... luận vấn đề bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ - Làm rõ thực trạng vấn đề bạo lực phụ nữ gia đình địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - Đƣa giải pháp chủ yếu nhằm xóa bỏ tình trạng bạo lực phụ nữ gia đình tỉnh. .. NHẰM XÓA BỎ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY Căn nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình phụ nữ, vấn đề tồn công tác phòng chống bạo lực Ở khóa luận trình bày... Chƣơng THỰC TRẠNG BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 17 2.1 Khái quát tình hình tỉnh Vĩnh Phúc 17 2.2 Thực trạng bạo lực phụ nữ gia đình 20 2.3
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=======***=======
NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG
VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TỈNH VĨNH PHÚC
TỪ 2008 ĐẾN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội
HÀ NỘI, 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=======***=======
NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG
VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TỈNH VĨNH PHÚC
TỪ 2008 ĐẾN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội
Người hướng dẫn khoa học ThS Chu Thị Diệp
HÀ NỘI, 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đối với bản thân tôi, khoá luận này là quá trình đáng quý Để có thể hoàn thành được khoá luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của các thầy cô, bạn bè và gia đình
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy cô trong khoa Giáo dục chính trị,trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo các Sở, Ban ngành Tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Tường, Phòng Văn hóa huyện Vĩnh Tường, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Vĩnh Tường, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Lạc đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu, tài liệu tham khảo cho khóa luận
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TH.S Chu Thị Diệp người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Kiều Trang
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Các vấn
đề nghiên cứu nêu trong khoá luận là trung thực, chính xác và chƣa đƣợc công bố trong bất kì một công trình nào khác
Hà Nội ngày tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Kiều Trang
Trang 5VH - TT: Văn hóa - Thông tin
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1.MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH 6
1.1 Một số khái niệm 6
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bình đẳng giới 13
Chương 2.THỰC TRẠNG BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 17
2.1 Khái quát về tình hình tỉnh Vĩnh Phúc 17
2.2 Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình 20
2.3 Luật pháp và chính sách của nhà nước Việt Nam trong vấn đề phòng chống bạo lực trong gia đình và công tác phòng chống bạo lực trong gia đình của tỉnh Vĩnh Phúc 34
Chương 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XÓA BỎ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY 43
3.1 Nâng cao nhận thức của phụ nữ về bạo lực gia đình và phòng chống bạo lực gia đình 43
3.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình 46
3.3 Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập gia đình 50
KẾT LUẬN 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Quyền con người đã từng là vấn đề xuyên suốt của các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trong lịch sử Đến nay nó vẫn là một trong những vấn đề nổi bật của thời đại
Vấn đề quyền con người, trước hết là quyền của mỗi cá nhân, quyền được khẳng định mình là một chủ thể với những quyền lợi, nghĩa vụ như mọi người khác Trong lịch sử loài người đã từng tồn tại chế độ phụ quyền, trong
đó phụ nữ đã từng bị hạn chế hoặc bị tước đoạt quyền con người cơ bản Hiện nay, phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới, là một lực lượng lao động lớn góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng gia đình và phát triển đất nước, thúc đẩy sự tiến bộ và phồn vinh trên trái đất Nhưng trên thực tế, chưa có một nước nào mà ở đó phụ nữ thực sự được hoàn toàn bình đẳng, chị em phụ nữ luôn luôn phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới
Trong điều 24, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1959 có ghi: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình” Quyền của phụ nữ tiếp tục được khẳng định trong Hiến Pháp năm
1980, 1992 và tại các kì Đại hội đại biểu toàn quốc
Trên thực tế, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (1999) khi nghiên cứu về vấn đề này đã đưa ra 1 con số đáng lo ngại: Tỷ lệ phụ nữ là nạn nhân của bạo lực trong gia đình dưới nhiều hình thức khác nhau chiếm từ 40% đến 80%
Nó tác động tới khoảng 20% - 50% phụ nữ trên thế giới Bạo lực trong gia đình còn để lại những thiệt hại nặng nề về vật chất, tinh thần cho nạn nhân, những người xung quanh và cho toàn xã hội
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cuộc sống tinh thần của con người cũng ngày càng được cải thiện, đặc biệt sự bình đẳng về giới, quan hệ vợ chồng
Trang 8trong gia đình được nhìn nhận trên nhiều khía cạnh tích cực hơn Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn nạn trong đó có bạo lực gia đình, nó không chỉ làm đau đầu các cơ quan chức năng mà còn làm tổ ấm gia đình mất đi nền tảng vốn có của nó
