Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá ngày càng cao, các lĩnh vực của đời sống xã hội đều rất phát triển như kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật…Sự phát triển đó đều xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu của con người, hay nói cách khác con người là trung tâm của sự phát triển xã hội. Trên thế giới hiện nay, phụ nữ chiếm gần nửa dân số, là một lực lượng lao động to lớn, góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng gia đình và đất nước, thúc đẩy sự tiến bộ và phồn vinh trên trái đất. Tuy nhiên, chưa ở nước nào phụ nữ thực sự được hoàn toàn bình đẳng, chị em vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và ở nhiều nơi phụ nữ vẫn còn bị áp bức, bóc lột nặng nề. Chính vì vậy, bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, triệt để là lý tưởng mà nhân loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ. Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp S.Phuriê đã cho rằng: Trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ phát triển của xã hội. Luận điểm này tiếp tục được khẳng định trong học thuyết Mác ngay từ khi nó ra đời và phát triển ở trình độ mới cao hơn trong các giai đoạn tiếp theo. Những quan điểm trên đã cổ vũ cho nhiều phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng giữa nam và nữ, trở thành một trong những mục tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Phải nói rằng đây là một thực trạng đã và đang diễn ra mang tính toàn cầu, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ. Bộ văn hoá, thể thao và du lịch Việt Nam đã chỉ ra một trong năm tồn tại yếu kém của ngành năm 2008, đó là: tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực đối với người già, phụ nữ và trẻ em gây nhức nhối công luận ( theo báo thể thao hàng ngày số ra ngày 25122008). Có thể nói vấn đề đấu tranh giải phóng cho phụ nữ là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng không những đối với xẫ hội mà nó còn là vấn đề bức xúc trong gia đình Việt Nam nói chung và gia đình ở huyện Hương Khê nói riêng
Trang 1MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
NỘI DUNG CHÍNH 3
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 3
1 Cơ sở lý luận về vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ 3
1.1 Khái niệm bình đẳng giới và bất bình đẳng giới 3
1.2 Khái niệm cơ bản về bạo lực gia đình 3
1.3 Các dạng bạo lực gia đình 3
1.4 Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình 3
1.4 Khái niệm CTXH 5
1.5 Khái niệm nhân viên CTXH 6
2 Cơ sở thực tiễn 7
2.1 Thực trạng bạo lực gia đình trên thế giới 7
2.2 Thực trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam 7
II THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH 8
1 Vài nét chung về địa bàn nghiên cứu của đề tài 8
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 8
1.2 Tình hình kinh tế xã hội 8
2 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh 10
2.1 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn 10
2.2 Công tác phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn 12
3 Nguyên nhân, hậu quả của tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh 14
3.1 Nguyên nhân 14
3.2 Hậu quả 16
III ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ CỦA CTXH TRONG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH 18
Trang 21 Một số giải pháp chung về phòng chống BLGĐ đối với phụ nữ huyện Hương Khê hiện nay 18
2 Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ của CTXH trong bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 202.1 Vai trò của công tác xã hội và nhân viên công tác xã hội 20
2.2 Một số biện pháp của công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
đới với phụ nữ ở địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 21KẾT LUẬN 24TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 3LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sảnxuất mang tính xã hội hoá ngày càng cao, các lĩnh vực của đời sống xã hội đềurất phát triển như kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học- kỹ thuật…Sự phát triển
đó đều xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu của con người, hay nói cách khác conngười là trung tâm của sự phát triển xã hội Trên thế giới hiện nay, phụ nữ chiếmgần nửa dân số, là một lực lượng lao động to lớn, góp phần rất quan trọng vàoviệc xây dựng gia đình và đất nước, thúc đẩy sự tiến bộ và phồn vinh trên tráiđất Tuy nhiên, chưa ở nước nào phụ nữ thực sự được hoàn toàn bình đẳng, chị
em vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và ở nhiều nơi phụ nữ vẫn còn
bị áp bức, bóc lột nặng nề
