Luận văn : Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XK hàng nông sản của Tổng Cty TM Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay
Luận văn tốt nghiệp 1LỜI CAM ĐOANEm xin cam đoan luận văn tốt nghiệp “Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay” thực sự là kết quả nghiên cứu của em dưới sự hướng dẫn của TS. Đàm Quang Vinh, giảng viên khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong quá trình thực hiện luận văn, em có sử dụng một số tài liệu, số liệu do Tổng công ty Thương mại Hà Nội cung cấp cùng một số tài liệu tham khảo khác như báo chí, trang web, luận văn tiến sĩ, .Em xin cam đoan các thông tin sử dụng trong chuyên đề là hoàn toàn chính xác và không có bất kỳ sự sao chép bất hợp pháp nào. Nếu có vấn đề gì liên quan đến luận văn, em xin chịu trách nhiệm trước toàn khoa và nhà trường. Sinh viên Tạ Phương ThuýTạ Phương Thuý QTKD Quốc tế 47B Luận văn tốt nghiệp 2LỜI CẢM ƠNTrước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng như khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, đặc biệt là TS. Đàm Quang Vinh – giáo viên hướng dẫn thực tập của em, đã có sự hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành tốt luận văn này.Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu của các cán bộ, công nhân viên trong Tổng công ty Thương mại Hà Nội, đặc biệt là các cán bộ Phòng Tổ chức cán bộ và Phòng Xuất nhập khẩu 4 thuộc Tổng công ty đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập cũng như thu thập số liệu để hoàn thành luận văn.Do trình độ của em còn hạn chế cũng như kinh nghiệm và kiến thức chưa có nhiều nên luận văn này có thể còn một vài thiếu sót. Em kính mong các thầy cô và bạn bè trong trường, trong khoa đóng góp ý kiến để luận văn tốt nghiệp của em có thể hoàn thiện tốt hơn nữa.Em xin chân thành cảm ơn!Sinh viên Tạ Phương ThuýTạ Phương Thuý QTKD Quốc tế 47B Luận văn tốt nghiệp 3MỤC LỤC1.3. Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại doanh nghiệp . 43 1.3.1. Sự cần thiết của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nông sản . 43 Tạ Phương Thuý QTKD Quốc tế 47B Luận văn tốt nghiệp 4DANH MỤC CÁC BẢNGSố hiệu bảng Tên bảng TrangBảng 2.1 Doanh thu kinh doanh nội địa của Tổng công ty Thương mại Hà Nội60Bảng 2.2 Giá trị và tỉ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Hapro giai đoạn 2004-200862Bảng 2.3 Kết quả xuất khẩu theo phương thức của Hapro 68Bảng 2.4 Giá trị và tỷ trọng các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Hapro từ năm 2004 đến 2008 69Bảng 2.5 Kim ngạch xuất khẩu nông sản theo thị trường của Hapro 73Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước trên thế giới 90Bảng 3.2 Chỉ tiêu xuất khẩu nông sản sang một số thị trường đơn lẻ của Hapro trong năm 2009109Bảng 3.3 Chỉ tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản của các thành phần kinh tế thuộc Tổng công ty trong năm 2009110DANH MỤC CÁC HÌNH VẼTạ Phương Thuý QTKD Quốc tế 47B Luận văn tốt nghiệp 5Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 32Hình 1.2Mô hình Sức mạnh của Michael Porter 41Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty Thương mại Hà Nội56Hình 2.2 Biểu đồ Tổng doanh thu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội57Hình 2.3 Biểu đồ Kim ngạch Xuất nhập khẩu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội58Hình 2.4 Qui trình nghiệp vụ xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty64MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiTạ Phương Thuý QTKD Quốc tế 47B Luận văn tốt nghiệp 6Một trong những đặc trưng quan trọng của tình hình thế giới hiện nay là xu hướng quốc tế hoá và hội nhập kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng kéo theo nó là sự chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế ngày một cao. Không một quốc gia nào có thể phát triển mạnh mẽ nếu chỉ bằng con đường tự lực cánh sinh, đặc biệt là với các nước đang phát triển và trình độ kĩ thuật công nghệ còn non kém như Việt Nam. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã khẳng định: “kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực trong từng thời kỳ, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường thế giới”.Việt Nam được coi là một nước có lợi thế so sánh trong xuất khẩu nông sản với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú, nguồn nhân công dồi dào (70% lao động Việt Nam làm nghề nông). Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua xuất khẩu nông sản đã giải quyết được phần lớn công ăn việc làm cho người lao động và mang lại một nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia. Chính vì vậy xuất khẩu nông sản đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta.Hoà cùng xu thế phát triển của đất nước, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (tiền thân là Công ty sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội) cũng không ngừng chú trọng và coi đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là lối đi đúng đắn trong chiến lược kinh doanh lâu dài của mình. Song trong giai đoạn hội nhập sôi động như hiện nay thì việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường và khẳng định thương hiệu của Tổng công ty ngày càng trở nên khó khăn hơn, thêm vào đó, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã bắt đầu ảnh hưởng mạnh đến Tạ Phương Thuý QTKD Quốc tế 47B Luận văn tốt nghiệp 7xuất khẩu nông sản (làm tăng chí phí đầu vào, sức mua người tiêu dùng giảm sút…). Do đó làm thế nào để khắc phục được nhanh chóng những ảnh hưởng tiêu cực trên đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty trong thời gian tới đang trở thành một vấn đề cấp thiết cần phải được giải quyết.Từ thực tế đó em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Qua bài viết này, em mong muốn sẽ đóng góp được một số ý kiến quan trọng giúp cải thiện được tình hình Tổng công ty nói chung cũng như sự lớn mạnh của bộ phận xuất khẩu nông sản nói riêng trong tương lai.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích nghiên cứu: tìm ra các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) trong thời gian sắp tới, mà trước mắt là trong năm 2009.- Nhiệm vụ nghiên cứu: • Đi từ cơ sở lí luận chung về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nông sản cho đến thực tế tình hình thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội để thấy được những ưu, nhược điểm của hoạt động này.• Nghiên cứu và dự báo tình hình kinh tế thế giới nói chung cũng như tình hình thị trường nông sản nói riêng trong thời gian sắp tới để thấy được những khó khăn thách thức với hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Tổng công ty trong thời gian tới.Tạ Phương Thuý QTKD Quốc tế 47B Luận văn tốt nghiệp 8• Đưa ra những biện pháp và kiến nghị cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Tổng công ty.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội.- Phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (bao gồm cả Công ty mẹ và các công ty con trực thuộc) dưới những biến động thường xuyên của bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2009.4. Kết cấu chuyên đề: ngoài phần mở đầu, kết luận thì luận văn bao gồm 3 chương:Chương 1: Tổng quan chung về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại doanh nghiệp.Chương 2: Tình hình thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro trong những năm gần đây. Chương 3: Các giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Hapro trong bối cảnh kinh tế hiện nay.Tạ Phương Thuý QTKD Quốc tế 47B Luận văn tốt nghiệp 9CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TẠI DOANH NGHIỆP1.1. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu Theo quan niệm của doanh nghiệp thì xuất khẩu là việc bán các hàng hoá, dịch vụ ra thị trường nước ngoài nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng nước ngoài và thu về một lượng tiền tệ tương ứng (có thể là ngoại tệ hoặc nội tệ).Theo qui định khoản 1 điều 28 Luật Thương mại Việt Nam thì “xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo qui định của pháp luật”.Như vậy, về bản chất có thể coi xuất khẩu là việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Ngày nay khi xu thế hội nhập toàn cầu và mở cửa nền kinh tế đang ngày một phát triển thì xuất khẩu đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Hoạt động xuất khẩu được tiến hành trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, dưới nhiều hình thức khác nhau đã và đang đem lại những lợi ích to lớn cho nhà xuất khẩu và cho cả quốc gia.So với buôn bán hàng hoá trong nước thì hoạt động xuất khẩu hàng hoá có những điểm khác biệt cơ bản dễ nhận thấy như:• Hai chủ thể chính trong hoạt động xuất khẩu (bên mua và bên bán) là những cá nhân hay tổ chức có tư cách pháp nhân, có quốc tịch và trụ sở Tạ Phương Thuý QTKD Quốc tế 47B Luận văn tốt nghiệp 10chính của doanh nghiệp đóng ở các nước khác nhau. Đây là điểm khác biệt cơ bản và quan trọng nhất. Chính vì sự khác biệt trong ngôn ngữ, lối sống, phong tục tập quán, cách thức làm việc…giữa hai bên nên nghiệp vụ xuất khẩu thường khó khăn, phức tạp và dễ nảy sinh mâu thuẫn hơn so với buôn bán hàng hoá trong nước.• Hàng hoá trong hoạt động xuất khẩu có thể bị dịch chuyển qua biên giới một quốc gia và khối lượng hàng hoá thường là lớn hơn rất nhiều so với buôn bán trong nước.• Phương tiện thanh toán dùng trong xuất khẩu có thể là ngoại tệ đối với một bên hoặc với cả hai bên do thoả thuận trong hợp đồng xuất khẩu.• Nguồn luật điều chỉnh quan hệ mua bán, giải quyết các tranh chấp khi phát sinh có thể là luật của nước bên mua, luật của nước bên bán hay luật quốc tế mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng.1.1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoáXuất khẩu hàng hoá ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò quan trọng của mình khi mà hội nhập kinh tế đang dần trở thành một xu hướng tất yếu và phổ biến trên khắp thế giới. Nó không chỉ mang tính quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia mà còn ảnh hưởng lớn đến sự sống còn và lớn mạnh về lâu dài của các doanh nghiệp ngoại thương. 