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi chứa chan niềm vui, sự nồng ấm, những giây phút thiêng liêng, nơi mỗi chúng ta tìm về sau những tháng ngày vất vả và xa cách, gia đình có vững xã hội mới mạnh Tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn còn và ngày càng gia tăng thì nguy cơ gia đình tan vỡ là điều không tránh khỏi Đặc biệt, ở Việt Nam đang trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội thì vấn đề này cần phải được quan tâm nghiên cứu và đưa ra giải pháp để khắc phục triệt để tình trạng này.Cần phải nghiên cứu thực trạng
ở từng cơ sở, địa phương để đưa ra giải pháp phù hợp với đặc điểm của địa phương đó Tỉnh Vĩnh Phúc tuy chưa có những nghiên cứu chuyên sâu để có thể hình dung một bức tranh tổng thể và toàn diện về tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ, nhưng cũng không thể nằm ngoài tình trạng chung của cả nước và thế giới Theo báo cáo của Tòa án tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2005 –
2010 qua hai cấp xét xử số vụ ly hôn là 4632 vụ án, giải quyết được 4368 vụ, trong đó phụ nữ là nguyên đơn chiếm trên 50% Nguyên nhân chủ yếu là do mâu thuẫn gia đình: chồng ngoại tình, cờ bạc, rượu chè, đánh đập, ngược đĩa
vợ… Từ những lí do trên tác giả chọn đề tài: “Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc từ 2008 đến nay” làm đề tài cho khoá luận tốt
nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu
Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ đầu đã giành nhiều tâm huyết trong việc đề ra chủ trương, đường lối, chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ Trong luật pháp, Hiến pháp và nhiều văn kiện của Đảng có rất nhiều quy định liên quan đến vấn đề này
Trang 9Gần đây, nhiều cuộc hội thảo đã đi vào khía cạnh khác nhau về vai trò của phụ nữ, điển hình như Trong hai ngày 3 - 4/12/2012, tại TP Đà Nẵng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc phát triển vai trò người cao tuổi và phòng, chống bạo lực gia đình” Hội thảođã tập trung thảo luận, tìm giải pháp giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh đối với các xã vùng ven biển và đầm phá; hỗ trợ vốn, giải quyết việc làm, dạy nghề cho phụ nữ ; chế độ an sinh xã hội cho người cao tuổi; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở y tế tư nhân
Bên cạnh đó còn có những công trình là sách; những công trình ở các trung tâm nghiên cứu về phụ nữ và các công trình là báo, tạp chí như:
Nhóm công trình là sách:
Cuốn “Bạo lực gia đình một sự sai lệch giá trị” của Lê Thị Quý Đặng Vũ Cảnh Linh, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2007 Tác phẩm là những bài học kinh nghiệm của Việt Nam trình bày về phòng chống bạo lực gia đình từ ý tưởng khoa học đến mô hình thử nghiệm, các mô hình hoạt động ngăn chặn bạo lực gia đình tại địa phương
Cuốn “Bình đẳng giới ở Việt Nam” của Trần Thị Vân Anh
Nguyễn Hữu Minh (chủ biên), NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2008: Tác phẩm nghiên cứu cơ bản về giới, gia đình và phụ nữ của Việt Nam; kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực giới, gia đình và phụ nữ…
- Cuốn “Bình đằng giới trong pháp luật Việt Nam” của Đại sứ quán Phần Lan Hà Nội và các tác giả khác, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2008:
Tổ chức hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo, trao đổi thông tin khoa học với các cơ quan trong nước và nước ngoài quản lý tư liệu, thư viện của Viện; xuất bản các ấn phẩm khoa học; phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học và các kiến thức khoa học về giới, gia đình và phụ nữ trong và ngoài nước…
* Nhóm công trình là những công trình ở các trung tâm nghiên cứu
về phụ nữ như:
Trang 10- Công trình “Gia đình Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước và vấn đề xây dựng con người” (2005) của PGS, TS Lê Thị Quý Công trình này nghiên cứu rất sâu về những biến đổi trong đời sống gia đình Việt Nam
- Công trình “Đánh giá sự tiến bộ của phụ nữ từ 1985 - 1995” (1995), của PGS, TS Lê Thị Quý Trong công trình này tác giả đã tìm hiểu rất kĩ về những tiến bộ của phụ nữ Việt Nam giai đoạn 1985 - 1995
- Công trình khoa học cấp nhà nước về vai trò của phụ nữ trong gia đình:
“Phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam” của GS Lê Thi Trong nghiên cứu của mình, GS Lê Thi đã đề cập rất nhiều đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình Từ vai trò quan trọng đó, GS Lê Thi đã vạch ra những giải pháp chủ yếu nhằm giải phóng phụ nữ Là những luận văn, luận án bước đầu nghiên cứu phụ nữ và gia đình theo phương án tiếp cận giới Đây cũng là tài liệu tham khảo vô cùng quý giá giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình
* Nhóm công trình là báo, tạp chí:
- “Con ơi về với mẹ” (2014) của Lê Nga, báo Thanh niên số 413, tr.49
- Lê Thi (2006), Vấn đề dân số và bình đẳng giới ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (số 4)
- Nguyễn Hữu Minh (2006), Bạo lực chồng đối với vợ ở Việt Nam trong những năm gần đây, Tạp chí Khoa học về phụ nữ
Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, một trong những vấn đề đang gây bức xúc trong dư luận là tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ Đây là một vấn đề
