LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn chủ đề : Ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống vui tươi và đầy ý nghĩa. Rất nhiều người đã may mắn đạt được điều mình mong muốn, nhưng cũng không ít người vì những rào cản vô hình hay hữu hình mà chưa thực hiện được. Trong số đó có người khuyết tật (NKT), những người được coi là đối tượng thiệt thòi nhất xã hội. Người khuyết tật giống như những thành viên khác của xã hội, họ cũng có những nhu cầu cơ bản nhất của một con người như tự mình lựa chọn những món đồ mình yêu thích, nấu một bữa ăn ngon, cùng gia đình, bạn bè tham gia các hoạt động của cộng đồng, xã hội; nhu cầu về học tập, lao động và cống hiến. NKT là một cá thể độc lập, có thể tự lựa chọn, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về tất cả mọi việc từ suy nghĩ, hành động đến lối sống…Tuy nhiên, do khiếm khuyết của cơ thể, do suy nghĩ bi quan về khả năng và giá trị của NKT, nhất là do những rào cản vô hình và hữu hình đã khiến NKT không thể hoặc mất đi khả năng sống độc lập. “Sống độc lập” ở đây không có nghĩa là người khuyết tật tự sống một mình, tự làm tất cả mọi việc không cần sự hỗ trợ nào khác từ những người xung quanh. “Sống độc lập” có nghĩa là người khuyết tật có quyền quyết định về cuộc sống của mình từ việc chăm sóc bản thân đến việc hòa nhập cộng đồng thông qua sự trợ giúp của Người hỗ trợ cá nhân (Personal Assistant hay PA). Trước đây, người ta cho rằng chỉ có những chuyên gia như bác sĩ, y tá, bác sĩ trị liệu, nhà tư vấn mới có thể thấu hiểu và giúp đỡ được người khuyết tật. Nhưng vào năm 1972, tại Backerley, Bang California, Mỹ lần đầu tiên xuất hiện trung tâm sống độc lập cung cấp các dịch vụ do người khuyết tật quản lý. Họ cho rằng chính những người khuyết tật sẽ là chuyên gia của người khuyết tật, chỉ những người khuyết tật mới có thể hiểu được nhu cầu của người khuyết tật. Các trung tâm sống độc lập xuất hiện liên tiếp tại Mỹ, rồi sau đó bắt đầu lan rộng sang Canada và Châu Âu. Năm 1986 lần đầu tiên tại Nhật Bản, một trung tâm sống độc lập với tên gọi Hội chăm sóc con người ra đời. Sau đó nó bắt đầu lan rộng sang các nước Châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Pakistan…Và ở Việt Nam, Trung tâm sống độc lập đầu tiên của NKT được hình thành vào năm 2009 tại Hà Nội. Trung tâm Sống độc lập Hà Nội đã là nơi NKT tuyên truyền và tư vấn cho NKT về SĐL, khuyến khích họ làm việc và hòa nhập, đồng thời cung cấp sự trợ giúp tích cực cho NKT thuộc tất cả các dạng tật. Văn phòng trung tâm SĐL là nơi điều phối dịch vụ SĐL (tư vấn đồng cảnh, tư vấn tiếp cận, người hỗ trợ cá nhân, tập huấn nâng cao năng lực…Để làm rõ hơn về điều này em xin chọn chủ đề :Thực trạng việc triển khai các hoạt động CTXH cho NKT tại Trung tâm sống độc lập Hà Nội để làm tiểu luận.
Trang 1MỤC LỤC.
