Có thể nói vấn đề đấu tranh giải phóng cho phụ nữ là một trong những vấn đề vô cùngquan trọng không những đối với xã hội mà nó còn là vấn đề bức xúc trong gia đình Việt Namnói chung và g
Trang 1Xã hội học gia đình
( Tiểu luận cuối kỳ )
-@ -Giảng viên: Th.s Lê Thái Thị Băng Tâm
Sinh viên: Lò Quỳnh Nhung
Lớp: K55 Xã hội học
MSSV:10030618
Bài tiểu luận: TÌNH TRẠNG BẠO LỰC
GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở TỈNH SƠN
LA - THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG
Trang 2MỤC LỤC
1.Lý do chọn đề tài ………3
2.Nội dung chính:……… 4
2.1 Tình hình nghiên cứu……… 4
2.2 Một số khái niệm ……… 5
3 Thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La…….8
3.1 Khái quát về địa lý tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Sơn La………8
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ……….8
3.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội ………9
3.2 Thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La ……… 11
3.2.1 Thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ ……… 11
4 Hậu quả và nguyên nhân của tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La ………18
4.1 Hậu quả ……….18
4.2 Nguyên nhân ……….22
5 Kết luận và xu hướng ……….28
Trang 3Chính vì vậy, bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, triệt để là lý tưởng mà nhân loại
đã theo đuổi nhiều thế kỷ Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng
Pháp S.Phuriê đã cho rằng: Trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ phát triển của
xã hội Luận điểm này tiếp tục được khẳng định trong học thuyết Mác ngay từ khi nó ra đời
và phát triển ở trình độ mới cao hơn trong các giai đoạn tiếp theo Những quan điểm trên đã
cổ vũ cho nhiều phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng giữa nam và nữ, trở thành mộttrong những mục tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới
Phải nói rằng đây là một thực trạng đã và đang diễn ra mang tính toàn cầu, trong đóViệt Nam không phải là ngoại lệ Bộ văn hoá, thể thao và du lịch Việt Nam đã chỉ ra một trongnăm tồn tại yếu kém của ngành năm 2008, đó là: tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực đối vớingười già, phụ nữ và trẻ em gây nhức nhối công luận (theo báo thể thao hàng ngày số ra ngày25/12/2008)
Có thể nói vấn đề đấu tranh giải phóng cho phụ nữ là một trong những vấn đề vô cùngquan trọng không những đối với xã hội mà nó còn là vấn đề bức xúc trong gia đình Việt Namnói chung và gia đình ở tỉnh Sơn La nói riêng
Trang 4Gia đình là tế bào của xã hội Gia đình có tốt thì xã hội mới ổn định và phát triển.Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì điều quan trọng nhất là phải thấy được
vị trí, vai trò của gia đình và có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn những yếu tốtrực tiếp tác động đến sự bền vững của gia đình Trong đó bạo lực gia đình đối với phụ
nữ là một nội dung quan trọng mà xã hội học gia đình cần quan tâm nghiên cứu Đặc biệt,
ở Việt Nam vấn đề này phải được quan tâm, nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắc phụctriệt để tận gốc rễ sâu xa của nó Phải đi vào nghiên cứu thực trạng ở từng cơ sở, địaphương, để đưa ra giải pháp phù hợp với đặc điểm của từng địa phương
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc với 12 dân tộc anh em cùng chung sống Hiệnnay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở đây ngày càng được nâng cao nhưng mặtbằng dân trí vẫn còn thấp và phát triển không đều Nhiều quan niệm, tư tưởng phong kiến,
nhất là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn chưa được xoá bỏ Họ vẫn phải chịu thiệt thòi cả
về mặt vật chất lẫn tinh thần, vẫn phải chịu sự bất bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội và trong gia đình Đặc biệt là tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ đanggây nhiều bức xúc trong tỉnh Sơn La
1995,“bạo lực trong gia đình” đã được khẳng định là một chủ đề quan trọng trong
nghiên cứu xã hội phục vụ cho công cuộc phát triển Trên cơ sở định nghĩa của Liên hợpquốc về bạo lực đối với phụ nữ, các nghiên cứu về bạo lực gia đình của Việt Nam đã đưa