có tính chất phức tạp và được biểu hiện ở từng vùng miền, địa phương trong cả nước Những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này ở từng địa phương còn ít, những giải pháp đưa ra còn chung chung chưa mang tính khả thi Vì vậy, việc tiếp tục có những nghiên cứu về lĩnh vực này là vẫn cần thiết và có ý nghĩa
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu vấn đề: Bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ 2008 đến nay
Trang 114 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những quan điểm lí luận về giải phóng phụ nữ, khóa luận đã làm rõ thực trạng và đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ đáp ứng nhu cầu xây dựng Vĩnh Phúc giàu đẹp, văn minh
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp: Lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, điều tra, so sánh trên cơ sở sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử
6 Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình
ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục, tiến tới xóa bỏ tình trạng này
7 Kết cấu bài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận có kết cấu 3 chương; 8 tiết
Trang 12Chương 1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
TRONG GIA ĐÌNH
1.1 Một số khái niệm
Gia đình là tế bào của xã hội - là tập hợp những người gắn bó với nhau
do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau Có thể nói, gia đình được coi là nơi bình yên nhất của con người, là nơi con người được choa sẻ và yêu thương, là nơi tiếp sức cho con người có nghị lực để vượt qua những áp lực trong công việc và các thử thách hay khó khăn bên ngoài xã hội Quan hệ gia đình giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng và ấm áp Từ trước đến nay, gia đình luôn được coi là tổ
ấm, là nơi thỏa mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất của các thành viên, bảo vệ họ trước những căng thẳng trong cuộc sống Thế nhưng, sự xuất hiện ngày càng mạnh mẽ của hiện tượng bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới đã làm cho rất nhiều thành viên trong gia đình rơi vào trạng thái bất ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình bị lung lay
Tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình đang còn tồn tại ở rất nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu một số khái niệm cơ bản liên quan đến bạo lực gia đình và bất bình đẳng giới:
Trang 13Theo từ điển Chủ nghĩa Xã hội khoa học: “Bình đẳng là những điều kiện
và những khả năng ngang nhau đối với việc tự do phát triển năng lực và thoả mãn các nhu cầu của tất cả các thành viên trong xã hội, địa vị như nhau của mọi người trong xã hội Bình đẳng được hiểu khác nhau trong các thời đại khác nhau” [22;10]
Theo từ điển Triết Học cho rằng: “Bình đẳng là khái niệm nói lên vị trí như nhau của con người trong xã hội, nhưng lại có một nội dung khác nhau trong những thời đại lịch sử khác nhau và ở những giai cấp khác nhau…Sự bình đẳng hoàn toàn chỉ được tạo ra dưới chủ nghĩa cộng sản Nhưng sự bình đẳng của cộng sản chủ nghĩa không có nghĩa là một sự san bằng nào đó đối với tất cả mọi người, mà ngược lại, nó mở ra những khả năng vô hạn cho mỗi người tự do phát triển những năng lực và nhu cầu của mình, tương xứng với
Như vậy, Bình đẳng là sự ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội
- Bình đẳng giới
Bình đẳng giới hay nói cách khác chính là bình đẳng nam nữ Đó là ước
mơ, cũng chính là mục tiêu của nhiều quốc gia trong quá trình phát triển Mỗi chúng ta đều biết, phụ nữ chiếm gần nửa dân số thế giới Trong lịch sử đấu tranh của các dân tộc, họ đã có những đóng góp vô cùng to lớn để giành và giữ nền độc lập cho quê hương, đất nước Trong lịch sử Việt Nam đã có biết bao nữ anh hùng hi sinh thân mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc: Hai Bà
Trưng, Bà Triệu, Võ Thị Sáu, Với tinh thần: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” [5;12], họ đã chiến đấu ngoan cường tới giây phút cuối cùng Còn
trong gia đình họ luôn là những người vợ, người mẹ đảm đang, chịu thương, chịu khó Mặc dù vậy, trên thực tế chưa có nước nào phụ nữ được hoàn toàn bình đẳng Tình trạng này đặc biệt niều ở các nước đang phát triển và chậm
Trang 14phát triển Giải phóng phụ nữ, thực hiện triệt để các quyền bình đẳng nam nữ,
đó là mơ ước từ bao đời và là mục tiêu đấu tranh của bao thế hệ phụ nữ Trước nguyện vọng cháy bỏng đó, Liên Hợp Quốc ngay từ khi thành lập đã quan tâm đến vấn đề bình đẳng nam nữ Hiến chướng của Liên Hợp Quốc
tuyên bố: “Các dân tộc hợp thành Liên Hợp Quốc kiên quyết khẳng định lại niềm tin vào các quyền cơ bản của con người, vào phẩm giá của con người, vào các quyền bình đẳng giữa các nước lớn cũng như nhỏ” [4;54], tiếp theo
đó là hàng loạt các văn bản, điều khoản quy định về vấn đề này
Bất bình đẳng giới có nguồn gốc xâu xa trong lịch sử, nó xuất hiện ngay trong xã hội loài người từ khi có sự chuyển đổi từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ trên phạm vi toàn cầu và khi xác lập quyền tư hữu Sự áp đặt về giới
đã mang tính vô hình từ nhiều thế kỉ nay: “Có lẽ trong ba hình thức bất bình đẳng lớn nhất của lịch sử nhân loại (bất bình đẳng chủng tộc, bất bình đẳng giai cấp, bất bình đẳng giới) thì bất bình đẳng giới chính là nguồn gốc đích thực (về mặt lịch sử-xã hội) của mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong quan hệ vợ chồng Những nhu cầu, lợi ích cá nhân không được đáp ứng trong hôn nhân dần dần trở thành xung đột xã hội, kéo theo nhưng hậu quả về mặt tiêu cực xã hội” [17;21]
