- Tổng doanh thu năm 2008 ước đạt 6.254 tỷ đồng (đạt 101,42% kế hoạch năm
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG
3.4.8. Nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất khẩu của đội ngũ cán bộ, công nhân viên thông qua đào tạo lại và đào tạo mới.
viên thông qua đào tạo lại và đào tạo mới.
Thị trường hàng nông sản thế giới rất phức tạp và đa dạng, cung cầu về hàng nông sản lại biến đổi thất thường. Hơn nữa, nền văn hoá, tập quán thương
mại và ngôn ngữ giao dịch ở các thị trường khác nhau có sự khác nhau tương đối. Do vậy, đòi hỏi người làm công tác xuất nhập khẩu phải hết sức linh hoạt, tinh thông nghiệp vụ ngoại thương, giỏi ngoại ngữ và phải có những hiểu biết chuyên môn cần thiết.
Tổng Công ty cần có chiến lược đào tạo lại cả cán bộ quản lý và nhân viên một cách thường xuyên, có hệ thống về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ... Qui mô đào tạo và loại hình đào tạo cần được mở rộng để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của hoạt đông xuất nhập khẩu. Mặt khác, hàng năm Tổng Công ty nên tổ chức các đợt học nâng cao bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho nhân viên, các lớp đào tạo về nghiên cứu thị trường, nghiên cứu mặt hàng cũng như thường xuyên có những cuộc trao đổi, hội thảo với các chuyên gia trong nước cũng như quốc tế để tiếp thu những kinh nghiệm trong các lĩnh vực còn yếu kém. Đây là một mắt xích quan trọng trong công tác đào tạo, nếu không được chú ý thích đáng sẽ làm hao mòn vô hình đội ngũ đã được đào tạo. Cần tổ chức theo các hình thức: theo chuyên đề, chương trình nâng cao, tu nghiệp ở nước ngoài... theo một chương trình kế hoạch thường niên.
Bên cạnh đó, Tổng Công ty cũng cần có những khuyến khích về mặt lợi ích thoả đáng cho người theo học các chương trình trên, để họ yên tâm, dốc lòng, dốc sức cho công việc. Qua đó, giúp cho họ hiểu rõ, nắm chắc, sâu sắc các nghiệp vụ xuất nhập khẩu khơi dậy tính tích cực sáng tạo của mỗi cán bộ công nhân viên. Đây thực sự là cách đầu tư lâu dài tạo ra động lực mạnh thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty.
Việc phân tích những đặc điểm chính của bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước hiện nay sẽ cho ta những nhận định chính xác hơn về thuận lợi cũng như khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Hapro. Có thể nói việc Việt Nam gia nhập WTO cũng như kí kết các hiệp định song phương, đa phương đã góp phần tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu như: được hỗ trợ về cả vốn lẫn công nghệ, thị trường xuất khẩu được mở rộng hơn, thuế quan nhập khẩu được miễn giảm... Song bên cạnh đó, Hapro cũng phải đối mặt với không ít những thách thức, khó khăn như sự gia tăng cạnh tranh khi gia nhập WTO, những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, những biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái hay sự xuất hiện ngày càng nhiều của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lớn trong nước...
Dự báo cho thấy trong năm 2009, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới tiếp tục đi xuống, lạm phát cũng như biến động giá cả vẫn chưa được kiềm chế và Việt Nam cũng không nằm ngoài sự suy giảm đó. Có thể nói Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nặng nhất ở Châu Á do nền kinh tế có độ mở rất cao (xuất khẩu chiếm tới 70% GDP) và những khó khăn trước mắt của Việt Nam là hoàn toàn không nhỏ. Về thị trường nông sản, dự báo cho thấy nhu cầu tiêu thu gạo của thế giới năm 2009 sẽ cao hơn so với nguồn cung ứng, dẫn đến khả năng tăng giá gạo trong thời gian tới. Còn đối với các mặt hàng nông sản khác, nhu cầu nhập khẩu có khả năng giảm tương đối do nền kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và sức mua của người tiêu dùng vẫn ít nhiều bị hạn chế.
Với những chỉ tiêu và kế hoạch cụ thể mà Tổng công ty đã đặt ra trong năm 2009, em xin đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của Hapro như sau: (1) đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, (2) đa
dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu - phát huy những mặt hàng có lợi thế - đặc biệt chú trọng đến mặt hàng gạo do nhu cầu về gạo có khả năng tăng cao hơn tất cả các mặt hàng khác trong năm 2009, (3) áp dụng chiến lược sản phẩm tương thích với thị trường, (4) hoàn thiện công tác thu mua, (5) hoàn thiện công tác chế biến - dự trữ - bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản, (6) thúc đẩy hoạt động Marketing sản phẩm, (7) sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh. Các giải pháp này đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhưng hy vọng trong giới hạn nào đó, nó có thể khắc phục được những yếu kém tồn tại và mang lại hiệu quả tối đa cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Hapro trong thời gian sắp tới.
KẾT LUẬN
Những biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước thời gian vừa qua đã mang lại không ít những thuận lợi và cả những thách thức mới cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Nhận thức sâu sắc được điều đó nên Hapro không ngừng tập trung hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm thêm các thị trường tiềm năng mới. Với những thành tích nổi bật trong xuất khẩu nông sản, gần đây Hapro đã bước đầu giành được chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế, sánh ngang với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hàng đầu tại Thái Lan,
Campuchia, Inđônêsia... Thương hiệu Hapro đã được thừa nhận có uy tín và được đăng ký bảo hộ tại 17 quốc gia trên thế giới, nhiều tập đoàn siêu thị và khách hàng nước ngoài đang mong muốn được hợp tác, liên doanh, liên kết với Tổng công ty để khai thác tốt hơn thương hiệu Hapro trong thời gian sắp tới. Việc tổ chức quản lý theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con cũng phần nào giúp cho Tổng công ty phát huy được tối đa sức mạnh sáng tạo và độc lập của các đơn vị thành viên, qua đó tăng cường sức mạnh tổng hợp, tạo được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản so với các doanh nghiệp nhỏ lẻ khác trong nước.
Bằng những giải pháp và kiến nghị nêu trên, em hy vọng trong các năm tới, hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty có thể phục hồi nhanh chóng và lại tăng trưởng mạnh mẽ như khi chưa bùng phát cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự lớn mạnh này sẽ thực sự là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện và lâu dài của Tổng công ty trong tương lai gần.