1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở huyện hương khê – tỉnh hà tĩnh

27 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 184,5 KB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá ngày càng cao, các lĩnh vực của đời sống xã hội đều rất phát triển như kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học- kỹ thuật…Sự phát triển đó đều xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu của con người, hay nói cách khác con người là trung tâm của sự phát triển xã hội. Trên thế giới hiện nay, phụ nữ chiếm gần nửa dân số, là một lực lượng lao động to lớn, góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng gia đình và đất nước, thúc đẩy sự tiến bộ và phồn vinh trên trái đất. Tuy nhiên, chưa ở nước nào phụ nữ thực sự được hoàn toàn bình đẳng, chị em vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và ở nhiều nơi phụ nữ vẫn còn bị áp bức, bóc lột nặng nề. Chính vì vậy, bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, triệt để là lý tưởng mà nhân loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ. Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp S.Phuriê đã cho rằng: Trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ phát triển của xã hội. Luận điểm này tiếp tục được khẳng định trong học thuyết Mác ngay từ khi nó ra đời và phát triển ở trình độ mới cao hơn trong các giai đoạn tiếp theo. Những quan điểm trên đã cổ vũ cho nhiều phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng giữa nam và nữ, trở thành một trong những mục tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Phải nói rằng đây là một thực trạng đã và đang diễn ra mang tính toàn cầu, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ. Bộ văn hoá, thể thao và du lịch Việt Nam đã chỉ ra một trong năm tồn tại yếu kém của ngành năm 2008, đó là: tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực đối với người già, phụ nữ và trẻ em gây nhức nhối công luận ( theo báo thể thao hàng ngày số ra ngày 25/12/2008). Có thể nói vấn đề đấu tranh giải phóng cho phụ nữ là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng không những đối với xẫ hội mà nó còn là vấn đề bức xúc trong gia đình Việt Nam nói chung và gia đình ở huyện Hương Khê nói riêng. 1 Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có tốt thì xã hội mới ổn định và phát triển. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì điều quan trọng nhất là phải thấy được vị trí, vai trò của gia đình và có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn những yếu tố trực tiếp tác động đến sự bền vững của gia đình. Trong đó bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một nội dung quan trọng mà chủ nghĩa xã hội cần quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt ở Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề này phải được quan tâm, nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắc phục triệt để tận gốc rễ sâu xa của nó. Phải đi vào nghiên cứu thực trạng ở từng cơ sở, địa phương, để đưa ra giải pháp phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Hương Khê là một huyện miền núi, hiện nay đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở đây ngày càng được nâng cao nhưng mặt bằng dân trí vẫn còn thấp và phát triển không đều. Nhiều quan niệm, tư tưởng phong kiến, nhất là tư tưởng “ trọng nam khinh nữ” vẫn chưa được xoá bỏ. Họ vẫn phải chịu thiệt thòi cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, vẫn phải chịu sự bất bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong gia đình. Đặc biệt là tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ đang gây nhiều bức xúc trong huyện Hương Khê. Với những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Bạo lực gia đình dối với phụ nữ là một biểu hiện của bất bình đẳng giới và với tính chất là một sự sai lệch chuẩn mực xã hội.Vì thế, nó đã thu hút được nhiều nhà khoa học, xã hội học, phụ nữ học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX. Ở Việt Nam, vấn đề bạo lực gia đình bắt đầu được quan tâm nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Sau hội nghị quốc tế về bạo lực trên cơ sở giới tổ chức ở Bali năm 1993 và hội nghị quốc tế về phụ nữ lần thứ 4 tổ chức tại Bắc Kinh năm 1995, “bạo lực gia đình” đã được khẳng