Theo Giáo sư Lê Thi: “Những khác biệt về giới (sex) giữa người đàn ông và người đàn bà là những đặc điểm tự nhiên của cơ thể con người và chức năng của nó là bẩm sinh và không thay đổi” [24;83] “Giới mà chúng ta xem xét ở đây là khái niệm khoa học ra đời từ môn nhân loại học, chỉ sự khác biệt gữa nam và nữ về mặt xã hội”
Từ đó, ta có thể hiểu về bình đẳng giới và đi đến kết luận: "Bình đẳng có nghĩa là các em gái được đến trường học như các em trai, là các cơ hội được
mở ra đối với phụ nữ, là các gia đình nghèo được hưởng lợi từ các hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ Bình đẳng cũng có nghĩa là phụ nữ hoàn
Trang 15toàn có quyền tham gia vào các hoạt động chính trị và ra quyết định Binh fđẳng là một quyền con người đối với phụ nữ mà có thể cải thiện cuộc sống cho tất cả mọi người Bình đẳng góp phần chấm dứt nghèo nàn Bình đẳng là một ưu tiên của công cuộc phát triển là nền tảng của phát triển" (Liên Hợp Quốc 2005) [4;20] Những quan điểm về vấn đề bình đẳng giới đó, trước sự biến đổi hàng ngày, hàng giờ của nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu hóa, Nó được thể hiện khác nhau ở từng quốc gia, dân tộc, khu vực và cũng
có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành trong cả nước Việt Nam
1.1.2 Bạo lực và bạo lực gia đình
*Bạo lực
Theo từ điển Tiếng Việt: “Bạo lực là một giai cấp (một nhóm chính trị
xã hội) nào đó áp dụng những hình thức cưỡng bức và tước đoạt” [19;41] Theo từ điển Chủ nghĩa Xã hội khoa học: “Bạo lực là một giai cấp (các nhóm chính trị xã hội) nào đó áp dụng những hình thức cưỡng bức khác nhau, kể cả sự tác động vũ trang đối với các giai cấp (các nhóm chính trị xã hội) khác nhau nhằm mục đích giành lấy hoặc duy trì sự thống trị về kinh tế, chính trị, những quyền hay đặc quyền khác nhau, đặc lợi” [22; 41]
Theo tạp chí khoa học về phụ nữ: “Bạo lực trong gia đình là tệ ngược đãi phụ nữ và trẻ em, là hiện tượng có tính phổ biến trong mọi tầng lớp dân
cư, xảy ra trên mọi vùng miền” [4;3]
Theo “Tuyên ngôn về loại trừ bạo lực chống lại phụ nữ” do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1993: “Bạo lực là bất kì hành động nào dựa trên cơ sở giới dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến những tổn thất về thân thể, tình dục, tâm lí hay những đau khổ về phụ nữ, bao gồm sự đe dọa, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do (của phụ nữ), bất kể trong đời sống riêng tư hay cộng đồng” [4;3]
Như vậy, bạo lực ngày nay không chỉ là dùng bạo lực làm tổn thương thân thể, gây thương tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, là sự
Trang 16xúc phạm danh dự và nhân phẩm người khác đến mức có thể gây ra những
“sang chấn tâm lý” - tức là bạo hành bằng tinh thần cũng có thể cấu thành tội phạm hình sự Bạo lực trong gia đình là một trở ngại cho sự bình đẳng
và là sự vi phạm không thể chấp nhận được đối với nhân phẩm con người
Nó cần được ngăn chặn vì nó tác động đến khoảng 20% - 50% toàn bộ phụ
nữ trên thế giới
Các nhà nghiên cứu đã phân ra bạo lực trong gia đình thành hai dạng: bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấy được
Bạo lực nhìn thấy được thường là các hành vi về thể chất như đánh đập,
cưỡng bức tình dục, sử dụng vũ khí hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, kể cả việc sử dụng vũ lực vào ý muốn sử dụng các biện pháp tránh thai của người vợ
Bạo lực không nhìn thấy được bao gồm việc sỉ nhục, chửi bới, đay
nghiến, thờ ơ, lãnh đạm
Ngoài ra, còn có nhiều cách phân loại khác như: bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế
Trong xã hội, không phải mọi tầng lớp nhân dân đều nhận thức được vấn
đề này Một bộ phận người dân vẫn thừa nhận bạo lực gia đình là cần thiết để duy trì trật tự, ổn định trên dưới Họ cho rằng như thế mới giữ được nề nếp, gia phong Chính nhận thức đó đã tạo điều kiện cho bạo lực trong gia đình có
xu hướng gia tăng
* Bạo lực gia đình
- Khái niệm: Có nhiều định nghĩa khác nhau về bạo lực gia đình:
Luật gia đình định nghĩa “Bạo lực trong gia đình” bao gồm những hành
vi hay các mối đe dọa của một người nhắm vào một thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản của họ
Bạo lực gia đình là ngược đãi bằng tình cảm, thể xác hay tình dục của thành viên gia đình bằng một thành viên khác (J hon J, Macionis, 2004)
Trang 17Bạo lực gia đình là hành vi tấn công của một người (thường là người đàn ông) đối với người khác có quan hệ tình cảm với họ bằng cách dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để kiểm soát người khác (Domestic Violence- Magazinen Violence in the family, Australia, 1996)
Bạo lực gia đình là những hành vi gây nên những tổn thương về vật chất hoặc tinh thần hoặc các thiệt hại về tài sản giữa các thành viên trong gia đình (Luật đặc biệt về trừng phạt hành vi bạo lực gia đình của Hàn Quốc)
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc
có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình (Luật phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam)
