MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nhân loại, phụ nữ bao giờ cũng giữ một vị trí quan trọng trong gia đình và xã hội, trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật... Hơn thế nữa, về mặt số lượng, phụ nữ chiếm nửa tổng dân số, tài năng và trí tuệ của họ cũng không kém gì nam giới. Phụ nữ luôn luôn tự vươn lên và đã từng đấu tranh bằng mọi hình thức và mức độ khác nhau để được bình đẳng với nam giới. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh đó thật khó khăn, phức tạp, dai dẳng, có lúc quyết liệt và đến nay vẫn chưa kết thúc. Hiện nay, ở Việt Nam, nhất là vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo vẫn còn tồn tại tư tưởng gia trưởng trọng nam khinh nữ, coi phụ nữ chỉ là cái bóng của đàn ông, bị cột chặt vào cái gia đình bé nhỏ, công việc của họ chỉ là sinh con, nuôi con và xoay quanh xó bếp. Thực chất một số phụ nữ không được tôn trọng, bình đẳng ngay chính trong gia đình của mình, họ, bị chà đạp về thể xác và tinh thần; họ không được đi học, không có quyền tham gia các công việc xã hội... Điều này đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của xã hội và ngay chính bản thân người phụ nữ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ là hệ thống các vấn đề thể hiện nhãn quan chính trị, tâm hồn dân tộc và tình yêu thương con người bao la, thể hiện tầm triết học nhân văn sâu sắc của Người. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phụ nữ là lực lượng quan trọng trong cách mạng, trong xã hội và đặc biệt là trong gia đình. Thực tế, trong gia đình, phụ nữ là người đóng vai trò quan trọng, trách nhiệm của họ cũng thật lớn lao. Nhưng trong gia đình Việt Nam trước đây, phụ nữ thường bị coi khinh, bị ngược đãi. Vì vậy, khi nước nhà giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp 1946, trong đó Điều 3 quy định: Cấm… đánh đập hoặc ngược đãi vợ. Mặc dù pháp luật đã quy định rõ, nhưng nhiều nơi vẫn còn tình trạng: đánh vợ, ép duyên con gái, đối xử tàn tệ với con dâu… Từ thực tế đó, Hồ Chí Minh cho rằng, muốn giải phóng phụ nữ trước hết phải giải phóng họ ra khỏi sự trói buộc của tư tưởng trọng nam khinh nữ, ra khỏi sự bất công ngay trong gia đình của họ. Kế thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ trong thời kỳ mới, Đảng ta và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ và phòng, chống bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ. Thực tế hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang triển khai đồng thời Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình chính là thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng xã hội Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, văn minh Tuy nhiên, do chưa nhận thức đầy đủ sự khác biệt về giới, chưa vận dụng, tiếp thu đúng mức thành tựu lý luận quan trọng mà chủ nghĩa Mác Lênin đã để lại cho khoa học xã hội. Đặc biệt chưa vận dụng một cách triệt để, chưa tuyên truyền một cách rộng rãi tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ, nên sự nghiệp giải phóng phụ nữ vẫn còn một số hạn chế nhất định, gây ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội. Một trong những khó khăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội là tình trạng bạo lực gia đình, nhất là bạo lực đối với phụ nữ. Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả cho con người, nhất là đối với phụ nữ. Biết bao phụ nữ bị tổn thương nặng nề về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Biết bao gia đình tan vỡ. Biết bao nạn nhân là trẻ em phải sống lang thang không nơi nương tựa... Mặc dù Liên Hợp Quốc và các nước trên thế giới đã có nhiều cố gắng trong việc phòng, chống bạo lực gia đình nhưng ở khắp nơi trên thế giới, phụ nữ vẫn là nạn nhân của bạo lực gia đình. Chính vì vậy, phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng là vấn đề cấp bách hiện nay. Là một giảng viên, trực tiếp giảng dạy bộ môn Dân vận ở Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh tỉnh Hưng Yên, tôi nhận thức được sự mất bình đẳng giữa nam và nữ, sự thiệt thòi của phụ nữ sống trong gia đình có bạo lực; từ thực tiễn trên, với mong muốn góp phần xây dựng gia đình, xã hội Việt Nam thật sự công bằng, dân chủ, văn minh như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Vì vậy, tôi chọn vấn đề: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay làm đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học Chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nhân loại, phụ nữ bao giờcũng giữ một vị trí quan trọng trong gia đình và xã hội, trên tất cả các mặtkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật Hơn thế nữa, về mặt
số lượng, phụ nữ chiếm nửa tổng dân số, tài năng và trí tuệ của họ cũngkhông kém gì nam giới Phụ nữ luôn luôn tự vươn lên và đã từng đấu tranhbằng mọi hình thức và mức độ khác nhau để được bình đẳng với nam giới.Tuy nhiên, cuộc đấu tranh đó thật khó khăn, phức tạp, dai dẳng, có lúc quyếtliệt và đến nay vẫn chưa kết thúc Hiện nay, ở Việt Nam, nhất là vùng sâu,vùng xa và vùng nghèo vẫn còn tồn tại tư tưởng gia trưởng "trọng nam khinhnữ", coi phụ nữ chỉ là cái bóng của đàn ông, bị cột chặt vào cái gia đình bénhỏ, công việc của họ chỉ là sinh con, nuôi con và xoay quanh xó bếp Thựcchất một số phụ nữ không được tôn trọng, bình đẳng ngay chính trong giađình của mình, họ, bị chà đạp về thể xác và tinh thần; họ không được đi học,không có quyền tham gia các công việc xã hội Điều này đã làm ảnh hưởngđến sự phát triển toàn diện của xã hội và ngay chính bản thân người phụ nữ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giải phóngphụ nữ Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ là hệ thống các vấn đềthể hiện nhãn quan chính trị, tâm hồn dân tộc và tình yêu thương con ngườibao la, thể hiện tầm triết học nhân văn sâu sắc của Người Trong tư tưởng HồChí Minh, phụ nữ là lực lượng quan trọng trong cách mạng, trong xã hội vàđặc biệt là trong gia đình
Thực tế, trong gia đình, phụ nữ là người đóng vai trò quan trọng, tráchnhiệm của họ cũng thật lớn lao Nhưng trong gia đình Việt Nam trước đây,phụ nữ thường bị coi khinh, bị ngược đãi Vì vậy, khi nước nhà giành đượcđộc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp 1946, trong đó
Trang 2Điều 3 quy định: "Cấm… đánh đập hoặc ngược đãi vợ" Mặc dù pháp luật đãquy định rõ, nhưng nhiều nơi vẫn còn tình trạng: đánh vợ, ép duyên con gái,đối xử tàn tệ với con dâu…
Từ thực tế đó, Hồ Chí Minh cho rằng, muốn giải phóng phụ nữ trướchết phải giải phóng họ ra khỏi sự trói buộc của tư tưởng "trọng nam khinhnữ", ra khỏi sự bất công ngay trong gia đình của họ
Kế thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóngphụ nữ trong thời kỳ mới, Đảng ta và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,chính sách nhằm đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ và phòng,chống bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ Thực tế hiện nay, Đảng và Nhànước ta đang triển khai đồng thời Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chốngbạo lực gia đình chính là thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổimới, xây dựng xã hội Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, văn minh
Tuy nhiên, do chưa nhận thức đầy đủ sự khác biệt về giới, chưa vậndụng, tiếp thu đúng mức thành tựu lý luận quan trọng mà chủ nghĩa Mác - Lênin
đã để lại cho khoa học xã hội Đặc biệt chưa vận dụng một cách triệt để, chưatuyên truyền một cách rộng rãi tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ,thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ, nên sự nghiệp giải phóng phụ nữ vẫncòn một số hạn chế nhất định, gây ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội Mộttrong những khó khăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội là tình trạngbạo lực gia đình, nhất là bạo lực đối với phụ nữ
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, gây nhức nhối cho nhânloại, để lại nhiều hậu quả cho con người, nhất là đối với phụ nữ Biết bao phụ
nữ bị tổn thương nặng nề về thể chất, trí tuệ và tinh thần Biết bao gia đình tan
vỡ Biết bao nạn nhân là trẻ em phải sống lang thang không nơi nương tựa Mặc dù Liên Hợp Quốc và các nước trên thế giới đã có nhiều cố gắng trongviệc phòng, chống bạo lực gia đình nhưng ở khắp nơi trên thế giới, phụ nữvẫn là nạn nhân của bạo lực gia đình Chính vì vậy, phòng, chống bạo lực gia
Trang 3đình đối với phụ nữ ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nóiriêng là vấn đề cấp bách hiện nay.
Là một giảng viên, trực tiếp giảng dạy bộ môn Dân vận ở TrườngChính trị Nguyễn Văn Linh tỉnh Hưng Yên, tôi nhận thức được sự mất bìnhđẳng giữa nam và nữ, sự thiệt thòi của phụ nữ sống trong gia đình có bạo lực;
từ thực tiễn trên, với mong muốn góp phần xây dựng gia đình, xã hội ViệtNam thật sự công bằng, dân chủ, văn minh như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.Vì vậy, tôi chọn vấn đề: " Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học Chính trị, chuyên
ngành Hồ Chí Minh học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Những công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ là vấn đề rất quan trọng,
do vậy nhiều cơ quan, tổ chức và nhiều nhà khoa học quan tâm thực hiện và
đã có nhiều công trình được công bố
* Một số công trình, đề tài nghiên cứu khoa học:
- "Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ", Nxb Phụ nữ, Hà Nội,
1970
- "Lênin với vấn đề giải phóng phụ nữ", Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1970.
- "Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề giải phóng phụ nữ", Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1967.
- "Vấn đề giải phóng phụ nữ", Nxb Sự thật, Hà Nội, 1974, khẳng định
vai trò của người phụ nữ trong xã hội Trong các xã hội có giai cấp đối kháng,phụ nữ luôn bị khinh rẻ, mất quyền bình đẳng do đó, phụ nữ cần phải được
Trang 4giải phóng và con đường để giải phóng phụ nữ triệt để là để xây dựng thànhcông chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
- Đào Tố Uyên: "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ
nữ vào hoạt động thực tiễn của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới", Luận văn Cử nhân, chuyên ngành Chính trị học, 2003.
- Nguyễn Thị Tỉnh: "Sự nghiệp giải phóng phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào phụ nữ tỉnh Ninh Bình", Luận văn tốt nghiệp lớp
Cao cấp lý luận chính trị, 2003
* Một số bài đăng trên các tạp chí:
- Nguyễn Thị Mão: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10/1996.
