Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XK hàng nông sản của Tổng Cty TM Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 108 - 110)

- Tổng doanh thu năm 2008 ước đạt 6.254 tỷ đồng (đạt 101,42% kế hoạch năm

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG

3.4.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một việc làm hết sức cần thiết đối với bất kỳ một công ty kinh doanh nào đặc biệt là công ty kinh doanh xuất khẩu. Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường của Tổng công ty Thương mại vẫn còn khá nhiều bất cập. Với nhiệm vụ chồng chất và số lượng nhân viên ít ỏi như hiện nay thì phòng Khu vực thị trường không thể thực hiện tốt đồng thời cả công tác nghiên cứu thị trường và công tác chào hàng cho toàn công ty.

Trong những năm tới để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Tổng công ty cần có sự quan tâm đầu tư đúng đắn cho công tác này bằng các biện pháp cụ thể sau:

- Thành lập riêng một phòng ban chuyên nghiên cứu thị trường, có nhiệm vụ hỗ trợ, cung cấp các thông tin cần thiết cho phòng Khu vực thị trường để họ xúc tiến việc chào hàng và kí kết hợp đồng. Các nhân viên cán bộ trong phòng này phải là những người có năng lực, thông thạo nghiệp vụ, có kinh nghiệm hiểu biết về thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó Công ty phải tiến hành tuyển dụng thêm nhân viên và trang bị cho họ những kiến thức hiểu biết về thị trường, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh của Công ty.

- Đầu tư thoả đáng cho công tác nghiên cứu thị trường bằng cách hàng năm trích một phần lợi nhuận để đầu tư cho hoạt động này. Đồng thời tổ chức tạo điều kiện cho các nhân viên thị trường có điều kiện đi khảo sát thị trường nước

ngoài; tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, đặc biệt là các hội chợ triển lãm tổ quốc tế tổ chức tại nước ngoài để giới thiệu sản phẩm của Công ty đến người tiêu dùng, đồng thời đó cũng là dịp để Công ty có thể trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và người tiêu dùng, bám sát nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của hệ thống các Tham tán, Sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các Tham tán, Sứ quán các nước và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội để thu thập các thông tin cần thiết về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của các nước đó.

- Xây dựng nhiều kênh tìm kiếm thông tin khác nhau. Thông tin có thể tìm thấy từ chính việc khảo sát khách hàng, cũng có thể do các nhà cung ứng, các đối tác liên kết cung cấp hoặc do điều tra các đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty. Bộ phận nghiên cứu thị trường của tổng công ty cần phải có sự tổng hợp và phân tích để tìm ra các thông tin cần thiết.

- Thông qua việc thành lập một số văn phòng đại diện ở các thị trường lớn như Anh, Mĩ, Trung Quốc.. Tổng công ty có thể xúc tiến việc trao đổi tiếp xúc với các bạn hàng tại thị trường đó. Tổng công ty nên có mối quan hệ tốt với khách hàng, thường xuyên gặp gỡ với khách hàng để lắng nghe ý kiến của khách hàng và có những chiến lược mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trong qua trình nghiên cứu, tiếp cận thị trường, để có được những quyết định đúng đắn nhất thì bộ phận nghiên cứu thị trường cần tập trung đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề sau:

- Bước đầu nghiên cứu tổng quan về toàn bộ thị trường sau đó tiến hành phân đoạn và tập trung vào thị trường mục tiêu của công ty. Cần phải xác định được dung lượng thị trường, tìm hiểu chính xác nhu cầu, thị hiếu, thu nhập trung bình, mức độ tiêu dùng, mức độ thay thế hàng hoá... của mỗi đoạn thị trường.

- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty trên một số yếu tố như: tiềm lực tài chính, thương hiệu, nguồn nhân lực, nguồn cung cấp hàng hoá, dây chuyền sản xuất, tần suất thành lập các đại lý tại các thị trường khác nhau, uy tín và nhãn hiệu hàng hóa, trình độ quản lý, các bằng phát minh sáng chế hiện đang làm chủ...

- Tìm hiểu giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế, các nguyên nhân dẫn đến sự biến động giá cả cũng như lượng cung cầu sản phẩm trên thị trường.

- Tìm hiểu, xác định chu kỳ và xu hướng vận động của tỷ giá hối đoái trên thị trường để từ đó có những chính sách thúc đẩy xuất khẩu hợp lí, giảm thiểu tối đa thiệt hại gây ra do sự chênh lệch giữa đồng nội tệ và ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XK hàng nông sản của Tổng Cty TM Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w