LỜI MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn chủ đề : 1
NỘI DUNG 3
I Cơ sở lý luận 3
1 Khái niệm 3
1.1 Khái niệm " Người khuyết tật" 3
1.2 Khái niệm "Sống độc lập" 3
1.3 Khái niệm " CTXH với người khuyết tật" 4
2 Phân loại các dạng khuyết tật và các mức độ khuyết tật 4
2.1 Phân loại khuyết tật 4
2.2 Các mức độ khuyết tật 5
3 Chức năng CTXH trong giải quyết vấn đề Người khuyết tật 5
4 Các phương pháp tiếp cận của CTXH với Người khuyết tật 5
5 Lịch sử phong trào Sống độc lập và Trung tâm Sống độc lập trên thế giới 6
II Thực trạng việc triển khai các hoạt động CTXH cho NKT tại Trung tâm sống độc lập Hà Nội 7
1 Giới thiệu Trung tâm sóng độc lậpHà Nội 7
2 Thực trạng việc triển khai các hoạt động CTXH cho NKT tại Trung tâm sống độc lập Hà Nội 8
III Đề xuất giải pháp 21
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn chủ đề :
Ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống vui tươi và đầy ý nghĩa.Rất nhiều người đã may mắn đạt được điều mình mong muốn, nhưng cũngkhông ít người vì những rào cản vô hình hay hữu hình mà chưa thực hiện được.Trong số đó có người khuyết tật (NKT), những người được coi là đối tượng thiệtthòi nhất xã hội
Người khuyết tật giống như những thành viên khác của xã hội, họ cũng cónhững nhu cầu cơ bản nhất của một con người như tự mình lựa chọn những món
đồ mình yêu thích, nấu một bữa ăn ngon, cùng gia đình, bạn bè tham gia cáchoạt động của cộng đồng, xã hội; nhu cầu về học tập, lao động và cống hiến.NKT là một cá thể độc lập, có thể tự lựa chọn, tự quyết định và tự chịu tráchnhiệm về tất cả mọi việc từ suy nghĩ, hành động đến lối sống…Tuy nhiên, dokhiếm khuyết của cơ thể, do suy nghĩ bi quan về khả năng và giá trị của NKT,nhất là do những rào cản vô hình và hữu hình đã khiến NKT không thể hoặc mất
đi khả năng sống độc lập
“Sống độc lập” ở đây không có nghĩa là người khuyết tật tự sống một mình,
tự làm tất cả mọi việc không cần sự hỗ trợ nào khác từ những người xung quanh
“Sống độc lập” có nghĩa là người khuyết tật có quyền quyết định về cuộc sốngcủa mình từ việc chăm sóc bản thân đến việc hòa nhập cộng đồng thông qua sựtrợ giúp của Người hỗ trợ cá nhân (Personal Assistant hay PA)
Trước đây, người ta cho rằng chỉ có những chuyên gia như bác sĩ, y tá, bác sĩtrị liệu, nhà tư vấn mới có thể thấu hiểu và giúp đỡ được người khuyết tật.Nhưng vào năm 1972, tại Backerley, Bang California, Mỹ lần đầu tiên xuất hiệntrung tâm sống độc lập cung cấp các dịch vụ do người khuyết tật quản lý Họcho rằng chính những người khuyết tật sẽ là chuyên gia của người khuyết tật,chỉ những người khuyết tật mới có thể hiểu được nhu cầu của người khuyết tật.Các trung tâm sống độc lập xuất hiện liên tiếp tại Mỹ, rồi sau đó bắt đầu lanrộng sang Canada và Châu Âu Năm 1986 lần đầu tiên tại Nhật Bản, một trung
Trang 4tâm sống độc lập với tên gọi Hội chăm sóc con người ra đời Sau đó nó bắt đầulan rộng sang các nước Châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Pakistan…Và ở ViệtNam, Trung tâm sống độc lập đầu tiên của NKT được hình thành vào năm 2009tại Hà Nội.
Trung tâm Sống độc lập - Hà Nội đã là nơi NKT tuyên truyền và tư vấn choNKT về SĐL, khuyến khích họ làm việc và hòa nhập, đồng thời cung cấp sự trợgiúp tích cực cho NKT thuộc tất cả các dạng tật Văn phòng trung tâm SĐL lànơi điều phối dịch vụ SĐL (tư vấn đồng cảnh, tư vấn tiếp cận, người hỗ trợ cánhân, tập huấn nâng cao năng lực…Để làm rõ hơn về điều này em xin chọn chủ
đề :"Thực trạng việc triển khai các hoạt động CTXH cho NKT tại Trung tâm
sống độc lập Hà Nội" để làm tiểu luận.
Trang 5NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận.