Trang 5ra nhiều phân loại khác nhau về các hành vi bạo lực trong gia đình Trong đó hầu hết cácnghiên cứu đều đề cập đến hành vi bạo lực về thể chất với các tên gọi khác nhau nhưngược đãi thân thể (Vũ Mạnh Lợi và cộng sự, 1999), hay bạo hành thể xác (Lê PhươngMai, 2000; Nguyễn Thị Hoài Đức, 2001), hay cưỡng bức thân thể (Bùi Thu Hằng, 2001).Bên cạnh đó các tác giả này cũng đề cập đến các hành vi bạo lực về tâm lý, tinh thần, tìnhcảm và tình dục Ngoài ra, nghiên cứu của Lê Thị Quý (2000) và Lê Ngọc Văn (2004)phân loại bạo lực thành hai loại là bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấyđược…Nhìn chung các nghiên cứu đều đưa ra kết luận rằng gốc rễ của nạn bạo lực trên
cơ sở giới là sự bất bình đẳng và quan hệ giới
Cuốn “Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị” của Lê Thị Quý - Đặng Vũ
Cảnh Linh, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2007 tập trung nghiên cứu tình trạng bạo lựcgia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, những nguyên nhân và hậu quả của bạo lựcgia đình và đặc biệt là công tác phòng chống bạo lực gia đình - những bài học kinhnghiệm của Việt Nam
Cuốn “Bình đẳng giới ở Việt Nam” của Trần Thị Vân Anh - Nguyễn Hữu Minh
(chủ biên), NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2008 đã góp phần nghiên cứu về vấn đề bạolực gia đình ở Việt Nam dưới góc độ giới, đồng thời dành hẳn một chương để đưa ranhững quan niệm chung nhất về bạo lực gia đình và làm rõ các yếu tố tác động đến hành
vi bạo lực
Ngoài ra, còn rất nhiều giáo trình, luận văn, luận án hay các tạp chí thông tin khoahọc về phụ nữ có đăng các báo cáo phân tích và đánh giá về vấn đề bình đẳng giới và bạolực gia đình đối với phụ nữ
Như vậy, có thể thấy vấn đề bạo lực trong gia đình đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
2.2 Một số khái niệm
Trang 6Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới, ở Việt Nam, phụ nữ chiếm 50,8 % dân số Vấn
đề đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ vừa là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, vừa
là đòi hỏi bức xúc của xã hội Trong xu thế hội nhập và phát triển, tư tưởng “Nam nữ bình
quyền” hơn lúc nào hết đang được tôn trọng và thúc đẩy ở Việt Nam Để hiểu rõ hơn về thực
trạng này, trước hết chúng ta đi tìm hiểu một số khái niệm sau
Khái niệm bạo lực gia đình.
Theo Wikipedia: “Bạo hành gia đình hay bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ
các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình”.
Theo luật phòng chống gia đình: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên
gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về cật chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.
Từ đó ta có thể thấy, bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực trong xã
hội,“Nó là việc các thành viên trong gia đình vận dụng sức mạnh để xử lý các vấn đề
trong gia đình” [2;27].
Bạo lực gia đình là hiện tượng phổ biến trên thế giới nhưng vẫn có rất nhiều ngườinhận thức chưa đúng về nó Luật phòng, chống bạo lực gia đình của Quốc hội nước ta chỉ
rõ: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả
năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình” [8;1].
Ngày 25-11 hàng năm được Liên hợp quốc lấy làm Ngày quốc tế phòng, chốngbạo lực gia đình Thế giới từng có nhiều cố gắng trong việc phòng chống bạo lực gia đình
và ban hành nhiều văn kiện pháp lý liên quan Hiện có 89 nước có quy định pháp luật vềchống bạo lực gia đình, trong đó có 60 nước có luật riêng về phòng chống bạo lực giađình; 7 nước có luật riêng về bạo lực chống lại phụ nữ Tuy nhiên đến nay tình trạng bạolực gia đình vẫn đang là nỗi nhức nhối của cả nhân loại
Trang 7Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọngcho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý chobản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình, toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng cácquyền của con người.