Chính vì vậy, bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, triệt để là lý tưởng mànhân loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã hộichủ nghĩa không tưởng Pháp S.Phuriê đã cho rằng: Trình độ giải phóng phụ nữ
là thước đo trình độ phát triển của xã hội Luận điểm này tiếp tục được khẳngđịnh trong học thuyết Mác ngay từ khi nó ra đời và phát triển ở trình độ mới caohơn trong các giai đoạn tiếp theo Những quan điểm trên đã cổ vũ cho nhiềuphong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng giữa nam và nữ, trở thành một trongnhững mục tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới
Phải nói rằng đây là một thực trạng đã và đang diễn ra mang tính toàn cầu,trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ Bộ văn hoá, thể thao và du lịch ViệtNam đã chỉ ra một trong năm tồn tại yếu kém của ngành năm 2008, đó là: tìnhtrạng bạo lực gia đình, bạo lực đối với người già, phụ nữ và trẻ em gây nhứcnhối công luận ( theo báo thể thao hàng ngày số ra ngày 25/12/2008) Có thể nóivấn đề đấu tranh giải phóng cho phụ nữ là một trong những vấn đề vô cùng quantrọng không những đối với xẫ hội mà nó còn là vấn đề bức xúc trong gia đìnhViệt Nam nói chung và gia đình ở huyện Hương Khê nói riêng
Gia đình là tế bào của xã hội Gia đình có tốt thì xã hội mới ổn định và pháttriển Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì điều quan trọng nhất là
Trang 4phải thấy được vị trí, vai trò của gia đình và có những biện pháp hữu hiệu đểngăn chặn những yếu tố trực tiếp tác động đến sự bền vững của gia đình Trong
đó bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một nội dung quan trọng mà chủ nghĩa xãhội cần quan tâm nghiên cứu
Đặc biệt ở Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề nàyphải được quan tâm, nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắc phục triệt để tận gốc rễsâu xa của nó Phải đi vào nghiên cứu thực trạng ở từng cơ sở, địa phương, đểđưa ra giải pháp phù hợp với đặc điểm của từng địa phương Hương Khê là mộthuyện miền núi, hiện nay đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở đâyngày càng được nâng cao nhưng mặt bằng dân trí vẫn còn thấp và phát triểnkhông đều Nhiều quan niệm, tư tưởng phong kiến, nhất là tư tưởng “ trọng namkhinh nữ” vẫn chưa được xoá bỏ Họ vẫn phải chịu thiệt thòi cả về mặt vật chấtlẫn tinh thần, vẫn phải chịu sự bất bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xãhội và trong gia đình Đặc biệt là tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ
nữ đang gây nhiều bức xúc trong huyện Hương Khê
Và công tác xã hội trong công tác phòng chống bạo lực gia đình đang làmột đòi hỏi cấp thiết trong xã hội hiện nay Vai trò của nhân viên công tác xãhội rất quan trọng và cần thiết,họ là những người giúp chị em phụ nữ giải gỡ,chia sẻ những khó khan trong cuộc sống, đồng thời cũng là cầu nối giữa chị emđến với xã hội, cộng đồng, gia đình
Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, em chọn đề tài: “Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất một số biện pháp hỗ trợ của CTXH” làm đề tài nghiên cứu Qua đó giải phóng
phụ nữ tiến tới bình đẳng nam nữ, xoá bỏ tình trạng bạo lực đối với phụ nữ tronggia đình ở huyện Hương Khê, góp phần vào công cuộc phòng chống bạo lực giađình trong cả nước
Trang 5NỘI DUNG CHÍNH
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận về vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ
1.1 Khái niệm bình đẳng giới và bất bình đẳng giới
Khái niệm bình đẳng giới”
Bình đẳng giới là khái niệm biểu đạt sự đối xử như nhau của xã hội giữanam và nữ ; là trạng thái xã hội trong đó phụ nữ và nam giới có vị trí như nhau,
có các cơ hội như nhau để phát triển đầy đủ tiềm năng của mình Luật bình đẳnggiới (2007) có viết “Bình đẳng giới là việc nam nữ, có vị trí vai trò ngang nhau,được tạo điều kiện và cơ hội như nhau để phát huy năng lực của mình cho sựphát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về để phát triểnđầy đủ về thành quả của sự phát triển đó”
Khái niệm bất bình đẳng giới
Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt giữa nam và nữ dựa trên cơ sởgiới tính làm dẫn đến: cơ hội khác nhau; sự tham gia khác nhau; tiếp cận vàkiểm soát các nguồn lực khác nhau; thụ hưởng khác nhau
Những sự khác nhau này thể hiện trên cả lĩnh vực giáo dục, lao động – việclàm, chính trị, chăm sóc sức khỏe và công việc gia đình
1.2 Khái niệm cơ bản về bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình (BLGĐ) là hành vi cố ý của thành viên gây tổn hại hoặc
có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kunh tế đối với các thành viênkhác trong gia đình ( theo điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007)