1.1.2.1. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế quốc dânKhác với kinh doanh nội đia, xuất khẩu hàng hoá mang lại những tác động tích cực, nhanh chóng và nhiều chiều hơn lên nền kinh tế quốc dân như:a) Xuất khẩu góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.Tạ Phương Thuý QTKD Quốc tế 47B [...]... được hàng hoá đó, và diễn ra chủ yếu với mặt hàng nguyên vật liệu 1.2 Một số vấn đề về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản 1.2.1 Các đặc điểm đặc trưng của mặt hàng nông sản Khác với các mặt hàng xuất khẩu khác như hàng điện tử, máy móc ; hàng dệt may thì hàng nông sản có những điểm khác biệt mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải nắm được nếu muốn hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao: Hàng nông sản. .. nghiên cứu khả năng cung cấp hàng xuất khẩu trên thị trường, được xác định bởi nguồn hàng thực tế và nguồn hàng tiềm năng Nguồn hàng thực tế là nguồn hàng đã có và đang sẵn sàng đưa vào lưu thông Nguồn hàng tiềm năng là nguồn hàng chưa xuất hiện trên thị trường, nó đòi hỏi Doanh nghiệp ngoại thương phải có đầu tư, có đơn hàng, có hợp đồng kinh tế thì người cung cấp mới tiến hành sản xuất b) Tổ chức hệ thống... nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu (đối với mặt hàng nông sản, doanh nghiệp không thể tự mình sản xuẩt mà chỉ có thể tiến hành thu gom, mua lại từ các hợp tác xã nông thôn hay hộ nông dân tại địa phương để tiến hành xuất khẩu) Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hoá của một doanh nghiệp, một địa phương hay một vùng có khả năng sản xuất được Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu là một hệ thống nghiệp vụ trong. .. khâu chế biến và bảo quản, coi chất lượng hàng là yếu tố hàng đầu để xâm nhập và cạnh tranh trên những thị trường khó tính Một đặc điểm nữa của thị trường nông sản là độ nhạy cảm thấp của nhu cầu nông sản đối với giá của nó Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá của một mặt hàng nông sản để kích thích thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng nông sản cũng không tăng lên nhiều như mức độ... tra hàng hoá XK Giao hàng lên tàu b) Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá Giấy phép xuất khẩu là một công cụ của Nhà nước dùng để quản lý hoạt động xuất khẩu của các Doanh nghiệp Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định 57/NĐ-CP, theo đó thì tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền xuất nhập khẩu các mặt hàng phù hợp với nội dung đăng kí kinh doanh mà không cần xin giấy phép kinh. .. với một số mặt hàng khác 1.2.2 Nội dung cơ bản của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại doanh nghiệp Tạ Phương Thuý QTKD Quốc tế 47B Luận văn tốt nghiệp 24 Hoạt đông xuất khẩu khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều so với việc bán hàng ở trong nước vì nó liên quan tới rất nhiều vấn đề về : Ngôn ngữ, bản sắc văn hoá dân tộc, sự vận động của thị trường, đồng tiền thanh toán, vận chuyển hàng hoá, pháp luật, chính... đai đủ rộng nên hàng nông sản chủ yếu phân bố tại các vùng núi, cao nguyên, vùng nông thôn đất rộng người thưa, trong khi đó lại được tiêu thụ phần nhiều tại thành phố Chính vì vậy mà công đoạn thu gom, vận chuyển hàng nông sản từ Tạ Phương Thuý QTKD Quốc tế 47B Luận văn tốt nghiệp 23 nơi thu hoạch đến nơi làm hàng xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng đối với các DN ngoại thương Hàng nông sản dễ bị hư... lượng hàng hóa trao đổi với nhau phải Tạ Phương Thuý QTKD Quốc tế 47B Luận văn tốt nghiệp 19 có giá trị tương đương Các bên buôn bán đối lưu phải luôn quan tâm đến sự cân bằng trong trao đổi hàng hoá (cân bằng về mặt hàng, giả cả, tổng giá trị hàng hoá giao nhau, điều kiện giao hàng) Mục đích xuất khẩu không phải là thu về lợi nhuận mà nhằm thu về một lượng hàng tương đương với lô hàng đã xuất Ưu điểm của. .. gian có hiệu lực của L/C Nội dung sửa đổi phải có xác nhận của Ngân hàng mở L/C mới có hiệu lực và sau đó các bên sẽ thực hiện theo các điều kiện ghi trong L/C Tạ Phương Thuý QTKD Quốc tế 47B Luận văn tốt nghiệp 30 Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Xin giấy phép XK Chuẩn bị hàng hoá XK Thuê phương tiện vận chuyển Mua bảo hiểm hàng hoá Làm thủ tục hải quan Thanh toán Giải quyết khiếu... nhiều cho các biện pháp kích thích cây trồng tăng trưởng nên hàng nông sản có giá cao hơn bình thường trong khi chất lượng và mẫu mã lại không đồng đều Các mặt hàng nông sản rất phong phú về chủng loại và chất lượng, mỗi mặt hàng nông sản như gạo, chè, cà phê, cao su, tiêu , điều , lạc đều có công dụng, tính chất, đặc điểm, điều kiện thích nghi khác nhau Ngoài ra, mỗi mặt hàng nông sản nếu được trồng . nghiệp Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay thực sự là. chọn đề tài Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay cho luận