- Nguyễn Khánh Bật: "Những quan điểm cơ bản về giải phóng phụ nữ trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2000.
- Nguyễn Thị Kim Dung: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ", Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11/2001.
Các tác phẩm, bài viết, công trình nghiên cứu, luận văn nói trên đã đềcập tới một số vấn đề cơ bản của lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 5về giải phóng phụ nữ Chưa có luận văn nào vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
ở Việt Nam hiện nay
2.2 Những công trình nghiên cứu về phòng, chống bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là hành vi vi phạm quyền con người Mức độ về bạolực là một trong những thước đo sự mất bình đẳng về giới và cũng là mộttrong những chỉ số thể hiện vai trò và địa vị của người phụ nữ trong gia đình
và xã hội
Trên thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về bạo lực gia đình.Nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này đãđược công bố
* Một số công trình, đề tài nghiên cứu khoa học:
- "Bạo lực trên cơ sở giới tính ở Việt Nam" của Ngân hàng Thế giới,
2009
- "Bạo lực trên cơ sở giới" của TS Vũ Mạnh Lợi, Vũ Huy Tuấn, Nguyễn
Hữu Minh và Jennifer Clement, 1999
- "Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam" của Hội Liên hiệp Phụ
Trang 6Trương Thị Hồng Loan: "Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay", Luận văn Thạc sĩ Luật học,
2008
* Một số bài đăng trên các tạp chí:
- Lê Thị Quý: "Bạo lực gia đình- bất bình đẳng trong quan hệ giới",
Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 4/2001
- Nguyễn Hữu Minh, Lê Ngọc Lân: "Bạo lực gia đình đối với phụ nữ
ở Việt Nam và các yếu tố tác động", Tạp chí Khoa học xã hội, số 4/2007.
- Nguyễn Hữu Minh, Lê Ngọc Lân, Nguyễn Thị Mai Hoa, Trần Thị
Cẩm Nhung: "Bạo lực của chồng đối với vợ ở Việt Nam trong những năm gần đây", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3/2006.
Trong các công trình nêu trên chủ yếu nghiên cứu, giới thiệu một sốkhía cạnh như thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ, một số vấn đề đặt
ra về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên thế giới cũng như ởViệt Nam Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bạo lực chống lại phụ nữ đã cónhững ảnh hưởng không chỉ về mặt thể xác, tinh thần, mà còn có ảnh hưởngrất xấu tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ
Trên cơ sở kế tục những kết quả của các công trình nêu trên và thực tếnghiên cứu phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam từ trướctới nay, hầu như chưa có tác giả, đề tài nào đề cập tới một cách hệ thống về lýluận và thực tiễn việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữvào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích
Trang 7- Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và vận dụngvào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số pháp cơ bản nhằm tăng cường tính hiệu quả của hoạtđộng phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ; bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của phụ nữ, góp phần xây dựng gia đình - xã hội ổn định, tiến bộ, hạnh phúc
3.2 Nhiệm vụ
Luận văn xác định các nhiệm vụ chính sau:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận trong tư tưởng Hồ ChíMinh về giải phóng phụ nữ
- Nghiên cứu thực trạng phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
ở Việt Nam hiện nay; phân tích, làm rõ các nguyên nhân khách quan và chủquan của thực trạng trên
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp trong phòng, chống bạo lực giađình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Với mục đích trên, đề tài tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về giải phóng phụ nữ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
ở Việt Nam hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Tư tưởng Hồ Chí minh về giải phóng phụ nữ là một vấn đề lớn, đó làgiải phóng phụ nữ khỏi những bất công trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội, ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau Để thực hiện được điều đó, trước hết phảigiải phóng họ khỏi bạo lực gia đình, tiến tới nam nữ bình quyền Do đó, luận
Trang 8văn tập trung làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và vận dụngvào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử, chú trọng phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tíchtài liệu có sẵn và điều tra xã hội học để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra của
đề tài
6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóngphụ nữ và vận dụng vào việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ởViệt Nam hiện nay
- Tổng hợp, phân tích thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ởViệt Nam hiện nay
- Đề xuất những giải pháp góp phần thực hiện phòng, chống bạo lựcgia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu,giảng dạy, học tập và tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ
nữ và phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay
Trang 9- Luận văn cung cấp những luận chứng về cơ sở lý luận và thực tiễncho việc hoạch định chính sách cụ thể về phòng, chống bạo lực gia đình đốivới phụ nữ ở Việt Nam hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm 2 chương, 5 tiết
Trang 10Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ
1.1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ
Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác Lênin, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận một cách đầy đủ và sáng tạo những nguyên
-lý mà chủ nghĩa Mác - Lênin đề ra, trong đó có tư tưởng về vị trí, vai trò củaphụ nữ
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quán triệt những câu nói của C.Mác - Lênin
về vai trò của phụ nữ, và Người cho rằng những lời nói "không phải là nhữngcâu nói lông bông" [32, tr 288] mà được đúc rút từ thực tế xã hội Người khẳngđịnh, trong các cuộc cách mạng, phụ nữ luôn đóng một vai trò hết sức quantrọng "xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà, congái tham gia" [32, tr 288-289] Từ đó, Người cho rằng: "An Nam cách mệnhcũng phải có nữ giới tham gia mới thành công" [31, tr 289 ], bởi lẽ "nói phụ
nữ là nói phân nửa xã hội" Như thế, phụ nữ chiếm số đông trong lực lượngnhân dân Phụ nữ là một lực lượng to lớn, đóng vai trò quan trọng trong mọilĩnh vực của đời sống xã hội Bất cứ lĩnh vực nào cũng có bàn tay, khối óc củangười phụ nữ Họ vừa đảm đang, cần cù lao động, vừa anh hùng bất khuấttrong đấu tranh, vừa nhân nghĩa thủy chung trong quan hệ gia đình xã hội, đó
là những nét điển hình tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa đến nay.Những ưu điểm đó đã tạo thành một sức mạnh phi thường, một truyền thốngquý báu của phụ nữ Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tổng kết lịch sử nước ta đãnhận xét:
"Phụ nữ ta chẳng tầm thường Đánh Đông dẹp Bắc, làm gương để đời" [33, tr 222]
Trang 11Với nhãn quan tinh tế, Hồ Chí Minh đã đánh giá rất chính xác vai tròcủa phụ nữ Việt Nam, và Người ghi nhận những đóng góp to lớn của phụ nữViệt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước, trong cách mạng giải phóngdân tộc cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1.1.1 Trong lịch sử dựng nước và giữ nước
Lịch sử dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với dựng nước và giữ nước,chống xâm lược bảo vệ độc lập, tự do là điều kiện tiên quyết để dân tộc tồn tại
và phát triển Như chúng ta đã biết, trong lịch sử những người đầu tiên đứnglên giành độc lập cho Tổ quốc là phụ nữ "Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai BàTrưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước cứu dân" [32, tr 148] Tục ngữ
có câu "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", đó cũng là truyền thống của phụ nữViệt Nam từ xưa đến nay 200 năm sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng,góp vào truyền thống đánh giặc cứu nước là cuộc khởi nghĩa của Triệu ThịTrinh, một nữ nông dân quê ở Thanh Hóa đã cùng anh trai đứng lên tổ chứclực lượng vũ trang chống xâm lược Đông Ngô Cuộc khởi nghĩa ấy một lầnnữa khẳng định ý chí tự chủ, tinh thần độc lập dân tộc và khí phách của ngườiphụ nữ Việt Nam Bà đã có câu nói bất hủ còn lưu truyền mãi mãi "Tôi chỉmuốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng giữ, chém cá kình ở Biển Đông,đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịukhom lưng làm tỳ thiếp người ta" [23, tr 245]
Kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc cứu nước của Hai Bà Trưng,
Bà Triệu, phụ nữ Việt Nam luôn luôn khẳng định vị trí của mình trong cáccuộc chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc Đó là đô đốc Bùi Thị Xuân, bà ĐốcKhuy (tên thật là Trần Thị Khuy, người Hải Hưng cũ), con gái của ông LãiKhuy - một lãnh tụ nghĩa quân Bãi Sậy Khi cha tử trận, bà đã thay cha chỉhuy nghĩa quân và các phụ nữ vô danh khác đã góp phần xương máu củamình tô thắm truyền thống đánh giặc giữ nước quý báu của dân tộc
Trang 12Không chỉ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, phụ nữ ViệtNam còn đảm nhiệm cả những công việc xã hội, tổ chức và quản lý xã hội.Điều này được thể hiện rõ qua hình ảnh của Nguyên Phi Ỷ Lan "Bà đã thayvua Lê Thánh Tông trông coi việc triều đình khi nhà vua đem quân đi ChiêmThành, lại gợi ý cho vua Nhân Tông trong việc bảo vệ trâu bò để đảm bảoviệc cày bừa của dân gian" [50, tr 130]; thái hậu Dương Vân Nga đã thaychồng lãnh đạo đất nước vượt qua những khó khăn thử thách và còn vô sốnhững người phụ nữ khác thay chồng và con trai quản lý xóm làng những lúcgiặc tràn sang xâm lược Ngoài ra, trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, nhiềuphụ nữ đã để lại những áng thơ văn nổi tiếng lưu truyền đến tận hôm nay Đó
là những thi sĩ nổi tiếng như: Nhàn Khanh, Lý Ngọc Kiều, Nguyễn Thị ĐiểmBích, Đoàn Thị Điểm, Nguyệt Đình, Lê Ngọc Hân, Ngô Chi Lan, Trần NgọcLầu, Huệ Phố, Bà Huyện Thanh Quan, Hoàng Hạ Uyên, Sương Nguyệt Ánh