định là một 2 chủ đề quan trọng trong nghiên cứu xã hội phục vụ cho công cuộc phát triển. Trên cơ sở định nghĩa của Liên hợp quốc về bạo lực đối với phụ nữ, các nghiên cứu về bạo lực gia đình ở Việt Nam đã đưa ra nhiều phân loại khác nhau về các hành vi bạo lực trong gia đình. Trong đó hầu hết các nghiên cứu đều đề cập đến hành vi bạo lực về thể chất với các tên gọi khác nhau như ngược đãi thân thể (Vũ Mạnh Lợi và cộng sự, 1999), hay bạo hành thể xác (Lê Phương Mai, 2000; Nguyễn Thị Hoài Đức, 2001), hay cưỡng bức thân thể (Bùi Thu Hằng, 2001). Bên cạnh các tác giả này cũng đề cập đến các hành vi bạo lực về tâm lý, tinh thần, tình cảm và tình dục. Ngoài ra, nghiên cứu của Lê Thị Quý (2000) và Lê Ngọc Văn (2004) phân loại bạo lực gia đình thành hai loại là bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấy được…Nhìn chung các nghiên cứu đều đưa ra kết luận rằng gốc rễ của bạo lực trên cơ sở giới là sự bất bình đẳng và quan hệ giới. Cuốn “Bạo lực gia đình – một sự sai lệch giá trị” của Lê Thị Qúy – Đặng Vũ Cảnh Linh, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2007 tập trung nghiên cứu tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, những nguyên nhân và hậu quả của bạo lưc gia đình và đặc biệt là công tác phòng chống bạo lực gia đình – những bài học kinh nghiệm của Việt Nam. Cuốn “Bình đẳng giới ở Việt Nam” của Trần Thị Vân Anh – Nguyễn Hữu Minh (chủ biên), NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2008 đã góp phần nghiên cứu về vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam dưới góc độ giới, đồng thời dành hẳn một chương để đưa ra nhưng quan niệm chung nhất về bạo lực gia đình và làm rõ các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực. Ngoài ra, còn rất nhiều giáo trình, luận văn, luận án hay các tạp chí thông tin khoa học về phụ nữ có đăng các báo cáo phân tích và đánh giá vấn đề bình đẳng giới và bạo lự gia đình đối với phụ nữ. Như vậy, có thể thấy vấn đề bạo lực trong gia đình đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài này tác giả đã tiếp thu được rất nhiều luận điểm cho đề tài của mình. Tuy nhiên tác giả nhận 3 thấy ở mỗi công trình trên vẫn còn một số vấn đề chưa đề cập đến hoặc đề cập chưa sâu, đặc biệt là khắc phục vấn đề bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ. Cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào với đề tài này, tác giả chọn đề tài này vì muốn chỉ ra thực trạng bạo lực gia đình ở Hương Khê để từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp để khắc phục và góp phần vào công cuộc giải phóng phụ nữ nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là trên cơ sở những quan điểm lý luận về vấn đề giải phóng phụ nữ để làm rõ thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ huyện Hương Khê và đề ra phương hướng cũng như giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ đáp ứng sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở huyện Hương khê. - Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là trình bày hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ; làm rõ thực trạng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình trên địa bàn huyện Hương Khê trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, đề xuất những phương hướng và phân tích những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ tiến tới bình đẳng nam nữ, xoá bỏ tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở huyện Hương Khê, góp phần vào công cuộc phòng chống bạo lực gia đình trong cả nước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ - Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trong phạm vi huyện Hương Khê – tỉnh Hà tĩnh 4 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài thì chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp khảo sát điều tra thực tế - Phương pháp phỏng vấn - Tổng hợp, thu thập số liệu và tài liệu liên quan Trong quá trình thực hiện chúng tôi sẽ sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khác mang tính hỗ trợ. 6. Đóng góp của đề tài - Đề tài sau khi nghiên cứu thành công sẽ bổ sung thêm vào hệ thống lý luận về “tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở huyện Hương Khê”. - Giúp cho chính quyền địa phương có cái nhìn toàn diện và đầy đủ và áp dụng vào thực tế. - Làm tài liệu tham khảo cho những sinh viên quan tâm đến vấn đề bạo lực gia đình. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài có cấu trúc gồm 3 chương sau: Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tỉnh Chương 3: Phương hướng và giải pháp khắc phục tình trạng bạo lưc gia đình đối với phụ nữ ở huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh 5 B. NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Bình đẳng giới Bình đẳng giới là khái niệm biểu đạt sự đối xử như nhau của xã hội giữa nam và nữ ; là trạng thái xã hội trong đó phụ nữ và nam giới có vị trí như nhau, có các cơ hội như nhau để phát triển đầy đủ tiềm năng của mình. Luật bình đẳng giới (2007) có viết ‘Bình đẳng giới là việc nam nữ, có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội như nhau để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về để phát triển đầy đủ về thành quả của sự phát triển đó ’. Nếu bình đẳng giới là sự ngang bằng về nghĩa vụ và quyền lợi thì bất bình đẳng là sự không ngang bằng về nghĩa vụ và quyền lợi. Chúng ta có thể hiểu bất bình đẳng giới là sự phân biệt không ngang bằng trong đối xử, hưởng thụ, trong kiểm soát và ra quyết định giữa nam và nữ … Bất bình đẳng giới có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử, nó xuất hiện ngay trong xã hội loài người. Hiện tượng này, bắt đầu từ sự chuyển đổi từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ quyền trên phạm vi toàn cầu, sau khi xác lập quyền tư hữu. Sự bất bình đẳng bắt đầu từ những mối quan hệ ruột thịt trong gia đình, nên nó diễn ra có vẻ dễ dàng và hầu như không gặp sự phản kháng nào từ phía nữ giới. Có thể thấy, những quan điểm về vấn đề bình đẳng giới này, trước biến đổi hằng ngày, hằng giờ của nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu hóa nó được thể hiện khác nhau ở từng quốc gia, dân tộc cũng như giữa các tỉnh thành trong một đất nước. 1.1.2. Bạo lực gia đình Bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong một gia đình. Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và 6 chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau giữ cha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột thịt với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm hành vi này. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ - vợ hoặc mẹ của đối tượng. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp. Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ và còn với cả trẻ em, gia đình, toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng các quyền của con người. 1.2. Các dạng bạo lực gia đình 1.2.1. Bạo lực gia đình về thể chất Bạo lực gia đình là loại bạo lực nhìn thấy được như : tát, đấm, cấu, véo, kéo tóc, bóp cổ, xô đẩy, dùng roi, vọt, đe dọa hoặc tấn công bằng vũ khí hoặc bằng vật khác, thậm chí có tính hành hung và gây thương tích cho các nạn nhân. Đây là hình thức bạo lực chủ yếu do dùng sức mạnh của cơ bắp để dạy bảo các thành viên trong gia đình. 1.2.2. Bạo lực gia đình về tinh thần Bạo lực về tình thần là bạo lực không nhìn thấy, diễn ra một cách âm thầm, chủ yếu dùng ngôn ngữ thậm tệ để chiết dạy, dày vò tinh thần (đây là loại hình thức bạo lực gây ra sự sa sút nghiêm trọng về tinh thần trong chị em phụ nữ, đây được coi là hình thức bạo lực tinh vi nhất hiện nay). Bao gồm các hành vi lăng mạ hoặc hành vi lăng mạ hoặc hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau, hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiên bộ. 7 1.1.3. Bạo lực gia đình về kinh tế Bạo lực kinh tế bao gồm chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng ép thành viên lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ hoặc là kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính. 1.1.4. Bạo lực gia đình về tình dục Bạo lực gia đình về tình dục gồm có hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục, đánh đập để bắt quan hệ tình dục, sờ vào chỗ kín mà không được cho phép, dùng những lời tục tĩu, thô bạo để bắt người khác quan hệ tình dục với người khác, từ chối không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc bao cao su khi quan hệ tình dục. Ở việt nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động và