Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu nông sản ngày càng nhiều

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XK hàng nông sản của Tổng Cty TM Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 81 - 84)

- Tổng doanh thu năm 2008 ước đạt 6.254 tỷ đồng (đạt 101,42% kế hoạch năm

2.4.4.Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu nông sản ngày càng nhiều

m/ Lưu hồ sơ giấy tờ

2.4.4.Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu nông sản ngày càng nhiều

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, Hapro còn vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của doanh nghiệp các nước chuyên xuất khẩu nông sản như Thái Lan, Inđônêsia, Camphuchia… Nếu không nhanh chóng nâng cao chất lượng, giảm giá thành cũng như đảm bảo nguồn cung nông sản ổn định dưới những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết thì hàng nông sản của Hapro khó mà giành được vị trí vững chắc và đảm bảo trên thị trường quốc tế.

Trong năm tới, do những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 mà sức mua của người tiêu dùng vẫn tiếp tục giảm sút, ảnh hưởng lớn đến sức tiêu thụ hàng nông sản của Tổng công ty. Kim ngạch xuất khẩu nông sản luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Hapro nên sự sụt giảm của nó đã gián tiếp gây khó khăn cho các lĩnh vực kinh doanh khác của Hapro. Do đó cần nhanh chóng đề ra những biện pháp hợp lí nhằm khắc phục tình trạng khó khăn trước mắt cũng như đảm bảo sự tăng trưởng về lâu dài của Tổng công ty.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 2004, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con với 33 đơn vị thành viên. Tham gia vào nhiều lĩnh vực như thương mại, dịch vụ, sản xuất và đầu tư, Hapro luôn phấn đấu vì lợi ích và sự hài lòng của khách hàng Việt Nam và quốc tế.

Xuất khẩu được coi là một trong những thế mạnh của Hapro từ khi mới thành lập cho đến nay, đặc biệt là xuất khẩu nông sản. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Hapro không ngừng tăng trưởng qua các năm, trong đó hàng nông sản luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và được đánh giá là mặt hàng chủ lực của Tổng công ty (kim ngạch hàng nông sản luôn chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hapro). Về kim ngạch các mặt hàng nông sản xuất khẩu, dù chủng loại các mặt hàng ngày càng phong phú và đa dạng nhưng Hapro vẫn tập trung chủ yếu vào gạo, cà phê, hạt tiêu, lạc nhân (tỷ trọng 4 mặt hàng này thường chiếm tới 75-85%). Gần đây, một số mặt hàng mới được thé giới ưa chuộng như dừa sấy, điều, sắn lát, dược liệu... cũng đã được Tổng công ty chú trọng nhiều hơn. Về công tác mở rộng thị trường xuất khẩu, thương hiệu Hapro đã được đón nhận và khẳng định tại hơn 60 nước và khu vực trên thế giới. Các nước Đông Nam Á là thị trường truyền thống, lâu đời và đóng góp lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hapro. Ngoài ra còn có EU, Hoa Kỳ là đoạn thị trường tiềm năng, hấp dẫn mà Hapro đang tập trung hướng tới và chiếm lĩnh trong tương lai gần. Riêng với thị trường Châu Úc và Châu Phi thì cho đến nay Hapro vẫn chưa có sự tập trung, đầu tư thích đáng nên hiệu quả xuất khẩu còn tương đối thấp. Về phương thức xuất khẩu, từ trước đến nay Hapro chỉ áp dụng hai phương thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác, song phương thức xuất khẩu trực tiếp

ngày càng thể hiện rõ hơn ưu thế của mình và đang có xu hướng thay thế dần phương thức xuất khấu uỷ thác.

Nhìn chung trong thời gian vừa qua (từ năm 2004 đến nay), hoạt động xuất khẩu nông sản của Hapro đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như: qui mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu luôn được duy trì ở mức cao (30-50%), chủng loại các mặt hàng ngày càng phong phú, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, công tác thu mua đáp ứng khá kịp thời nhu cầu về hàng hoá cho xuất khẩu. Song bên cạnh đó, nhiều yếu kém còn tồn tại đã và đang gây không ít khó khăn cho sự phát triển bền vững, lâu dài của Hapro như: qui mô xuất khẩu nông sản của từng doanh nghiệp đơn lẻ thuộc Tổng công ty còn nhỏ bé, xuất khẩu nông sản tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc, các mặt hàng nông sản chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô và sơ chế nên giá trị gia tăng không cao, giá cả các mặt hàng còn tương đối cao...

Việt Nam vốn là một quốc gia có lợi thế so sánh về sản xuất nông sản, thêm vào đó Hapro lại là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động khá lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản nên có thế nói Hapro có nhiều kinh nghiệm và thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Trên cơ sở nhận thức được những lợi ích to lớn mà xuất khẩu nông sản sẽ mang lại cùng những yêu cầu ngày một khắt khe hơn mà thị trường quốc tế đang đặt ra, Hapro đã xác định được nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu hiện nay là tìm ra các giải pháp để nhanh chóng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty.

Với những phân tích và dự báo cụ thể về tình hình kinh tế nói chung cũng như thị trường nông sản nói riêng trong thời gian tới, chương 3 và cũng là chương cuối cùng hy vọng sẽ đem lại những giải pháp tối ưu nhất, thiết thực nhất cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Hapro.

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XK hàng nông sản của Tổng Cty TM Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 81 - 84)