Có thể nói, phụ nữ Việt Nam không những đã kiên trì dũng cảm trongchống giặc ngoại xâm mà còn cần cù, chịu khó "Phụ nữ Việt Nam ta đã cótruyền thống đấu tranh anh dũng và lao động cần cù" [40, tr 85]; yêu nướcthiết tha và sẵn sàng hy sinh vì nước Tinh thần ấy ở các thế hệ phụ nữ đã trởthành truyền thống như Hồ Chí Minh đã tổng kết và họ đã bền bỉ đem tinhthần ấy phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc, chống giặc ngoại xâm,bảo vệ Tổ quốc, giữ yên bờ cõi Hơn ai hết, phụ nữ Việt Nam hiểu rằng mụcđích ấy, mơ ước ấy của họ chỉ có thể trở thành sự thực khi có Đảng lãnh đạo.Ngay từ khi ra đời, Đảng đã là ngọn đèn soi đường, dẫn dắt phụ nữ cùng toàndân tiến lên giải phóng dân tộc
1.1.2 Trong cách mạng giải phóng dân tộc
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, Hai Bà Trưng đã mở đầu chotruyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam Từ đó đến nay, phụ nữ luôn cómặt trong các cuộc khởi nghĩa và đấu tranh cách mạng, giành độc lập vàthống nhất tổ quốc Họ tham gia với số lượng ngày càng đông, ý chí quyết
Trang 13tâm ngày càng lớn, tinh thần giác ngộ ngày càng sâu sắc Với những hìnhthức hoạt động rất đa dạng, gan dạ, khôn khéo và dũng cảm Chính vì vậy,Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao tầm quan trọng của phụ nữ "Trongthời kỳ cách mạng hoạt động bí mật và trong những năm kháng chiến chốngbọn thực dân Pháp và lũ can thiệp Mỹ, phụ nữ ta đều có công lao to lớn" [42,
tr 148] Người cũng đã nhiều lần khen ngợi thành tích của phụ nữ, trong thời
Người cũng nêu lên những tấm gương điển hình như chị Nông Thị Trưng
ở Cao Bằng đã từng nuôi giấu cán bộ cách mạng; chị Mã Thị Phảy ở LạngSơn đã bất chấp nguy hiểm nhiều lần vượt biên giới làm liên lạc cho cáchmạng Trong thư gửi đồng bào các tỉnh ở Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãviết: "Tôi không bao giờ quên những ngày gian nan, cực khổ các cụ già, cácchị em phụ nữ, các em thanh niên, các em nhi đồng ai cũng hăng hái giúp đỡ.Mặc dầu Tây và Nhật thẳng tay khủng bố, đốt làng, phá nhà, bắt người nhưngđồng bào vẫn kiên quyết giúp đỡ cách mệnh" [35, tr 206]
Bên cạnh đó, Người cũng không quên nêu những tấm gương sáng đểphụ nữ Việt Nam noi theo "Gương anh dũng của đồng chí Minh Khai, của VõThị Sáu luôn luôn sáng ngời để phụ nữ ta học tập" [42, tr 148]
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, đất nước ta giành được độclập nhưng chẳng bao lâu thực dân Pháp lại tái chiến, chúng muốn biến dân tộc
ta thành nô lệ vĩnh viễn, phụ nữ Việt Nam lại một lần nữa cùng toàn dân đứnglên kiên cường kháng chiến chống Pháp Trong những năm tháng giành giật
Trang 14sự sống với kẻ thù đã có biết bao phụ nữ bất chấp gian lao nguy hiểm, thứcthâu đêm này qua đêm khác, cất giấu, canh gác, bảo vệ cán bộ Từ chốngPháp cho đến chống Mỹ, phụ nữ Việt Nam đã đóng góp nhiều công sức chocách mạng Cán bộ nữ len lỏi bắt nối gây dựng cơ sở, giữ vững phong tràođấu tranh cách mạng Hoạt động trong các vùng trọng yếu, các chị làm giaoliên, liên lạc từ khu ủy đến các tỉnh ủy, huyện ủy luồn lách qua các đồn bốt,vượt qua mạng lưới do thám mật vụ dày đặc của kẻ thù Các chị vừa đối phóvới mọi âm mưu thủ đoạn của địch, vừa vận động binh sĩ về với cách mạng.
Bị bắt tra tấn dã man dù bị khoét mắt, lọc thịt, bị hủy hoại cơ thể làm cho tànphế suốt đời, các chị vẫn giữ vững khí tiết không khuất phục trước kẻ thù
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ, đã có biết bao tấmgương phụ nữ từ trẻ đến già đã anh dũng hy sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đãnhiều lần gửi thư tỏ lòng biết ơn đến các nữ anh hùng và ghi nhận công laođóng góp của họ: "Tôi kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sĩ đã
hy sinh cho tổ quốc, Tôi kính chào các bà mẹ có con trong bộ đội, và các bà
mẹ cùng vợ con của các liệt sĩ mà trong cuộc kháng chiến to lớn của dân tộc
Trong các vùng tạm chiếm, phụ nữ đã đấu tranh kiên cường để ngănchặn âm mưu thâm độc của thực dân Pháp: "Phụ nữ trong vùng tạm chiếm thì rasức chống địch bắt chồng con, anh em đi lính, phá âm mưu địch dùng ngườiViệt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, chị em kiều bào ở nước
Trang 15ngoài thì ủng hộ kháng chiến của đồng bào trong nước về mọi mặt" [35, tr.431].
Đặc biệt hơn, phụ nữ Việt Nam đã phát huy hết khả năng và sức mạnhcủa mình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Họ đã được Chủ tịch
Hồ Chí Minh đặt trọn niềm tin và Người kêu gọi: "Bác mong phụ nữ ta ra sứcphát huy hơn nữa truyền thống dũng cảm và đảm đang, cùng toàn quân vàtoàn dân ta bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc, đưa sự nghiệp chống Mỹ cứunước đến thắng lợi hoàn toàn" [42, tr 150]
Đáp lại lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở miền Nam chị emphụ nữ đã trở thành lực lượng đông đảo nhất trong các cuộc đấu tranh rất bền
bỉ, ngoan cường, kiên trì trên cả ba mặt trận: chính trị, quân sự, binh vận.Những đội quân tóc dài nổi tiếng của miền Nam đã gan góc xông pha, bấtchấp súng đạn của kẻ thù Với lực lượng quần chúng tay không, dựa vào lòngyêu nước và ý chí đánh thắng địch, với những lời lẽ đanh thép và nhiều hìnhthức phong phú, phong trào đấu tranh trực diện của phụ nữ trở thành một vũkhí sắc bén, tấn công liên tục làm cho quân địch phải hoảng sợ chùn bước
Tại lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam, Người đã tuyên dương phụ nữ miền Nam: "Miền Nam anh hùng có độiquân đấu tranh chính trị gồm hàng vạn chiến sĩ toàn là phụ nữ Họ rất mưu trí vàdũng cảm làm cho địch phải khiếp sợ và gọi là "đội quân tóc dài" [42, tr 149].Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tuyên dương những tấm gương điểnhình như "Phó tư lệnh quân giải phóng là Cô Nguyễn Thị Định Cả thế giới chỉnước ta có vị tướng quân gái như vậy Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dântộc ta" [42, tr 149] để chị em phụ nữ noi theo; Ngoài ra Người còn biểu dương
cô Út Tịch, Tạ Thị Kiều, Trần Thị Vân và nhiều cô khác Họ chính là nhữngngười đã phát động và dấy lên ở khắp nơi phong trào "tìm Mỹ mà đánh, tìmNgụy mà diệt" Điều này đã góp phần thúc giục nhân dân cả nước nói chung,
Trang 16nhân dân miền Nam nói riêng giết giặc lập công, đóng góp vào chiến thắng của
cả dân tộc
Không chỉ ở miền Nam mà cả ở miền Bắc, hàng triệu phụ nữ hăng háitham gia đấu tranh chính trị quyết liệt, hỗ trợ cho đồng bào và chị em miềnNam ngăn chặn, hạn chế những hành động tội ác của Mỹ - Diệm, gánh váccông việc gia đình để chồng con đi chống Mỹ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đãnhiều lần gửi thư khen ngợi phụ nữ miền Bắc Người đã tặng huy hiệu củamình cho các đội nữ xung kích, nữ dân quân ở các địa phương đã chiến đấudũng cảm, bắn rơi nhiều máy bay địch, bắn cháy tàu chiến Mỹ, cùng cácthành tựu chiến đấu khác Người nói:
Trong phong trào thanh niên xung phong chống Mỹ, cứunước, nhiều cháu thanh niên gái đã nêu gương dũng cảm trong sảnxuất và chiến đấu như thanh niên gái Vĩnh Linh vừa sản xuất giỏi,vừa chiến đấu giỏi, tổ cầu đường Trần Thị Lý ở Quảng Bình và tiểuđội 9, đại đội 814 đã bảo đảm tốt giao thông dưới làn bom đạn, độidân quân gái ở Nam Ngạn đã góp phần bắn được nhiều máy baygiặc Mỹ v.v [42, tr 149]
Bằng những hành động cụ thể của phụ nữ Việt Nam đã cống hiến chocách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết luận: "Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai
Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc, cứu dân cho đến ngày nay, mỗikhi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên góp phầnxứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc" [42, tr 148], "Nhưthế là từ xưa đến nay, từ Nam đến Bắc, từ già đến trẻ, phụ nữ Việt Nam thật
là anh hùng" [42, tr 150] Người đã tặng cho phụ nữ cả nước danh hiệu:
"Phụ nữ Việt Nam dũng cảm đảm đang chống Mỹ cứu nước" Có thể khẳngđịnh rằng, phụ nữ Việt Nam thật xứng đáng với danh hiệu mà Bác Hồ kínhyêu đã trao tặng, xứng đáng với niềm tin yêu mà Bác Hồ đã giành cho phụ nữViệt Nam
Trang 171.1.3 Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được độclập tự do và bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội Phụ nữ nóiriêng, nhân dân miền Bắc nói chung đã làm chủ vận mệnh của mình, hàohứng, phấn khởi đóng góp công sức vào nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắnvết thương chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Phụ nữ
có nhiều cơ hội hơn để học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyênmôn, tham gia quản lý kính tế, quản lý xã hội và đã lập được nhiều thành tíchxuất sắc, bước đầu tạo lập những cơ sở vật chất cơ bản làm nền móng xâydựng chủ nghĩa xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: "Phụ nữ ta thamgia ngày càng đông và càng đắc lực trong các ngành kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội" [41, tr 256]
Trong các ngành kinh tế: Hồ Chí Minh cho rằng phụ nữ đã trở thànhlực lượng cơ bản trong các ngành sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội Hầuhết phụ nữ nông thôn đều tham gia hợp tác xã "ở nông thôn, 60% xã viênhợp tác xã là phụ nữ" [39, tr 88] Nhiều phụ nữ đã trở thành người đứng đầucác hợp tác xã làm chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp Chị em làm được tất
cả các việc mà xã hội thường cho là chỉ có nam giới mới làm được như "điềukhiển máy tiện, máy khoan, máy dệt tối tân, lái máy xúc, máy xe vận tải trên các công trường hay trong các xí nghiệp, nhà máy" [42, tr 149] Hàngvạn phụ nữ đã trở thành cán bộ lãnh đạo, làm Giám đốc, Phó giám đốc các
xí nghiệp Ngoài ra, ở các thành thị, phụ nữ đã góp phần quan trọng trongphong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa "chị em buôn bán nhỏ đã tổ chức lại, đivào con đường hợp tác xã và sửa đổi cách làm ăn buôn bán như thực thà,không lấy lãi, khiêm tốn phục vụ khách hàng Chị em tư sản tự mình tiếpthu và khuyên chồng tiếp thu cải tạo và đi vào con đường công tư hợpdoanh" [40, tr 88]
