Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập gia đình

Một phần của tài liệu Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh vĩnh phúc từ 2008 đến nay (Trang 54 - 58)

Lĩnh vực kinh tế là thành phần rất quan trọng trong đời sống xã hội. Bất bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế là một dạng của bất bình đẳng giới nói chung, đồng thời là nguyên nhân chính gây ra và duy trì những hình thức bất bình đẳng giới khác. Vĩnh Phúc đang phấn đấu cho mục tiêu chung của đất nƣớc: xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì bất bình đẳng đối với phụ nữ, bạo lực gia đình sẽ đi ngƣợc lại và cản trở không nhỏ đến mục tiêu chung của toàn tỉnh.

Nói đến kinh tế thì không thể không nói đến việc làm vì đó là một trong những lĩnh vực cơ bản của phát triển kinh tế. Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi, cùng với nguồn tài nguyên nƣớc mặt, nƣớc dƣới đất tƣơng đối dồi dào, do vậy hết sức thuận tiện cho phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Một trong những ƣu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp. Hiện nay, Vĩnh Phúc đang xây dựng và phát triển nhiều khu công nghiệp nhƣ: Bình Xuyên, Khai Quang, Quang Minh... Do đó mở rộng cơ hội việc làm sẽ tăng thêm thu nhập và giảm đói nghèo thì tình trạng bất bình đẳng, bạo lực đối với phụ nữ sẽ đƣợc giảm dần vì hầu hết các gia đình có thu nhập tăng thêm.

Kinh tế phát triển còn loại bỏ một số khả năng phi hiệu quả kinh tế, để phụ nữ có nhiều thời gian nâng cao trình độvăn hóa, nâng cao thu nhập.

Nhƣ vậy, phát triển kinh tế - xã hội tạo mọi điều kiện xóa bỏ bạo lực trong gia đình. Để thực hiện đƣợc thì mọi ngƣời lao động phải nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện vấn đề này.

KẾT LUẬN

Một trong những hiện tƣợng đáng lo ngại nhất của tình trạng khủng hoảng trong các gia đình hiện nay là tình trạng bạo lực gia đình. Bƣớc vào thế kỉ XXI, bạo lực gia đình vẫn đang ngày càng lan rộng và trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng, phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nó đã đặt ra cho xã hội hiện đại một nhiệm vụ cấp bách là: tìm ra những giải pháp hữu hiệu khắc phục và đi đến xóa bỏ hoàn toàn hiện tƣợng này.

Tình trạng ngƣợc đãi phụ nữ, bất bình đẳng giới không phải là một vấn đề mới xuất hiện ở Việt Nam nói chung, ở Vĩnh Phúc nói riêng. Nó xuất hiện sớm và tồn tại dai dẳng trong các hình thức bất bình đẳng xã hội. Mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giải phóng nhân loại. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ điều kiện, phƣơng pháp cách thức để thực hiện mục tiêu giải phóng phụ nữ, tiến tới bình đẳng nam nữ không hoàn toàn giống với lí luận về giải phóng con ngƣời nói chung. Mặc dù cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp đã giành đƣợc thắng lợi ở các quốc gia, dân tộc, nhƣng tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình vẫn còn tồn tại, phụ nữ vẫn là nạn nhân của sự áp bức về giới.

Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn về giải phóng con ngƣời nhƣng bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại ở khắp các tỉnh, thành trong cả nƣớc, đặc biệt tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ngày càng phổ biến và có xu hƣớng tăng lên. Điều đáng nói là nhận thức của ngƣời dân về giải phóng phụ nữ còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc giáo dục, tuyên truyền của các cơ quan, đoàn thể cho nhân dân đã và đang đƣợc tổ chức và thực hiện đồng bộ giữa các cơ quan, các cấp và các ngành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Hội LHPN tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo: Đánh giá kết quả công tác hội năm 2013, Chƣơng trình công tác năm 2014.

2. Ban chấp hành Hội LHPN tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo: Kết quả công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2012, phƣơng hƣớng nhiệm vụ trọng tâm năm 2013.

3. Chƣơng trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP),(1995), Việt Nam qua lăng kính giới, Hà Nội, Việt Nam.

4. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Đặng Thị Hà (2002), Di chúc Bác Hồ và công tác nghiên cứu, tuyên truyền Hồ Chí Minh, Nxb Hà Nội.

6. Liên hiệp quốc: Công ƣớc chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ,1979.

7. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 9. 8. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 11. 9. Nguyễn Hữu Minh (2006), Bạo lực chồng đối với vợ ở Việt Nam trong

những năm gần đây, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, tr3. 10.V.I. Lênin(1997), Toàn tập, Nxb Tiến bộ Matxcơva, tập 39. 11.Hoàng Phê (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

12.Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007): Bộ luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật số 02/2007/QH12.

13.Lê Thị Quý (2000), Bạo lực trong gia đình, bất bình đẳng trong quan hệ giới, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (số 4), tr 17.

14.Viện sĩ A.M. Ru - mi - an - txep (1986), Từ điển chủ nghĩa cộng sản khoa học, Nxb Sự thật, Hà Nội, số 4/2006.

15.Lê Thi (2006), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb Khoa học xã hội.

16. Lê Thi (2006), Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam, Nxb Phụ nữ.

17.Lê Thi (2006), Vấn đề dân số và bình đẳng giới ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (số 4), tr 20.

18. Từ điển Triết học, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va (bản dịch ra tiếng Việt của Nxb Tiến bộ và Nxb Sự thật),1986.

19.UBND huyện Vĩnh Tƣờng, Vĩnh Phúc, Ban chỉ đạo thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Báo cáo: Sơ kết 5 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2008 - 2013.

20.Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.

21.Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.

22.Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc: Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Một phần của tài liệu Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh vĩnh phúc từ 2008 đến nay (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)