- Tổng doanh thu năm 2008 ước đạt 6.254 tỷ đồng (đạt 101,42% kế hoạch năm
m/ Lưu hồ sơ giấy tờ
2.3. Đánh giá tổng quan về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Hapro trong thời gian vừa qua
nông sản của Hapro trong thời gian vừa qua
2.3.1. Ưu điểm
Với những phân tích về doanh thu, thị trường, phương thức xuất khẩu cũng như cơ cấu các mặt hàng nông sản của Hapro ở trên, ta có thể thấy trong giai đoạn 2004-2008 vừa qua, Tổng công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như:
- Qui mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản luôn được duy trì ở mức cao (30-50%) và thường xuyên vượt chỉ tiêu do Thành phố đặt ra. Trong nhiều năm qua, Tổng công ty luôn chấp hành nghiêm chỉnh những qui định của luật pháp về hoạt động xuất khẩu, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách Nhà nước, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động bên ngoài, xứng đáng là một đơn vị xuất khẩu nông sản đi đầu trong nước.
- Chủng loại các mặt hàng nông sản ngày càng phong phú, cơ cấu hàng xuất khẩu năng động, thích ứng nhanh với thay đổi của thị trường: các mặt hàng nông sản mới ngày càng được ưa chuộng trên thế giới như dừa sấy, điều, dược liệu… đang bắt đầu gia tăng mức đóng góp trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản chung của Tổng công ty.
- Thị trường xuất khẩu của Hapro ngày càng được mở rộng ra khắp các khu vực trên thế giới. Nhờ chú trọng đúng mực vào công tác nghiên cứu tìm kiếm thị trường mà tính đến thời điểm năm 2008, Tổng công ty đã có mối quan hệ đối tác với hơn 60 quốc gia trên thế giới, buôn bán trực tiếp với hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Ngoài những thị trường truyền thống lâu nay như ASEAN, Nhật Bản , Inđônêsia… Hapro đã tiếp cận được với nhiều thị trường mới tiềm năng như Mỹ, EU, Trung Quốc, Tây Ban Nha… Qua đó, thương hiệu
Hapro cũng đã dần giành được chỗ đứng vững vàng hơn trên thị trường quốc tế trong vài năm gần đây.
- Phương thức xuất khẩu trực tiếp ngày càng chiếm ưu thế, thể hiện năng lực về nghiệp vụ xuất khẩu cũng như các mối quan hệ đối ngoại của Tổng công ty ngày càng vững vàng. Đó chính là tiền đề cho sự phát triển nhanh chóng và chủ động hơn của Hapro trong thời gian tới.
- Công tác thu mua luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu về hàng hóa cho xuất khẩu. Hapro thường xuyên cử các cán bộ xuống tận cơ sở sản xuất tại địa phương để nắm bắt tình hình sản xuất thực tế, đánh giá khả năng cung cấp nguồn hàng và nếu cần thiết có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ nhằm kích thích sản xuất kịp tiến độ và đảm bảo chất lượng. Nhờ vậy mà thời gian qua, Hapro đã xây dựng được một hệ thống chân hàng khá ổn định và tin cậy trên khắp 3 miền, sẵn sàng cung cấp nông sản cho công ty khi có đơn đặt hàng.
- Các chủ thể tham gia xuất khẩu của Tổng công ty không ngừng được mở rộng, đa dạng hoá và hoạt động ngày càng có hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của các khu vực này lần lượt là 35,7% và 40,1%). Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc Tổng công ty vẫn chiếm tỷ trọng lớn và là động lực quan trọng đối với tăng trưởng xuất khẩu nông sản của Hapro.