1.3 Các dạng bạo lực gia đình.
- Bạo lực về tinh thần
- Bạo lực về tình dục
- Bạo lực về kinh tế
1.4 Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình
a) Nguyên nhân của bạo lực gia đình
- Nguyên nhân gốc rễ của bạo lực gia đình là bất bình đẳng giới Sự bất
Trang 6bình đẳng về quyền lợi giữa nam và nữ cùng các khuôn mẫu giới, định kiến đãlàm bạo lực xảy ra và tiếp tục duy trì Bên cạnh đó, tư tưởng trọng nam khinh nữkhiến cho một bộ phận nam giới tự cho phép mình được bạo lực với phụ nữ, cònngười phụ nữ thì chấp nhận và cam chịu hành vi bạo lực của chồng.
- Giáo dục: trẻ em chịu ảnh hưởng của trực tiếp từ chính gia đình mình vềnhững quan niệm, hành vi bạo lực của người cha và cam chịu của người mẹ
- Việc thực thi pháp luật liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình chưa hiệu quả
- Dư luận xã hội, cộng đồng chưa có nhận thức đầy đủ và ở mức độ nào đócòn chấp nhận bạo lực đối với phụ nữ
Bạo lực gia đình có thể xuất phát từ các yếu tố sau:
+ Yếu tố nhận thức, quan điểm, văn hóa
+ Yếu tố kinh tế
+ Yếu tố luật pháp
+ Yếu tố chính trị
b)Hậu quả của bạo lực gia đình
Hậu quả đối với nạn nhân BLGĐ
- Về sức khỏe thể chất: Sức khỏe bị hủy hoại, thương tích đau đớn, có thể
bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn đến tử vong
- Về sức khỏe tinh thần: Luôn ám ảnh bị bạo lực; chán nản, buồn rầu, lolắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề,căng thẳng và tuyệt vọng
- Về sức khỏe sinh sản: Mang thai ngoài ý muốn, thai nhi suy dinh dưỡng,sẩy thai, đẻ non, lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV
Hậu quả đối với người gây bạo lực gia đình
- Phá hỏng mối quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ông bà-cháu, cảmthấy cô đơn ngay trong gia đình
- Phải đóng tiền nộp phạt vi phạm hành chính khi gây ra bạo lực gia đình
- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với nạnnhân
Trang 7Hậu quả với trẻ em
- Với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi: Khóc nhiều, suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậmphát triển trí tuệ, e ngại khi tiếp xúc với người lạ
- Với trẻ trong độ tuổi trước vị thành niên: thiếu tập trung và không có khảnăng chơi tích cực; vụng về, lóng ngóng và hay gây rối; tránh va chạm và dễchiều theo ý người khác; mất hứng thú với các hoạt động xã hội và giảm nănglực xã hội; lẩn tránh các mối quan hệ với các bạn cùng lứa tuổi
- Với trẻ vị thành niên: học kém, bỏ học, phạm tội, uống rượu, hút thuốc lá
và nghiện ma túy; thiếu tin tưởng vào người lớn; bỏ đi khỏi nhà; có thể có cáchành vi bạo lực như người lớn; chán nản và có ý nghĩ tự tử; thậm chí tự tử
Hậu quả đối với gia đình
- Li thân, li hôn Tốn tiền chữa trị và phục hồi sức khỏe thể chất và sứckhỏe tinh thần cho nạn nhân và người chứng kiến bạo lực gia đình
- Giảm thời gian và năng suất lao động từ đó giảm thu nhập gia đình.Không có khả năng làm tròn bổn phận với gia đình nội, ngoại
Hậu quả đối với xã hội
- Giảm sự đóng góp của nạn nhân và người gây bạo lực gia đình đối với xãhội tạo ra lực lượng lao động tương lai có sức khỏe thể chất và tinh thần yếu,thiếu sáng tạo.