Ở Ấn Ðộ, mỗi năm có khoảng hơn 5.000 phụ nữ bị cướp đi mạng sống của mình
vì nhà chồng cho rằng của hồi môn không đủ Ở Băng-la-đét, theo thống kê tội giết vợchiếm 50% trong số các vụ giết người Ngay tại Mỹ, một cường quốc hùng mạnh được
coi là “tự do” thì hiện tượng bạo lực trong gia đình lại rất phổ biến và đáng báo động.
Trên phạm vi toàn nước Mỹ cứ 15 giây lại có một phụ nữ bị đánh đập, có ít nhất 4 triệubáo cáo tai nạn do bạo lực trong gia đình chống lại phụ nữ mỗi năm Còn ở Việt Nam -một đất nước đang phát triển, thì tình trạng này phải khẳng định là đang tăng lên Theobáo cáo của Bộ Công an, cứ 2 - 3 ngày lại có một người chết liên quan đến bạo lực giađình; trong năm 2005 có 14% số vụ giết người liên quan đến bạo lực gia đình (39 vụchồng giết vợ và 8 vụ vợ giết chồng) Sáu tháng đầu năm 2006, tỷ lệ này là 30,5% (26/77vụ) [9; 19]
Đánh giá về vấn đề này, theo GS Lê Thị Quý ở trung tâm nghiên cứu khoa học về giađình và phụ nữ thì tệ nạn này đang phát triển trong xã hội ta hiện nay, nó không chỉ xúc phạmđến nhân phẩm, quyền con người của phụ nữ mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triểnkinh tế - xã hội, văn hoá Có thể phân bạo lực trong gia đình dưới hai dạng chính là bạo lựcnhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấy được ( hay gọi là bạo lực trực tiếp và bạo lực giántiếp)
Bạo lực nhìn thấy được thường là các hành vi về thể chất như đánh đập, cưỡng bức tìnhdục, sử dụng vũ lực hoặc đe doạ, kể cả việc dùng vũ lực để can thiệp vào ý muốn sử dụng các biệnpháp tránh thai của vợ Còn bạo lực không nhìn thấy được là dạng bạo lực lao động hoặc kinh tế
có thể khiến nhiều người không nhận thấy được mức độ trầm trọng Người bị bạo lực thì âm thầmchịu đựng, cam lòng khuất phục trong suốt cả cuộc đời, còn xã hội thì không ủng hộ họ
Trang 8Ngoài ra còn nhiều cách phân loại bạo lực gia đình khác nhau: bạo hành thể xác, bạohành tinh thần và bạo hành tình dục hay ngược đãi thân thể, ngược đãi về lời nói và ngượcđãi liên quan đến tình dục…và người gây ra bạo lực thường là người chồng hay sự thờ ơ củangười chồng đối với vợ mình Ngoài ra tham gia vào việc hành hạ phụ nữ thường là cả giađình nhà chồng, gồm anh chị em chồng, bố mẹ chồng, một số trường hợp khác thuê ngườiđánh.
Các nhóm xã hội khác nhau thường có biểu hiện khác nhau về hình thức bạo lựcgia đình Nhóm gia đình mà vợ, chồng có trình độ học vấn thấp, việc làm không ổn định,lao động chủ yếu mang tính giản đơn, thì bạo lực gia đình thường diễn ra dưới hình thứcbạo lực về thể chất Nhóm gia đình có trình độ học vấn cao, nghề nghiệp tương đối ổnđịnh, bạo lực gia đình thường diễn ra dưới hình thức bạo lực tinh thần Thực tế cho thấy,
dù dưới bất kỳ hình thức nào thì bạo lực gia đình cũng chủ yếu do người đàn ông (ngườichồng) gây ra đối với người phụ nữ (người vợ) và các thành viên khác trong gia đình.Việc nhận thức vấn đề này lại là một nghịch lý: một số hành vi bạo lực trong gia đình được nhiều tầng lớp trong xã hội, kể cả phụ nữ, coi là có thể chấp nhận được như quan hệ lăng nhăng, hỗn láo… Và bạo lực trong gia đình để lại những hậu quả rất nặng nề: gây tình trạng bất an trong cuộc sống của người phụ nữ, những đứa trẻ… đặcbiệt cản trở sự phát triển, tiến bộ của xã hội Đây cũng là vấn đề bức xúc đang được đặt ra ở tỉnh Sơn La
3 Thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La:
3.1 Khái quát về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Sơn La là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc, tổng diện tích tự nhiên là 14.174 km2
chiếm 4,27% diện tích cả nước Toàn tỉnh gồm có 11 đơn vị hành chính (01 thành phố và
10 huyện), có chung đường biên giới Việt - Lào dài trên 250km và đường địa giới giápcác tỉnh bạn là 628km Toạ độ địa lý từ 20030’ - 22002’ vĩ độ Bắc, từ 103011’ - 105002’ kinh
Trang 9độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía Namgiáp tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng của nước Cộng hoà dân chủnhân dân Lào; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, Lai Châu.