1 Khái niệm.
1.1 Khái niệm " Người khuyết tật"
Theo Luật Người khuyết tật 2010: " Người khuyết tật là người bị khiếmkhuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểuhiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt , học tập khó khăn
1.2 Khái niệm " Sống độc lập"
Sống độc lập là việc người khuyết tật có thể sống hoà nhập, tự chủ trongnhững vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình thông qua sự trợ giúp của xãhội và cộng đồng Sống độc lập không có nghĩa là người khuyết tật tự mình làmtất cả mọi việc mà họ tự quyết định và điều khiển toàn bộ sự hỗ trợ của ngườikhác đối với mình
Mô hình Trung tâm sống độc lập ra đời đầu tiên ở nước Mỹ vào năm 1972.Đến năm 1986, mô hình này đã xuất hiện ở Nhật Bản và hiện nay nó đã có mặt ởnhiều nước trên thế giới với số lượng ngày càng lớn, như: Nhật Bản (200 trungtâm), Hàn Quốc (100 trung tâm), Đài Loan (1 trung tâm), Phillipin (4 trungtâm), Thái Lan (10 trung tâm) và Việt Nam (1 trung tâm)… Nhiệm vụ chủ yếucủa trung tâm là triển khai các dịch vụ: tư vấn đồng đẳng; chương trình sống độclập; dịch vụ trợ giúp và các dịch vụ khác như dịch chuyển, đưa đón, sửa chữa,cải tạo nhà ở…, trong đó tư vấn đồng đẳng là rất quan trọng Ngoài ra, trung tâmcòn giống như một tổ chức phong trào xã hội, thực hiện tuyên truyền cá nhân vàtuyên truyền hệ thống (việc đàm phán với chính quyền, kiểm tra phương tiệntiếp cận và tổ chức hội thảo)
Sống độc lập có nghĩa là người khuyết tật có thể:
- Tự quyết định và hướng dẫn toàn bộ sự hỗ trợ của người khác đối với mình,trong đó có việc sử dụng các thiết bị trợ giúp cần thiết cho cuộc sống hàng ngàycủa bản thân
- Tiếp cận một cách bình đẳng với người không khuyết tật với các cơ hội về nhà
Trang 6ở, giao thông vận tải, y tế, giáo dục - đào tạo, việc làm và các phúc lợi, dịch vụ
xã hội khác
- Được sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng, đặc biệt là dịch vụ người hỗ trợcác nhân, để tiếp cận các cơ hội một cách bình đẳng
1.3 Khái niệm " CTXH với người khuyết tật"
CTXH với Người khuyết tật hoạt động chuyên nghiệp của nhân viên xã hộinhắm trợ giúp các cá nhân, gia đình NKT nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu
và tăng cường chức năng xã hội cho người khuyết tật, đồng thời thúc đẩy môitrường xã hội về chính sách , nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đìnhNgười khuyết tật tiếp cận được các dịch vụ xã hội thông qua đó giải quyết cácvấn đề của cá nhân và gia đình NKT qua đó đảm bảo quyền cho NKT
2 Phân loại các dạng khuyết tật và các mức độ khuyết tật.
2.1 Phân loại khuyết tật.
- Khuyết tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu,
cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển
- Khuyết tật nghe, nói: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc
cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giaotiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói
- Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh
sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bìnhthường
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm
xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành độngbất thường
- Khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy
biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiệntượng, giải quyết sự việc
- Khuyết tật khác: là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến
cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các
Trang 7trường hợp được quy định các dạng khuyết tật trên : hội chứng Down, tự kỷ, hộichứng đói giao tiếp.