- Nếu không xử lý triệt để, xã hội sẽ chấp nhận và dung túng cho bạo lựcgia đình.
- Hạn chế hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS và kiểm soát mất cânbằng giới tính khi sinh
1.4 Khái niệm CTXH
CTXH là hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện dựa trên nền tảng khoahọc chuyên ngành nhằm hỗ trợ đối tượng có vấn đề xã hội (cá nhân, nhóm,cộng đồng) giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện hoàn cảnh, vươn lên hòa nhập
xã hội theo hướng tích cực, bền vững
Các phương pháp CTXH cơ bản:
Trang 8+ CTXH với cá nhân: Là quá trình và là một phương pháp tác động đến cánhân có vấn đề xã hội (bị mất hoặc yếu về chức năng xã hội), giúp cá nhân tựnhận ra vấn đề của bản thân, củng cố, khôi phục và phát huy năng lực của bảnthân để có thể tự giải quyết được vấn đề của mình trong tình huống, nghĩa là giảiquyết vấn đề cá nhân trong mối quan hệ tương tác với môi trường của cá nhânđó.
+ CTXH nhóm: Là một phương pháp của CTXH nhằm tạo dựng và pháthuy sư tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực giữa các thành viên, giúp củng
cố, tăng cường chức năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhucầu của nhóm Thông qua sinh hoạt nhóm, mỗi cá nhân hòa nhập, phát huy tiềmnăng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng đương đầu với nan đề của cuộcsống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra vì mục tiêu cải thiện hoàn cảnhmột cách tích cực
+ Tổ chức và phát triển cộng đồng: Phát triển cộng đồng là một tiến trìnhlàm chuyển biến từ cộng đồng nghèo, thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực thôngqua việc giáo dục giúp người dân trong cộng đồng nhận thức rõ tình hình, vấn
đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có của họ, tổ chứccác hoạt động chung tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức, mở rộng các mốiliên kết tiến tới tự lực phát triển
1.5 Khái niệm nhân viên CTXH
Xuất phát từ nhiều cách quan niệm, cách hiểu về CTXH nên cũng có nhiềucách gọi khác nhau về người làm CTXH Sự đa dạng trong các hoạt động xã hộ
là cơ sở dẫn đến sự phong phú của việc nhận diện người làm CTXH Từ khiCTXH chuyên nghiệp ra đời, người ta mới thực sự chú ý đến khái niệm NVXH.Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, người làm CTXH được gọi với những têngọi khác nhau như: NVXH, cán sự xã hội, cán bộ xã hội, nhân viên
CTXH, cán bộ làm CTXH…Dù cách gọi tên như thế nào thì người làmCTXH chuyên nghiệp phải là những người được đào tạo chuyên nghiệp và trongquá trình thực hành tác nghiệp phải dựa trên nền tảng lý thuyết, hệ thống kiến
Trang 9thức khoa học được trang bị và sử dụng phương pháp, kỹ năng chuyên nghiệpcủa nghề nghiệp chuyên môn CTXH.