Dân số (thống kê năm 2009) là 1.083.700 người, mật độ dân số 73 người/km2
trong đó nam chiếm 50,2%, nữ chiếm 49,8% Bao gồm 12 dân tộc anh em (kinh 17,61%;Thái 53,20%; Mường 7,57%; Mông 14,61%; Dao 1,77%; Khơ Mú 1,17%; Kháng 0,80%;
La Ha 0,75%; Xinh Mun 1,98%; Tày 0,15%; Lào 0,31%; Hoa 0,02%; dân tộc khác0,06%) Tổng số lao động trên địa bàn khoảng 584.940 người (chiếm 56% tổng dân số);lao động nông, lâm nghiệp là chủ yếu với 502.350 người (chiếm 86% tổng lao động) [12;1]
Sơn La là một tỉnh miền núi có độ cao trung bình từ 600-700m so với mực nướcbiển, địa hình chia cắt sâu và mạnh Địa hình gồm các dãy núi phần lớn chạy dần theohướng Tây Bắc - Đông Nam và nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo chiềudòng chảy của Sông Đà và Sông Mã Tỉnh có 2 cao nguyên là cao nguyên Mộc Châu vàcao nguyên Nà Sản
Tỉnh Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc điểm của khíhậu Tây Bắc, chia làm hai mùa: mùa đông lạnh và khô; mùa hè nóng, ẩm và mưa nhiều.Với đặc điểm địa hình như vậy đã tạo cho tài nguyên thiên nhiên tỉnh Sơn La đa dạngphong phú với tài nguyên rừng có khả năng phát triển; tài nguyên khoáng sản, tài nguyênđất, với hệ động thực vật phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại quý hiếm
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà Nước và sự nỗ lực vượtbậc của Đảng bộ chính quyền địa phương, nền kinh tế Sơn La tiếp tục chuyển dịch cơ cấutheo hướng sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, hình thành các vùng tập trung chuyêncanh, thâm canh, kết hợp mở rộng vùng cây ăn quả, cây công nghiệp gắn với cơ sở chế
Trang 10biến có quy mô và công nghệ phù hợp Đồng thời hình thành các khu công nghiệp, khu
đô thị mới nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời gian tới
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2010 của Uỷ bannhân dân tỉnh Sơn La, tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh ước đạt 4.377,450 tỷ đồng, bằng 98,6%
kế hoạch và tăng 12,8% so với năm 2009 Trong đó khu vực nông, lâm, thuỷ sản giảm 3,4%;công nghiệp - xây dựng tăng 19,3%; dịch vụ tăng 24% Cơ cấu GDP: nông, lâm nghiệp, thuỷsản giảm từ 43,6% năm 2009 xuống còn 40,01%; khu vực công nghiệp, xây dựng từ 23,3%năm 2009 lên 23,4%; dịch vụ tăng từ 33,1% năm 2009 lên 36,56% [12; 2]
Bên cạnh đó, văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần củanhân dân được cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết quả quan trọng; các vấn đềbức xúc của xã hội được tập trung giải quyết
Giáo dục và đào tạo được củng cố và phát triển toàn diện, các ngành học, bậc học phát
triển nhanh về quy mô trường lớp, học sinh; cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung được
triển khai thực hiện nghiêm túc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đẩy mạnh công tácphổ cập giáo dục trung học cơ sở
Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chính sách khám chữa bệnh chongười nghèo…được chú trọng; chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên; mạng lưới y
tế được củng cố Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt 64%; tổng số cán bộ y tế hiện có 4.019người, tăng 13,2% so với năm 2009 Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 01 tuổi là 0,58%, tỷ lệ trẻ