Trang 18Phụ nữ không chỉ tham gia trong các ngành kinh tế, mà còn tham giatrong các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh chorằng, phụ nữ đã có những đóng góp rất lớn trong các hoạt động chính trị, vănhóa, xã hội, chị em đã không ngừng học tập nâng cao trình độ hiểu biết của mình,
để phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Điều này đã được HồChí Minh ghi nhận từ các phong trào: Bình dân học vụ, bổ túc văn hóa Ngườinhận xét "Trong phong trào phát triển bình dân học vụ, phụ nữ chiếm mộtphần rất lớn trong số người dạy cũng như trong số người học" [36, tr 432].Chính từ những cố gắng trong học tập nâng cao trình độ văn hóa đã giúp phụ
nữ có khả năng tham gia tổ chức quản lý xã hội, nhiều người đã trở thành
"Chủ tịch Ủy ban hành chính, Bí thư chi bộ Đảng " [42, tr 149]; "Có ngườigánh vác những trách nhiệm nặng như là thẩm phán, chánh án " [40, tr 184]góp phần giữ kỷ cương xã hội Không chỉ có thế, chị em phụ nữ còn vận độngnhau tham gia công tác xã hội như: xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo, xây dựngcông viên, tham gia tết trồng cây
Chứng kiến những nỗ lực của phụ nữ cũng như những thành tựu chị
em đạt được trong xây dựng chủ nghĩa xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:Dưới chủ nghĩa xã hội, người phụ nữ dũng cảm có thể hoàn thành nhiệm vụcủa người đàn ông dũng cảm có thể làm, dù nhiệm vụ ấy đòi hỏi rất nhiều tàinăng và nghị lực
Với tầm nhìn khoa học và cụ thể, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giárất chính xác vai trò, vị trí và khả năng của phụ nữ Việt Nam trong tiến trìnhlịch sử đấu tranh cách mạng, từ thuở đầu dựng nước, giữ nước cho đến thời
kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Và từ đó, Người đã rút ra kết luận: "Non sônggấm vóc Việt Nam do phụ nữ, trẻ cũng như già ra sức thêu dệt mà thêm tốtđẹp rực rỡ" [36, tr 432] Đây là một tổng kết mang tính lịch sử, đồng thờimang tính dự báo chính xác của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trang 19Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đúng vị trí, vai trò củaphụ nữ trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữa nước; trong cách mạnggiải phóng dân tộc và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Đồng thời đây cũng
là cơ sở tạo tiền đề cho sự phát triển những quan điểm trong tư tưởng Hồ ChíMinh về giải phóng phụ nữ
1.2 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ
1.2.1 Giải phóng phụ nữ gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với cuộcđấu tranh cho hạnh phúc của nhân dân Từ lúc rời xa quê hương, xa Tổ quốcthân yêu đi tìm đường cứu nước, khát vọng đấu tranh vì nhân dân, vì độc lập
tự do, vì sự công bằng và bình đẳng của con người luôn khắc sâu trong tráitim của Người Trong cuộc đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp giải phóngdân tộc, giải phóng phụ nữ là một yêu cầu được Người luôn quan tâm đến.Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên trong lịch sửViệt Nam đề cao sự nghiệp giải phóng phụ nữ Tư tưởng Hồ Chí Minh về giảiphóng phụ nữ có cội nguồn sâu xa Từ sự chứng kiến trực tiếp cuộc sống giađình và xã hội của người dân xứ Nghệ, đặc biệt là cuộc sống cơ cực của ngườiphụ nữ Dưới chế độ thực dân, phong kiến, người phụ nữ bị áp bức, bóc lộtđến cùng cực, bị khinh rẻ đến mức mất cả tư cách làm người; thân phận và địa
vị của họ bị trói buộc bởi các quan niệm đạo đức phong kiến và các luật phápphi lý Phụ nữ Việt Nam luôn phải chịu cảnh "một cổ hai tròng", vừa bị tưtưởng phong kiến coi thường về địa vị xã hội, vừa bị bọn thực dân cướp nướcbóc lột tận xương tủy về sức lực, kinh tế, bị chà đạp nhân phẩm và quyền làmngười Người quan sát và được chứng kiến những cảnh phụ nữ Nga đượchưởng hạnh phúc Bởi vì ở đó họ đã làm cách mạng vô sản thành công, cáchmạng đến nơi, vì thế "Họ là người sung sướng nhất trần gian Hết thảy mọi
Trang 20người đều có ruộng, có nhà, mọi người đều được học hành và bỏ phiếu bầucử" [42, tr 443] Còn ở An Nam, chúng ta nói: Đàn bà phải quanh quẩn trongbếp Trong gia đình, Người đã chứng kiến nỗi vất vả, gian truân của thân mẫutrong cuộc sống để giúp chồng, nuôi con khôn lớn mà không nghĩ đến bảnthân Người cũng chứng kiến nỗi thiệt thòi của chị gái cũng như phụ nữ ở quênhà không được đi học như nam giới mà sớm phải lam lũ, vất vả
Không cam chịu cảnh dân tộc mình bị áp bức, bị nô dịch, bị tước quyềnlàm người, Người đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, đem lạiquyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do cho dân tộc mình như bao dân tộckhác trên thế giới Trong suốt quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, đến đâuNgười cũng thấy cảnh phụ nữ bị đối xử bất công, bị bóc lột và bị chà đạp nhânphẩm một cách tàn nhẫn như phụ nữ Việt Nam Theo Người, sự bất công củaphụ nữ Việt Nam một phần do chế độ phong kiến mang lại với luật tam tòng
hà khắc từ nhiều ngàn năm, mặt chính là do tội ác của chế độ thực dân gâynên mà có lẽ kể mãi cũng không hết Những chính sách tàn bạo của thực dânPháp đã đẩy phụ nữ Việt Nam vào con đường tủi nhục Vì vậy, quyền lợi củaphụ nữ phải gắn liền với quyền lợi của cả dân tộc, của cả giai cấp công nhân vànhân dân lao động Việt Nam Do đó, muốn quyền lợi của phụ nữ được bảo đảmthì trước tiên phải giành lại quyền lợi cho dân tộc, cho giai cấp, phải giải phóngdân tộc khỏi sự thống trị của thực dân xâm lược, xóa bỏ vĩnh viễn ách áp bứcbóc lột giai cấp, nô dịch dân tộc Người đã hun đúc một hoài bão lớn là phảilàm sao để phụ nữ Việt Nam nói riêng và phụ nữ thế giới nói chung thoát khỏi
sự áp bức bất công của xã hội, làm sao để phụ nữ được tôn trọng, được đặtđúng vị thế của mình và được bình đẳng như nam giới Vì thế, suốt cuộc đờihoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đấu tranh cho quyền lợi củaphụ nữ và xem đó như là mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam
Trong hầu hết các tác phẩm, bài báo, bài phát biểu của mình, Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn lưu ý đến vấn đề nữ giới Trong tác phẩm "Bản án chế độ
Trang 21thực dân Pháp" viết năm 1925, Người đã dành cả một chương để nói về nỗikhổ nhục mà những phụ nữ bản xứ phải gánh chịu, đó là:
Người phụ nữ đã trở thành nạn nhân của thói dâm bạo thực dân Nókhiến chị em phải chịu bao nỗi ê chề nhục nhã cả về thể xác và tinh thần, vàcòn dẫn đến cái chết oan uổng của nhiều người, kể cả các em bé gái ít tuổi.Người viết:
Khi bọn thực dân Pháp đến một làng, tất cả dân chúng chạytrốn, chỉ còn hai cụ già, một thiếu nữ, một thiếu phụ đang cho đứacon mới đẻ bú, tay dắt một bé gái lên tám Bọn lính đòi tiền, rượu
và thuốc phiện vì không am hiểu tiếng Pháp nên chúng nổi giận, lấybáng súng đánh chết một cụ già Còn cụ già kia thì bị hai tên línhkhi đã say mềm, đem thiêu sống trong một đống lửa hàng mấy giờliền để làm trò vui với nhau Trong khi đó, thì những tên khác thayphiên nhau hiếp cô thiếu nữ, người mẹ và đứa con gái nhỏ của bà.Xong, chúng vật ngửa cô thiếu nữ ra, trói lại, nhét giẻ vào miệng,rồi một tên cầm lưỡi lê đâm vào bụng cô, chặt ngón tay cô để lấychiếc nhẫn và cắt đầu cô để lột cái vòng cổ [32, tr 109-110]
"Một sĩ quan khác hiếp một em bé gái bằng những cách dâm bạo vôcùng ghê tởm Bị truy tố trước tòa đại hình hắn được trắng án, chỉ vì nạn nhân
là người An Nam" [32, tr 112] Từ thực tế đó, Hồ Chí Minh cho rằng: "Thóidâm bạo thực dân là hiện tượng phổ biến và tàn ác không thể tưởng tượngđược" [32, tr 109] "Cái tinh vi của một nền văn minh khát máu cho phépchúng tưởng tượng được đến đâu thì chúng cứ thực hiện tính tàn ác lạnh lùngcủa chúng đến đó" [32, tr 110]
Trang 22Nền cộng hòa dân chủ Pháp được xây dựng trên cơ sở những tư tưởngnổi tiếng: Tự do, Bình đẳng, Bác ái của cuộc cách mạng 1789, đã bị bọn thựcdân Pháp hoàn toàn bôi nhọ Hồ Chí Minh đã đau đớn thốt lên:
Thật là một sự mỉa mai đau đớn khi thấy rằng nền văn minhdưới nhiều hình thức khác nhau như tự do công lý v.v , được tượngtrưng bằng hình ảnh dịu hiền của một phụ nữ và được một hạng người
tự do cho là phong nhã ra sức tô lại đối xử một cách hết sức bỉ ổivới người phụ nữ bằng xương, bằng thịt và xúc phạm tới phong hóa,trinh tiết và đời sống của họ một cách cực kỳ vô liêm sỉ [32, tr 109].Người phụ nữ trở thành trọng điểm của "chính sách" bóc lột sức laođộng và cướp đoạt ruộng đất: Là một nước nông nghiệp hơn 90% dân số lànông dân nên khi đặt ách đô hộ, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách cướpđoạt ruộng đất của nông dân để lập các đồn điền, làm phá sản, bần cùng hóahàng loạt dân quê, buộc họ phải rời quê hương xứ sở tha phương cầu thực, đibán sức lao động của mình một cách rẻ mạt cho các đồn điền, hầm mỏ, công
ty, xí nghiệp của bọn thực dân xâm lược
Để duy trì cuộc sống của mình và gia đình, những người phụ nữ mangthai phải giấu, thắt chặt bụng lại, vì chủ biết sẽ đuổi Chị em sinh nở nghỉkhông được hưởng lương mà còn bị đe dọa mất việc làm Có con nhỏ chị emkhông được nghỉ cho con bú giữa giờ làm việc Có thể nói, đây là những hànhđộng vô cùng dã man mà chỉ có bọn tư bản thực dân mới nghĩ ra và áp dụng.Chúng vừa bóc lột sức lực, vừa đàn áp tinh thần, vừa hành hạ thể xác ngườiphụ nữ Chúng không bao giờ quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việccủa chị em Chỗ làm việc của chị em thường hết sức nóng bức, chật chội,thiếu vệ sinh, tai nạn lao động thường xuyên xảy ra
Trang 23Trước sự áp bức bóc lột tàn tệ của bọn chủ, những nữ công nhân ViệtNam đã đấu tranh liên tiếp đòi quyền lợi hàng ngày với khẩu hiệu "việc làmngang nhau tiền lương ngang nhau" và phụ nữ được nghỉ đẻ 10 ngày cólương, ngày làm việc 10 giờ, ngày lễ, chủ nhật phải trả lương Sa thải côngnhân phải báo trước 20 ngày So với ngày nay, chúng ta thấy những yêu cầucủa chị em còn rất thấp, chỉ là đòi hỏi tối thiểu của người lao động nữ, nhưngbọn chủ cũng không chịu thi hành.