trái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Bạo lực gia đình không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, tinh thần, bạo hành trong tình dục, bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng. Bạo lực không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn cao, không chỉ ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn mà còn nảy sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hôn mà còn có cả những đôi vợ chồng chung sống cùng nhau hàng chục năm. 1.3. Tình hình bạo lực gia đình ở nước ta Theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam năm 2010 cho thấy, có 32% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết họ đã phải hứng chịu bạo lực thể xác trong đời và 6% đã từng trải qua bạo lực thể xác trong vòng 12 tháng trở lại đây; 10% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết rằng họ đã từng trải nghiệm bạo lực tình dục trong đời và 4% trong vòng 12 tháng trở lại đây; 54% phụ nữ cho biết đã phải hứng chịu bạo lực tinh thần trong đời và 25% cho biết đã bị bạo lực tinh thần trong thời gian gần đây. Tỷ lệ bị bạo lực về kinh tế trong đời đối với phụ nữ đã kết hôn là 9%. 8 Từ báo cáo của các tỉnh, thành phố cũng như qua các phương tiện thông tin cho thấy bạo lực gia đình xảy ra ở tất cả các địa phương trong cả nước. Và phụ nữ, trẻ em gái là những đối tượng chính phải chịu đựng. Bạo lực đối với phụ nữ là một vấn đề mang tính toàn cầu, dẫn đến sự suy giảm về sức khỏe, thiệt hại về tài sản, mất mát về thu nhập và đổ vỡ gia đình… Bất chấp những nỗ lực không ngừng nghỉ của các tổ chức trên thế giới, thực trạng bạo hành phụ nữ vẫn diễn ra ở nhiều nơi, với mọi đối tượng và để lại những tổn thương vô cùng nặng nề. Báo cáo Tổ chức Y tế thế giới công bố năm 2013 cho biết, trong số 3 phụ nữ trên thế giới thì có 1 người là nạn nhân của bạo hành gia đình, đa số là phụ nữ ở châu Á và Trung Đông. Còn ở Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục Thống kê và Liên hiệp quốc đã đưa ra con số đáng báo động: có đến 58% phụ nữ Việt Nam cho biết mình đã từng là nạn nhân của ít nhất 1 trong 3 hình thức bạo hành trong đời sống vợ chồng là bạo hành thể xác, tình dục và tinh thần. Và có tới khoảng một nửa số nạn nhân này chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực mà họ phải chịu đựng… 9 Chương 2: Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh 2.1. Khái quát về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên - Hương Khê là một huyện miền núi, nằm phía Tây Nam tỉnh Hà Tĩnh; Phía Bắc giáp các huyện Can Lộc, Vũ Quang; phía Nam giáp huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình; Phía Đông giáp các huyện Kỳ anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà; Phía Tây giáp nước bạn Lào (với gần 60km đường biên giới). Diện tích tự nhiên 127.809,09 ha, trong đó đất lâm nghiệp 93.077,86 ha (chiếm 72,8% tổng diện tích), đất nông nghiệp 13.933,82 ha (chiếm 10,9% diện tích tự nhiên). - Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ 9 đến tháng 2 năm sau; lượng mưa bình quân từ 2000-2400mm/năm. - Toàn huyện có 21 xã và 1 Thị trấn huyện lỵ; dân số gần 11 vạn người, trong đó có 51.400 lao động (lao động nông nghiệp 36.800 người); đồng bào theo đạo thiên chúa giáo chiếm 27%; có 4 bản dân tộc, với 200 hộ, 790 nhân khẩu. Ngoài các đặc điểm nêu trên Hương Khê còn có một số tiềm năng lợi thế: Về quỹ đất để phát triển sản xuất Nông - Lâm nghiệp dồi dào; cây ăn quả phong phú, có giá trị kinh tế cao như: Bưởi Phúc Trạch; cam Khe mây, có giá trị kinh tế xuất khẩu cao. 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội - Nền kinh tế Hương khê chủ yếu là nông nghiệp lúa nước, ngoài ra có các loại cây lương thực như: Ngô(bắp),Chè, Cam, Chanh, Bưởi.Về cây công nghiệp có: Thông, Cao su, Keo lá tràm, Gió (Trầm Hương). Về chăn nuôi có: Trâu, bò, lợn, gà. Khai thác lâm sản: Các loại gỗ quý như Lim, Dối, Táu tất nhiên hiện nay đã rơi vào tình trạng cạn kiệt do nạn khai thác tràn lan. 10 [...]... 10 2.2 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh .12 2.2.1 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn 12 2.2.2 Công tác phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn 15 2.3 Nguyên nhân, hậu quả của tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh 16 2.3.1 Nguyên... 