em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống còn 23,5% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm
2010 là 1,25%; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên xuống còn 9,5% [12; 9]
Chương trình xoá đói giảm nghèo, xoá nhà tạm được đẩy mạnh và đạt kết quảcao Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 46% (năm 2006) xuống còn 25% (năm 2010), phấn đấugiảm xuống dưới 10% vào năm 2015 [12; 11]
Ngoài ra, tình hình an ninh chính trị tiếp tục được giữ vững, trật tự an toàn xã hộiđược bảo đảm, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kết quả
Trang 11thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được thể hiện toàn diện trên các mặt: công tác nắmtình hình, công tác tham mưu; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia phòng,chống tội phạm, ma tuý…Quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế tiếp tục được củng cố, tăng cường
và mở rộng; đặc biệt là quan hệ hợp tác với các tỉnh giáp biên giới Việt - Lào Công tác tôn tạo,tăng dày hệ thống mốc quốc giới Việt - Lào được tập trung chỉ đạo, đến nay đã hoàn thành 13 mốcbiên giới giữa Sơn La với tỉnh Luông Pha Băng
Như vậy, ta có thể thấy Sơn La là một tỉnh miền núi có nền kinh tế tăng trưởngkhá nhanh, mặc dù những yếu tố vật chất tạo điền kiện cho sự phát triển phần lớn vẫn phụthuộc vào sự hỗ trợ của Trung ương, nhưng cũng góp phần dần đưa Sơn La thoát khỏitình trạng đặc biệt khó khăn và rút ngắn khoảng cách với các tỉnh phát triển, tạo lập cácyếu tố cơ bản làm tiền đề phát triển trong những năm tiếp theo Tuy nhiên bên cạnhnhững thành tựu đã đạt được, ở Sơn La mặt bằng dân trí vẫn còn thấp và phát triển khôngđều Vì vậy còn nhiều hủ tục lạc hậu đặc biệt là tư tưởng phân biệt nam nữ
Vì vậy, mặc dù đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với những cuộc cách mạng tolớn thì phụ nữ Sơn La, nhất là phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa vẫn chịu thiệt thòi về mọi mặt,vẫn phải chịu sự bất bình đẳng nam nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và tronggia đình Đặc biệt là tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ đang gây nhiều bứcxúc trong toàn tỉnh
3.2 Thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La
3.2.1 Thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ
Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là tình trạng một bộ phận phụ nữ và trẻ
em trở thành nạn nhân của các hành vi ngược đãi diễn ra ngay trong gia đình, do chínhngười chồng gây ra Cũng như các vấn đề xã hội khác, nó chịu tác động của những thayđổi về môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội Mặc dù đã có sự ngăn chặn khá kiên quyếtcủa pháp luật, chính quyền, của các đoàn thể nhưng thực tế tại cộng đồng dân cư, không
Trang 12phải cặp vợ chồng nào cũng có thể sống một cách hoàn toàn êm ấm hạnh phúc Bạo lựctrong gia đình khi lén lút, lúc công khai, đã và đang xảy ra phá vỡ hạnh phúc của một sốgia đình, nhất là các cặp vợ chồng trẻ Vì vậy chúng ta cần phải đấu tranh nhằm ngănchặn, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bạo lực gia đình bao gồm nhiều dạng