Ngoài việc bị ức hiếp, bị bóc lột tàn nhẫn sức lao động, người phụ nữcòn bị bóp nặn bằng đủ mọi thứ thuế khóa, tạp dịch, bằng cưỡng bức uốngrượu cồn, hút thuốc phiện và mua công trái Nếu không có tiền nộp đủ thuếthì phải đi tù
Cùng với chính sách bóc lột, bọn thực dân còn thi hành chính sáchngu dân để dễ bề cai trị Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo: "Để có thể đánh lừa dưluận bên Pháp và bóc lột dân bản xứ một cách êm đềm, bọn cá mập của nềnvăn minh không những đầu độc nhân dân Việt Nam bằng rượu và thuốc phiện
mà còn thi hành chính sách ngu dân triệt để" [32, tr 97]
Bọn thực dân muốn biến phụ nữ thành lớp người u mê, đần độn để dễ
bề sai khiến và tự do bóc lột áp bức hà hiếp họ Chúng tìm mọi cách đè nén
họ cả về mặt tinh thần và tình cảm Tìm cách duy trì những phong tục tậpquán cổ hủ, lạc hậu, phát triển các hủ tục mê tín dị đoan để trói buộc đầy đọachị em, chà đạp lên tình cảm của họ Đặc biệt trong vấn đề hôn nhân gia đình,
họ phải chịu nỗi đau khổ, bất hạnh, bị ép duyên, chịu cảnh lẽ mọn, bị ngượcđãi, đánh đập
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho nhân dân thế giới biết: mọi ápbức, nô dịch đối với phụ nữ và trẻ em ở các nước thuộc địa không phải chỉ docác quan niệm lỗi thời, tư tưởng phong kiến, lạc hậu, mà chủ yếu là do chế độ
áp bức dân tộc và áp bức giai cấp của chủ nghĩa thực dân gây ra Ở Việt Nam,
Trang 24chính sách tàn bạo của thực dân Pháp là nguyên nhân căn bản đẩy phụ nữViệt Nam vào con đường đói khổ, tủi nhục Vì vậy, quyền lợi của người phụ
nữ phải gắn liền với quyền lợi của cả dân tộc, của cả giai cấp công nhân vànhân dân lao động Do vậy, muốn quyền lợi của phụ nữ được đảm bảo thìtrước tiên phải giành lại quyền lợi cho dân tộc, cho giai cấp, giải phóng dântộc khỏi sự thống trị của thực dân xâm lược, xóa bỏ vĩnh viễn cách áp bức bóclột giai cấp, bóc lột và nô dịch dân tộc
Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam đầu thế
kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Muốn cứu nước giải phóng dântộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" [32, tr 314]
Vì chỉ có cách mạng vô sản như Cách mạng tháng Mười Nga mới giải phóngđược dân tộc khỏi xiềng xích nô lệ, thực hiện quyền tự do bình đẳng cho mọingười, đem lại hạnh phúc cho nhân dân Người xác định mục tiêu trước mắt
và lâu dài là làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giảiphóng con người đem lại quyền tự do cho dân tộc, giải phóng phụ nữ khỏinhững áp bức bất công do chế độ thực dân, phong kiến gây ra
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, phụ nữ Việt Nam muốn thoát khỏi ápbức, bóc lột và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, thì phải cùng với toàn dân tộcđứng lên làm cách mạng Người chỉ ra rằng, công việc giải phóng anh chị em chỉ
có thể thực hiện được bằng chính sự nỗ lực của bản thân anh chị em mà thôi.Đối với Người, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóngcon người bởi vì "nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự dothì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" [35, tr 55] Đó không chỉ là hoài bão, là
lý tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là con đường cách mạngđúng đắn để dân tộc ta đi tới một xã hội công bằng dân chủ và văn minh
Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủtịch Hồ Chí Minh luôn đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân nói chung, của
Trang 25phụ nữ nói riêng Gắn giải phóng phụ nữ với giải phóng dân tộc, giải phónggiai cấp được Người xác định ngay từ khi ở nước ngoài Trả lời bạn nữ sinhviên ở Trung quốc đăng trên báo Thanh niên số 13, Người viết: "Vì quyền lợicủa đàn bà con gái An Nam mà chúng ta làm cách mạng" [32, tr 443], bởi lẽ
"Đàn bà con gái cùng nằm trong nhân dân Nếu cả dân tộc được tự do, đươngnhiên họ cũng được tự do Ngược lại nếu dân tộc còn trong cảnh nô lệ thì họ
và con cái họ cũng sẽ sống trong cảnh nô lệ đó thôi" [32, tr 443]
Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức coi trọng việc tập hợp,đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp phụ nữ: công nhân, nông dân, trí thức tiểu tưsản, tiểu thương, nhà buôn và những phụ nữ có tinh thần yêu nước, thươngnòi thành một lực lượng thống nhất đấu tranh cho mục tiêu chung là độc lập,
tự do của dân tộc và quyền bình đẳng của phụ nữ
1.2.2 Giải phóng phụ nữ phải gắn với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ không chỉ là lýluận, tư tưởng mà quan trọng hơn là phải bằng chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia trên tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội Bởi lẽ, địa vị kinh tế, chính trị, xã hội quy định quyền bình đẳngcủa phụ nữ, vì vậy chỉ khi phụ nữ được tham gia các hoạt động kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã hội thì mới đảm bảo được quyền bình đẳng thực sự cho phụ
nữ Người khẳng định: "Đảng và chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực đểbồi dưỡng cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọicông việc kể cả công việc lãnh đạo" [42, tr 504]
Với quan điểm đó, mỗi lần đến thăm các lớp bồi dưỡng cán bộ, cácnhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp hoặc dự các hội nghị, Chủ tịch
Hồ Chí Minh thường quan sát xem số lượng cán bộ nữ được tham gia hộinghị, tham dự các lớp học ít hay nhiều; số lượng phụ nữ được tham gia công
Trang 26tác quản lý là bao nhiêu Nếu thấy số lượng nữ tham gia quản lý, tham gia cáchoạt động xã hội ít hơn nam nhiều, Người thường nhắc nhở và nghiêm khắcphê bình thái độ thành kiến, hẹp hòi của cán bộ lãnh đạo các cấp đối với việccất nhắc, đào tạo, sử dụng sử dụng cán bộ nữ Tại Hội nghị Tuyên giáo miềnnúi, Người đã nhắc nhở: "Cả Hà Nội có 2.000 đại biểu thế mà lại có 5 phụ nữ,trong 5 phụ nữ lại không có phụ nữ dân tộc thiểu số nào Một cuộc họp nhưthế này mà quên mất vai trò của phụ nữ thì chắc chắc địa phương các chúcũng quên mất vai trò của phụ nữ" [42, tr 127].