Ở Việt Nam, người làm CTXH được biết đến phổ biến muộn hơn (từ saunăm 2000), nhưng tương đối thống nhất với tên gọi NVCTXH và gọi tắt làNVXH (social worker)
NVXH là những người có trình độ chuyên môn, được trang bị kiến thức,
kỹ năng về CTXH chuyên nghiệp và sử dụng kiến thức, kỹ năng đó trong quátrình tác nghiệp trợ giúp đối tượng (cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng) có vấn
đề xã hội giải quyết vấn đề gặp phải, vươn lên trong cuộc sống
2 Cơ sở thực tiễn
2.1 Thực trạng bạo lực gia đình trên thế giới.
- Trong các điều tra dân số từ 48 nước trên thế giới, 10 -69% phụ nữ chobiết họ đã trải qua một số bạo lực thân thể bởi một người bạn tình của họ trongđời
- Trong 4 phụ nữ thì có 1 phụ nữ bị bạo lực tình dục bởi bạn tình của họtrong đời
- Bạo lực gia đình đối với phụ nữ bị là nguyên nhân thức 10 trong cácnguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết cho phụ nữ từ độ tuổi 15-44 tuổi trongnăm 1998
2.2 Thực trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam
- Khảo sát tại 8 tỉnh ở 8 vùng trên cả nước, do Ủy ban các vấn đề xã hộiphối hợp với một số viện nghiên cứu tiến hành trong 6 tháng đầu năm 2006, chothấy: hàng năm 2,3% gia đình có hành vi bạo lực về thể chất ( đánh đập), 25%gia đình có hành vi bạo lực tinh thần, 30% cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộctình dục,
- Theo số liệu của Bộ Công an, cứ 2-3 ngày thì có 1 người chết liên quanđến bạo lực gia đình Bộ Y tế cho biết, năm 2005, ở đồng bằng sông Cửu Long
có 1011 người tự tử, ở Tây Nguyên có 715 người tự tử vì bạo lực gia đình
- Theo số liệu từ” Kết quả nghiên cứu Quốc gia về bạo lực gia đình đối với
Trang 10phụ nữ tại Việt Nam” năm 2010 cho thấy khi kết hợp ba loại bạo lực chính là thểchất, tình dục và tinh thần do chồng gây ra thì đã có hơn nửa phụ nữ (58%) trả
lờ từng bị ít nhất một trong ba loại bạo lực này trong đời Tỷ lệ này trong 12tháng trước thời gian khảo sát là 27% Có sự liên hệ chặt chẽ giữa ba loại bạolực và đánh giá đan xen giữa các loại bạo lực đã chỉ ra rằng luôn có một phụ nữvừa bị bạo lực tình dục hoặc thể xác, vừa bị lạm dụng tinh thần
II THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH
1 Vài nét chung về địa bàn nghiên cứu của đề tài.
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
- Hương Khê là một huyện miền núi, nằm phía Tây Nam tỉnh Hà Tĩnh;Phía Bắc giáp các huyện Can Lộc, Vũ Quang; phía Nam giáp huyện Tuyên Hoá,tỉnh Quảng Bình; Phía Đông giáp các huyện Kỳ anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà;Phía Tây giáp nước bạn Lào (với gần 60km đường biên giới) Diện tích tự nhiên127.809,09 ha, trong đó đất lâm nghiệp 93.077,86 ha (chiếm 72,8% tổng diệntích), đất nông nghiệp 13.933,82 ha (chiếm 10,9% diện tích tự nhiên)
- Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ 9đến tháng 2 năm sau; lượng mưa bình quân từ 2000-2400mm/năm
- Toàn huyện có 21 xã và 1 Thị trấn huyện lỵ; dân số gần 11 vạn người,trong đó có 51.400 lao động (lao động nông nghiệp 36.800 người); đồng bàotheo đạo thiên chúa giáo chiếm 27%; có 4 bản dân tộc, với 200 hộ, 790 nhânkhẩu Ngoài các đặc điểm nêu trên Hương Khê còn có một số tiềm năng lợi thế:
Về quỹ đất để phát triển sản xuất Nông
- Lâm nghiệp dồi dào; cây ăn quả phong phú, có giá trị kinh tế cao như:Bưởi Phúc Trạch; cam Khe mây, có giá trị kinh tế xuất khẩu cao
1.2 Tình hình kinh tế xã hội
- Nền kinh tế Hương khê chủ yếu là nông nghiệp lúa nước, ngoài ra có cácloại cây lương thực như: Ngô(bắp),Chè, Cam, Chanh, Bưởi.Về cây công nghiệpcó: Thông, Cao su, Keo lá tràm, Gió (Trầm Hương) Về chăn nuôi có: Trâu, bò,
Trang 11lợn, gà Khai thác lâm sản: Các loại gỗ quý như Lim, Dối, Táu tất nhiên hiệnnay đã rơi vào tình trạng cạn kiệt do nạn khai thác tràn lan.