Trong xã hội Việt Nam nó thường diễn ra dưới hai hình thức: “bạo lực nhìn thấy được” và
“bạo lực không nhìn thấy được” Hai dạng bạo lực này ở nơi này được thể hiện trong mối
quan hệ khăng khít, ở nơi khác lại được thể hiện trong sự độc lập, tách biệt lẫn nhau Điềunày phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình, vào nhận thức và hành động của cácthành viên trong gia đình
Thứ nhất: bạo lực nhìn thấy được
Vấn đề bạo lực và các hành vi bạo lực trong gia đình là một vấn đề phức tạp, thểhiện ở nhiều góc độ Trong thực tế, các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở các hành vi bạolực nhìn thấy được mà ít có những phân tích sâu đối với những hành vi bạo lực khôngnhìn thấy được trong gia đình
Bạo lực nhìn thấy được đó là bạo lực về thân thể, tình dục với các hành vi đánhđập, hành hạ đến thương tích phải tìm đến cái chết; hay bị hành hạ chửi rủa hắt hủi khikhông sinh được con trai; người chồng đòi lấy vợ hai hoặc người chồng khinh bỉ coi vợnhư người ở…Ta có thể nhận thấy đây là một dạng bạo lực rất nguy hiểm Nó làm chongười phụ nữ bị tổn thương, đau đớn hoặc đôi khi mất đi cả tính mạng của mình
Thực trạng bạo lực gia đình nói chung, bạo lực nhìn thấy được nói riêng của toàntỉnh ngày càng tăng với con số đáng lo ngại Năm 2005 có 175 vụ ly hôn do mâu thuẫngia đình và đánh đập ngược đãi Đến năm 2006 con số này là 270 vụ, tăng gần 2 lần sovới năm 2005 và không ngừng tăng lên, trong năm 2007 là 212 vụ, năm 2008 số vụ bạolực đã lên tới 319 vụ tăng 1,5 lần so với năm 2007 Đến năm 2010 là 645 vụ, tăng 2,1 lần
so với năm 2008, và tăng 4,8 lần so với năm 2005
Trang 13Thực trạng này ngày càng phổ biến khắp các cơ sở địa phương trong toàn tỉnh,chiếm tỷ lệ lớn trong các vụ án về hôn nhân và gia đình Theo thống kê của Toà án nhândân trong 455 vụ ly hôn năm 2009 trên địa bàn tỉnh thì có đến gần 400 vụ ly hôn do bạolực gia đình gây ra với các nguyên nhân: rượu chè, ngoại tình, cờ bạc
Bạo lực gia đình không chỉ xảy ra ở vùng sâu, vùng xa với những người có trình độ họcvấn thấp mà còn ở thành phố, trong những gia đình có học vấn cao, có địa vị xã hội Ngay tạiđịa bàn Thành phố, năm 2010 có 67 vụ án hôn nhân gia đình thì có đến 54 vụ án do bạo lực giađình gây ra Còn ở địa bàn các huyện là 571 vụ [11; 1] Tuy nhiên con số này chưa hẳn đãphản ánh đúng thực tế Nhiều trường hợp các nạn nhân che giấu, âm thầm chịu đựng; một số
bị đánh đập quá mức thì chỉ đến tâm sự với cán bộ cơ sở, không muốn công khai
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn của các gia đình nhưng nguyên nhân cơbản dẫn đến tình trạng này vẫn là do mâu thuẫn gia đình và sự đánh đập ngược đãi Trong đóphụ nữ luôn là người gánh chịu hậu quả TS Hoàng Bá Thịnh (Trung tâm nghiên cứu giới gia
đình và môi trường trong phát triển) cho rằng: “Bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội, nó
chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội khác nhau Điều dễ nhận thấy là, bạo lực giới trong gia đình có xu hướng phổ biến hơn ở các cộng đồng có mức sống và dân trí thấp, hoặc tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn nặng nề” [10; 65].