2.2 Các mức độ khuyết tật.
- Người khuyết tật đặc biệt nặng: là những người do khuyết tật dẫn đến mất
hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạtđộng đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầusinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàntoàn Chính vì vậy học cần có nhu cầu trợ giúp rất cao
- Người khuyết tật nặng: là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần
hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một
số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụnhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chămsóc Họ cũng là người cần có nhu cầu trợ giúp cao
- Người khuyết tật nhẹ: là người khuyết tật không thuộc những trường hợp
quy định trên Họ chỉ cần sự trợ giúp nhỏ, tuy nhiên họ vẫn luôn cần sự tư vấn,kèm cặp
3 Chức năng CTXH trong giải quyết vấn đề Người khuyết tật
- Phòng ngừa:
- Can thiệp, chữa trị
- Phục hồi
- Phát triển
4 Các phương pháp tiếp cận của CTXH với Người khuyết tật.
- Tiếp cận dựa trên quyền
+ Quyền con người : Công ước quốc tế về quyền con người
+ Quyền công dân : Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
- Tiếp cận theo nhu cầu nhằm :
+ Xác định đúng nhu cầu của NKT
+ Các hoạt động hỗ trợ NKT hiệu quả
+ Nhìn nhận NKT có nhu cầu như NKT
Trang 8+ Không trầm trọng hóa các vấn đề NKT
Dựa trên thuyết nhu cầu Maslow, xác định NKT có những nhu cầu :
+ Nhu cầu cơ bản : Nhu cầu về thể chất ( thức ăn, chỗ ở, nước uống, mặc đủ ấm,tình dục )
+ Nhu cầu an toàn: được chăm sóc, được bảo vệ
+ Nhu cầu tôn trọng : Được tôn trọng, được ghi nhận giá trị của NKT trong giađình, cộng đồng
+ Nhu cầu thể hiện bản thâ, tỏa sáng : NKT trở thành những thành viên của giađình, cộng đồng được đóng góp cho gia đình, cộng đồng
- Tiếp cận dựa theo hệ thống sinh thái giúp nhân viên CTXH có cái nhìntổng quan về vấn đề khuyết tật và người khuyết tật
5 Lịch sử phong trào Sống độc lập và Trung tâm Sống độc lập trên thế giới
1972: Trung tâm sống độc lập (TTSĐL) đầu tiên trên thế giới đã được EdRobert, một người khuyết tật vận động nặng, phải sử dụng máy thở, thành lập ởBerkeley, Hoa Kỳ Kể từ đó, TTSĐL đã được nhân rộng và phát triển mạnh ởBắc Mỹ và Châu Âu
Năm 1986: Tại Châu Á, TTSĐL đầu tiên của Nhật Bản (Hội chăm sóc conngười - HCA) đã được thành lập, chủ tịch là ông Shoji Nakanishi, một ngườikhuyết tật nặng do tổn thương cột sống
1999 – 2007: ba Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu các TTSĐL đã được tổ chức.Hội nghị gần đây nhất được tổ chức vào tháng 9/2007 tại Seoul, Hàn Quốc, vớiquyết nghị tạo lập mạng lưới các TTSĐL ở các châu lục
Đầu tháng 5/2008: Công ước về quyền của người khuyết tật có hiệu lực trêntoàn cầu Quyền sống độc lập của người khuyết tật và yêu cầu cung cấp các dịch
vụ hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập đã được nêu rõ tại Điều 19 - Sống độclập và hòa nhập cộng đồng
Năm 1988: HCA tổ chức tập huấn chuyên sâu về Tham vấn đồng cảnh lầnđầu tiên tại Nhật Bản 30 người khuyết tật từ khắp Nhật bản đã tham dự và tạo
ra một sức ảnh hưởng lớn
Trang 9Năm 1991: Hội đồng các Trung tâm sống độc lập Nhật Bản (JIL) đã đượcthành lập với 130 tổ chức thành viên và bầu ông Shoji Nakanishi làm Chủ tịch.Các hoạt động tự vận động tuyên truyền và dịch vụ của mạng lưới này dành chongười khuyết tật nặng đã tạo lập một ảnh hưởng lớn tới Chính phủ Nhật Bản.Năm 1996: Mô hình Trung tâm Sống độc lập và Tham vấn đồng cảnh đãđược công nhận trên toàn quốc.