- Đặc sản của Hương Khê có bưởi Phúc Trạch, chè xanh Hương Trà, sắnĐộng Cửa (xã Hương Thủy), cá chép (sông Ngàn Sâu), cá tràu (tức cá quả) ĐậpTrạng (xã Hương Thủy), cá mương (xã Hương Thủy) cá mát, mật ong rừng, mậtmía, ruốc, gỗ quý,
- Là một huyện miền núi nền kinh tế còn nhiều khó khăn, cuộc sống ngườidân còn nghèo, khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tincòn hạn chế, mặt bằng dân trí con thấp và phát triển không đều Vì vậy cònnhiều hủ tục lạc hậu đặc biệt là tư tưởng phân biệt nam nữ
- Bên cạnh đó, văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả quantrọng; các vấn đề bức xúc của xã hội được tập trung giải quyết
- Giáo dục và đào tạo được củng cố và phát triển toàn diện, các ngành họcphát triển nhanh về quy mô trường lớp, học sinh; cuộc vận động “hai không” với
4 nội dung được triển khai thực hiện nghiêm túc góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục; đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở
- Chương trình xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm được đẩy mạnh và đạt kếtquả cao
- Ngoài ra tình hình an ninh chính trị tiếp tục được giữ vững, trật tự an toàn
xã hội được bảo đảm, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hộicủa huyện Kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được thể hiện toàndiện trên các mặt; công tác nắm tình hình, công tác tham mưu, đẩy mạnh thựchiện có hiệu quả chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, ma túy…Quan
hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế tiếp tục được củng cố, tăng cường và mở rộng
- Như vậy, ta có thể thấy Hương Khê là một tỉnh miền núi có nền kinh tếtăng trưởng khá nhanh, mặc dù những yếu tố vật chất tạo điều kiện cho sự pháttriển phần lớn vẫn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung ương, nhưng cũng gópphần dần đưa Hương Khê thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và rút ngắn
Trang 12khoảng cách với những huyện phát triển hơn, tạo lập các yếu tố cơ bản làm tiền
đề phát triển trong những năm tiếp theo Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đãđạt được, ở Hương Khê mặt bằng dân trí vẫn còn thấp và phát triển không đều
Vì vậy còn nhiều hủ tục lạc hậu đặc biệt là tư tưởng phân biệt nam nữ
- Vì vậy, mặc dù đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với những cuộc cáchmạng to lớn thì phụ nữ Hương Khê, nhất là ở vùng sâu vùng xa, vẫn chịu thiệtthòi về mọi mặt, vẫn phải chịu sự bất bình đẳng nam nữ trong mọi lĩnh vực củađời sống xã hội trong gia đình Đặc biệt là tình trạng bạo lực gia đình đối vớiphụ nữ đang gây nhiều bức xúc trong toàn huyện
2 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh
2.1 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn
Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là tình trạng một bộ phận phụ nữtrẻ em trở thành nạn nhân của các hành vi ngược đãi, do chính người chồng gây