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò, vị trí của phụ
nữ, do vậy Người đã yêu cầu các cấp lãnh đạo phải có chủ trương, biện phápbảo vệ sức khỏe cho phụ nữ Người thường nhắc nhở: "Phải đặc biệt chú ýđến sức lao động phụ nữ Phụ nữ là đội quân lao động rất đông phải giữ gìnsức khỏe cho phụ nữ để chị em tham gia sản xuất được tốt" [42, tr 194].Người đặc biệt lưu ý các cấp lãnh đạo trong việc phân phối hợp lý công táccho phụ nữ Tại Hội nghị cán bộ cao cấp nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lầnthứ 12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 16/01/1966, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã nói: "Lãnh đạo không nên để các cháu làm những việc như thế, congái có kinh chẳng hạn, trong lúc có kinh lội nước, dầm mưa, sau này sức khỏekhông tốt Cho nên phân phối công tác cho phụ nữ phải thích hợp" [42, tr 22]
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở các cấp lãnh đạo phảitriển khai chủ trương, đường lối và thực hiện chính sách một cách cụ thể, thiếtthực, nói đi đôi với làm, bám sát các hoạt động của phụ nữ, hướng dẫn, giúp đỡ
họ tháo gỡ khó khăn Người khẳng định: Các cấp lãnh đạo đi sát hơn, thiết thựchơn thì phong trào phụ nữ chắc rộng hơn mạnh hơn nữa" [36, tr 432] ĐếnĐại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ 3 năm 1961, một lần nữa Người nhấn mạnh:
Cán bộ đã cố gắng còn phải cố gắng hơn nữa, đoàn kết nội
bộ chặt chẽ hơn nữa, chịu khó học tập hơn nữa, đi sâu đi sát hơnnữa trong các ngành sản xuất, thông cảm sâu sắc hơn nữa với quần
Trang 27chúng và ra sức giúp đỡ chị em giải quyết những thắc mắc, nhữngkhó khăn, Anh em cán bộ, các cấp, các ngành cần hết lòng giúp
đỡ chị em tiến bộ về mọi mặt Các đồng chí làm được như vậy thìphong trào phụ nữ nhất định không ngừng nâng cao [40, tr 296] Đồng thời, Hội Liên hiệp phụ nữ phải là cầu nối giữa Đảng với phụ nữthông qua việc tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, đặcbiệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ Bên cạnh đó, Hộiphải sâu sát phản ánh đúng tâm tư, tình cảm của chị em từ đó tham mưu, tưvấn cho các cấp ủy Đảng, đề xuất với Đảng những chủ trương, chính sách phùhợp với nguyện vọng của quần chúng nói chung và phụ nữ nói riêng Khi tổngkết 30 năm hoạt động của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "HộiLiên hiệp Phụ nữ phải là lực lượng mạnh mẽ giúp Đảng động viên, tổ chức vàlãnh đạo tiến lên chủ nghĩa xã hội" [40, tr 21]
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề giải phóngphụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ Người đã xác định rõ giải phóngphụ nữ phải gắn với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Bởi lẽnếu có sự quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước sẽ dần dần xóa bỏ đượcnhững hủ tục đè nặng lên người phụ nữ hàng ngàn năm qua do lịch sử để lại.Theo Người, để tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh giải phóng phụ nữ, thựchiện quyền bình đẳng cho phụ nữ đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần đưa nhiệm
vụ này vào chủ trương, chính sách của mình
1.2.3 Giải phóng phụ nữ nhằm thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Giải phóng phụ nữ nhằm thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ chính
là việc thừa nhận quyền con người của phụ nữ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để phụ nữ có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình Tuy nhiên, do sự quy định của
Trang 28giới tính, người phụ nữ vừa là một công dân, vừa phải gánh thêm nghĩa vụ có
ý nghĩa xã hội quan trọng là sinh con, cho con bú, giáo dục con cái để tái sảnxuất ra sức lao động và duy trì nòi giống Chính vì vậy, không nên hiểu quyềnbình đẳng của phụ nữ theo nghĩa tuyệt đối, bình đẳng tức là sự ngang quyềngiữa nữa giới và nam giới Như thế nói bình đẳng nam nữ, Hồ Chí Minh coiđây là điều kiện cơ bản để giải phóng phụ nữ
Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhấnmạnh: "Bình đẳng về giáo dục, chính trị và kinh tế cho cả nam và nữ Thi hành
hệ thống trường học thống nhất- tức là thành lập trường học trong đó có con trai
và con gái cùng học Trả công như nhau cho sự lao động như nhau Quyền đượcnghỉ ngơi và tiền trợ cấp cho trường hợp đau ốm và sản phụ" [31, tr 223].Theo Người, phụ nữ phải được bình đẳng với nam giới trên tất cả các lĩnh vựccủa đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình, đặc biệt làtrên lĩnh vực gia đình Bởi lẽ, trong gia đình, vợ chồng có bình đẳng, có hòathuận thì phụ nữ mới có nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia lĩnh vực chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội
1.2.4.1 Trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa
Trên lĩnh vực chính trị
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để giải phóng phụ nữ nhằm thực hiệnquyền bình đẳng cho phụ nữ trên lĩnh vực chính trị, trước hết phải bắt đầu từviệc trang bị cho phụ nữ công cụ lý luận, tổ chức họ tự giác tham gia tích cựcvào cuộc đấu tranh giải phóng chính mình, từ người dân mất nước trở thànhcông dân một nước tự do, độc lập, có chủ quyền Từ đó, tạo mọi điều kiệnthuận lợi để họ có thể tham gia các hoạt động chính trị như bầu cử, ứng cử,trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý một cách bình đẳng như nam giới Là một
vị Chủ tịch nước, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ (3/9/1945),Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó có Tổng Tuyển
cử, xây dựng Hiến pháp, Người nhấn mạnh:
Trang 29Trước chúng tôi đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị,rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước takhông có Hiến pháp Nhân dân ta không được hưởng tự do dân chủ.Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ Tôi đề nghị chính phủ tổchức càng sớm càng hay cuộc Tổng Tuyển cử với chế độ phổ thôngđầu phiếu Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều có quyền ứng cử vàbầu cử, không phân biệt giàu nghèo tôn giáo, dòng giống [34, tr 8].Chính vì vậy, ngày 01/6/1946, Chính phủ đã tổ chức tổng tuyển cửtrong cả nước Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, mọi công dân ViệtNam từ 18 tuổi trở lên nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng được cầm láphiếu trực tiếp bầu cử những người có đức, có tài đại diện cho mình trongchính quyền cách mạng Đây cũng là lần đầu tiên phụ nữ được thực hiệnquyền công dân của mình Điều đó đã chứng tỏ "Đàn bà ngang quyền với đànông về mọi phương diện" đặc biệt là về phương diện chính trị.
Để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữanam và nữ trên lĩnh vực chính trị, Người đã tích cực tham gia chỉ đạo biên soạnHiến pháp và đề nghị đưa vấn đề nam nữ bình đẳng vào Hiến pháp Điều 18Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1946 đã nêu: "Tất cả công dânViệt Nam, từ 18 tuổi trở lên không phân biệt gái, trai, đều có quyền bầu cử, từnhững người mất trí và những người mất công quyền Người ứng cử phải làngười có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữquốc ngữ" [17, tr 11] Sau hơn 10 ngày Quốc hội thảo luận xong bản Hiếnpháp, Tại phiên họp bế mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I nước Việt Nam dânchủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố: "Hiến pháp đó đã tuyên bốvới thế giới nước Việt Nam đã độc lập Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biếtdân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do Hiến pháp đó đã tuyên bố với thếgiới phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởngchung mọi quyền tự do của một công dân" [34, tr 440] Đây chính là cơ sở
Trang 30pháp lý vững chắc để đảm bảo tự do cho dân tộc Việt Nam nói chung và phụ
nữ Việt Nam nói riêng Nguyên tắc hiến định đó đã được Chủ tịch Hồ ChíMinh chỉ đạo mở rộng và phát triển tại một số điều trong Hiến pháp sửa đổinăm 1959 như Điều 24 chương III, điều 56, 57, 58 quy định rõ quyền bìnhđẳng của phụ nữ trên lĩnh vực chính trị Điều đó đã chứng tỏ Chủ tịch Hồ ChíMinh là người rất quan tâm đến sự tiến bộ của phụ nữ trên phương diện chínhtrị
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạothực hiện những nguyên tắc mà Hiến pháp đã quy định, nhằm đảm bảo quyềnbình đẳng của phụ nữ trên lĩnh vực chính trị Người rất vui khi được biết ở Nghệ
An quê hương của mình làm rất tốt công việc này: "Tôi rất vui lòng rằng xã nàocũng có phụ nữ tham gia Hội đồng nhân dân Phụ nữ phải tham gia chính quyềnnhiều hơn nữa" [35, tr 673] Người luôn động viên phụ nữ ở mọi nơi phải cốgắng, phải vươn lên vì công việc, vì quyền bình đẳng với nam giới: "Nước ta đãđược độc lập nam nữ được bình quyền, việc lớn, việc nhỏ đều cần cất nhắcphụ nữ, nên phụ nữ phải cố gắng" [38, tr 336] Sự cố gắng của chị em phụ nữluôn được sự quan tâm, động viên, chia sẻ của Người; Đến tham dự các hộinghị hoặc các lớp học chính trị, bao giờ Người cũng để ý xem số lượng phụ
nữ tham gia là bao nhiêu phần trăm Những hội nghị, lớp học có quá ít phụ nữthì Người thường phê bình, nhắc nhở các cấp lãnh đạo Nói chuyện với đồngbào xã Đại Nghĩa ở Hà Đông, Người đã phê bình Ban lãnh đạo xã không quantâm, dìu dắt, giúp đỡ chị em phụ nữ đứng vào hàng ngũ của Đảng:
Đảng viên ở xã Đại Nghĩa thì lại càng ít, chỉ có 2 đồng chí.Như thế là các chú còn trọng nam khinh nữ Không có lẽ cả xã chỉ
có 2 chị em xứng đáng được vào Đảng Vai trò của phụ nữ trongsản xuất rất quan trọng Các chú không chú ý dìu dắt, giúp đỡ chị
em, tổ chức chị em vào Đảng là không đúng [40, tr 403]
Trang 31Từ lời phê bình nhẹ nhàng nhưng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
mà xã Đại Nghĩa và nhiều địa phương khác đã kịp thời sửa chữa