Như vậy, bạo lực gia đình đối với phụ nữ: là bạo lực giữa nam giới và phụ nữ, trong đó nạn nhân thường là phụ nữ và nó bắt nguồn từ các mối quan
hệ bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ
- Đặc điểm
Tính xã hội của bạo lực gia đình không chỉ thể hiện ở sự phổ biến và bản chất bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong quan hệ gia đình và xã hội,
mà còn ở hậu quả xã hội nghiêm trọng của bạo lực gia đình Bạo lực gia đình
đe doặ ổn định của gia đình và gây ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các thành viên trong gia đình, đẩy trẻ em vào môi trường sống nhiều xung đột, thiếu hạnh phúc Bạo lực gia đình cũng ảnh hưởng tới sự an toàn , lành mạnh của cộng đồng và trật tự của xã hội Nó có tác động tiêu cức tới nền kinh tế do là mất hiệu quả lao độngcủa nạ nhân trong thời gian nghỉ ốm và tốn những chi phí về điều trị y tế Do vậy, phòng chông bạo lực gia đình là trách nhiệm của
cả cộng đồng và toàn xã hội
- Phân loại
Qua một số định nghĩa và tình hình thực tiễn về bạo lực gia đình, ta có thể hiểu hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
Trang 18- Thứ nhất, Bạo lực về thân thể: là những hành vi bạo lực mà người gây
ra bạo lực thường sử dụng sức mạnh cơ bắp hoặc công cụ gây nên sự đau đớn
về thân thể đối với nạn nhân Bao gồm: đối xử tồi về thể chất: cấm đoán, kiểm soát, xô đẩy thô bạo, đánh đập và bạo lực/ lạm dụng tình dục: là cưỡng bức, ép buộc phụ nữ phải làm những công việc liên quan đến tình dục trái với mong muốn của họ
- Thứ hai, Bạo lực tinh thần/ tình cảm: là những hành vi nhằm hành hạ
tâm lí và những lời nói sỉ nhục, đe dọa, lãng quên hay không quan tâm Những hành vi này không dễ phát hiện và pháp luật khó can thiệp Bao gồm:
đe dọa, hăm dọa: bằng cách nhìn chằm chằm hoặc bằng các hành động, lời nói với tính chất đe dọa hoặc khiêu khích và gán nhãn: là gán cho phụ nữ những từ thiếu tôn trọng: ngu, điên rồ, vô dụng
- Thứ ba, Bạo lực tình dục: là các hành vi gây tổn thương về tình dục
đối với phụ nữ và trẻ em Bao gồm các hành vi như:cưỡng ép quan hệ tình dục, quấy rối tình dục, mua bán phụ nữ và trẻ em …
- Thứ tư, bạo lực kinh tế: là các hành động hoặc quyết tâm thực hiện các
hành động để phụ nữ phụ thuộc về tài chính, bao gồm: chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của các thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên,…
- Thứ năm, Bạo lực thế hệ: là một hình thức bạo lực bao gồm nhiều thế
hệ như: chồng - vợ, bố - con, ông - cháu, cháu - bà,…bao gồm các hành vi đánh đập, đe dọa, khiêu khích…hoặc hành hạ về mặt tinh thần…
- Thứ sáu, Bạo lực giới: được dùng để chỉ các hành vi chống lại phụ nữ
vì giới tính của họ Sở dĩ chúng ta sử dụng từ “bạo lực giới” vì đa số nạn nhân
là phụ nữ và đa số người sử dụng bạo lực là nam giớigần gũi, thân thiết với nạn nhân
Trang 191.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về bình đẳng giới
Nền tảng lí luận của quan niệm về bình đẳng giới xuất phát từ các nghiên cứu của Mác và Ph.Ăngghen về gia đình và chế độ tư hữu trong thời kì tư bản chủ nghĩa Quan điểm của các ông không chỉ đánh giá một cách khác quan và khoa học về những nguyên nhân dẫn đến sự lệ thuộc của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội mà còn gợi ra những hướng đi căn bản để giải phóng phụ nữ
Trên cơ sở lí luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn
đề bình đẳng giới đã được Đảng ta coi trọng ngay từ những ngày đầu thành lập Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương được thông qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (tháng 10 năm 1930) đã nêu: nam nữ bình quyền là một trong những nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương Đảng
và nhà nước ta cụ thể hoá đề ra nhiều chủ trương, chính sách, chương trình tạo điều kiện để phụ nữ tham gia vào công tác xã hội Nghị quyết số: 04-NQ/TW, ngày 12/7/1993 của Bộ chính trị ban hành về “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”; Chỉ thị số: 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới” Từ những quan điểm chỉ đạo trên, trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, có nêu: “Thiết thực chăm lo sự bình đẳng về giới, sự tiến bộ của phụ nữ” Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số: 19/2002/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ đến năm 2010” và Nghị định số:19/2003/NĐ-CP ngày 7/3/2003 của Chính phủ: Quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho Hội phụ nữ tham gia quản lý nhà nước về các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em Trong Chiến lược quốc gia vì
sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010, Chính phủ đã đề ra mục tiêu
Trang 20tổng quát về bình đẳng giới: “Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ, tạo mọi điều kiện cần thiết để thực hiện các quyền cơ bản của phụ nữ, để họ tham gia và hưởng lợi đầy đủ và bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội” Từ mục tiêu tổng quát được cụ thể hoá thành các mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực, trong đó có mục tiêu “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội” để tăng số lượng phụ nữ được giới thiệu và bầu vào các cơ quan dân cử, tham gia lãnh đạo, quản lý, ở các cấp các ngành trong cả nước…