ra Cũng như các vấn đề các vấn đề xã hội khác, nó chịu tác động của nhữngthay đổi về môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội Mặc dù đã có sự ngăn chặn khákiên quyết của pháp luật, chính quyền, các đoàn thể nhưng thực tế tại cộng đồngdân cư, không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể sống một cách hoàn toàn êm
ấp hạnh phúc Bạo lực gia đình khi lén lút, lúc công khai, đã và đang phá vỡhạnh phúc của một số gia đình, nhất là các cặp vợ chồng trẻ Vì vậy chúng tacần phải đấu tranh nhằm ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các hành vi bạolực gia đình đối với phụ nữ Thực trạng bạo lực gia đình của toàn huyện ngàycàng gia tăng với con số đáng lo ngại
Thực trạng ngày càng phổ biến khắp các cơ sở địa phương trong toànhuyện, chiếm tỉ lệ lớn trong các vụ án về hôn nhân gia đình Theo thống kê củatòa án nhân dân trong 50 vụ ly hôn năm 2009 thì có đến 45 vụ ly hôn do bạo lựcgia đình gây ra với các nguyên nhân: rượu chè, ngoại tình, cờ bạc…
Bạo lực gia đình không chỉ xảy ra ở vùng sâu, vùng xa với những gia đìnhtrình độ học vấn thấp mà còn ở thị trấn, những gia đình có học vấn cao, có địa vị
Trang 13xã hội Ngay tại địa bàn thị trấn của huyện năm 2010 có 10 vụ án hôn nhân giađình thì có đến 7 vụ án do bạo lực gia đình gây ra Đây chưa phải là con số phảnánh thực tế vì còn nhiều trường hợp các nạn nhân che giấu, âm thầm chịu đựng;một số bị đánh đập quá mức thì chỉ đến tâm sự với cán bộ cơ sở, không muốncông khai
Theo nghiên cứu mới nhất của huyện: các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấnsâu cho thấy phần lớn người dân đều không có nhận thức rõ ràng về bạo lực giađình, khái niệm bạo lực gia đình chưa nghe nói đến hoặc ở mức độ rất mơ hồ.Theo kết quả khảo sát phiếu điều tra hộ gia đình, có tới 63,3% số người đượchỏi chưa bao giờ nghe nói tới bạo lực gia đình và 36,7% đã được nghe nóinhưng hiểu biết rất mơ hồ
Thông thường, người phụ nữ khi bị đánh đập, chửi bới sẽ cam chịu, chờ đợi
sự tỉnh ngộ của đức ông chồng, không muốn làm to chuyện vì quan niệm xấuchàng hổ ai…Chỉ có những trường hợp nào nghiêm trọng đến tính mạng thì lúc
đó, chị em mới nói ra nỗi khổ nhục mình phải chịu
Theo như lời kể của lãnh đạo huyện Hương Khê; một năm có 6, 7 vụ đánh
vợ nghiêm trọng còn đấm tát thì nhiều Có ông nhốt vợ trong buồng khóa cửakhông cho ra ngoài, có trường hợp vợ bi đánh nhưng không nói ra đến khi bịphát hiện thì mới nói
Chẳng hạn như trường hợp của chị Phan Thị H xã Hương Xuân là mộtngười hiền lành chăm chỉ hết lòng vì chồng con Chồng chị là anh Nguyễn Văn
P lại là người hay uống rượu và rất hay say xỉn, mỗi lần như thế anh thường haymắng chửi đánh đập vợ mình Mặc dù vậy chị H vẫn cắn răng chịu đựng, thếnhưng chị càng nhịn thì chồng chị càng lấn tới và gần đây chị đã bị chồng chịđánh trọng thương phải vào viện điều trị dù thế nhưng vì thương con nên chịkhông thể ly hôn
Cách mạng tháng tám đã thành công được 65 năm, ở khắp nơi, người ta hôhào về bình đẳng giới, trong từng điều kiện cụ thể, cuộc đấu tranh đòi quyềnbình đẳng nam nữ được tiến hành mạnh mẽ trên các lĩnh vực luật pháp, gia đình