2000 đến 2007: phong trào sống độc lập đã từ Nhật Bản lan sang các quốcgia ở Châu Á là Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Malaysia, Pakistan
Năm 2009: Trung tâm Sống độc lập Hà Nội được thành lập và trở thành môhình điểm ở Việt Nam
2010 đến nay: Chương trình Sống độc lập được phát triển tới TP Hồ ChíMinh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
Trung tâm sống độc lập là một tổ chức phi lợi nhuận và dựa vào cộng đồng.Văn phòng Trung tâm là nơi điều phối và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho ngườikhuyết tật thuộc tất cả các dạng tật Tại đây, người khuyết tật được học và nângcao kỹ năng sống, tuyên truyền và tư vấn cho người khuyết tật khác về sống độclập, khuyến khích họ tự do lựa chọn cách sống độc lập và hoà nhập cộng đồng;đồng thời cung cấp sự trợ giúp tích cực cho người khuyết tật thuộc tất cả dạngtật Trung tâm cũng là đầu mối tổ chức phong trào sống độc lập
II Thực trạng việc triển khai các hoạt động CTXH cho NKT tại Trung tâm sống độc lập Hà Nội.
1 Giới thiệu Trung tâm sóng độc lậpHà Nội.
Trung tâm sống độc lập của người khuyết tật Hà Nội địa chỉ tại 42, Kim
Mã Thượng, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội
Số điện thoại : (84-4)37674808 - 37674809 (84-4)37674 808 - 37 674 809
Trung tâm được thành lập từ năm 2009 do Nhóm Tương lai tươi sáng củaNKT thực hiện, với sự giúp đỡ của Hội NKT Hà Nội và tổ chức NKT quốc tếchâu Á – Thái Bình Dương (DPI/AP) và được tài trợ bởi Quỹ Nippon (NhậtBản).Trung tâm chính thức có được tư cách pháp nhân năm 2014 và đổi tên
Trang 10thành Trung tâm Hỗ trợ Sống độc lập của người khuyết tật Hà Nội.
Mục tiêu của Trung tâm Sống độc lập:
- Hỗ trợ từng cá nhân khuyết tật để họ phát huy được tiềm năng của mình ởmức cao nhất ngay tại gia đình và cộng đồng
- Vận động xã hội ủng hộ và là một tiếng nói mạnh mẽ để đảm bảo quyền củangười khuyết tật được tiếp cận nhà ở, việc làm, giao thông, giao tiếp, cácphương tiện giải trí và các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội một cách bình đẳngnhư những người không khuyết tật
Nguyên tắc hoạt động của Trung tâm Sống độc lập:
1) Lãnh đạo chủ chốt của Trung tâm sống độc lập là những người khuyết tậtnặng
2) Hơn 51% Ban lãnh đạo của Trung tâm sống độc lập là người khuyết tật 3) Tổ chức những hoạt động sau: tham vấn đồng cảnh, thiết kế chương trình
và đào tạo kỹ năng sống độc lập dành cho người khuyết tật, cung cấp người hỗtrợ cá nhân, cung cấp thông tin về phúc lợi xã hội, cách sửa chữa nhà cửa theohướng tiếp cận
4) Hỗ trợ cho nhiều dạng khuyết tật
2 Thực trạng việc triển khai các hoạt động CTXH cho NKT tại Trung tâm sống độc lập Hà Nội.
Trung tâm Sống độc lập của người khuyết tật Hà Nội là mô hình hỗ trợngười khuyết tật tại cộng đồng tiến bộ, đã phát triển nhiều năm qua trên thế giới,nhưng mới được giới thiệu lần đầu ở Việt Nam.Một trong những hoạt động củaTrung tâm là cung cấp miễn phí người hỗ trợ cá nhân tới từng NKT nặng ngaytại gia đình họ Thực sự "sống độc lập" không có nghĩa là NKT phải tự làm mọiviệc hay là sống một mình
Thực chất, sống độc lập có nghĩa là NKT tự quyết định mọi việc có liênquan tới bản thân và điều khiển toàn bộ sự hỗ trợ của người khác đối với mìnhtrong cuộc sống hàng ngày, qua đó có thể tiếp cận bình đẳng như những ngườikhông khuyết tật trong các cơ hội về nhà ở, giao thông vận tải, y tế, giáo dục -
Trang 11đào tạo, việc làm và các phúc lợi, dịch vụ xã hội khác.