Xuyên suốt quan điểm của Đảng về vấn đề phụ nữ là những luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ, về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam và các biện pháp tiến tới bình đẳng giới Một trong những luận điểm quan trọng về giải phóng phụ nữ là phụ nữ được nhìn nhận như một lực lượng của cách mạng, lực lượng lao động to lớn để xây dựng chủ nghĩa xã
hội: “Phải đặc biệt chú ý đến sức lao động của phụ nữ, phụ nữ là đội quân lao động rất đông” [27;64]
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề bình đẳng giới không chỉ là những nội dung lí luận quan trọng mà còn là những gợi ý cụ thể về các biện pháp nhằm xây dựng các mối quan hệ bình đẳng giữa giới trong gia đình và xã hội Các ý kiến của Bác đặc biệt còn giữ nguyên giá trị đối với các vấn đề hôm nay về
quan niệm bình đẳng và con đường đi tới bình đẳng Bác cho rằng: “Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng, bình quyền Lầm to! Đó là một cuộc cách mạng to và khó Vì trọng trai, khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại Vì nó ăn sâu vào óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội Vì không dùng vũ lực mà đấu tranh được” [27;31] Vậy đối tượng của cuộc đấu tranh này là gì? Bác nhấn mạnh: “ Giải
Trang 21phóng người đàn bà đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông” [11;499] Rõ ràng là, nếu các biện pháp tiến tới
bình đẳng nam nữ chỉ dừng lại hoặc chỉ tập trung vào việc giáo dục và động viên giới nữ nói chung và từng nhóm phụ nữ nói riêng thì chưa đủ Mục tiêu không kém phần quan trọng trọng cuộc đấu tranh này là thay đổi nhận thức, khắc phục định kiến và tư tưởng coi thường phụ nữ ở nam giới
Về phương pháp đấu tranh nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới, Bác chỉ rõ là không thể dùng vũ lực và lĩnh vực khó khăn nhất của sự nghiệp này là phấn đấu đạt bình quyền, bình đẳng trong gia đình
Như vậy, quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về bình đẳng giới thể hiện một cách rõ ràng mục tiêu cần đạt cũng như phương thức và biện pháp cần có để thực hiện bình quyền và bình đẳng Đây là một trong những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần được cán bộ Đảng viên và các cấp các ngành nhận thức một cách đầy đủ và vận dụng một cách linh hoạt và sâu sắc hơn nữa trong giai đoạn hiện nay của cách mạng Việt Nam
Như chúng ta đã thấy, trong các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, đã có rất nhiều biện pháp cụ thể để thực hiện quyền giải phóng và bình đẳng cho phụ nữ Nhưng còn có quá ít những văn bản cụ thể cùng các biện pháp thực tế để từng bước thủ tiêu tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông Do thực tiễn nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn và trở ngại trong việc thực hiện các chính sách về cán bộ nữ ở nhiều cấp ủy Đảng
và quản lý Nhà nước; hiện tượng bạo lực gia đình đối với phụ nữ…
Như vậy, tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Viêt Nam là sự nối tiếp và cụ thể hóa các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng giới Và quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh cho
ta thấy tính chất lâu dài và khó khăn của cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng
Trang 22và sự cần thiết phải tập trung vào việc thay đổi nhận thức xã hội, giải phóng phụ nữ và xóa bỏ tư tưởng phong kiến, tư sản của đàn ông
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải phóng phụ nữ và thực hiện nam
nữ bình đẳng là cơ sở lí luận, là nền tảng tư tưởng để Đảng và Nhà nước ta đề
ra phương hướng, giải pháp, nhằm xóa bỏ triệt để tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình
Trang 23Chương 2 THỰC TRẠNG BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH
Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Khái quát về tình hình tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc - cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, thuộc vùng Châu thổ sông Hồng là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang;
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên;
Phía Đông Nam giáp Thủ đô Hà Nội;
Phía Nam giáp tỉnh Hà Tây;
Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ
Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 24,20C, diện tích tự nhiên khoảng 1.371 km2, dân số gần 1, 2 triệu người Tỉnh có 152 xã, phường, thị trấn thuộc 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Vĩnh Yên (là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh), thị xã Phúc Yên
và 7 huyện là Mê Linh, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch
Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước lãnh đạo, toàn tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế tăng trưởng cao, các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh chính trị được giữ vững, đời sống của nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng được cải thiện và ngày càng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần với những kết quả cụ thể (Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc: Báo cáo: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014):
Tình hình kinh tế:
Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản năm 2013 vượt qua khó khăn, tăng trưởng khá so với năm 2012