Sơn La với đặc điểm là một tỉnh miền núi nghèo nàn lạc hậu với hơn 80% là dântộc Mấy năm gần đây mới bắt đầu phát triển công nghiệp Chính vì vậy trình độ dân trícòn rất thấp, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của truyền thống xưa, tập tục lạc hậu vẫn
ăn sâu bám rễ trong tư tưởng mỗi người nơi đây nên việc nhận thức về bạo lực trong giađình chưa đúng đắn
Theo nghiên cứu ở Huyện Mộc Châu (2006): Các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấnsâu cho thấy phần lớn người dân đều không có nhận thức rõ ràng về bạo lực gia đình,khái niệm bạo lực chưa được nghe nói đến hoặc ở mức độ rất mơ hồ Theo kết quả khảosát phiếu điều tra hộ gia đình, có tới 63,3% số người được hỏi chưa bao giờ nghe nói tớibạo lực gia đình và 36,8% đã được nghe nói nhưng hiểu biết rất mơ hồ [4; 10]
Trang 14Trên thực tế thông tin về bạo lực gia đình đối với người dân, đặc biệt là các dân tộcthiểu số ở vùng sâu, vùng xa chủ yếu qua các cuộc họp tổ, xã, và do chính quyền cơ sở cungcấp Phần lớn các hộ gia đình người dân không có các phương tiện nghe nhìn Việc triển khaicác chính sách, đường lối, thực hiện chủ trương pháp luật của nhà nước chủ yếu dựa vào độingũ cán bộ cơ sở Tuy nhiên, trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ cơ sở còn rất hạn chế.Với cách nghĩ đơn giản, nhiều chị em phụ nữ chấp nhận những hành vi thô bạo của các ông
chồng với quan điểm cho rằng “phải biết thông cảm”, chỉ có một số hành vi được xác định
khá rõ là hành vi bạo lực gia đình như đánh đập, chửi mắng Thông thường, người phụ nữkhi bị chồng đánh đập, chửi bới sẽ cam chịu, chờ đợi sự tỉnh ngộ của đức ông chồng,không muốn làm to chuyện vì quan niệm” xấu chàng hổ ai”… Chỉ có những trường hợpnào nghiêm trọng đến tính mạng thì lúc đó, chị em mới nói ra nỗi khổ nhục mình phải
chịu “Theo như lời kể của lãnh đạo Huyện Phù Yên: “Một năm có 6,7 vụ đánh vợ
nghiêm trọng còn đấm tát thì nhiều Có ông chồng nhốt vợ trong buồng khoá cửa không cho ra ngoài, có trường hợp vợ bị đánh nhưng không dám nói ra đến khi bị phát hiện thì mới nói.””
Qua khảo sát thực tế cho thấy tình trạng bạo lực trong gia đình diễn ra phổ biến ởcác gia đình dân tộc, với nhiều hình thức khác nhau Ở cấp độ nguy hiểm nhất là tìnhtrạng tự tử do mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn vợ chồng khá nhiều Theo số liệu báo cáocủa Toà án tỉnh Sơn La trong năm 2010 có tới 71 vụ tự tử Trong đó số vụ tự tử liên quanđến mâu thuẫn gia đình là 58 vụ và phần lớn là ở người dân tộc (dân tộc H‘Mông là 23vụ)
Đối với người dân tộc thiểu số, do phong tục tập quán lạc hậu, tuy tình trạng lyhôn không nhiều nhưng thực tế người vợ thường phải cam chịu và chấp nhận kể cả trongtrường hợp người chồng rất vũ phu, đối xử tệ bạc, đã dẫn họ đến cái chết bằng cách tự tử
Vì vậy, số vụ tự tử liên quan đến bạo lực gia đình ở các dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La
là khá nhiều
Trang 15Trước thực trạng nêu trên, trong những năm qua Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã cónhiều giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu nạn bạo hành trong gia đình, về cơ bản đã trảlại những quyền tự do, bình đẳng cho chị em phụ nữ.
Hoạt động hoà giải: Công tác hoà giải ở cơ sở luôn được cấp hội phát huy có hiệuquả, với lực lượng trên 70% hòa giải viên ở cơ sở là phụ nữ, các chị đã chủ động, tích cựctrong việc nắm tình hình, kịp thời thăm hỏi, tư vấn, góp ý các gia đình có nguy cơ xảy rabạo lực gia đình nên đã góp phần ngăn chặn các vụ bạo lực gia đình trên địa bàn.Công tác giải quyết đơn thư: Trong 6 năm các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã nhận tổng số