Trung tâm đã mở những khóa tập huấn kỹ năng sống độc lập cho cả NKT
và người hỗ trợ cá nhân (viết tắt là PA) Giảng viên của Trung tâm là nhữngngười đi trước truyền lại kinh nghiệm cho người đi sau Có một số khóa tậphuấn được những giảng viên từ Nhật Bản sang trực tiếp giảng dạy
Sau 5 năm hoạt động, Trung tâm Sống độc lập của NKT Hà Nội đã chútrọng phát huy năng lực của người khuyết tật, giúp người khuyết tật hòa nhậpvới cuộc sống ngày một tốt hơn thông qua những đợt tập huấn kỹ năng sống độclập, tham vấn đồng cảnh và các khóa tập huấn về kỹ năng thuyết trình, tọa đàm
về tình yêu… Qua những hoạt động đó đã giúp NKT nặng lấy lại lòng tự tin,được trợ giúp để sống độc lập tự chủ; được cung cấp các kĩ năng làm việc mộtcách chuyên nghiệp; nâng cao được nhận thức của cộng đồng về khả năng củaNKT khi có người trợ giúp; xây dựng được mối quan hệ hợp tác với các tổ chứccủa nhà nước, các tổ chức phi chính phủ làm việc trong lĩnh vực NKT và giớitruyền thông Đặc biệt, sau 3 tháng Trung tâm đi vào hoạt động, Bản tin sốngđộc lập đã ra số đầu tiên Bản tin ra đời nhằm phản ánh những hoạt động củaTrung tâm, nêu lên những tấm gương, những câu chuyện của hội viên và NKT;đồng thời nêu lên nguyện vọng được hưởng quyền hòa nhập và sống độc lập củaNKT
Trung tâm Sống độc lập đầu tiên ra đời ở Hà Nội là một tiếng nói mạnh mẽ
để bảo đảm quyền của NKT được thực hiện quyền của mình, bình đẳng nhưnhững người bình thường trong xã hội, là được tiếp cận nhà ở, việc làm, giaothông, các công trình công cộng, các phương tiện giải trí, các dịch vụ y tế và xãhội
Sau khi được tập huấn, học viên còn trải qua thời gian để thực tập những gìmình đã học Hiện Trung tâm có hơn 30 thành viên là những NKT và khoảnghơn 40 người hỗ trợ cá nhân Các PA được tập huấn kỹ lưỡng về các kỹ năng dichuyển NKT ở trong nhà và ngoài đường, xoa bóp, giao tiếp với NKT, tâm lýcủa NKT, giải quyết các xung đột, nấu ăn… "Dịch vụ trợ giúp cá nhân 24/24
Trang 12giờ/ngày, song số giờ phục vụ tùy theo yêu cầu của từng NKT Người hỗ trợ cánhân là những người được trả lương và làm việc 8 tiếng/ngày, nhưng tùy theonhu cầu của NKT mà PA có thể làm việc 10 tiếng/ngày" - anh Vũ Anh Tú chobiết.