Như vậy có thể khẳng định rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâmđến việc thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ mà trước hết là trên lĩnh vựcchính trị Vì thế, hầu hết phụ nữ từ 18 tuổi trở lên cũng như nam giới, họ đều
có quyền bầu cử, ứng cử, nhiều phụ nữ đã được tham gia vào bộ máy nhànước Số phụ nữ tham gia hoạt động chính trị ngày càng tăng "Đến nay, sốphụ nữ hiện công tác ở các cơ quan Trung ương đã có trên 5000 người, ở huyện,
xã có hơn 16000 người và các tỉnh có hơn 330 người, đặc biệt trong Quốc hộikhóa II này có 53 đại biểu phụ nữ" [40, tr 184] Người cũng không quên căndặn: "Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ýhơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ "[41, tr 194]
Trên lĩnh vực kinh tế
Thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ trên lĩnh vực kinh tế tức là tạođiều kiện thuận lợi để phụ nữ có việc làm, có thu nhập như nam giới, đặc biệtphải xóa bỏ sự lệ thuộc về kinh tế của họ đối với nam giới Điều này được thểhiện rõ qua Hiến pháp đầu tiên: "Tất cả mọi công dân đều ngang quyền vềkinh tế" Vì thế, Người chủ trương vận động phụ nữ vừa tham gia sản xuất,vừa phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô Trong thư gửi phụ nữnhân dịp kỷ niệm Hai Bà Trưng và ngày quốc tế phụ nữ 8.3.1952, Ngườikhuyên chị em phụ nữ phải "thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, hăng háitham gia phòng chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu" [36, tr 431-432].Người cho rằng: "Tăng gia và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xâydựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân Tăng gia
là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc" [41, tr 257],sản xuất mà không tiết kiệm, để lãng phí đó là có tội lớn và chẳng khác gì
"tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống" Khi miền Bắc tiến lên xây dựng
Trang 32chủ nghĩa xã hội, Người đặt câu hỏi: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phảilàm gì? Nhất định phải tăng gia sản xuất thật nhiều Muốn có nhiều sức laođộng thì phải giải phóng sức lao động của phụ nữ" [39, tr 523] Bởi lẽ, Chủtịch Hồ Chí Minh cho rằng, không giải phóng sức lao động của phụ nữ, thìcuộc cách mạng giải phóng phụ nữ "chưa đến nơi, chưa đến chốn" Muốnthực hiện nam nữ bình quyền về kinh tế phải giải phóng sức lao động của phụ
nữ, tạo điều kiện để phụ nữ có thể tham gia bình đẳng với nam giới về kinh tế.Giải phóng sức lao động của phụ nữ không chỉ đưa họ tham gia vào nhiềungành nghề mới phát triển ở nước ta như công thương nghiệp, văn hóa, giáodục, y tế, không để họ chỉ lao động trong ngành nông nghiệp truyền thốngnhư bao đời nay, mà còn gạt bỏ các trở ngại đang hạn chế việc phát huy sứcmạnh tiềm tàng về năng lực, trí tuệ, về phẩm chất đạo đức tốt đẹp của ngườiphụ nữ, kết hợp với sự cần cù, khéo léo của họ để phục vụ cho sự nghiệp xâydựng xã hội mới Để thực hiện được điều này, Người thường xuyên nhắc nhởcác cấp lãnh đạo cần quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ chị em nâng cao trình độkiến thức, chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công việc "Đảng bộ và chínhquyền các địa phương cần thiết thực giúp đỡ cho phong trào "năm tốt" khôngngừng tiến lên" [41, tr 259]
Tuy nhiên, với một đất nước vừa mới giành được độc lập, trong xã hộivẫn còn tồn tại tư tưởng từ ngàn xưa để lại như tư tưởng trọng nam khinh nữ,coi thường khả năng làm việc của phụ nữ, phụ nữ là người của gia đình cònđàn ông mới là người của xã hội Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luônnhắc nhở các cấp lãnh đạo cần quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ chị em để chị
em phụ nữ nâng cao trình độ, chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu côngviệc Đồng thời, Người yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể phải lập nhà trẻ,vườn trẻ, nhà ăn để phụ nữ yên tâm công tác, yên tâm lao động sản xuất.Người nói: "Muốn cho người mẹ sản xuất tốt thì cần tổ chức tốt những nơigiữ trẻ và những lớp học mẫu giáo" [40, tr 295] "Nhà ăn công cộng càng
Trang 33thêm nhiều, thì phụ nữ sẽ rảnh rang để tham gia lao động Như vậy phụ nữmới thật sự được giải phóng, nam nữ mới thật là bình quyền" [40, tr 370]
Có thể nói, chính những quan điểm đúng đắn, khoa học của Chủ tịch HồChí Minh đã tạo nên một bước chuyển biến mới mẻ đời sống kinh tế của phụ nữ
"Phụ nữ ở xí nghiệp, ở nông thôn, ở cơ quan đều hăng hái tham gia thi đua ái quốc,thành tích không kém đàn ông" [36, tr 432-432] Những tiến bộ rõ rệt về mặtkinh tế của phụ nữ là do sự quan tâm sâu sắc của Đảng ta và Chủ tịch Hồ ChíMinh, đồng thời đó cũng là sự nỗ lực cố gắng của chính bản thân phụ nữ về kinhtế
Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quan tâm của Chủ tịch HồChí Minh, quyền bình đẳng của phụ nữ về kinh tế đã được xác lập Tỷ lệ laođộng nữ ngày càng tăng lên trong các ngành nghề, tạo nên một bước ngoặtquan trọng trong hoạt động của phụ nữ ngoài xã hội Nhiều phụ nữ từ khukinh tế nông nghiệp đã chuyển sang làm việc ở các ngành nghề sản xuất khác,xóa bỏ dần sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong việc tuyển chọn, sắp xếplao động vào cơ quan nhà nước Điều này đã làm cho chị em phụ nữ phấnkhởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ
Trên lĩnh vực văn hóa- xã hội
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, mặc dù với bộn bề côngviệc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn hết sức chú trọng tới việc phát độngchiến dịch diệt "giặc dốt" trong cả nước để xóa bỏ tình trạng dốt nát của nhândân ta do chính sách ngu dân của thực dân Pháp để lại Người cho rằng, dốtnát là một thứ giặc cũng như giặc đói và giặc ngoại xâm, Người khẳng định
"Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", tức là chỉ có tri thức mới giải phóngđược con người, đưa con người tới mọi quyền bình đẳng, tiến bộ Để giảiphóng phụ nữ đòi hỏi phụ nữ phải không ngừng học tập, nâng cao nhận thức
và hiểu biết về mọi mặt
Trang 34Trong chiến dịch diệt "giặc dốt", Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quantâm tới phụ nữ, bởi lẽ họ là nạn nhân chính của chính sách "ngu dân" củathực dân Pháp Chúng hạn chế mở trường học nhằm "không muốn cho dân
ta biết chữ để dễ lừa dối và bóc lột dân ta" [34, tr 36] Vì thế "số người thấthọc so với số người trong nước là 95%, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mùchữ" [33, tr 36], trong đó chủ yếu là phụ nữ Bởi lẽ, do ảnh hưởng của tưtưởng "trọng nam khinh nữ" đã tồn tại hàng ngàn năm đã khiến người phụ nữ
ít có cơ hội được học hành, được tham gia vào các lĩnh vực của xã hội nhưnam giới Chính sự dốt nát đã làm cho phụ nữ lâm vào con đường cùng khổ,
nó cũng là nguồn gốc sâu xa dẫn tới sự kéo dài của những thiên kiến lạc hậu,
hà khắc Do đó, theo Hồ Chí Minh, chỉ có nâng cao trình độ văn hóa cho phụ
nữ thì mới có thể giải thoát họ khỏi những trói buộc của chế độ cũ, mới thực sựgiải phóng được cho họ Trong lời kêu gọi chống nạn thất học tháng 10/1945,Người đã nói:
Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổnphận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào côngcuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữquốc ngữ Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm.Đây là lúc các chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đángmình là phần tử trong nước [33, tr 37]
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, học tập để nâng cao trình độ văn hóa
sẽ giúp chị em nắm được những vấn đề cơ bản về lịch sử, địa lý, khoa học tựnhiên, xã hội, chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân nhằm giải thoátphụ nữ khỏi những ảnh hưởng của những thành kiến sai lầm, những phong tụctập quán lạc hậu mà các thế lực thống trị trước đây đã lợi dụng để trói buộc và
đè nén phụ nữ, khiến họ phải an phận, sống trong cảnh tăm tối, bất công Cóthể nói, chỉ khi nào trình độ văn hóa của phụ nữ được nâng lên thì họ mới trút
bỏ được những tư tưởng lạc hậu và nhận thức sai lầm đó, giúp họ vươn lên
Trang 35làm chủ về mọi mặt một cách vững chắc, thoát khỏi sự phụ thuộc bất công màchế độ phong kiến và thực dân từng dùng để trói buộc họ Chính vì vậy, Chủtịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng phụ nữ.Người vui mừng khi biết phụ nữ đã có mặt ở cả vị trí người dạy cũng nhưngười học: "Trong phong trào phát triển bình dân học vụ, phụ nữ chiếm mộtphần lớn trong số người dạy cũng như trong số người học" [35, tr 432] Đốivới những gương điển hình học giỏi của nữ giới, Người vừa động viên, vừakhích lệ để họ cố gắng thi đua Người cũng không hài lòng khi tỷ lệ nam, nữcòn chênh lệch "Giáo viên phụ nữ còn quá ít Chúng ta phải cố gắng hơn nữa.Sau này công tác giáo dục phần nhiều phải do phụ nữ đảm nhận, muốn phụ
nữ đảm nhận thì phải bồi dưỡng phụ nữ" [38, tr 137]
Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị đưa vào Hiến pháp vấn đề bình đẳngnam nữ trong lĩnh vực văn hóa nhằm tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi củaphụ nữ trong lĩnh vực này Điều 6 Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộnghòa 1946 đã công nhận: "Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọiphương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa" Trước đó, Người đã khẳng địnhtrong chương trình Việt Minh: "Về các phương diện kinh tế, chính trị, vănhóa, đàn bà đều được bình đẳng với đàn ông" [33, tr 585] Cụ thể hóa Hiếnpháp năm 1946, Điều 24 Hiến pháp năm 1959 một lần nữa khẳng định quyềnbình đẳng về văn hóa của phụ nữ: "Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
có quyền bình đẳng với nam giới về sinh hoạt văn hóa" [17, tr 38-39]