2.3.1 Nguyên nhân 16 2.3.2 Hậu quả 19 Chương 3: Phương hướng và giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh .21 3.1 Phương hướng nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ 21 3.2 Những giải pháp và kiến nghị nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở huyện Hương Khê hiện nay .21 3.2.1 Giải pháp .21 3.2.2... Khê, nhất là ở vùng sâu vùng xa, vẫn chịu thiệt thòi về mọi mặt, vẫn phải chịu sự bất bình đẳng nam nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong gia đình Đặc biệt là tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang gây nhiều bức xúc trong toàn huyện 2.2 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh 2.2.1 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn... 1.1.3 Bạo lực gia đình về kinh tế 8 1.1.4 Bạo lực gia đình về tình dục 8 1.3 Tình hình bạo lực gia đình ở nước ta 8 Chương 2: Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh 10 2.1 Khái quát về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh 10 2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 10 2.1.2 Tình. .. giải phóng phụ nữ, chống bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ 2.3.2 Hậu quả Bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang có xu hướng gia tăng trên địa bàn Hương Khê và hậu quả của nó để lại rất lớn - Ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của phụ nữ - Ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ em - Ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng và sự bền vững gia đình - Ảnh hưởng đến sự phát triển tiến bộ xã hội - Bạo lực gia đình đã tác... người phụ nữ trong gia đình, nhằm tránh những mâu thuẫn, xô xát xảy ra, ảnh hưởng tới sức khỏa của chị em, tới mỗi gia đình và cộng đồng… 2.3 Nguyên nhân, hậu quả của tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh 2.3.1 Nguyên nhân Có thể nói, khó khăn lớn nhất đối với việc tìm hiểu những nguyên nhân của bạo lực gia đình là ở chỗ, bạo lực gia đình là hệ quả của sự... đạo, phương hướng và các giải pháp tác động nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ nhằm nâng cao vai trò người phụ nữ đối với gia đình và xã hội 3.1 Phương hướng nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ - Trong những năm qua, phong trào phụ nữ và công tác thực hiện bình đẳng giới ở Hương Khê đã đạt nhiều kết quả tích cực Để đảm bảo thực hiện được bình đẳng giới thực sự trong các gia đình. .. và kiến nghị nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở huyện Hương Khê hiện nay 3.2.1 Giải pháp - Nâng cao hiệu quả của thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử về gia đình và bạo lực 21 gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam Chính vì vậy,... phúc Bạo lực gia đình khi lén lút, lúc công khai, đã và đang phá vỡ hạnh phúc của một số gia đình, nhất là các cặp vợ chồng trẻ Vì vậy chúng ta cần phải đấu tranh nhằm ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ Thực trạng bạo lực gia đình của toàn huyện ngày càng gia tăng với con số đáng lo ngại Thực trạng ngày càng phổ biến khắp các cơ sở địa phương trong toàn huyện, ... em mà còn là những hành vi vi phạm pháp luật 20 Chương 3: Phương hướng và giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vấn đề gia đình và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội Nghiên cứu phát hiện, nhận thức đầy đủ nguyên nhân của những vấn dề đó được coi là tiền đề quan trọng đặc biệt đối với việc đề ra và luận . bàn huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tỉnh Chương 3: Phương hướng và giải pháp khắc phục tình trạng bạo lưc gia đình đối với phụ nữ ở huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh 5 B. NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận. gia đình. Đặc biệt là tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang gây nhiều bức xúc trong toàn huyện. 2.2. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn huyện Hương Khê - tỉnh Hà. trong gia đình. Đặc biệt là tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ đang gây nhiều bức xúc trong huyện Hương Khê. Với những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: Tình trạng bạo lực gia đình đối

Ngày đăng: 21/12/2014, 12:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w