Trang 24- Trong nông nghiệp: Vượt qua khó khăn tiếp tục phát triển và đạt nhiều kết quả khá Cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi phù hợp với quy hoạch, đề án và các dự án của ngành Trong những năm gần đây, các cấp lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc rất chú trọng đến phát triển nông nghiệp, tạo việc làm cho nhiều lao động
- Trong sản xuất công nghiệp: năm 2013 có sự tăng trưởng khá so với năm
2012 ở tất cả các khu vực: khu vực Nhà nước tăng 11,6%, ngoài Nhà nước tăng 7,8%, khu vực FDI tăng 12% Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) tăng 11,3% so với năm 2012 và bằng 106,4% kế hoạch Giá trị sản xuất ngành Xây dựng (theo giá so sánh năm 2010) giảm 0,6% so với năm 2012
- Trong dịch vụ năm 2013 hầu hết các ngành dịch vụ có sự tăng trưởng
so với năm 2012 nhưng vẫn còn ở mức thấp Trong hoạt động thương mại thì thị trường hàng hóa và dịch vụ cơ bản được ổn định, công tác quản lí thị trường được tăng cường Hoạt động xuất khẩu tăng cao mặc dù kinh tế trong
và ngoài nước vẫn gặp nhiều khó khăn, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.031 triệu USD tăng 54,9% so với cùng kỳ năm 2012 và bằng 125,9% kế hoạch Dịch vụ vận tải gặp nhiều khó khăn nhưng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch
vụ hỗ trợ vận tải tăng 12,6% so với năm 2012 Tổng doanh thu du lịch đạt 776,1 tỉ đồng, tăng 3% so với năm 2012
- Trong đầu tư phát triển: năm 2013 được đẩy mạnh, kết cấu hạ tầng kinh
tế xã hội được tăng cường, bộ mặt đô thị và nông thôn ngày càng được đổi mới Ước tính tổng vốn đầu tư xã hội năm 2013 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 14,211 tỉ đồng, tăng 0,4% so với năm 2012 và đạt 106,1% so với kế hoạch
Tình hình chính trị
Vấn đề quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo Lực lượng công an đã triển khai đồng bộ các biện pháp nắm chắc tình hình, chủ động thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an ninh, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được đẩy mạnh, duy trì
Trang 25Tình hình văn hóa - xã hội:
- Sự nghiệp giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa xã hội, y tế có bước chuyển biến đáng kể về quy mô và chất lượng đào tạo Đầu tư cho giáo dục đào tạo được chú trọng, quy mô giáo dục ngày càng được mở rộng, chất lượng giáo dục ngày càng ổn định ở mức cao
- Khoa học công nghệ - tài nguyên và môi trường tiếp tục được quan tâm, góp phần thiết thực phục vụ sản xuất và đời sống:
+ Các đề tài, dự án bước đầu đã đổi mới theo hướng tập trung, lấy hiệu quả thực tế làm tiêu chí đánh giá và tuyển chọn
+Tiềm lực khoa học công nghệ bước đầu được tập trung đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo nghề để nâng cao hiệu quả đầu tư
+ UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn
+ Công tác quản lý khai thác khoáng sản có nhiều chuyển biến tích cực + Quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường tiếp tục được chú trọng, việc triển khai các chương trình, dự án về môi trường được đẩy mạnh ở cả khu vực
đô thị và gắn với việc xây dựng nông thôn mới
- Hoạt động văn hóa - thể thao,phát thanh và truyền hình được duy trì, ổn định và phát triển Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và phòng chống dịch bệnh được quan tâm thường xuyên
- Tuy nhiên, bên cạnh đó còn những vấn đề bức xúc mà xã hội chưa ngăn chặn kịp thời: giáo dục đào tạo còn hạn chế, đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn, kết quả giảm nghèo chưa thật bền vững và có nguy cơ tái nghèo
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đang trên
đà chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phấn đấu để trở thành tỉnh công nghiệp Chính vì vậy, đời sống vật chất và tinh thần của người dân Vĩnh Phúc ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh thuần nông, chịu ảnh hưởng của tư tưởng văn hóa Nho giáo, Phật giáo Nên những tàn dư của
hệ tư tưởng phong kiến vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương, trong nhiều gia
Trang 26đình Vì vậy, phụ nữ Vĩnh Phúc, nhất là phụ nữ ở các thôn, còn chịu nhiều thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần, còn phải chịu sự bất bình đẳng nam nữ trong gia đình và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống
2.2 Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình
2.2.1 Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc
Ở Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, tình trạng ngược đãi phụ
nữ và trẻ em nữ trong gia đình không phải là vấn đề mới xuất hiện Đến nay tình trạng này chưa được xóa bỏ mà còn có xu hướng tăng Mặc dù đã có sự ngăn chặn khá cương quyết của pháp luật, chính quyền và các đoàn thể nhưng thực tế thì cộng đồng dân cư không phải cặp vợ chồng nào sống cũng hoàn toàn hạnh phúc Bạo lực gia đình khi thì lén lút, lúc thì công khai đã và đang phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình nhất là những cặp vợ chồng trẻ Vì vậy việc đấu tranh nhằm ngăn chặn tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ là điều cấn thiết
Nghiên cứu hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ, các nhà khoa học chỉ ra có các hình thức bạo lực sau:
- Thứ nhất: Bạo lực về thể chất là các hành vi đánh đập, tát, dùng vũ
lực, tạt axít, hành hạ chửi rủa hay hắt hủi người phụ nữ khi họ không sinh được con trai, người chồng đòi lấy vợ hai, cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của các thành viên trong gia đình
Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, qua điều tra thu thập thống kê của các huyện, thành thị báo cáo Từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2011 toàn tỉnh có 3298 vụ án về ly hôn được ghi nhận thì có tới hơn 40% tổng số vụ liên quan đến bạo lực gia đình Có 666 vụ liên quan đến bạo lực về thể xác như đánh đập, hành hạ bị xử lí hành chính và phải ra tòa
ly hôn; có 8 vụ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng bị truy tố trách nhiệm hình sự So sánh cho thấy vấn đề ly hôn liên quan đến bạo lực gia đình ngày càng gia tăng (năm 2008: 764 vụ; năm 2009: 891 vụ; năm 2010: 979 vụ; 6 tháng đầu năm 2011: 682 vụ)
Trang 27Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, qua điều tra thu thập thống kê của các huyện, thànhthị báo cáo Từ 2009 đến nay Vĩnh Phúc có 2099 (tính đến tháng 6 năm 2013) liên quan đến bạo lực gia đình Trong đó có 1241 vụ bạo lực về thể xác nhƣ đánh đập, hành hạ ; 672 vụ bạo lực về tinh thần nhƣ chửi bới, lăng mạ ; 36 vụ bạo lực về tình dục nhƣ cƣỡng
ép quan hệ tình dục ; 150 vụ bạo lực về kinh tế
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa tỉnh, trong 5 năm (2008 - 6/2013) toàn tỉnh có 2099 vụ bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình Trong đó có 1241
vụ bạo lực thân thể đối với phụ nữ Cụ thể con số đó nhƣ sau:
đầu năm
2013
Thân Thể
Tinh thần
Tình dục
Trang 28thuẫn xung đột giữa các thành viên trong gia đình như: chì triết, chửi rủa, cô lập, xua đuổi, thậm chí là đánh đập lẫn nhau mà dẫn tới ly hôn
Vĩnh Phúc với đặc thù là vùng đất vốn thuần nông, mấy năm trở lại đây mới bắt đầu phát triển công nghiệp, do đó những ảnh hưởng của truyền thống xưa, những tập tục lạc hậu vẫn còn tồn tại trong tư tưởng mỗi con người Vĩnh Phúc Việc nhận thức về bạo lực gia đình còn chưa đúng đắn, với họ thì khái niệm bạo lực gia đình vẫn là một khái niệm mới và được ít người quan tâm, biết đến Nạn nhân của bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ, còn những người nam giới thì có xu hướng phủ nhận tình trạng này tại địa phương hay tại gia đình họ Nguy hiểm hơn đa số nạn nhân của bạo lực gia đình lại im lặng không lên tiếng và âm thầm chịu đựng Chỉ khi nào nghiêm trọng đến tính mạng thì chị em mới nói ra nỗi khổ nhục mà mình phải chịu, chẳng hạn như: vào ngày 25/3/2012 trường hợp bà Nguyễn Thị Tung (73 tuổi) ở thông An Khang (xã Yên Thạch, Sông Lô, Vĩnh Phúc) bị con trai bạo hành mới bị phát giác Đã từng có một vợ và ba con nhưng do tính vũ phu, tàn bạo mà Nguyễn Văn Xuân (sinh năm 1966 con trai bà Tung) đã phá vỡ hạnh phúc của gia đình mình khiến vợ bỏ về nhà mẹ đẻ, còn bản thân thì trở về sống “tầm gửi“
mẹ già Một lần sau khi đi uống rượu về Xuân phát hiện lồng chim 4 con thì xổng mất 3, sẵn có ma men trong máu Xuân ra sức chửi bới và lao vào đánh
bà Tung Khi được hàng xóm phát hiện và can ngăn thì Xuân vẫn cứng đầu:
“Không phận sự của các người Hôm nay, tôi phải cho bà ấy đòn quyết định „
Đã nhiều lần bà Tung định làm đơn lên cơ quan chức nhờ can thiệp, giải quyết nhưng nghĩ thương con bà lại thôi
Tối ngày 23/6/2012 vừa qua, tại huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc lại thêm một vụ án mạng đau lòng: Cháu nội dùng đòn gánh đánh chết bà nội Vì biết bà nội khuyên bạn gái không nên yêu và lấy mình, Tứ (tên người cháu)
đã tuyên bố rằng: “Tao sẽ đánh chết bà vì nói xấu tao“ trong lúc say Nói là
Trang 29làm, Tứ về nhà tìm đòn gánh rồi đánh mạnh vào vùng đầu bà nội, khiến bà gục ngã tại chỗ Chưa dừng lại ở đó, hắn còn đánh liên tiếp vào vùng ngực, đánh gãy tay cụ, chỉ đến khi mọi người phát hiện và đưa cụ đi cấp cứu Nhưng, do tuổi cao sức yếu không chịu đựng được trận đòn roi tàn bạo của đứa cháu nội, bà cụ đã tử vong trên đường đến bệnh viện
Nghiêm trọng hơn là vụ bạo hành kinh hoàng mà chị Lê Thị Lý ở phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc phải gánh chịu Vụ việc bị phát hiện đã khiến dư luận không khỏi phẫn nộ, bàng hoàng và bức xúc với hành vi vũ phu của Nguyễn Tiến Thịnh (chồng chị Lý) Do hoàn cảnh khó khăn chị Lý phải sang Angola làm ăn và đầu năm 2011 thì trở về nước và phát hiện chồng mình và một người bạn học cũ tên An có quan hệ tình cảm Vì bức xúc trước chuyện chướng tai gai mắt này mà chị Lý và bạn của mình đã có những hành động „“dằn mặt„ tình địch Sau đó, vì cho rằng chị Lý đã làm mất sĩ diện của chồng, nên Thịnh đã chút “cơn mưa đòn“ lên người vợ Cay đắng hơn sự việc này lại diễn ra ngay trước mắt đứa con gái 4 tuổi của chị Lý Đến ngày 16/11/2011 Thịnh đã khai nhận toàn bộ vụ đánh vợ
dã man và một số hành vi nhẫn tâm khác vào đêm ngày 19 và 20/10 để dẫn đến thương tích 17% của vợ là Lê Thị Lý
Đó là những vụ bạo lực gia đình nghiêm trọng được pháp luật can thiệp, còn những vụ bạo lực nhìn thấy được như thâm tím mặt mày, tát, đấm, thì
cơ quan chính quyền tuy biết nhưng không làm gì được vì nhận thức của những nạn nhân này là chưa hiểu được những hành vi đó là bạo lực và chưa thấy hết được hậu quả của nó, họ coi đó là việc bình thường nên gây khó khăn cho việc đấu tranh, ngăn chặn bạo lực trong gia đình nhất là bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ
- Thứ hai, Bạo lực tinh thần/ tình cảm: là những hành vi xúc phạm
tâm lí, tình cảm, tinh thần người khác, được biểu hiện dưới các dạng: nhìn bên