Bên cạnh đó, Người thường xuyên chú trọng tới những nét đặc thù củaphụ nữ để từ đó đề ra chính sách phù hợp với chị em, tạo điều kiện cho họđược bình đẳng với nam giới về mặt xã hội Mỗi lần đến thăm và nói chuyệnvới đồng bào, cán bộ từ Trung ương đến địa phương, Người đều nhắc nhở cáccấp, các ngành cần quan tâm thực hiện chính sách xã hội đối với phụ nữ đểchị em được hưởng quyền lợi của mình Đến thăm và nói chuyện với đồngbào tỉnh Bắc Giang ngày 6.4.1961, Người căn dặn: "Muốn giữ gìn sức khỏe
Trang 36thì phải ăn sạch, uống sạch, mặc sạch Cần phải tìm mọi cách để bảo vệ phụ
nữ thai nghén, để chữa các bệnh đau mắt hột và bệnh sốt rét" [40, tr 335].Người quan tâm tới việc giải phóng phụ nữ "ra khỏi bếp núc", có điều kiệnphát huy khả năng của mình nhằm đạt tới sự tiến bộ chung
Tất cả những điều đó đã khẳng định sự quan tâm của Chủ tịch Hồ ChíMinh đối với phụ nữ về lĩnh vực văn hóa, xã hội nói riêng, sự tiến bộ của phụ
nữ nói chung Phụ nữ Việt Nam đã thoát khỏi kiếp sống tối tăm, u mê màhàng ngàn năm trước đây chế độ phong kiến, thực dân đã khoác lên mình họ.Phụ nữ không chỉ biết trau dồi công, dung, ngôn, hạnh, mà họ đã được họctập, nâng cao hiểu biết, phát huy tài năng, trí tuệ của mình, vươn lên làm chủđất nước ngang hàng với nam giới
1.2.4.2 Trên lĩnh vực gia đình
Gia đình là lĩnh vực cơ bản và quan trọng nhất của tái sản xuất xã hội.Nòi giống được duy trì và phát triển, sức người và sức lao động được nuôidưỡng, chăm sóc và bảo vệ như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào gia đình Chủtịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hộitốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội làgia đình" [38, tr 498]
Tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình, Chủtịch Hồ Chí Minh đã nói: "Có người nghĩ rằng Bác không có gia đình, chắckhông hiểu gì mấy về vấn đề này Bác tuy không có gia đình riêng nhưng Bác cómột đại gia đình lớn, đó là giai cấp công nhân trên thế giới, là nhân dân ViệtNam Từ gia đình lớn đó, Bác có thể suy đoán được gia đình nhỏ" [39, tr 523].Người đã luôn coi mỗi gia đình là "tế bào của xã hội", mỗi gia đình có hạnhphúc thì xã hội mới phồn vinh Gia đình chính là bức tranh thu nhỏ của xãhội, trong đó bộc lộ đầy đủ và rõ ràng địa vị của người phụ nữ
Trang 37Trong gia đình, Người rất quan tâm đến việc thực hiện quyền bìnhđẳng giữa vợ và chồng, bởi nếu thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa vợ vàchồng sẽ dẫn đến một gia đình hòa thuận, hạnh phúc Chính vì vậy, ngay saukhi miền Bắc được giải phóng, năm 1954, tại Hội nghị cán bộ dự thảo LuậtHôn nhân và Gia đình, Chủ tịch Hồ Chí minh đã khẳng định: Luật Hôn nhân
và Gia đình là bộ luật tiến bộ và cách mạng bởi nó có vai trò to lớn đối với sựnghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng gia đình mới Luật lấy vợ, lấy chồng sắpđưa ra Quốc hội là cuộc cách mạng, một bộ phận của cách mạng xã hội chủnghĩa Luật lấy vợ, lấy chồng phải nhằm giải phóng đàn bà, đồng thời tiêudiệt tư tưởng phong kiến, tư sản ở người đàn ông
Thấu hiểu nỗi khổ của người phụ nữ dưới chế độ cũ bị ràng buộc khắtkhe với bao tập tục lạc hậu, đã làm cho người phụ nữ dốt nát, cùng cực, tốităm, bị coi thường và không có vị trí gì trong xã hội, phải phụ thuộc vàongười chồng và bị cột chặt vào gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
Dưới chế độ phong kiến và thực dân, phụ nữ bị áp bức tàn tệ.Ngoài xã hội, phụ nữ bị xem khinh như nô lệ ë gia đình thì họ bịkìm hãm trong xiềng xích "tam tòng" Vì vậy, cần phải giải phóngphụ nữ thoát khỏi những xiềng xích trói buộc đó, đó chính là nội dungcuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Nếu không giải phóng phụ nữ thìkhông giải phóng một nửa loài người Nếu không giải phóng phụ
nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ được một nửa [38, tr 125]
Có thể nói, trong gia đình, người phụ nữ là người đóng vai trò quantrọng nhất, trách nhiệm của họ thật lớn lao, góp phần không nhỏ vào sự pháttriển bền vững của gia đình cũng như sự phát triển chung của xã hội Thế nhưng,trong hầu hết các gia đình Việt Nam trước đây, phụ nữ thường bị coi khinh, bịngược đãi Vì vậy, khi nước nhà giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trang 38đã tích cực chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp và Hiến pháp đầu tiên (1946) củanước ta đã qui định: "nam nữ bình đẳng".
Mặc dù pháp luật đã qui định rõ, nhưng do tàn tích của lịch sử để lạinên trong nhiều gia đình, phụ nữ vẫn chưa được bình đẳng hoàn toàn với namgiới Nhiều nơi vẫn còn xảy ra các tệ: đánh vợ, ép duyên con gái Hồ Chí Minh
đã đưa ra nhiều ví dụ cụ thể: "Ở Lương Yên (Hà Nội) trong 196 gia đình, thì
có 26 người chồng thường đánh mắng vợ, có người đánh vợ bị thương Ở xãQuảng Lưu (Thanh Hóa), có người nhét tro vào miệng vợ và đánh vợ què tay,
có người cạo trọc đầu và lột hết quần áo vợ, rồi giong vợ đi bêu khắp thônxóm " [40, tr 225]
Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng muốn thực hiện bìnhđẳng nam nữ trước hết phải phóng phụ nữ ra khỏi sự trói buộc của tư tưởng
"trọng nam khinh nữ", ra khỏi sự bất công ngay trong gia đình của họ Ngườilên án mạnh mẽ quan điểm "đàn bà phải quanh quẩn trong bếp" vì chínhnhững quan niệm đó đã dẫn đến việc người phụ nữ bị hạ thấp tột bậc trong giađình và xã hội Người đặc biệt lên án mạnh mẽ các hiện tượng phân biệt đối
xử với phụ nữ, bạo lực gia đình như khinh rẻ, coi thường, đánh đập, chửimắng, hành hạ phụ nữ, ép duyên con gái, đối xử tàn tệ với con dâu Ngườiviết: "Khinh rẻ phụ nữ và dã man nhất là thói đánh vợ Trong nhân dân vàđảng viên vẫn còn thói xấu này Thậm chí, có cán bộ và đảng viên đánh vợ bịthương nặng khi vợ mới ở cữ Mẹ chồng và em chồng không ngăn lại cònthượng đấm tay, hạ đá chân" [38, tr 195] Người cho đó là một điều đáng xấu
hổ "Như thế thì còn gì là tình nghĩa vợ chồng? Như thế là phạm pháp, là cực
kỳ dã man" Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên nhắc nhở các tổ chứcĐảng, chính quyền, đoàn thể phải làm tốt công tác vận động phụ nữ, thực hiệnnam nữ bình quyền, chống bạo lực gia đình bởi bạo lực gia đình chính là yếu
tố cản trở sự phát triển xã hội
Trang 39Để bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ trong gia đình, "Phụ nữ phải tựmình phấn đấu giữ gìn quyền bình đẳng với đàn ông" "Đàn ông phải kínhtrọng phụ nữ" [42, tr 195] Đồng thời, để tạo cơ sở pháp lý nhằm giải phóngphụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu ban hành Luật Hôn nhân và gia đình
và Người tham gia rất tích cực để xúc tiến ban hành Luật Trong đó, có một
số điều đã quy định rõ quyền bình đẳng của nam và nữ trong gia đình, cụ thể:
Điều 3: Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, yêu sách của cải trong việccưới hỏi
Điều 12: Trong gia đình vợ chồng bình đẳng về mọi mặt
Điều 13: Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu quý trọng giúp đỡ nhautiến bộ, xây dựng gia đình hòa thuận hạnh phúc
Điều 18: Cha mẹ không được hành hạ con cái, không đối xử tàn tệ vớicon dâu [40, tr 661]
Theo Hồ Chí Minh, việc ban hành và thực hiện Luật Hôn nhân và giađình là một cuộc cách mạng thật sự, bởi lẽ Luật này sẽ tham gia xóa bỏ sựphân biệt đối xử giữa nam và nữ trong hôn nhân và gia đình Do vậy, sau khiLuật Hôn nhân và gia đình được ban hành, Hồ Chí Minh luôn theo dõi vànhắc nhở việc thực hiện nghiêm chỉnh Luật đó Người yêu cầu các đoàn thể
có trách nhiệm tuyên truyền cho từng gia đình và toàn thể cộng đồng trong xãhội, đồng thời kêu gọi chị em phụ nữ phải tìm hiểu nắm chắc Luật để làm cơ
sở đấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng trong gia đình của mình Người viết:
Hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên phải phụ trách tuyên truyền
và giáo dục một cách rộng khắp và bền bỉ cho mỗi gia đình hiểu rõpháp luật Nhà nước và thấm nhuần đạo đức xã hội chủ nghĩa về vấn
đề ấy Bà con trong làng xóm và trong hàng phố cần phải có tráchnhiệm ngăn ngừa, không để những việc phạm pháp như vậy xảy ra
Trang 40Bản thân chị em phụ nữ phải có chí tự cường, tự lập, phải đấu tranh
để bảo vệ quyền lợi của mình Đối với những người đã được giáodục khuyên răn mà vẫn không sửa đổi, thì chính quyền cần phải thihành kỷ luật một cách nghiêm chỉnh [40, tr 226-227]
Với sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự điều tiết của phápluật trong việc thực hiện bình đẳng trong gia đình, những hành vi như đánh
vợ, chửi vợ, ép duyên con gái dần được xóa bỏ Hầu hết các gia đình thựchiện nếp sống mới, công việc trong gia đình được các thành viên quan tâmchia sẻ, không còn tình trạng chút hết lên đầu phụ nữ
Theo Hồ Chí Minh cùng với sự quan tâm chia sẻ công việc phải đồngthời tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia những hoạt động xã hội, công tác xãhội để họ phát huy hết tài năng trí tuệ của mình, như vậy mới thật sự bìnhđẳng Người thường phê phán những quan niệm đơn giản, hình thức về việcthực hiện bình đẳng trong gia đình theo kiểu "hôm nay anh nấu cơm, rửa bát,quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm rửa bát" Đáng trách hơn cả là trướcnhững hành động xấu xa và phạm pháp đối với phụ nữ, chi bộ, chính quyền
và nhân dân địa phương thường nhắm mắt làm ngơ, như thế thì không thểđảm bảo quyền lợi của phụ nữ được Người quan niệm vai trò của phụ nữtrong gia đình và ngoài xã hội không hạn chế, triệt tiêu nhau, mà thống nhất,
bổ sung cho nhau Vai trò của phụ nữ trong xã hội được thể hiện chính từ vaitrò của họ trong gia đình Bởi lẽ gia đình là hạt nhân của xã hội, "muốn xâydựng chủ nghĩa xã hội thì phải chú ý hạt nhân cho tốt" [39, tr 523]
Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội là mối quan hệ hữu cơ gắn bóchặt chẽ với nhau Khi phụ nữ được bình đẳng về mặt xã hội sẽ có điều kiện
để xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần để nam giới đề cao, tôn trọng phụ
nữ Do đó, muốn đạt tới sự tiến bộ của phụ nữ phải bắt đầu từ việc giải phóng
họ từ trong gia đình, gắn liền với việc giải phóng họ ngoài xã hội, nâng cao vị