Thời gian qua, Trung tâm đã đạt được những kết quả khá tốt: xã hội đã cócái nhìn tích cực về nghề PA, NKT có cái nhìn lạc quan hơn đối với cuộc sống Một hoạt động của Trung tâm gần đây đó là tổ chức cho các học viên đi viếngLăng Bác Hồ và tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh Chuyến dã ngoại đã gâyđược ấn tượng tốt đẹp đối với PA và NKT
Chị Nguyễn Hồng Hà - Trưởng nhóm "Vì tương lai tươi sáng", Giám đốc
Dự án TTSĐL tại Hà Nội cho biết, tất cả các đối tượng khuyết tật đều được dự
án quan tâm, nhưng vì đây là lần đầu tiên, và vì chưa được mở rộng, nên nhữngngười được quan tâm trước là NKT nặng, nhưng vẫn còn khả năng về trí tuệ.TTSĐL là một mái ấm thân thương, không phân biệt giàu nghèo Với hìnhthức tư vấn đồng cảnh, các thành viên đến với trung tâm sẽ được cởi mở chia sẻ,bày tỏ và tư vấn lẫn nhau Bên cạnh đó, NKT còn làm quen với chương trìnhsống độc lập để làm những việc như trong cuộc sống bình thường vẫn làm: Nấu
ăn, đi chợ, lập kế hoạch chi tiêu Theo chị Nguyễn Bích Thủy - Giám đốc điềuhành TTSĐL cho biết: "PA không có nghĩa là người giúp việc nhà, mà chínhngười khuyết tật sẽ chủ động nói họ cần gì để PA thực hiện Người khuyết tật sẽ
có thêm đôi chân và cánh tay để làm chủ ý chí, từ đó phục hồi sự tự tin, thiết lậpquan hệ bình đẳng với xã hội Chúng tôi đã có những đôi là NKT và PA hoạtđộng rất ăn ý và hiểu nhau, nên công việc rất hiệu quả"
Những đôi hoạt động hiệu quả đó là anh Phan Đăng Nguyên và người PA
là em Trần Tuấn Dũng Từ ngày có Dũng, đời sống tinh thần của anh Nguyêntrở nên phong phú hơn rất nhiều Không chỉ được giúp đỡ, chia sẻ, động viên,anh còn có thể được Dũng đưa đi chơi, ngắm cảnh, thăm hỏi các bạn
Hay như anh Nguyễn Khánh Lâm, năm nay 26 tuổi Bị liệt, teo cơ vàkhuyết tật vận động, anh Lâm được trung tâm cử bạn Đình Lâm tới làm PA Có
Trang 13Đình Lâm giúp đỡ, anh Khánh Lâm có thể được đi ra ngoài nhiều hơn và đượcchăm sóc thường xuyên hơn Khi đến gặp anh Nguyên cũng là lúc Lâm tới mờianh Nguyên và hai người bạn PA ra ngoài ăn trưa Nhìn họ tươi vui, tự chủ,dường như những nỗi buồn về bệnh tật tan biến, thay vào đó là sự độc lập tự chủtrong cách nghĩ, cuộc sống của những người trên xe lăn.
Chị Vũ Hải Yến, một NKT rất năng động viết những trang thông tin chowebsite của TTSĐL không giấu được cảm xúc: "Mới năm trước, cuộc sống củatôi chỉ là những chuỗi ngày bận bịu với công việc bán hàng lặt vặt cùng với nỗi
cô đơn thường trực vì hai bố mẹ đã về nơi chín suối, còn anh chị thì cũng đã cógia đình riêng để chăm lo và vun vén Mặc dù không sống một mình, song vẫncòn đó một nỗi buồn và sự cô đơn mơ hồ cứ len lỏi trong tôi Năm nay tôi vẫnbán hàng đều đặn nhưng nỗi cô đơn đã qua đi, nỗi buồn cũng vơi bớt Vì tôi đãgặp được TTSĐL, ở đó có những người anh, người chị, người em, người bạnmới Và quan trọng là tôi đã gặp được Thương, người trợ giúp của tôi Tôikhông coi em chỉ là người trợ giúp cá nhân đơn thuần, mà còn là một người em,một người bạn để tôi có thể sẻ chia những tâm sự buồn vui trong cuộc sống"
Các hoạt động CTXH chính cho NKT tại Trung tâm sống độc lập Hà Nội được triển khai hiện nay đó là :
Tham vấn đồng cảnh
Tham vấn đồng cảnh cho những người khuyết tật do chính những người
khuyết tật thực hiện Mục đích lớn nhất của tham vấn đồng cảnh là giúp người
khuyết tật nặng phục hồi lại sự tự tin, xây dựng lại mối quan hệ con người vàđóng góp trở lại xã hội góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn Các hoạtđộng tham vấn đồng cảnh bao gồm tư vấn tâm lý, học kỹ năng sống độc lập, tìmnhà ở, hiểu biết về phương pháp sử dụng các nguồn lực xã hội, tham khảo cácviệc làm phù hợp và hàng loạt phương pháp tự vận động cho bản thân Thamvấn đồng cảnh hỗ trợ tích cực cho việc hiện thực hoá sống độc lập của ngườikhuyết tật nặng trong cộng đồng thông qua việc những người khuyết tật lắngnghe lẫn nhau ở vị trí ngang hàng