Công tác thu mua tạo nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu (đối với mặt hàng nông sản, doanh nghiệp không thể tự mình sản xuẩt mà chỉ có thể tiến

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XK hàng nông sản của Tổng Cty TM Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 26 - 28)

mặt hàng nông sản, doanh nghiệp không thể tự mình sản xuẩt mà chỉ có thể tiến hành thu gom, mua lại từ các hợp tác xã nông thôn hay hộ nông dân tại địa phương để tiến hành xuất khẩu)

Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hoá của một doanh nghiệp, một địa phương hay một vùng có khả năng sản xuất được. Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu là một hệ thống nghiệp vụ trong kinh doanh mua bán trao đổi hàng hoá nhằm tạo ra nguồn hàng cho xuất khẩu, là toàn bộ hoạt động từ đầu tư, sản xuất kinh doanh, đến các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng, vận chuyển bảo quản, sơ chế, phân loại nhằm tạo ra hàng hoá có đầy đủ tiêu chuẩn cần thiết cho xuất khẩu

Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu bao gồm hệ thống các công việc sau:

a) Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu .

Đây là việc nghiên cứu khả năng cung cấp hàng xuất khẩu trên thị trường, được xác định bởi nguồn hàng thực tế và nguồn hàng tiềm năng. Nguồn hàng thực tế là nguồn hàng đã có và đang sẵn sàng đưa vào lưu thông. Nguồn hàng tiềm năng là nguồn hàng chưa xuất hiện trên thị trường, nó đòi hỏi Doanh nghiệp ngoại thương phải có đầu tư, có đơn hàng, có hợp đồng kinh tế thì người cung cấp mới tiến hành sản xuất.

Hệ thống thu mua bao gồm hệ thống các đại lý, kho tàng ở các địa phương, các khu vực có loại hàng thu mua. Vì chi phí khá lớn nên Doanh nghiệp phải có sự lựa chọn cân nhắc trước khi chọn đại lý và xây dựng kho , nhất là những kho đòi hỏi phải trang bị nhiều phương tiện đắt tiền.

Hệ thống thu mua đòi hỏi phải gắn với các phương tiện vận chuyển hàng hoá, với điều kiện giao thông ở địa phương. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa thu mua và vận chuyển là cơ sở đảm bảo tiến độ thu mua và chất lượng của hàng hoá.

Tổ chức đầu tư và hướng dẫn kỹ thuật thu mua, phân loại bảo quản hàng hoá cho các chân hàng là việc làm hết sức cần thiết trong công tác tạo nguồn hàng của các Doanh nghiệp ngoại thương .

Ngoài ra, lựa chọn và sử dụng nhiều cách thu mua, kết hợp nhiều hình thức thu mua, là cơ sở để tạo nguồn hàng ổn định và hạn chế những rủi ro trong thu mua hàng hoá xuất khẩu .

c) Ký kết hợp đồng thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu .

Dựa trên sự thoả thuận và tự nguyện, các doanh nghiệp ngoại thương và nhà sản xuất nội địa ký kết hợp đồng thu mua. Đây chính là một hợp đồng kinh tế, là cơ sở pháp lý cho mỗi quan hệ giữa Doanh nghiệp và người cung cấp hàng.

d) Xúc tiến việc tiếp nhận và bảo quản nguồn hàng xuất khẩu

Sau khi ký kết hợp đồng với các chủ hàng và các đơn vị sản xuất, Doanh nghiệp ngoại thương tiến hành tiếp nhận hàng đưa về kho chuẩn bị cho xuất khẩu. Cụ thể:

• Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục giấy tờ giao nhận hàng theo hợp đồng

• Tổ chức vận chuyển hàng hoá theo các địa điểm đã qui định.

• Tiếp nhận bảo quản hàng xuất khẩu theo đúng cách thức.

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XK hàng nông sản của Tổng Cty TM Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w