Dự báo tình hình thị trường nông sản năm

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XK hàng nông sản của Tổng Cty TM Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 101 - 104)

- Tổng doanh thu năm 2008 ước đạt 6.254 tỷ đồng (đạt 101,42% kế hoạch năm

3.3.1.3.Dự báo tình hình thị trường nông sản năm

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG

3.3.1.3.Dự báo tình hình thị trường nông sản năm

Thị trường nông sản được dự báo là sẽ chia thành hai xu hướng phát triển do những ảnh hưởng trái chiều của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn được khắc phục trong năm 2009.

* Đối với mặt hàng gạo:

- Cung gạo: nguồn cung gạo trên thế giới có khả năng giảm mạnh trong năm tới do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do tác động của suy thoái kinh tế thế giới. Do khó khăn của các ngân hàng, điều kiện vay vốn tín dụng trở nên chặt chẽ hơn khiến đầu tư vào nông nghiệp giảm mạnh nông dân gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư cho hạt giống, phân bón và tưới tiêu. Vì vậy nguồn cung gạo cho xuất khẩu cũng bị sút giảm.

Thứ hai là do tác động của Hiệp định Thương mại tự do ASEAN, cũng như việc các nước khu vực này tăng cường hội nhập kinh tế, đã dẫn đến sự thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của các nước ASEAN – khu vực xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Biện pháp cắt giảm biểu thuế nông nghiệp theo chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung đang làm thu hẹp diện tích canh tác và sản lượng lương thực của ASEAN. Tình hình này thể hiện rõ nhất ở Philippines. Trong xu hướng tự do hóa thương mại của ASEAN, giá gạo rẻ từ các nước láng giềng tràn vào đã lấn át nguồn lực đầu tư cho sản xuất lúa gạo ở trong nước và biến Philippines từ nước có thể tự túc lương thực thành nước nhập khẩu gạo. Theo IRRI, Chính phủ Philippines có kế hoạch giảm gần 4% sản lượng gạo trong năm nay, và điều tương tự nhiều khả năng sẽ diễn ra ở những quốc gia sản xuất lúa gạo khác

Thứ ba là do các nước sản xuất gạo chủ chốt hạn chế hoặc tạm dừng xuất khẩu gạo, ưu tiên đáp ứng nhu cầu nội địa để ngăn chặn lạm phát đang ở mức báo động

• Tại Ấn Độ, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Chính phủ đã chỉ thị tạm ngừng ký kết các hợp đồng mới về xuất khẩu gạo.

• Chính phủ Indonexia không cho phép xuất khẩu gạo nếu dự trữ gạo quốc gia chưa đạt 3 triệu tấn.

• Guinea đã cấm xuất khẩu bất kỳ một loại thực phẩm nào

• Chính phủ Philippine tạm thời dừng chuyển nhượng đất nông nghiệp sang các mục đích khác.

- Cầu gạo: Theo dự báo của FAO, nhu cầu về gạo sẽ tăng cao trong năm 2009 do

Thứ nhất, trước những rủi ro từ khủng hoảng, các nước đang phải tăng cường dự trữ lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực, ngay cả những nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ.

Thứ hai, tình trạng giãn nợ và thu nhập thấp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính sẽ khiến người dân có xu hướng thay thế gạo cho các thực phẩm đắt tiền như thịt và rau quả bằng gạo. Gạo vẫn là lương thực chính của gần một nửa trong hơn 6,6 tỷ người trên toàn cầu.

Theo Trung tâm Thông tin Bộ Công thương, Cơ quan Ngũ cốc Iraq đang tiến gần tới các thỏa thuận mua 80.000 tấn gạo hạt dài của Việt Nam, Ấn Độ và Pakastan. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu gạo của châu Phi trong năm tới cũng rất lớn, đặc biệt là các nước này đang xem xét chuyển sang nhập khẩu trực tiếp

gạo Việt Nam thay vì gạo Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia do giá cả cạnh tranh hơn.

Như vậy nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới năm 2009 dự kiến đạt khoảng 426 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2008 và cao hơn so với nguồn cung ứng sẽ là một trong những nguyên nhân gây tác động tăng giá trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo dự đoán của FAO, năm 2009 giá gạo không tăng đột biến như năm 2008 nhưng vẫn ở mức cao.

* Đối với các mặt hàng nông sản khác

Theo dự báo của IMF, triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều suy giảm đáng kể. Các quốc gia trên thế giới đều đang thắt lưng buộc bụng và cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu, sức mua của thế giới tiếp tục giảm do đó nhu cầu đối với các mặt hàng nông sản khác ngoài gạo trong năm 2009 có xu hướng giảm theo.

Có hai nhân tố quyết định quan trọng nhất đến nhu cầu nhập khẩu nông sản là thu nhập và giá của bản thân mặt hàng nhập khẩu. Theo tính toán trong báo cáo “Biến động và triển vọng giá nông sản trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu”, với triển vọng kinh tế đi xuống, giá nông sản đang giảm mạnh và có khả năng phục hồi nhẹ thì nhu cầu nhập khẩu của Thị trường Mỹ đối với cà phê giảm khoảng từ 1-2%, hồ tiêu giảm từ 0,2%-0,35%, đối với Đức cà phê giảm từ 0-1,8%, và Nhật Bản cà phê giảm từ 0,6-1,3%.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong năm 2009 sẽ giảm tương đối như sau:

• Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 980 nghìn tấn với giá trung bình khoảng 1.800 USD/tấn, tương đương với kim ngạch khoảng 1,764 tỉ USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 17,4% về trị giá so với năm 2008.

• Hạt tiêu giảm 20% về giá và 2% về lượng

• Chè giảm 28% về lượng, 27% về giá trị.

• Mặt hàng cao su, mặt hàng chủ yếu phục vụ công nghiệp sản xuất ôtô cũng suy giảm mạnh do sự cắt giảm sản xuất của các hãng xe lớn trên thế giới và sự suy giảm kinh tế mạnh mẽ của các cường quốc công nghiệp Châu Âu, Mỹ. Giá cao su đang tiếp tục giảm mạnh kể từ cuối năm 2008 đến nay khiến ngành cao su VN có thể phải cắt giảm 25 – 30% sản lượng nếu giá cao su trên thị trường thế giới tiếp tục giảm mạnh dưới 1.000 USD/tấn.

• Sản lượng điều nhân xuất khẩu năm 2009 dự tính sẽ giảm xuống chỉ còn 150.000 tấn (giảm 27%) với kim ngạch khoảng 600-620 triệu USD do nhu cầu tiêu thụ nhân điều tại một số thị trường chủ lực như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc ở mức thấp nhất trong vòng vài năm trở lại đây.

Một phần của tài liệu Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XK hàng nông sản của Tổng Cty TM Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay (Trang 101 - 104)