1701 đơn có nội dung về hôn nhân và gia đình, nguyên nhân chủ yếu là do chồng cờ bạc,nghiện ma tuý, ngoại tình, về đánh đập, ruồng rẫy vợ con…Riêng bạo lực gia đình có 215đơn, trong đó cấp tỉnh là 35 đơn, cấp huyện, thành, hội là 51 đơn và cấp cơ sở là 129 đơn.Hội phụ nữ đã trực tiếp giải quyết được 102 đơn, số còn lại được chuyển cho cơ quanpháp luật có thẩm quyền giải quyết
Như vậy, bạo lực nhìn thấy được đối với phụ nữ trong gia đình ở Sơn La ngàycàng có xu hướng gia tăng, nhưng việc nhận thức về nó, về vai trò của người phụ nữ chưathực sự đúng đắn và đầy đủ
Thứ hai: bạo lực không nhìn thấy được
Bạo lực không nhìn thấy được là những hành vi xúc phạm tâm lý, tình cảm, tinhthần…; nhìn bề ngoài khó phát hiện nhưng lại làm cho phụ nữ đau khổ về mặt tinh thần,tâm lý Hay đay nghiến, chì triết do phụ nữ không làm ra tiền phải phụ thuộc vào chồng,phụ nữ bị bắt phải làm việc để có tiền cho chồng đánh bạc Lúc vợ có lỗi lầm thì chửi bới
vợ, hoặc sức khoẻ yếu không đáp ứng được nhu cầu tình dục…Dạng bạo lực này xuấtphát từ sự phân công lao động bất hợp lý giữa nam và nữ trong gia đình Hiện nay ởnhiều nước, đặc biệt là các nước phương Đông vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằng: Phục
vụ vô điều kiện cho chồng con nói riêng và nam giới nói chung là“chức năng” là“thiên
hướng”, là sự “hy sinh” nhường nhịn của người phụ nữ trong gia đình Quan điểm này
xuất phát từ tư tưởng phụ quyền được phản ánh trong luật pháp phong kiến và chuyển
Trang 16thành phong tục tập quán hoà quyện vào đời sống xã hội từ hàng chục thế kỷ nay, như làmột dạng đạo đức xã hội, một lối sống của nhân dân từ trong gia đình ra ngoài xã hội.
Ở các mức độ khác nhau, quan niệm này đã gán cho phụ nữ những trách nhiệmchính rất nặng nề trong các công việc tái sản xuất ra sức lao động (nội trợ, chăm sóc concái và thành viên trong gia đình) trong khi họ là người thực hiện chính nhiệm vụ tái sảnxuất sinh bọc ra con người (mang thai, sinh con và cho con bú bằng sữa của mình) Bêncạnh đó, phụ nữ vẫn thực hiện trách nhiệm lao động sản xuất như nam giới Nhiều quan
niệm sai lầm cho rằng, việc nội trợ là “thiên chức” của phụ nữ và họ không bằng lòng
nếu như người phụ nữ nào không hoàn thành các thiên chức trên Có lẽ họ đã khônghiểu hoặc cố tình không hiểu thiên chức ở đây là trời trao nghĩa là tạo hoá đã quy định
là không thay đổi được Đó là các chức năng (mang thai, sinh con và cho con bú bằng
sữa mẹ) còn trách nhiệm nội trợ là “xã hội chức” nghĩa là xã hội trao cho phụ nữ và
có thể thay đổi được Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều nam giới đã thực hiện hành vi bóclột phụ nữ với những nguỵ biện về thiên chức Đồng nghĩa với việc lao động quá sức,
sự hưởng thụ của phụ nữ bị coi là thứ yếu, thậm chí không được tính đến
Cách mạng tháng Tám đã thành công được 65 năm, ở khắp nơi, người ta hô hào vềbình đẳng giới, trong từng điều kiện cụ thể, cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam nữ
đã được tiến hành mạnh mẽ trên các lĩnh vực luật pháp, gia đình và xã hội Điều đó đãlàm biến đổi về căn bản vị trí, quyền lợi của người phụ nữ so với trước đây
Tuy nhiên cuộc đấu tranh nào cũng có khó khăn của nó, đặc biệt Sơn La vốn làmột tỉnh miền núi có trình độ dân trí thấp, ảnh hưởng nặng nề của tàn dư, hủ tục lạc hậu
Vì những lý do đó, chúng ta có thể giải thích được vì sao Sơn La vẫn tồn tại tư tưởng
“trọng nam khinh nữ”, thậm chí ở nơi vùng sâu, vùng xa có xu hướng phục hồi và phát
triển Chính tư tưởng này đã tạo ra một thứ bạo lực vô cùng ghê gớm, nó khiến cho họkhông bị đánh đập về thể xác thì cũng bị đầy đoạ về tinh thần, không bị mắng chửi nhưngvẫn phải lao động cực nhọc và phục tùng như một nô lệ Ngày nay, trong khi có nhiềungười chồng đã yêu thương, chia sẻ với vợ gánh nặng gia đình, thì vẫn còn không ít