tình dục trong gia đình, đặcbiệt với trẻ em

1.2.4 Định kiến giới

Việt Nam đã trải qua nhiều thế kỷ tồn tại dưới chế độ phong kiến,quan điểm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức vào con người Việtngàn năm nay và thực sự đã và đang cướp đi nhiều quyền lợi chính đángcủa người phụ nữ Người vợ, người mẹ thường không có được sự tôn trọngxứng đáng trong gia đình, không được hưởng những quyền lợi về vật chất

Trang 22

và tinh thần, thường xuyên phải chịu nhiều tổn thương: bị đánh đập, bị xúcphạm danh dự nhân phẩm, bị cưỡng ép tình dục, bị hạn chế tiếp xúc với xãhội với quan niệm phụ nữ không ra khỏi nhà bếp…Ngay cả với trẻ em,quan niệm con gái là con người ta cũng khiến cho nhiều bé gái phải chịunhiều thiệt thòi hơn bé trai Sự bất bình đẳng về giới này được cả xã hộichấp nhận, thậm chí ngay cả những người phụ nữ cũng coi đó là chuyệnbình thường Điều này cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới nạn bạo lựcđối với phụ nữ trong gia đình, gây khó khăn trong chiến dịch ngăn chặnbạo lực gia đình ở nước ta hiện nay.

1.2.5 Trình độ dân trí

Những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới việc phòng, chống bạo lực giađình nêu trên điều có thể giải quyết phần nào bằng việc nâng cao trình độdân trí Khi được tiếp xúc với những tri thức tiến bộ, được hiểu biết về vaitrò của gia đình, nghĩa vụ và quyền của các thành viên trong gia đình cũngnhư các quy định của pháp luật về phòng chống bạo lự gia đình thì cáchành vi vi phạm trong lĩnh vực này sẽ giảm xuống Như đã phân tích ởtrên, những yếu tố như: tâm lý, phong tục tập quán, định kiến về giới, điềukiên kinh tế xã hội…đã làm cho những người có hành vi bạo lực gia đình,nạn nhân và những người xung quanh, ngay cả những cơ quan có thẩmquyền cho rằng hành vi đó là đúng, là đươc phép và không chịu bất cứtrách nhiệm nào Chính vì vậy mà tình trạng bạo lực gia đình vẫn cứ tiếptục, vẫn cứ phổ biến và không được ngăn chặn một cách hiệu quả Nhưngnếu trình độ dân trí được nâng cao, vị trí của gia đình và mỗi thành viêntrong gia đình được khẳng định, kiến thức pháp luật được cung cấp đầy đủthì những hành vi bạo lực sẽ khó có môi trường để hình thành và phát triển.Bạo lực gia đình sẽ hạn chế nếu như: nạn nhân hiểu rõ quyền của mình và

có thể áp dụng các biện pháp tự vệ cần thiết: người có hành vi bạo lực biếttính chất sai trái của hành vi và những hậu quả có thể gánh chịu do đó sẽ cânnhắc kỹ càng trước khi hành động: những người xung quanh, những cơ quan

Ngày đăng: 10/04/2014, 11:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Chuyên đề khoa học “Bạo lực gia đình – thực trạng và giải pháp” số ra 07/10/2010 của T.s Lê Quang Sơn, đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực gia đình – thực trạng và giải pháp
1. Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Năm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010 Khác
3. Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Ngọc Liên “ thực tiễn thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008_2010’ Khác
4. Lê Ngọc Văn (2007) những cơ sở lý luận nghiên cứu bạo lực gia đình. Chuyên đề khoa học, viện gia đình và giới Khác
5. Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt nam (11/2010). Website: Gia đình.net.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w